Đề tài Thái độ của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn với kỉ cương học đường

Một xã hội muốn phát triển, xã hội đó phải có trật tự, có phân công lao động, có tổ chức. Trường học chính là một xã hội chuyên biệt thu nhỏ mà trong đó nhiệm vụ chủ yếu là dạy và học, để hình thành nên nhân cách của sinh viên có khả năng giải quyết tốt các nhiệm vụ của sự nghiệp Công nghiệp hoá hiện đại hoá đặt ra. Bên cạnh việc được cung cấp các tri thức, học sinh ngay từ thuở bé đã được giáo dục đạo đức trong một khuôn phép nhất định học cách đối nhân xử thế, học cách tôn trọng mình và tôn trọng những người xung quanh. Mỗi cấp học khác nhau ở từng lứa tuổi khác nhau việc rèn luyện tính khuôn phép, các chuẩn mực quy định lại khác nhau. Khi còn bé học sinh buộc phải học thuộc nội quy bị kiểm tra nếu vi phạm bị phạt còn nếu thực hiện tốt được khen thưởng. Nhưng ở bậc đại học do sinh viên là những người đã phát triển tương đối toàn diện về sinh lý cũng như về nhân cách nên việc chấp hành nội quy của sinh viên mang tính tự giác nhiều hơn. Vì lý do đó mà việc thực hiện nội quy sinh viên kỷ cương học đường được biểu hiện qua rất nhiều cách nhìn nhận, suy nghĩ và hành động khác nhau. Nội quy được đặt ra không phải chỉ để giữ gìn kỉ luật không mà từ việc giữ gìn kỉ luật đó sẽ làm cho việc học tập đặt hiệu quả cao và hình thành nên những nét tính cách đẹp ở sinh viên. Nhận thức sâu sắc ý nghĩa to lớn của nghị quyết hội nghị lần thứ II (Khoá IX) Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng về giáo dục và các nghị quyết tiếp theo. Trường ĐHKHXH&NV đã xây dựng 5 chương trình hành động xây dựng và phát triển trường nhằm thực hiện các nghị quyết TW. Trong chương trình II đã có đề cập đến việc "đổi mới phương pháp giảng dạy" theo hướng giáo viên áp dụng phương pháp giảng dạy mới phát huy tính tích cực của sinh viên. Và chương trình V đề ra việc "chấn chỉnh, củng cố kỉ cương, giảng dạy, học tập, làm việc và xây dựng môi trường nhân văn". Như vậy, bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy và học sao cho sinh viên tiếp thu tri thức một cách tích cực và đạt hiệu quả nhất nhà trường còn rất chủ trọng đến kỉ cương học đường, yếu tố góp phần làm tăng hiệu quả chất lượng đào tạo, ổn định trật tự để có một môi trường mang đậm tính nhân văn và phát huy được truyền thống tốt đẹp của nhà trường . Trước những thực tế đặt ra đó đối với nhà trường chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài"Thái độ của sinh viên trường ĐHKHXH&NV với kỉ cương học đường" nhằm giúp nhà trường đưa ra được chương trình giáo dục kỷ cương học đường tốt hơn góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo.

doc52 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2722 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thái độ của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn với kỉ cương học đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TÂM LÝ HỌC ------o0o------ BÁO CÁO KHOA HỌC Tên đề tài: THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHKHXH&NV VỚI KỈ CƯƠNG HỌC ĐƯỜNG Giáo viên hướng dẫn: T.S. Nguyễn Hữu Thụ Sinh viên thực hiện : Nguyễn Khánh Ly Lớp : K45 Tâm Lý Học Hà Nội 3/2003 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Lý do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Phần II: NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài A. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu thái độ Nghiên cứu thái độ trong TLH Phương Tây Nghiên cứu thái độ ở Liên Xô cũ B. Các khái niệm cơ bản của đề tài Khái niệm thái độ 1. Khái niệm thái độ 2. Đặc điểm thái độ 3. Cấu trúc của thái độ 4. Chức năng của thái độ 5. Cơ chế hình thành thái độ 6. Các yếu tố quyết định tới sự hình thành và phát triển của thái độ 7. Thang đo thái độ Khái niệm sinh viên Kỷ cương học đường Thái độ của sinh viên với kỷ cương học đường Chương II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Nhận thức của sinh viên đối với kỉ cương học đường Hiểu biết của sinh viên về các nội quy, quy chế của khoa, trường 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức cũng như việc thực hiện các nội quy, quy chế của sinh viên Xúc cảm, tình cảm của sinh viên đối với việc thực hiện kỷ cương học đường. Thực trạng việc chấp hành kỷ cương học đường của sinh viên Phần III: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ Kết luận Kiến nghị LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành báo cáo khoa học này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Hữu Thụ cùng các thầy cô giáo trong khoa. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên trong trường, cảm ơn các bạn lớp K45 Tâm Lý Học đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình làm báo cáo. Sinh viên Nguyễn Khánh Ly. PHẦN I :NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. Lý do chọn đề tài. Một xã hội muốn phát triển, xã hội đó phải có trật tự, có phân công lao động, có tổ chức... Trường học chính là một xã hội chuyên biệt thu nhỏ mà trong đó nhiệm vụ chủ yếu là dạy và học, để hình thành nên nhân cách của sinh viên có khả năng giải quyết tốt các nhiệm vụ của sự nghiệp Công nghiệp hoá hiện đại hoá đặt ra. Bên cạnh việc được cung cấp các tri thức, học sinh ngay từ thuở bé đã được giáo dục đạo đức trong một khuôn phép nhất định học cách đối nhân xử thế, học cách tôn trọng mình và tôn trọng những người xung quanh. Mỗi cấp học khác nhau ở từng lứa tuổi khác nhau việc rèn luyện tính khuôn phép, các chuẩn mực quy định lại khác nhau. Khi còn bé học sinh buộc phải học thuộc nội quy bị kiểm tra nếu vi phạm bị phạt còn nếu thực hiện tốt được khen thưởng... Nhưng ở bậc đại học do sinh viên là những người đã phát triển tương đối toàn diện về sinh lý cũng như về nhân cách nên việc chấp hành nội quy của sinh viên mang tính tự giác nhiều hơn. Vì lý do đó mà việc thực hiện nội quy sinh viên kỷ cương học đường được biểu hiện qua rất nhiều cách nhìn nhận, suy nghĩ và hành động khác nhau. Nội quy được đặt ra không phải chỉ để giữ gìn kỉ luật không mà từ việc giữ gìn kỉ luật đó sẽ làm cho việc học tập đặt hiệu quả cao và hình thành nên những nét tính cách đẹp ở sinh viên. Nhận thức sâu sắc ý nghĩa to lớn của nghị quyết hội nghị lần thứ II (Khoá IX) Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng về giáo dục và các nghị quyết tiếp theo. Trường ĐHKHXH&NV đã xây dựng 5 chương trình hành động xây dựng và phát triển trường nhằm thực hiện các nghị quyết TW. Trong chương trình II đã có đề cập đến việc "đổi mới phương pháp giảng dạy" theo hướng giáo viên áp dụng phương pháp giảng dạy mới phát huy tính tích cực của sinh viên. Và chương trình V đề ra việc "chấn chỉnh, củng cố kỉ cương, giảng dạy, học tập, làm việc và xây dựng môi trường nhân văn". Như vậy, bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy và học sao cho sinh viên tiếp thu tri thức một cách tích cực và đạt hiệu quả nhất nhà trường còn rất chủ trọng đến kỉ cương học đường, yếu tố góp phần làm tăng hiệu quả chất lượng đào tạo, ổn định trật tự để có một môi trường mang đậm tính nhân văn và phát huy được truyền thống tốt đẹp của nhà trường . Trước những thực tế đặt ra đó đối với nhà trường chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài"Thái độ của sinh viên trường ĐHKHXH&NV với kỉ cương học đường" nhằm giúp nhà trường đưa ra được chương trình giáo dục kỷ cương học đường tốt hơn góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo. II. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với kỉ cương học đường, thông qua sự hiểu biết của sinh viên về nội quy, quy chế của khoa trường cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên với kỉ cương học đường. Từ kết quả thu được chúng tôi có thể biết được tâm tư tình cảm, thái độ tích cực hay tiêu cực của sinh viên với kỉ cương học đường. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị (nếu có) với khoa, trường, lớp... nhằm giúp giữ vững hơn nữa kỉ cương học đường. III. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu một số cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài. - Tìm hiểu thái độ của sinh viên với kỉ cương học đường. + Nhận thức của sinh viên đối với kỉ cương học đường + Xúc cảm tình cảm của sinh viên với việc thực hiện kỉ cương học đường + Thực trạng thực hiện kỉ cương học đường của sinh viên IV. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu. 1. Đối tượng nghiên cứu. Thái độ của sinh viên trường ĐHKHXH&NV với kỉ cương học đường. 2. Khách thể và phạm vi nghiên cứu. 219 sinh viên trường ĐHKHXH&NV từ K45 ( K47 + 60 sinh viên khoa Tâm lý học + 49 sinh viên khoa Xã hội học + 40 sinh viên khoa Lịch sử + 44 sinh viên khoa Báo chí + 26 sinh viên khoa Ngôn ngữ V. Giả thuyết nghiên cứu. Sinh viên trường ĐHKHXH&NV có thái độ tích cực với kỉ cương học đường tuy nhiên còn một số ít sinh viên có thái độ thiếu tính xây dựng do nhận thức chưa tốt về tầm quan trọng của nó đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của họ. VI. Phương pháp nghiên cứu. 1. Phương pháp phân tích tài liệu. Tham khảo một số sách báo, tài liệu, khoá luận ... những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài. Từ đó chúng tôi có thể đánh giá được thái độ của sinh viên với kỷ cương học đường đồng thời nắm được nguyên tắc phát triển và dự đoán được những bước phát triển tiếp theo của đối tượng nghiên cứu. Đây là phương pfháp chủ yếu dùng để xây dựng các quan điểm lý luận cho đề tài. Phương pháp này được dùng để bổ trợ, kiểm tra các kết quả thu được từ việc nghiên cứu. 2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Là phương pháp dùng một hệ thống các câu hỏi nhất loại được in sẵn trong phiếu trả lời (phiếu trưng cầu ý kiến) nhằm tìm hiểu thái độ chủ quan của sinh viên với kỷ cương học đường. Phiếu trưng cầu ý kiến được thiết kế dựa trên cơ sở mục đích nghiên cứu của đề tài. Phiếu trưng cầu ý kiến bao gồm 15 câu hỏi với 3 nội dung lớn. - Nhận thức của sinh viên về kỷ cương học đường + Hiểu biết của sinh viên về các nội quy, quy chế. + Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kỷ cương học đường của sinh viên. - Xúc cảm, tình cảm của sinh viên với kỷ cương học đường. - Thực trạng hành vi của sinh viên với kỷ cương học đường. Đây là phương pháp điều tra chủ yếu mà chúng tôi tiến hành trong suốt quá trình nghiên cứu. 3. Phương pháp thống kê toán học Xử lý số liệu theo chương trình SPSS 10.0 Phần II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI A. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu thái độ. Nghiên cứu thái độ trong TLH Phương Tây: Phân tích lịch sử nghiên cứu thái độ ở Phương tây P.N.Shikhirep đã chia làm 3 thời kỳ: * Thời kỳ 1: Từ khi khái niệm thái độ lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1918 cho đến chiến tranh Thế giới lần II. Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ. Hai nhà nghiên cứu người Mỹ là W.I.Thomas và F.Znanicki là những người đầu tiên sử dụng khái niệm thái độ như là một đặc tính quan trọng của vấn đề thái độ. Trong nghiên cứu của mình về những người nông dân Ba Lan ở Mỹ vào năm 1918, hai ông đã rất chú ý đến sự thích nghi của họ đối với môi trường xã hội thay đổi ở Mỹ, tới sự thay đổi các giá trị cũ bằng các giá trị mới mà đặc điểm của nó là vấn đề thái độ. Theo hai ông thì "thái độ là trạng thái tinh thần của mỗi cá nhân đối với một giá trị". Từ sự phát triển của W.I.Thomas và F.Znanicki bắt đầu bùng nổ những nghiên cứu về thái độ. Nhiều tác giả cũng có quan điểm tương tự và mỗi người đều đưa ra lý do riêng của mình. Tất cả các nghiên cứu thời kỳ này đều tập trung vào định nghĩa, cấu trúc, chức năng, mối quan hệ giữa thái độ và hành vi. Sở dĩ khái niệm thái độ được sử dụng rộng rãi vì nó bao hàm các mối liên hệ cơ bản với các vấn đề như dư luận xã hội, tuyên truyền, sự mâu thuẫn giữa các nhóm cạnh tranh kinh tế, niềm tin tôn giáo, thay đổi hành vi và những vấn đề có ý nghĩa to lớn khác về mặt lý luận và thực tiễn về các mối quan hệ nói chung. Năm 1934, RT.La Piere đã tiến hành một thí nghiệm trên khắp nước Mỹ. Thí nghiệm được tiến hành như sau: Ông cùng một sinh viên trẻ người Trung Quốc và vợ của anh ta làm một chuyến du lịch. Họ đến 184 hiệu ăn, quán cà phê và 66 khách sạn, nơi cắm trại cho người có ôtô và nhà nghỉ dành cho khách du lịch. Hầu như ở khắp nơi họ đều được đối xử lịch sự, chu đáo như nhau chỉ có một trường hợp họ bị từ chối phục vụ. Sáu tháng sau tất cả các cơ sở trên đều nhận được một lá thư với câu hỏi: "Ông (Bà) có chấp nhận đón tiếp những người Trung Quốc như là khách của nhà hàng không?". Có 128 cơ sở trảlời, kết quả là 91% số người được hỏi trả lời phủ định (con số này gắn với con số trả lời của các cơ sở mà ông không đến thăm). Thí nghiệm này được tiến hành vào năm 1934 thời điểm mà vấn đề phân biệt chủng tộc ở Mỹ rất khác với tình hình hiện nay. Và ông đưa ra kết luận từ thí nghiệm này là: thái độ và hành vi trong nhiều trường hợp đôi khi rất khác nhau * Thời kỳ 2: Từ năm 1940 đến cuối những năm 50. Thời kỳ này giảm sút vì có những khó khăn và bế tắc. Những nét đặc trưng của nghiên cứu thái độ trong thời kỳ này là sự hoài nghi về vai trò của thái độ trong việc chi phối hành vi. "Nghịch lý La Piere" đã đặt cơ sở cho chủ nghĩa hoài nghi và sự quan tâm của các nhà TLH xã hội đối với vấn đề thái độ bị giảm sút. Cũng vì lý do chiến tranh, cũng với những bế tắc trong việc lý giải các nghịch lý nảy sinh khi nghiên cứu thái độ mà số lượng các công trình nghiên cứu thời kỳ này có giảm sút. * Thời kỳ 3: Từ cuối những năm 1950 đến nay: Đây là thời kỳ phát triển trở lại, xuất hiện nhiều ý tưởng, nhiều quan niệm mới nhưng cũng kèm theo tình trạng khủng hoảng. Trong TLH xã hội vấn đề thái độ đã có một vị trí xứng đáng. Các nghiên cứu tiếp tục đưa ra các quan điểm mới để định nghĩa, cấu trúc, chức năng của thái độ. Thời kỳ này đã xuất hiện các phương pháp đo thái độ gián tiếp thông qua các chỉ số sinh lý học (phương pháp điện cơ mặt): kỹ thuật đường ống giả vờ - Edward Jones và Harol Sigall, 1971: kỹ thuật lấn từng bước do Jonathan Freedman và Scottfraser thí nghiệm năm 1966. Các lý thuyết về thái độ đã tìm cách giải thích mối quan hệ giữa hành vi và thái độ đó là thuyết bất đồng nhận thức của Leon Festinger-1957, thuyết tự thể hiện, thuyết tự tri giác của Daryl Bem-1967. Xu thế nghiên cứu hiện nay là xu thế nghiên cứu ứng dụng phục vụ cho các mục đích bầu cử, tiếp thị, tuyên truyền, bảo vệ môi trường, chữa bệnh.... Theo P.N.Shikhirep, đặc điểm tình hình nghiên cứu thái độ hiện nay ở phương Tây là một mặt có những công trình, phương pháp cụ thể nghiên cứu, mặt khác bế tắc về phương pháp luận trong việc lý giải các số liệu thực nghiệm. Nghiên cứu thái độ ở Liên Xô cũ: 1. Nghiên cứu theo trường phái tâm thế: Khái niệm thái độ hay nhiều người dịch là tâm thế trong học thuyết của Uznatze được công nhận là "sự biến dạng hoàn chỉnh của chủ thể", trạng thái sẵn sàng hướng tới một hoạt động nhất định là cơ sở tích cực có sự lựa chọn của chủ thể. Tâm thế xuất hiện khi có sự hội ngộ hai yếu tố: nhu cầu và hoàn cảnh thoả mãn nhu cầu. Ông dùng khái niệm tâm thế như là khái niệm như là khái niệm trung tâm nhưng lại lấy cái vô thức để giải thích hành vi của con người. Vì vậy, nhiều đồng nghiệp phê phán ông là trong quan niệm của ông về tâm thế, ông chỉ đề cập đến quá trình hiện thực hoá các nhu cầu sinh lý đơn giản mà quên không tính đến các hình thức hoạt động phức tạp, cao cấp của con người. Ông đã không tính đến sự tác động phức tạp của các yếu tố xã hội trong quy định hành vi. Dù sao cũng phải công nhận rằng học thuyết của ông đóng vai trò phương pháp luận khoa học cụ thể cho nhiều lĩnh vực chuyên môn của TLH như : TLH xã hội, TLH y học, TLH kỹ sư.... 2. Nghiên cứu thái độ trong TLH nhân cách: TLH nhân cách nghiên cứu "thái độ chủ quan của cá nhân" là nói đến việc các cá nhân đó có thái độ như thế nào đối với các sự kiện, hiện tượng của thế giới mà nó đang sống. Trong trường hợp đó thái độ không chỉ là mối liên hệ khách quan với môi trường xung quanh. Thái độ bao hàm cả việc đánh giá biểu hiện hứng thú cá nhân. Vấn đề nghiên cứu thái độ chủ quan cá nhân lần đầu tiên được đưa ra nghiên cứu trong TLH Liên xô do Lazuski đề xuất khi nghiên cứu tính cách. Trong bài viết nàm 1910 về vấn đề năng lực, sau đó trong chương trình nghiên cứu " nhân cách trong mối quan hệ với môi trường" (viết cùng C.C.Fhrank, 1912) và trong "bút kí khoa học về tính cách", 1916 và cuốn sách phân loại nhân cách năm 1917-1924. Ông đã nêu ra thái độ chủ quan của con người với môi trường, việc phát triển nhân cách không chỉ được tiến hành dưới góc độ tâm lý, sinh lý mà cả góc độ tâm lý xã hội, thế giới khách quan. Khía cạnh quan trọng của nhân cách theo nghĩa rộng bao gồm giới tự nhiên, sản phẩm lao động và những cá nhân khác, các nhóm người và những giá trị tinh thần như khoa học, nghệ thuật. Các thái độ này được ông coi như là thái độ chủ đạo khi định nghĩa tính cách và phân loại. Sau này V.N.Miasexev dựa trên tư tưởng của Lazuski và xuất phát tự lập trường Macxit đề xuất học thuyết thái độ cá nhân. Theo ông, thái độ dưới dạng trung nhất là một hệ thống trọn vẹn các mối liên hệ cá nhân có tính chọn lọc, có ý thức của nhân cách . Hệ thống này xuất phát từ toàn bộ quá trình lịch sử phát triển của con người. Nó thể hiện kinh nghiệm cá nhân và quyết định hành động, các thể nghiệm cá nhân từ bên trong. Ông cho rằng nhu cầu, hứng thú, thị hiếu, tình cảm, tính cách ... đều là thái độ. Ông coi nhân cách như là một hệ thống thái độ. Theo ông, cơ sở sinh học của thái độ có ý thức của con người là các phản xạ có điều kiện. Ông chia thái độ thành hai loại tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên thuyết thái độ cũng có những hạn chế như coi hàng loạt các thuộc tính tâm lý, nhân cách, các quá trình phát triển tâm lý là thái độ cũng chưa có cơ sở khoa học. Tuy có những hạn chế như vậy, nhưng ông vẫn là một trong những người đặt nền móng cho TLH thái độ theo quan niệm Macxít và là một hình vực có triển vọng cần được nghiên cứu của TLH xã hội, TLH nhân cách. 3. Thuyết định vị của VA.Iadov: VA.Iadov nghiên cứu vai trò của tâm thế trong những hành vi xã hội của nhân cách. Ông cho rằng: con người có một hệ thống các tổ chức định vị khác nhau, phức tạp (định vị bao gồm tâm thế xã hội, xu hướng cơ bản của hứng thú, hệ thống định hướng giao tiếp) và hành vi của con người được điều khiển bằng các tổ chức đó. Các định vị này được tổ chức theo bốn bậc với mức độ khác nhau, trong một hệ thống định vị, định vị bậc cao có thể chi phối định vị bậc thấp. Điều đó cho phép ta lý giải hợp lý hành vi xã hội của cá nhân cũng như sự mâu thuẫn giữa hành vi và thái độ: - Bậc 1: bao gồm các tâm thế bậc thấp, như trong quan niệm của Uzantze, hình thành khi có sự gặp gỡ của nhu cầu sinh lý với đối tượng thoả mãn nhu cầu, tâm thế chỉ là một dạng điều chỉnh hành vi, phản ứng của cá nhân trong những tình huống đơn giản nhất. - Bậc 2: các định vị phức tạp hơn được hình thành trên cơ sở các tình huống giao tiếp của con người trong các nhóm nhỏ. - Bậc 3: các định vị mà trong đó định hướng chung của các sở thích được hình thành trong các lĩnh vực hoạt động xã hội cụ thể. - Bậc 4: bậc cao nhất hình thành nên hệ thống định hướng giao tiếp của nhân cách trong những tình huống mà tính tịch cực xã hội có giá trị nhất đối với nhân cách. Thuyết định vị đã xem xét vấn đề thái độ từ một góc mới của nó cho phép thiết lập sợi dây liên hệ giữa các cách tiếp cận vấn đề hành vi của nhân cách từ góc độ TLH đại cương, XHH, TLH xã hội. Tuy nhiên, thiếu xót chủ yếu của học thuyết này là không đưa ra được định nghĩa cuả định vị cũng như cơ chế điều chỉnh hành vi bằng định vị trong tình huống xã hội cụ thể. B. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI. Khái niệm thái độ 1. Khái niệm thái độ Thái độ là một khái niệm tương đối phức tạp. Nội hàm của khái niệm này không có sự khác biệt giữa TLH duy vật biện chứng và TLH phương Tây, ngay cả giữa những nhà TLH Macxít việc định nghĩa khái niệm này cũng chưa thống nhất. Ở phương Tây, năm 1918 - 1920 những người đầu tiên sử dụng khái niệm thái độ như là một trong những đặc tính quan trọng của các vấn đề xã hội, đó là hai nhà nghiên cứu người Mỹ là W.I.Thomas và F. Zanicki cho rằng: "thái độ là trạng thái tinh thần của cá nhân với một giao tiếp". Sau đó cũng có hàng loạt các định nghĩa khác ra đời. G.W.Allport (1953) cho rằng: "thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và thần kinh được tổ chức thông qua kinh nghiệm, có khả năng điều chỉnh hoặc ảnh hưởng năng động đối với phản ứng của cá nhân hướng lên khách thể và tình huống mà nó quan hệ". Như vậy thái độ được coi là một trạng thái tâm lý, thần kinh cho hoạt động. Sự có mặt của thái độ chuẩn bị cho cá nhân đi tới một hoạt động nào đó và Allport đã tổng kết 17 định nghĩa khác nhau về thái độ. Ông đưa ra những đặc điểm sau: 1. Thái độ là trạng thái của tinh thần và hệ thần kinh. 2. Thái độ là sự sẵn sàng phản ứng. 3. Thái độ là trạng thái có tổ chức. 4. Thái độ được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm quá khứ. 5. Thái độ điều khiển và ảnh hưởng đến hành vi. Định nghĩa về thái độ của Allport được khá nhiều nhà TLH thừa nhận vì nó trả lời khá rõ ràng các câu hỏi như: Thái độ là gì? Nguồn gốc của thái độ ở đâu? Thái độ có vai trò chức năng gì?. Tuy nhiên các tác giả lại không đả động gì đến vai trò của môi trường xã hội, của nhu cầu trong quá trình hình thành thái độ. Newcome cũng cho rằng thái độ của một cá nhân với một khách thể nào đó là "thiên hướng hành động, nhận thức, tư duy, cảm nhận của anh ta với khách thể có liên quan". H.C. Triandis đã coi: "thái độ là tư tưởng được hình thành từ những xúc cảm gây tác động đến hành vi nhất định trong giai cấp nhất định, trong những tình huống xã hội. Thái độ của con người bao gồm những điều người ta suy nghĩ và cảm thấy về đối tượng cũng như thái độ xử sự của họ đối với nó...". Định nghĩa của Uznatze cho răng: "thái độ không phải là một nội dung cục bộ của ý thức, không phải cái nội dung tâm lý tách dời, đối lập với các trạng thái tâm lý khác của ý thức và ở trong mối liên hệ với nó, mà là một trạng thái toàn vẹn, xác định của chủ thể...Yếu tố khuyng hướng năng động của nó là một yếu tố toàn vẹn theo một hướng nhất định, nhằm một tính năng động nhất định...Đó là sự phản ứng cơ bản đầu tiên với tác động của tình huống trong đó chủ thể phải đặt ra và giải quyết nhiệm vụ". Với cách nhìn toàn diện không chỉ bao hàm TLH cá nhân mà còn bao hàm những khía cạnh của TLH xã hội, khái niệm thái độ của Hipsơ và M.Forvec nhấn mạnh chức năng của thái độ với hoạt động chung, hoạt động hợp tác của con người trong xã hội: "thái độ là sự sẵn sàng bị quy định và có tính chất bắt buộc nào đó, nảy sinh những nhóm nhất định và trong những tình huống cụ thể". Về mặt lượng cũng như về mặt nôi dung, sự sẵn sàng này phụ thuộc vào chủ thể hữu quan mà trước hết là một hiện tượng TLH xã hội phụ thuộc vào khuynh hướng cá nhân gắn với những chuẩn mực của nhóm. Như vậy, có thể nói tất cả các quan điểm khác nhau dù là nhìn nhận thái độ như một thuộc tính cơ bản của ý thức cá nhân hay như một hiện tượng của TLH xã hội, các nhà TLH xã hội đều nghiên cứu thái độ từ quan điểm chức năng, tiếp cận như một khái niệm chức năng. Điều đó có nghĩa là về mặt lý luận cũng như thực tiễn, có th