Đề tài Tác động của việc gia nhập WTO tới nông nghiệp Việt Nam

Theo thông báo của Việt Nam cho WTO, tổng mức hỗ trợ sản xuất trong nước (Total AMS) giai đoạn cơ sở 1999-2001 là 3.961,59 tỷ VNĐ/năm. Các chính sách hỗ trợ của ta đa phần nằm trong diện “hộp xanh” và “Chương trình phát triển” dành cho các nước đang phát triển tầm trung bình. Đây là những nhóm được tự do áp dụng. Tuy nhiên, trong một số năm tới, ngân sách nước ta cũng chưa đủ sức tiếp tục hỗ trợ cho nông nghiệp ở mức này. Vì là nước đang phát triển tầm trung bình, nên trong nhóm hỗ trợ “hộp đỏ” ta vẫn được phép trợ cấp tối đa 10% giá trị sản lượng hàng nông sản. Về nguyên tắc, những cam kết về việc loại bỏ trợ cấp đối với sản xuất hàng nông sản không ngăn cản Việt Nam tiếp tục hỗ trợ cho ngành sản xuất nông sản của nước ta. Tuy nhiên, hoàn toàn không dễ dàng để áp dụng được đày đủ các yêu cầu của Hiệp định nông nghiệp trong điều kiện kinh tế còn hạn hẹp như ở nước ta.

doc9 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2243 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tác động của việc gia nhập WTO tới nông nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO TỚI NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1. Khái quát tình hình phát triển nông nghiệp Việt Nam Tốc độ tăng trưởng của khu vực nông nghiệp Việt Nam luôn thấp hơn khu vực công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân cho cả giai đoạn 1995-2007 là 4%, thấp hơn tốc độ tăng trung bình của GDP. Riêng năm 2007, mặc dù nông nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh và thiên tai, nhưng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng là 3,25%, thấp hơn so với 2006 đạt 4,4% (Bảng 1). Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP và các khu vực kinh tế của Việt Nam (%), 1995-2007 Năm  Tốc độ tăng trưởng GDP  Tốc độ tăng trưởng của NN  Tốc độ tăng trưởng của CN  Tốc độ tăng trưởng của DV   1995  9,5  4,8  13,6  9,8   1997  8,1  4,3  12,6  7,1   1999  4,8  5,2  7,7  2,3   2000  6,5  4,0  10,1  5,6   2001  6,8  4,2  14,2  6,8   2002  7,1  4,1  9,4  6,5   2003  7,2  3,2  10,3  6,6   2004  7,69  5,4  16,0  8,2   2005  8,4  5,0  10,7  8,5   2006  8,2  4,4  10,4  8,3   2007  8,5  3,3  10,6  8,7   Nguồn: Nguyễn Anh Tuấn, Giáo trình Kinh tế đối ngoại Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nôi 2005; Thời báo kinh tế Việt Nam các số năm 2006, 2007, 2008 Cơ cấu kinh tế của nước ta cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP cũng có sự dịch chuyển, từ mức 27,2% GDP năm 1995 xuống còn 20% GDP năm 2007. Nông nghiệp từng bước nhường vị trí làm cơ sở phát triển kinh tế sang cho ngành khác đặc biệt là dịch vụ (bảng 2). Tuy tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ phần lớn, nhưng phần lớn lao động Việt Nam vẫn làm trong khu vực nông nghiệp, cho dù tỷ lệ lao động nông nghiệp đã giảm từ 73,3% năm 1991 xuống còn 66% lực lượng lao động trong năm 2007. Bảng 2: Cơ cấu nền kinh tế Việt Nam (%), 1995-2007 Chỉ số  1995  1996  1997  1999  2000  2003  2004  2007   GDP  100  100  100  100  100  100  100  100   Nông nghiệp  27,2  27,2  25,8  25,4  25,4  21,8  21,7  20,0   Công nghiêp  28,8  28,8  32,1  34,5  34,5  40,0  40,1  42.0   Dịch vụ  44,0  44,0  42,1  40,1  40,1  38,2  38,2  38,0   Nguồn: Nguyễn Anh Tuấn, Giáo trình Kinh tế đối ngoại Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nôi 2005; Thời báo kinh tế Việt Nam các số năm 2006, 2007, 2008 Trong nông nghiệp, Việt Nam có 4 ngành là (i) trồng trọt với các loại cây trồng tăng tương đối ổn định; (ii) chăn nuôi tăng trưởng không đều giữa các loại gia súc, gia cầm; (iii) thuỷ sản tăng trưởng đều đặn; (iv) lâm nghiệp với diện tích rừng tăng nhưng chưa đủ cung cấp nguyên liệu gỗ công nghiệp chế biến. 2. Các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp khi gia nhập WTO 2.1. Các cam kết cắt giảm trợ cấp a. Đối với trợ cấp xuất khẩu Nước ta cam kết bãi bỏ ngay trợ cấp xuất khẩu cho hàng nông sản kể từ khi ta được chính thức kết nạp vào WTO vào tháng 1/2007. Tuy nhiên, ta được bảo lưu quyền được hưởng một số qui định riêng của WTO dành cho một nước đang phát triển trong lĩnh vực này trong một thời gian nhất định. b. Đối với trợ cấp sản xuất trong nước Theo thông báo của Việt Nam cho WTO, tổng mức hỗ trợ sản xuất trong nước (Total AMS) giai đoạn cơ sở 1999-2001 là 3.961,59 tỷ VNĐ/năm. Các chính sách hỗ trợ của ta đa phần nằm trong diện “hộp xanh” và “Chương trình phát triển” dành cho các nước đang phát triển tầm trung bình. Đây là những nhóm được tự do áp dụng. Tuy nhiên, trong một số năm tới, ngân sách nước ta cũng chưa đủ sức tiếp tục hỗ trợ cho nông nghiệp ở mức này. Vì là nước đang phát triển tầm trung bình, nên trong nhóm hỗ trợ “hộp đỏ” ta vẫn được phép trợ cấp tối đa 10% giá trị sản lượng hàng nông sản. Về nguyên tắc, những cam kết về việc loại bỏ trợ cấp đối với sản xuất hàng nông sản không ngăn cản Việt Nam tiếp tục hỗ trợ cho ngành sản xuất nông sản của nước ta. Tuy nhiên, hoàn toàn không dễ dàng để áp dụng được đày đủ các yêu cầu của Hiệp định nông nghiệp trong điều kiện kinh tế còn hạn hẹp như ở nước ta. 2.2 Cam kết mở cửa thị trường hàng nông sản Trong tiến trình đàm phán song phương với 28 đối tác và đàm phán đa phương về mở cửa thị trường, Việt Nam đã cam kết giảm thuế nông sản 20% so với mức MFN hiện hành, tức là từ mức 23,5% như hiện nay xuống còn 20,9% (tính theo mức thuế trong hạn ngạch của một số mặt hàng) trong vòng từ 5 đến 7 năm tới. Mức độ giảm có sự khác nhau giữa các sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm. Khái quát chung là các sản phẩm chế biến hiện có mức thuế cao (40%-50%) thì bị yêu cầu giảm nhiều hơn so với nông sản thô. Những nhóm hàng cụ thể phải giảm nhiều là thịt, sữa, rau quả chế biến, thực phẩm chế biến, quả ôn đới (táo, lê, đào, nho, kiwi). Các mặt hàng nông sản thô ta có khả năng xuất khẩu lớn như gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều v.v…mức thuế quan không giảm hoặc giảm rất ít. Một số mặt hàng ta vẫn sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan trong một thời gian nữa là đường, mối, trứng, gia cầm, thuốc lá và đã được các thành viên WTO chấp thuận. 2.3 Chính sách xuất nhập khẩu nông sản hiện nay của Việt Nam Nội dung biểu thuế quan mới của ta hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc phân loại của danh mục hài hoà HS 8 chữ số. Theo đó tỷ trọng thuế quan ưu đãi tăng lên, tỷ trọng thuế thông thường giảm đi. Mức thuế quan hàng nông sản cũng giảm xuống. Điều đó có nghĩa là ta đã mở rộng khả năng tiếp cận thị trường và tự do hoá thương mại cho các đối tác. Hiện tại, số dòng thuế hàng nông sản hưởng mức thuế suất bình quân 3,79% (trong ACFTA-EHP) là 365 dòng, mức thuế bình quân 3,83% là 1.182 dòng (trong CEPT), mức thuế bình quân 15% (trong ACFTA) là 1.162 dòng, mức thuế bình quân MFN 23,59% là 1.214 dòng, và mức thuế bình quân 27,26% trong BTA là 448 dòng. Hiện nay ta không cấm nhập khẩu bất kỳ mặt hàng nông sản nào, chỉ có 1 mặt hàng phải xin giấy phép của Bộ Công thương, 8 mặt hàng phải xin giấy phép của Bộ NN & PTNT. Việt Nam cũng không áp đặt bất kỳ khoản phụ thu nhập khẩu nào đối với hàng nông sản. Đối với xuất khẩu, Việt Nam cấm xuất khẩu 2 mặt hàng là (i) gỗ tròn và gỗ xẻ tự nhiên; (ii) động thực vật hoang dã quý hiếm thuộc nhóm IA-IB. Bộ NN & PTNT yêu cầu khi xuất khẩu 3 mặt hàng sau phải xin giấy phép của Bộ này là (i) động thực vật hoang dã quý hiếm thuộc nhóm IA-IB và theo công ước Cites; (ii) giống cây trồng, vật nuôi quí hiếm; (iii) củi than làm từ gỗ. Ta không áp đặt hạn ngạch đối với bất kỳ mặt hàng xuất khẩu hàng nông sản nào. Việt Nam đang mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản cho các thành phần kinh tế. 3. Tác động và kiến nghị chính sách đối với sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam Từ thực tế những cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện Hiệp định nông nghiệp trong WTO, có thể nhận thấy một số tác động đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt Nam như sau: Thứ nhất, sau 1 năm gia nhập WTO, việc các nước phải duy trì thuế nhập khẩu ưu đãi trong phạm vi hạn ngạch thuế quan sẽ đảm bảo sự thâm nhập hàng nông sản Việt Nam vào thị trường các nước nhập khẩu một cách ổn định. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam tăng mạnh đạt 12,5 tỷ USD (Bảng 3). Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (đạt 19,5%) thấp hơn so với các năm trước (năm 2006 là 22%, năm 2005 là 26,7%). Như vậy, cho thấy mức giảm của tăng trưởng xuất khẩu không lớn, trong khi đó mức giảm của tăng trưởng nhập khẩu nông sản lại tăng mạnh hơn nhiều. Mức nhập khẩu hàng nông sản năm 2007 chỉ bằng 85% của năm 2006. Điều đó có nghĩa là thương mại nông sản Việt Nam tiếp tục xuất siêu. Bảng 3: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu Mặt hàng  2006  2007  Số tăng tuyệt đối  Tỷ lệ tăng (%)   Thuỷ sản  3.358  3.800  442  13,2   Cao su  1.267  1.460  193  15,2   Cà phê  1.190  1.860  670  56,4   Hạt điều  489  649  160  32,6   Hạt tiêu  159  282  123  77,8   Chè  116  131  15  12,9   Rau quả  211  299  88  41,4   Gỗ và sản phẩm gỗ  1.913  2.364  451  23,6   Sản phẩm mây tre  187  218  31  16,9   Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế 2007-2008: Việt Nam và thế giới, Hà Nội 2008 Thứ hai, tuy việc xuất khẩu hàng nông sản của ta có thuận lợi, nhưng vẫn còn một số hạn chế đối với sự đảm bảo nói trên. Ví dụ một số công trình nghiên cứu cho thấy một số nước phát triển chỉ duy trì thuế quan thấp trong hạn ngạch thuế quan đối với việc nhập khẩu những loại ngũ cốc có chất lượng thấp dùng làm thức ăn cho gia súc hoặc sẽ được tái xuất khẩu dưới danh nghĩa của chương trình viện trợ về lương thực. Còn những mặt hàng khác cạnh tranh gay gắt với nông sản của họ, họ chưa duy trì thuế quan thấp trong hạn ngạch. Thứ ba, nguyên tắc mở cửa thị trường công khai trong Hiệp định nông nghiệp của WTO phụ thuộc vào cách thức phân bổ hạn ngạch nhập khẩu tối thiểu, và do vậy, đã tạo ra một số các biện pháp điều tiết khối lượng xuất nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp mang tính phân biệt đối xử, như phân biệt đối xử về khối lượng, phân biệt đối xử về giá. Tình trạng phân biệt đối xử giữa các nước xuất khẩu hàng nông sản buộc ta một mặt phải có hình thức đấu tranh, đàm phán song phương, mặt khác phải tích cực tham gia trong tiến trình đàm phán đa phương để loại bỏ tình trạng phân biệt đối xử này. Hội nhập vào WTO cho phép ta có tiếng nói để chống lại sự phân biệt đối xử đó. Thứ ba, phần lớn sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam là các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới. Trong khi đó đã có rất nhiều các sản phẩm nhiệt đới được miễn thuế nhập khẩu khi thâm nhập vào thị trường của các nước phát triển dựa trên cơ sở của các Hiệp định ưu đãi khác nhau, chẳng hạn như Hiệp định chung về ưu đãi thuế quan (GSP). Tuy nhiên, một trong những vấn đề chưa được giải quyết đối với sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới là mức độ leo thang của thuế quan đối với sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến. Hiệp định nông nghiệp của WTO đã yêu cầu các nước thành viên phải đưa ra mức thuế trần để giải quyết vấn đề này. Do đó, Hiệp định này đã tạo ra một số cơ hội tốt cho Việt Nam chuyển dần sang quá trình chế biến và nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới dành cho xuất khẩu và nâng cao khả năng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Thứ tư, khi hội nhập WTO, nếu vòng đàm phán Doha kết thúc thành công, dự đoán sẽ có một sự gia tăng nhất định về giá thực tế trong buôn bán hàng nông sản, đặc biệt là giá lương thực. Điều này xảy ra là do giảm trợ cấp của nước phát triển (đặc biệt là các nước trợ cấp xuất khẩu lương thực). Trong khi đó sự gia tăng giá trên thị trường sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho Việt Nam (là một trong những nước xuất khẩu lương thực và nông sản lớn của thế giới) bởi khối lượng sản xuất và kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng do việc tăng giá. Thứ năm, khi hội nhập vào WTO, do tác động của cơ chế thị trường nên rất dễ dẫn đến tác động nghiêm trọng tới an ninh lương thực. Việt Nam, mặc dù là nước xuất khẩu lương thực và các sản phẩm sơ chế khác, nhưng lại là nước nhỏ, qui mô sản xuất manh mún (0,8ha đất nông nghiệp/hộ), nên năng suất lao động thấp, thu nhập theo đầu người thấp, trong khi đó khả năng nghiên cứu dự báo tình hình sản xuất, giá cả, xuất khẩu hàng nông sản kém, do đó không có chiến lược lâu dài, dễ bị tổn hại khi có chấn động từ bên ngoài. Nếu như xảy ra sự giảm sút sản xuất lương thực trên thế giới, có thể có tác động mạnh dự trữ lương thực và an ninh lương thực quốc gia. Do đó, đòi hỏi cán bộ của các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan nghiên cứu trong nước phải nâng cao khả năng nghiên cứu dự báo về tình hình giá cả và biến động của thị trường đối với hàng nông sản. Thứ sáu, Hiệp định nông nghiệp của WTO yêu cầu cắt giảm trợ cấp cho sản xuất và xuất khẩu nông sản sẽ làm giảm khối lượng lương thực dư thừa cần thiết cho viện trợ và chi phí cho viện trợ lương thực chính thức sẽ gia tăng đáng kể, từ đó viện trợ lương thực sẽ giảm bởi chính phủ các nước sẽ giảm bớt kho dự trữ. Mặt khác, do sức ép về chính trị ở trong nước ngày càng tăng để có lương thực viện trợ cho các trường hợp khẩn cấp và viện trợ nhân đạo, và như vậy sẽ có ít lương thực hơn để viện trợ thay thế cho việc nhập khẩu mang tính chất thương mại mà các nước có thu nhập thấp vẫn phải nhập khẩu. Vì lý do trên mà Việt Nam có thể có thúc đẩy tiến trình hợp tác ba bên: giữa Việt Nam, một nước Châu Phi và các tổ chức quốc tế tiến hành hoạt động sản xuất lương thực tại một nước đang phát triển (Châu Phi) theo qui trình sản xuất của Việt Nam. Thứ bảy, gia nhập WTO đòi hỏi Việt Nam phải điều chính chính sách trong nước (hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu) cho phù hợp với Hiệp định nông nghiệp. Hiệp định cho phép có sự hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất (nông dân), tuy nhiên việc hỗ trợ này muốn được phép phải xây dựng thành các “Chương trình phát triển” với tiêu chí rõ ràng. Trong khi đó, do nguồn tài chính có hạn, số lượng nông dân quá đông (chiêm trên 60% dân số cả nước), nên các chính sách của ta hiện nay, nhất là lúc chính sách can thiệp thị trường lúc khó khăn lại hướng chủ yếu vào hỗ trợ doanh nghiếp chứ không phải cho người sản xuất. Nhiều chính sách được ban hành mang tính chất tình thế trong lúc khó khăn chứ chưa có tính chiến lược lâu dài. Do vậy, việc chuyển đổi chính sách cho phù hợp với yêu cầu của Hiệp định nông nghiệp không phải đơn giản, cần phải có thời gian và điều kiện nhất định mới có thể khác phục được tình trạng này. Thứ tám, nền nông nghiệp nước ta vốn có trình độ phát triển thấp, chất lượng nhiều loại nông sản, đặc biệt nông sản qua chế biến còn chưa cao, trong khi đó gia nhập WTO Việt Nam phải hạ thấp thuế nhập khẩu và loại bỏ một số loại trợ cấp cho sản xuất như yêu cầu của Hiệp định nông nghiêp, nên sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Những ngành như chăn nuôi bò, lợn, gia cầm, sữa, công nghiệp chế biến thực phẩm, mía đường là những ngành có sức cạnh tranh kém, sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn ngay tại thị trường trong nước. Điều đó sẽ gây ra tác động bất lợi về kinh tế và xã hội cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta. Do đó, đòi hỏi Chính phủ phải có chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong nông nghiệp và nông thôn phù hợp với từng địa phương. Nhanh chóng giải quyết những vấn đề kinh tế nảy sinh trong nông nghiệp, nông thôn. Tránh để các vấn đề kinh tế biến thành các vấn đề xã hội, và từ các vấn đề xã hội biến thành các vấn đề chính trị. Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á năm 1997 cho thấy rõ điều này. Kết luận: Những phân tích trên đây cho phép đưa ra một kết luận: trong khi kết quả chủ yếu của Hiệp định nông nghiệp của WTO là đã đưa lĩnh vực này vào trong khuôn khổ của WTO và đã đạt được một số kết quả khiêm tốn, tuy nhiên những trở ngại liên quan đến mở cửa thị trường này vẫn chưa loại bỏ được. Hy vọng sẽ được giải tảo sau khi kết thúc tháng lợi vòng đàm phán Doha. Việt Nam là nước có lợi thế về nông nghiệp, khả năng cạnh tranh và xuất khẩu của một số mặt hàng sẽ được nâng cao nếu như phần lớn trợ cấp cho nông nghiệp của các nước phát triển bị bãi bỏ và các nước tuân thủ đúng yêu cầu của Hiệp định nông nghiêp. Tuy nhiên, khi hội nhập WTO có một số ngành ít có khả năng cạnh tranh như chăn nuôi, ta cần có sự chuẩn bị để một mặt cố gắng trợ giúp các doanh nghiệp theo đúng qui định của Hiệp định nông nghiệp, nhưng mặt khác phải chuẩn bị các giải pháp nhằm giải quyết tốt các vấn để nảy sinh như thất nghiệp, phá sản, cổ phần hoá, cho thuê, bán, khoán các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp này.