Đo lường CLDV là đề tài từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm do
tính chất vô hình, phức tạp và khó đo lường của nó. Mục tiêu của việc đo lường
CLDV là hướng đến đo lường sự hài lòng của khách hàng để từ đó nhà quản trị có
hướng tác động, cải tiến việc cung ứng dịch vụ một cách có trọng tâm vì mục tiêu
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Quan niệm khách hàng ngày nay được mở
rộng hơn, đó không chỉ là những khách hàng truyền thống bên ngoài doanh nghiệp,
mà còn có khách hàng nội bộ là những nhân viên bên trong doanh nghiệp, ở các
mắc xích trước và sau trong chuỗi cung ứng. Hoạt động mua hàng cung ứng ngoài
việc cung cấp các yếu tố đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp còn cung cấp dịch vụ mua hàng cho khách hàng nội bộ- là sự đáp ứng
các yêu cầu của khách hàng nội bộ về tính chính xác, tính đúng hạn về sản phẩm
hàng hóa dịch vụ, yêu cầu thông tin, sự chia sẻ, cảm thông, hỗ trợ
Đề tài “SỬ DỤNG THANG ĐO SERVPERF ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT
LƢỢNG DỊCH VỤ MUA HÀNG CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH PHÂN
PHỒI FPT” được chọn để làm luận văn tốt nghiệp vì những lý do sau:
87 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 7038 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng thang đo servperf để đánh giá chất lƣợng dịch vụ mua hàng cung ứng tại công ty TNHH phân phồi FPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đo lường CLDV là đề tài từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm do
tính chất vô hình, phức tạp và khó đo lường của nó. Mục tiêu của việc đo lường
CLDV là hướng đến đo lường sự hài lòng của khách hàng để từ đó nhà quản trị có
hướng tác động, cải tiến việc cung ứng dịch vụ một cách có trọng tâm vì mục tiêu
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Quan niệm khách hàng ngày nay được mở
rộng hơn, đó không chỉ là những khách hàng truyền thống bên ngoài doanh nghiệp,
mà còn có khách hàng nội bộ là những nhân viên bên trong doanh nghiệp, ở các
mắc xích trước và sau trong chuỗi cung ứng. Hoạt động mua hàng cung ứng ngoài
việc cung cấp các yếu tố đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp còn cung cấp dịch vụ mua hàng cho khách hàng nội bộ- là sự đáp ứng
các yêu cầu của khách hàng nội bộ về tính chính xác, tính đúng hạn về sản phẩm
hàng hóa dịch vụ, yêu cầu thông tin, sự chia sẻ, cảm thông, hỗ trợ…
Đề tài “SỬ DỤNG THANG ĐO SERVPERF ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT
LƢỢNG DỊCH VỤ MUA HÀNG CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH PHÂN
PHỒI FPT” được chọn để làm luận văn tốt nghiệp vì những lý do sau:
Thứ nhất: Trong số các nhà nghiên cứu về CLDV, nổi bật là Parasuraman,
Zeithaml và Berry (1985, 1988, 1994, 2004) đã xây dựng được mô hình 5 khoảng
cách CLDV và thang đo SERVQUAL với 5 thành phần gồm 22 câu hỏi để đo lường
khoảng cách giữa sự cảm nhận và kỳ vọng của khách hàng về CLDV. Tiếp sau, một
số nhà nghiên cứu mà nổi trội là Cronin và Taylor (1992, 1994) đề nghị thang đo
SERVPERF giữ nguyên 5 thành phần và 22 câu hỏi của thang đo SERVQUAL
nhưng bỏ đi phần kỳ vọng của khách hàng để đo lường CLDV sẽ đem lại kết quả tốt
hơn và bảng câu hỏi ngắn gọn hơn. Nhiều nghiên cứu đã kiểm định các mô hình này
vào nhiều ngành dịch vụ như giáo dục đào tạo, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ du lịch,
dịch vụ bán lẻ, vui chơi giải trí ngoài trời, lắp đặt điện nước, giao nhận vận tải…Các
2
nghiên cứu này hầu hết khảo sát với khách hàng bên ngoài và đều cho thấy cần có
một sự điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng ngành nghề dịch vụ,
từng bối cảnh, thị trường. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn rất ít nghiên cứu về vấn đề
CLDV mua hàng cung ứng, cũng như nghiên cứu mối quan hệ giữa sự hài lòng của
khách hàng nội bộ với CLDV này. Dựa trên thang đo SERQUAL, Young and
Varble (1997)
[20]
với nghiên cứu về khoảng cách CLDV mua hàng trên góc nhìn của
khách hàng nội bộ hay Large và Konig (2009)[13] nghiên cứu trên cả góc độ người
mua hàng và khách hàng nội bộ. Mặc dù, những nghiên cứu này đã có đóng góp
nhất định trong việc làm sáng tỏ CLDV mua hàng cung ứng nhưng chưa xem xét
liệu 5 thành phần CLDV nguyên thủy của thang đo SERVQUAL có còn đa hướng
với 5 thành phần nữa hay không, hay đã biến thể theo hướng đặc trưng cho hoạt
động mua hàng cung ứng; nghiên cứu cũng chưa đi vào xây dựng mô hình thể hiện
mức độ tác động của các thành phần CLDV mua hàng tới sự hài lòng của khách
hàng nội bộ. Các tác giả này đề xuất những nghiên cứu rộng hơn về mô hình
SERVQUAL trong dịch vụ mua hàng cung ứng tại các quốc gia khác ngoài Mỹ,
Châu Âu và kiểm nghiệm trong các doanh nghiệp với qui mô vừa và nhỏ. Do vậy,
việc mở rộng kiểm nghiệm mô hình SERVQUAL và biến thể SERVPERF trong
hoạt động mua hàng cung ứng tại một doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có giá trị
khoa học và thực tiễn.
Thứ hai: Qua 4 năm làm việc tại phòng mua hàng thuộc Công ty TNHH
Phân phối FPT đã cung cấp cho em nhiều kiến thức và kinh nghiệm chuyên biệt
trong lĩnh vực mua hàng. Mua hàng có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng của
Công ty, trong việc cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin đầu vào phục vụ cho
hoạt động phân phối, tạo lợi thế cạnh tranh cho Công ty trên thị trường công nghệ
thông tin. Định kỳ 6 tháng, ban kiểm soát chất lượng của Công ty tiến hành khảo sát
về đánh giá của khách hàng nội bộ đối với hoạt động của các phòng ban hỗ trợ,
trong đó có phòng mùa hàng. Về phía phòng mua hàng cũng tự theo dõi đánh giá
một số chỉ tiêu cam kết. Tuy nhiên các khảo sát và đánh giá này vẫn chưa bao quát
hết các khía cạnh của việc cung ứng dịch vụ nên kết quả khảo sát chưa thực sự có
3
chiều sâu. Do đó, em muốn sử dụng kiến thức và kinh nghiệm có được để thực hiện
một đề tài có ý nghĩa thực tiễn đối với Công ty nói chung và phòng mua hàng nói
riêng.
Thứ ba: Tác phẩm “Khách hàng chưa phải là thượng đế” của tác giả
Rosenbluth & Peters (2009)
[6]
với đề xuất “Đặt nhân viên lên hàng đầu để khách
hàng thực sự là thượng đế” hàm ý hãy tạo cho nhân viên một môi trường làm việc
thực sự thuận lợi, đoàn kết, thoải mái, vui vẻ thì nhân viên mới có thể phục vụ
khách hàng một cách tốt nhất, mới đem lại những giá trị cao nhất cho khách hàng và
từ đó mang lại danh tiếng và lợi nhuận cho công ty. Trên cấp độ quản lý, một môi
trường làm việc thuận lợi ngoài chính sách phúc lợi hấp dẫn thì còn là một môi
trường làm việc thân thiện, cởi mở, hòa đồng, chia sẻ, hỗ trợ và quan tâm lẫn nhau
để từng thành viên làm tốt vai trò và nhiệm vụ của mình. Làm thế nào để có được
sự hỗ trợ đó? Ngoài việc nhà quản trị phải truyền đạt cho nhân viên ý thức, tinh thần
tự nguyện làm việc và hỗ trợ hết mình cho nhân viên khác, người quản lý cần nắm
được khách hàng nội bộ của mình có hài lòng với chất lượng phục vụ của phòng
ban mà mình quản lý hay không để có biện pháp kịp thời điều chỉnh, cải thiện và
nâng cao chất lượng phục vụ. Điều đó đặt cho em một câu hỏi, liệu CLDV của
phòng mua hàng có thực sự đáp ứng yêu cầu của các nhân viên kinh doanh, những
khách hàng chính yếu của phòng mua hàng trong Công Ty TNHH Phân Phối FPT?
Họ có thực sự cảm thấy hài lòng, thoải mái, tin tưởng, an tâm khi làm việc cùng
phòng mua hàng hay không? Đề tài thực hiện để tìm câu trả lời cho vấn đề này.
2. Mục đích nghiên cứu
Kiểm định thang đo SERVPERF trong đo lường CLDV mua hàng cung ứng.
Xây dựng mô hình mức độ tác động của các thành phần CLDV mua hàng với
sự hài lòng của khách hàng nội bộ.
Tìm hiểu sự khác biệt trong đánh giá CLDV mua hàng giữa các khách hàng
nội bộ.
4
Tìm hiểu sự khác biệt trong mức độ hài lòng với CLDV mua hàng giữa các
khách hàng nội bộ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
o CLDV mua hàng cung ứng tại Công Ty TNHH Phân phối FPT.
o Sự hài lòng của khách hàng nội bộ đối với dịch vụ mua hàng cung
ứng.
Đối tượng khảo sát: khách hàng nội bộ của phòng mua hàng tại Công ty
TNHH Phân Phối FPT.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện đối với nhân viên kinh doanh tại
5 TTKD là F5, F6, FCN, FHP và FPS tại Hà nội và Tp HCM, là khách hàng
chính của phòng mua hàng tại công ty TNHH Phân phối FPT.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện qua 2 bước: Nghiên cứu sơ bộ sử dụng
phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng
Nghiên cứu sơ bộ thực hiện bằng phương pháp chuyên gia và thảo luận tay
đôi với một số đại diện của các TTKD tại Hà nội (qua thư điện tử và điện thoại) và
Tp HCM (thư điện tử, điện thoại, gặp trực tiếp) để điều chỉnh và bổ sung thang đo
SERVPERF về CLDV mua hàng. Tiếp theo tiến hành nghiên cứu mẫu pilot với 30
hồi đáp đối với thang đo sự hài lòng để xác định độ lệch chuẩn nhằm tính kích
thước mẫu cần thiết cho nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu chính thức sử dụng công cụ tạo bảng khảo sát của Google và
gửi thư điện tử đến địa chỉ thư nhóm của các nhân viên kinh doanh tại HN và HCM.
Mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu phân tầng – stratified sampling. Mỗi
tầng tương ứng với nhóm khách hàng làm việc tại Hà Nội hay TPHCM. Kỹ thuật
lấy mẫu trực tuyến mời gọi được sử dụng để thu thập dữ liệu. Kết quả khảo sát sẽ
được nhập liệu vào phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS 16.0 để tiến hành (1)
5
đánh giá độ tin cậy Cronbach Alpha của thang đo và phân tích nhân tố EFA để xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng nội bộ; (2) tiếp đó là
tương quan và hồi qui để xây dựng phương trình mô tả mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố nói trên đến sự hài lòng và (3) cuối cùng là thực hiện một số kiểm định T-
test và Anova để tìm hiểu sự khác biệt trong đánh giá CLDV giữa các khách hàng
nội bộ.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học:
Đóng góp thêm một nghiên cứu cụ thể về việc kiểm nghiệm thang đo
SERVPERF trong dịch vụ mua hàng cung ứng.
Lần đầu tiên xây dựng mô hình ảnh hưởng của các thành phần CLDV đến sự
hài lòng của khách hàng nội bộ đối với hoạt động mua hàng cung ứng,
Ý nghĩa thực tiễn: đối với phòng mua hàng và công ty TNHH phân phối FPT
Xem xét mức độ hài lòng của khách hàng nội bộ đối với chất lượng phục vụ
của phòng mua hàng hiện nay;
Có biện pháp nhằm cải thiện hoạt động của bộ phận, đáp ứng tốt hơn nhu cầu
của các TTKD;
Là cơ sở để ban kiểm sát chất lượng của công ty xem xét ứng dụng nội dung
và phương pháp đánh giá CLDV mua hàng để kết quả đánh giá chất lượng
hàng năm được đầy đủ, chính xác và có chiều sâu hơn.
6. Tính mới của đề tài
Chưa có nghiên cứu kiểm định thang đo CLDV SERVPERF trong hoạt động
mua hàng cung ứng tại Việt Nam, do đó, nghiên cứu này mang tính đóng góp
đầu tiên cho những nghiên cứu kế tiếp trong các chuỗi cung ứng khác.
Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mức độ tác động của thành phần CLDV mua
hàng lên sự hài lòng của khách hàng nội bộ.
Đánh giá do phòng mua hàng tự thực hiện cũng như khảo sát CLDV định kỳ
6 tháng của Ban kiểm sát chất lượng Công ty TNHH Phân Phối FPT với kết
6
cấu câu hỏi chưa bao quát hết được thực tế của dịch vụ mua hàng do vậy kết
quả phản ánh chưa đầy đủ và chính xác.
7. Kết cấu đề tài:
Đề tài có kết cấu gồm 5 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
Chƣơng 2: Tổng quan dịch vụ mua hàng cung ứng tại Công ty TNHH phân
phối FPT
Chƣơng 3: Mô hình nghiên cứu và thiết kế bảng khảo sát đo lường mức độ
hài lòng của khách hàng nội bộ đối với dịch vụ mua hàng.
Chƣơng 4: Phân tích dữ liệu và kết quả.
Chƣơng 5: Ý nghĩa nghiên cứu và các đề xuất.
7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Giới thiệu
Chương 1 trình bày cơ sở lý luận của đề tài bao gồm các nội dung chính: (1)
Khái niệm dịch vụ nói chung và dịch vụ mua hàng cung ứng nói riêng; (2) CLDV,
thang đo CLDV SERVQUAL & biến thể SERVPERF và các tiêu chí đánh giá
CLDV mua hàng cung ứng; (3) Quan điểm mới về khách hàng nội bộ (4) Các
nghiên cứu trước đây về CLDV mua hàng.
1.2 Khái niệm về dịch vụ và dịch vụ mua hàng cung ứng
1.2.1 Khái niệm dịch vụ: Dịch vụ là những hoạt động mà một bên (nhà cung cấp
dịch vụ) có thể cung cấp cho bên kia mà chủ yếu là vô hình và không chuyển giao
quyền sở hữu. Dịch vụ có thể gắn liền hay không gắn liền với một sản phẩm vật
chất.
Vd: dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ du lịch, dịch vụ đào tạo, dịch vụ ăn uống,
dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ giải trí…..
Dịch vụ có các đặc trưng cơ bản khác với sản phẩm hữu hình khác là:
Tính vô hình: dịch vụ không có hình dáng cụ thể; chúng ta không thể sờ mó,
cầm nắm, cân, đong, đo đếm được như các sản phẩm hữu hình. Và do vậy
mà dịch vụ cũng không thể tồn trữ, lưu kho.
Tính không thể tách rời nghĩa là việc tiêu thụ và sản xuất dịch vụ được thực
hiện đồng thời. Những sản phẩm hữu hình sau khi được sản xuất sẽ thông
qua các đại lý trung gian, bán sỉ và lẻ rồi mới sử dụng. Còn dịch vụ việc sản
xuất và tiêu thụ diễn ra cùng lúc, có sự hiện diện của người cung cấp dịch vụ
và người sử dụng dịch vụ.
Tính không đồng nhất hay không ổn định về chất lượng: do việc sản xuất và
tiêu thụ diễn ra đồng thời nên CLDV khác nhau theo thời gian, không gian,
người phục vụ và khách hàng. Sự biến thiên trong CLDV diễn ra thường
xuyên hơn so với sản phẩm hữu hình do mức độ tương tác của con người
8
trong dịch vụ cao hơn rât nhiều so với sản phẩm hữu hình. Dịch vụ ẩn chứa
sức lao động của con người càng cao thì CLDV càng không đồng nhất. Đối
với những dịch vụ đòi hỏi sự tham gia nhiều hơn của chính người sử dụng
dịch vụ thì người sử dụng này ảnh hướng rất lớn đến CLDV. Và khi đánh giá
CLDV, khách hàng dựa nhiều vào cảm nhận cá nhân cũng như trạng thái tâm
lý lúc đánh giá.
Ví dụ: dịch vụ khám chữa bệnh đòi hỏi chính bệnh nhân phải cung cấp các thông tin
hữu ích để bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh và kê toa thuốc điều trị chính xác. Như vậy,
chính nguồn thông tin mà bệnh nhân cung cấp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
CLDV khám chữa bệnh.
1.2.2 Dịch vụ mua hàng cung ứng:
Toàn cầu hóa hiện nay có vai trò quan trọng của sự hình thành các chuỗi
cung ứng - một mạng lưới gồm các tổ chức có liên quan, thông qua các mối liên kết
phía trên và phía dưới, trong các quá trình và hoạt động khác nhau, sản sinh ra giá
trị dưới hình thức sản phẩm hữu hình hoặc dịch vụ trong tay người tiêu dùng cuối
cùng.
Hình 1.1: Vị trí phòng mua hàng trong chuỗi cung ứng.
Nguồn: Purchasing & Supply Chain Management, 2009 [14]
Trong chuỗi cung ứng, vai trò của phòng mua hàng là cực kỳ quan trọng,
chịu trách nhiệm cung cấp các yếu tố đầu vào bao gồm cả sản phẩm, dịch vụ theo
9
yêu cầu sản xuất hoặc kinh doanh của doanh nghiệp với chất lượng cao, thời gian
ngắn nhất và chi phí hiệu quả nhất. Có thể nói, các hoạt động của phòng mua hàng
đòi hỏi 5 đúng: đúng giá, đúng chất lượng, đúng số lượng, đúng nguồn cung cấp,
đúng thời gian, đúng địa điểm.
Weele (2004)
[19]
cho rằng, các hoạt động cơ bản trong qui trình mua hàng là:
Xác định chi tiết các yêu cầu về sản phẩm và dịch vụ (chất lượng, số
lượng) cần mua.
Lựa chọn NCU thích hợp nhất, phát triển thành qui trình để có thể lựa
chọn được NCU tốt nhất.
Đàm phán với NCU để xác lập thỏa thuận khung, cơ sở để xây dựng hợp
đồng mua hàng chi tiết.
Đặt hàng với NCU đã chọn
Kiểm tra, giám sát, theo dõi đơn hàng đảm bảo việc cung ứng theo yêu
cầu (Yêu cầu chất lượng, số lượng, giá cả, thời gian …)
Giải quyết các khiếu nại, cập nhật các thông tin mua hàng vào hồ sơ dữ
liệu, đánh giá NCU, xếp hạng NCU.
* Theo quan điểm Mỹ chức năng cung ứng dừng khi hàng nhập kho
** Theo quan điểm của Anh Quốc chức năng cung ứng phải kéo dài đến khâu phân phối, giao hàng cho khách
Hình 1.2: Quy trình hoạt động mua hàng
Nguồn: Purchasing & Supply chain management, 2009) [19]
Ngày nay, trong các tập đoàn lớn hay trong các công ty đa quốc gia, người ta
thường dùng thuật ngữ “Procurement” để chỉ hoạt động mua hàng. Thuật ngữ này
10
có phạm vi rộng và bao quát hơn thuật ngữ “Purchasing”, nó bao phủ thêm các khâu
đầu và cuối của quá trình mua hàng, bao gồm giao tiếp với bộ phận có nhu cầu mua
hàng và các bên thứ 3 để đưa được hàng hóa về điểm đến cuối cùng.
1.3 CLDV, thang đo CLDV và sự hài lòng của khách hàng
1.3.1 Khái niệm về CLDV:
- Parasuraman & cộng sự (1985) [16] cho rằng khách hàng đánh giá CLDV
bằng cách so sánh giữa những gì họ mong đợi với những gì thực tế dịch vụ được
thực hiện. Do vậy, CLDV có thể xác định bằng khoảng cách giữa mong đợi về dịch
vụ của khách hàng với những gì mà khách hàng cảm nhận được ở thực tế dịch vụ
cung cấp.
- Cronin và Taylor (1992)
[9]
cho rằng CLDV chính là CLDV theo cảm nhận
của khách hàng mà không cần so sánh với kỳ vọng vì nó khiến khách hàng nhầm
lẫn, khó phân biệt.
- Đối với dịch vụ mua hàng trong chuỗi cung ứng, Weele (2005) [19] cho rằng
dịch vụ mua hàng có hàm lượng lao động con người khá cao, nó yêu cầu thông tin
đầu vào do người sử dụng dịch vụ cung cấp phải chính xác, đầy đủ, rõ ràng. Ví dụ:
sản phẩm gì, từ nhà cung cấp nào, cấu hình chi tiết, số lượng, giá cả mong muốn,
thời gian mong muốn nhận hàng… Mặt khác, năng lực tài chính của đơn vị/ người
sử dụng dịch vụ cũng ảnh hưởng đến CLDV. Nếu người sử dụng có năng lực tài
chính mạnh, có khả năng thanh toán theo yêu cầu của nhà cung cấp thì phòng mua
hàng có cơ sở để đẩy nhanh tiến độ mua hàng. Đánh giá CLDV mua hàng trong giả
định các yếu tố đầu vào từ người sử dụng dịch vụ là rõ ràng, minh bạch với khả
năng tài chính phù hợp thì CLDV mua hàng sẽ được xem xét trên các khía cạnh:
Hàng về nhập kho đúng sản phẩm, cấu hình, đủ số lượng theo yêu
cầu đặt hàng
Hoàn thành thời gian cam kết giao hàng
Chi phí nhập kho là hợp lý
Tỉ lệ hàng chậm, hàng lỗi trong mức chấp nhận
11
Theo dõi công nợ thanh toán đúng nhà cung cấp, đúng thời hạn, đúng
giá trị
Thông tin xuyên suốt cho đơn vị/ cá nhân yêu cầu đặt hàng khi có vấn
đề làm ảnh hưởng yêu cầu đặt hàng
Khả năng xử lý tình huống phát sinh trong quá trình xử lý đơn hàng
1.3.2 Thang đo CLDV SERVQUAL và biến thể SERVPERF:
1.3.2.1 Mô hình 5 khoảng cách CLDV:
Parasuraman, Zeithaml và Berry (1985, 1988,1994, 2004) được xem là
những người có đóng góp quan trọng cho nghiên cứu CLDV một cách cụ thể và chi
tiết trong lĩnh vực tiếp thị với việc đưa ra mô hình 5 khoảng cách CLDV:
12
Hình 1.3: Mô hình 5 khoảng cách CLDV
Nguồn: Service Quality, 2004 [21]
Khoảng cách 1: Không biết khách hàng mong đợi điều gì: Công ty cung cấp
dịch vụ không hiểu được kỳ vọng của khách hàng. Điều này là do nghiên cứu thị
trường chưa đầy đủ, thiếu sự liên hệ, thông tin giữa những nhân viên trực tiếp
tiếp xúc với khách hàng và ban quản trị.
Kinh nghiệm
K
H
Á
C
H
H
À
N
G
Nhu cầu cá nhân
Khoảng cách 5
Dịch vụ cảm nhận
N
C
U
d
ịc
h
v
ụ
Dịch vụ kỳ vọng
Khoảng cách 2
Thông tin truyền miệng
Thông tin đến
khách hàng
Dịch vụ chuyển giao
Khoảng cách 4
Chuyển đổi cảm nhận
của công ty thành tiêu
chí chất lượng
Khoảng cách 3
K
h
o
ả
n
g
c
á
ch
1
Cảm nhận của ban lãnh
đạo về kỳ vọng của
khách hàng
13
Khoảng cách 2: Các tiêu chuẩn và thiết kế dịch vụ sai: Công ty dịch vụ sử
dụng các thiết kế và tiêu chuẩn căn cứ trên mối quan tâm của công ty nhiều hơn
là dựa trên những kỳ vọng và ưu tiên của khách hàng.
Khoảng cách 3: Không chuyển giao đúng các tiêu chuẩn dịch vụ: Ngay cả khi
tiêu chuẩn dịch vụ đã kề cận với mong đợi của khách hàng thì khoảng cách vẫn
xuất hiện khi nhân viên dịch vụ không chuyển giao dịch vụ cho khách hàng theo
những tiêu chuẩn dịch vụ đã được xác định. Nguyên nhân là do các vấn đề về
nhân lực trong nội bộ công ty như tuyển dụng nhân viên mới, đào tạo không đạt
yêu cầu, cơ cấu của tổ chức, chính sách phúc lợi động viên…Ngoài ra, khi công
ty chuyển giao dịch vụ thông qua trung gian như đại lý, nhượng quyền hay môi
giới thì những đối tượng này không chuyển giao dịch vụ đúng với tiêu chuẩn
dịch vụ mà công ty đưa ra.
Khoảng cách 4: Cam kết và thực tế thực hiện không giống nhau
Khách hàng trở nên kỳ vọng nhiều hơn vào dịch vụ do những quảng cáo thiếu
trung thực, thổi phồng chất lượng gây ra. Những hứa hẹn trong các chương trình
quảng cáo, khuyến mãi có thể làm gia tăng kỳ vọng của khách hàng nhưng cũng
sẽ làm giảm chất lượng mà khách hàng cảm nhận được khi chúng không được
thực hiện theo đúng những gì đã hứa hẹn.
Khoảng cách 5: Khác biệt giữa chất lượng khách hàng kỳ vọng và chất lượng
mà họ cảm nhận được. CLDV phụ thuộc vào khoảng cách thứ năm này, một
khi khách hàng nhận thấy không có sự khác biệt giữa chất lượng họ kỳ vọng và
chất lượng họ cảm nhận được khi tiêu dùng một dịch vụ thì chất lượng của dịch
vụ được xem là hoàn hảo.
Parasuraman và cộng sự (1985) [16] cho rằng CLDV là hàm số của khoảng cách
thứ 5. Khoảng cách thứ 5 này phụ thuộc vào các khoảng cách trước đó, nghĩa là
các khoảng cách 1, 2, 3, 4.
Mô hình CLDV được biểu diễn bởi hàm số:
CLDV= F{KC5=f(KC1,KC2,KC3,KC4)} (1.1)
Trong đó:
14
CLDV: chất lượng dịch vụ
KC1,KC2,KC3,KC4, KC5: khoảng cách thứ 1,2,3,4,5 trong mô hình CLDV
Để rút ngắn khoảng cách thứ 5 hay làm tăng CLDV, nhà quản trị dịch vụ
phải nỗ lực rút ngắn các khoảng cách này bằng cách: xác định khách hàng kỳ
vọng điều gì, phát triển các tiêu chuẩn và thiết kế hướng về khách hàng, cải
thiện khâu thực hiện dịch vụ và kiểm soát tốt các cam kết dịch vụ.