Con ngườisống trongbấtcứ thời đại nào, ởbấtkỳnơi đâu, đờisống
văn hoávẫn không táchrời thiên nhiên. Những sinh hoạt như cúng biển,
cúngtế mùa màng, cúngvường,lễhội cây trái, tồntại trong đờisốngcủa
nhân dân là một thực tế chứng minh mối quan hệ này.
Trong công cuộc khai phá và xâydựng miền đấtmớicủacư dân
người Việt NamBộ,dưới tác độngcủa quangcảnh thiên nhiênmới, con
người càng có ý thứccảitạo thiên nhiên.Lậpvườn là công việc lao động
đầy sángtạocủa những ngườimở đấtvới thiên nhiên NamBộ. Khácvới
vường ở đồngbằng sôngHồng,vường ở đồngbằngCửu Longrộnglớnhơn
nhiều, có hiệntượngtập trung nhiềuvườnlạivới nhau thành những không
gianvườntượcrộnglớn có hiệu quả kinhtế cao. “Huêlợivườn nhiềugấp
50lần huêlợi ruộng” và riêngtỉnhBến Tre thì “trongtổngsố diện tích
154.606mẫu tây, có 16.500mẫuvườntược” [chú thích 6, tr. 74]).Sự ra đời
của miệtvườn không chỉ có ý nghĩavật chất mà còn có ý nghĩavăn hoá, thể
hiện khảnăng ứngxửphù hợp của con người đối với thiên nhiên.
Số đông các nhà nghiêncứu khi viếtvềvăn hoá NamBộ cómột cách
hiểu chung miệtvườn là “những vùng, nhữngtỉnhxưa đượclưu dân Việt
vào khai phásớmhơncả”. Đó là những dãy đất “giồng” cao ráo mà những
người đimở đất đã chọn “làm đất đứng chân” vì nhữngnơi này “thoả mãn
những yêucầu ban đầu cho người dân đi khai phá cónươc ngọt, cao ráo,
tránh được muỗi mòng,rắnrết, trồng được những hoa màu ngắn ngày và có
cái ăn đểtồn tại”.[chú thích 13, tr. 47]. Theo nhà văn Sơn Nam, miệt vườn là
“những vùng cao ráo cóvườn cam,vườn quýt”“được xâydựng trên những
đất giồng, đất gò ởven sông Tiền, sông Hậu” [chú thích 6, tr. 17 và 23].
Theo cách hiểu trên thì miệtvườn có ở các địa phương như: Cái Bè,
Châu Thành,Mỹ Tho (thuộc Tiền Giang), Bình Minh, Tam Bình, Bình Hoà
Phước (thuộcVĩnh Long),Cả Côn, An Phú Tân, Châu Thành,Cồn Ninh
ThớI, TiểuCần (thuộc Trà Vinh), CáiMơn,Mỏ Cày, Ba Tri (thuộcBến
Tre), Cái Tàu, Hồng Ngự, Lai Vung (thuộc Đồng Tháp), Cái Răng, Cái Tắc,
Ô Môn, Phụng Hiệp (thuộc Cần Thơ),
Quangcảnh thiên nhiên và đờisốngvăn hoá miệtvườn ảnhhưởngrất
lớn đến những sáng tác ca dao dân ca (CDDC) miền đất này.Một trong
những biểu hiện ấy làsự phong phú vàmớimẻcủa những hìnhtượng thiên
nhiên liên quan miệt vườn. Bài viết nàytrình bàymột sốkết quảcụthểtrong
việc khảo sát khía cạnh ấy.
6 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thiên nhiên miệt vườn trong cadaodân ca, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIÊN NHIÊN MIỆT VƯỜN TRONG CA DAO DÂN CA
TRẦN THỊ DIỄM THUÝ (*)
Con người sống trong bất cứ thời đại nào, ở bất kỳ nơi đâu, đời sống
văn hoá vẫn không tách rời thiên nhiên. Những sinh hoạt như cúng biển,
cúng tế mùa màng, cúng vường, lễ hội cây trái,… tồn tại trong đời sống của
nhân dân là một thực tế chứng minh mối quan hệ này.
Trong công cuộc khai phá và xây dựng miền đất mới của cư dân
người Việt Nam Bộ, dưới tác động của quang cảnh thiên nhiên mới, con
người càng có ý thức cải tạo thiên nhiên. Lập vườn là công việc lao động
đầy sáng tạo của những người mở đất với thiên nhiên Nam Bộ. Khác với
vường ở đồng bằng sông Hồng, vường ở đồng bằng Cửu Long rộng lớn hơn
nhiều, có hiện tượng tập trung nhiều vườn lại với nhau thành những không
gian vườn tược rộng lớn có hiệu quả kinh tế cao. “Huê lợi vườn nhiều gấp
50 lần huê lợi ruộng” và riêng tỉnh Bến Tre thì “trong tổng số diện tích
154.606 mẫu tây, có 16.500 mẫu vườn tược” [chú thích 6, tr. 74]). Sự ra đời
của miệt vườn không chỉ có ý nghĩa vật chất mà còn có ý nghĩa văn hoá, thể
hiện khả năng ứng xử phù hợp của con người đối với thiên nhiên.
Số đông các nhà nghiên cứu khi viết về văn hoá Nam Bộ có một cách
hiểu chung miệt vườn là “những vùng, những tỉnh xưa được lưu dân Việt
vào khai phá sớm hơn cả”. Đó là những dãy đất “giồng” cao ráo mà những
người đi mở đất đã chọn “làm đất đứng chân” vì những nơi này “thoả mãn
những yêu cầu ban đầu cho người dân đi khai phá có nươc ngọt, cao ráo,
tránh được muỗi mòng, rắn rết, trồng được những hoa màu ngắn ngày và có
cái ăn để tồn tại”.[chú thích 13, tr. 47]. Theo nhà văn Sơn Nam, miệt vườn là
“những vùng cao ráo có vườn cam, vườn quýt” “được xây dựng trên những
đất giồng, đất gò ở ven sông Tiền, sông Hậu” [chú thích 6, tr. 17 và 23].
Theo cách hiểu trên thì miệt vườn có ở các địa phương như: Cái Bè,
Châu Thành, Mỹ Tho (thuộc Tiền Giang), Bình Minh, Tam Bình, Bình Hoà
Phước (thuộc Vĩnh Long), Cả Côn, An Phú Tân, Châu Thành, Cồn Ninh
ThớI, Tiểu Cần (thuộc Trà Vinh), Cái Mơn, Mỏ Cày, Ba Tri (thuộc Bến
Tre), Cái Tàu, Hồng Ngự, Lai Vung (thuộc Đồng Tháp), Cái Răng, Cái Tắc,
Ô Môn, Phụng Hiệp (thuộc Cần Thơ),…
Quang cảnh thiên nhiên và đời sống văn hoá miệt vườn ảnh hưởng rất
lớn đến những sáng tác ca dao dân ca (CDDC) miền đất này. Một trong
những biểu hiện ấy là sự phong phú và mới mẻ của những hình tượng thiên
nhiên liên quan miệt vườn. Bài viết này trình bày một số kết quả cụ thể trong
việc khảo sát khía cạnh ấy.
Chúng tôi tập họp 8 tư liệu (TL – chú thích 3, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12)
sưu tầm CDDC ở Nam Bộ, ký hiệu N1; Thơ văn Đồng Tháp, ký hiệu N2;
Văn học dân gian Tiềng Giang, ký hiệu N3; Văn học dân gian đồng bằng
sông Cửu Long, ký hiệu N4; Câu hát góp, ký hiệu N5; Hò xay lúa, ký hiệu
N6; Câu hát huê tình, ký hiệu N7; Hò miền Nam, ký hiệu N8.
Thống kê những hình tượng thiên nhiên có liên quan đến miệt vườn
trong 8 TL trên, có kết quả như sau:
Tư liệu Stt Hình tượng
N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 N8 Tổng số
1 bầu 8 2 2 3 15
2 bí 8 5 4 9 26
3 bìm bìm 2 1 1 11 1 16
4 bình bát 1 1 1 3
5 bồn hòn 1 2 3
6 bòn bon 1 2 3
7 bưởi 14 3 5 2 1 25
8 bướm 18 10 8 15 8 2 4 1 66
9 hoa 290 59 67 91 57 14 13 2 593
10 cam 15 4 1 6 2 12 40
11 chim 302 33 74 141 98 14 1 663
12 cau 5 7 8 12 6 38
13 chanh 20 6 2 10 10 1 49
14 chôm chôm 1 29 30
15 chuối 20 16 8 15 9 1 69
16 dâu 16 2 1 3 1 1 24
17 dưa 16 7 7 8 2 40
18 dừa 16 3 1 3 1 24
19 đu đủ 4 1 2 7
20 gà 32 7 6 20 3 1 69
21 gừng 9 2 6 15 9 2 15 58
22 khế 14 7 9 6 3 39
23 kiểng 23 2 12 9 6 3 1 56
24 mận 1 1 2 1 1 1 7
25 mật 2 4 6
26 măng cụt 4 4
27 mãng cầu 4 1 1 1 7
28 me 1 1 1 3
29 mít 5 2 1 8
30 mồng tơi 1 2 4 7
31 mương 12 2 5 1 20
32 mù u 11 2 2 3 1 19
33 nhãn 2 1 1 4
34 nhãn lồng 2 1 3
35 ổi 1 2 1 4
36 ong 13 2 4 7 4 1 3 34
37 quýt 6 3 3 1 13
38 sa kê 1 1 4 2 4 12
39 sầu riêng 1 1
40 trâm bầu 6 2 8
41 trầu 40 11 11 19 7 88
42 vườn 30 4 14 7 3 1 59
43 vú sữa 3 3
44 xoài 7 3 3 3 1 17
Hệ thống hình tượng thiên nhiên liên quan đến miệt vườn có 44 hình
tượng, xuất hiện 2283 lần. Trong số đó, các loài hoa, các loài chim có khả
năng biểu đạt phong phú. Sắp xếp các hình tượng này theo tần số xuất hiện
tăng dần, thì có:
Sầu riêng (1), nhãn lồng, bình bát, bồ hòn, me, vú sữa (đều có số lần
xuất hiện là 3), nhãn, ổi, măng cụt (đều có số lần xuất hiện là 4), mật (6),
mồng tơi, đu đủ, mận, mãng cầu (đều có số lần xuất hiện là 7), trâm bầu và
mít (8 và 8), sa kê (12), quýt (13), bầu, bìm bìm, xoài (15, 16, 17), mương và
mù u đều có số lần xuất hiện là 20, các cây trái dâu, bưởi, dừa, bí xuất hiện
từ 24 đến 26 lần, chôm chôm, cau, khế, ong có số lần xuất hiện từ 30 đến 39
lần, với cam và dưa là 40. Những hình tượng có tần số lặp lại cao là chanh,
đào, kiểng, vườn (từ 49 đến 59 lần), bướm, chuối, gà (66 – 69), trầu (88),
đáng kể nhất là chim và các loài hoa, có đến 593 và 663 lần xuất hiện.
Từ đây, chúng tôi có một số nhận xét sơ bộ:
1. Hình tượng chim và hoa có số lần xuất hiện cao nhất.
Hệ thống hình tượng thiên nhiên liên quan đến miệt vườn có 44 hình
tượng, xuất hiện 2283 lần. Trong số đó, những hình tương có tần số lặp lại
cao là chanh, đào, kiểng, vườn (từ 49 đến 59 lần), bướm, chuối, gà (66 –
69), trầu (88), đáng kể nhất là chim và các loài hoa, có đến 593 và 663 lần
xuất hiện. Hình tượng chim và hoa không chỉ có trong CDDC Nam Bộ mà
phổ biến trong CDDC các miền nói chung. Tính phổ biến này bao gồm cả
tính truyền thống của thể loại CDDC trữ tình. Tuy nhiên sự lặp lại 593 và
663 lần trong các bài tuy không hoàn toàn khẳng định nhưng cũng đã gợi
cho ta hiểu rằng: hình tượng chim và hoa trong CDDC nơi khác cũng có
nhưng ở CDDC Nam Bộ sử dụng thường xuyên hơn.
2. Trong hệ thống thiên nhiên miệt vườn, đối tượng được phản ánh
chính là những hình tượng cây trái do con người trồng trọt.
Hệ thống cây trái do trồng trọt chiếm đa số trong hệ thống những hình
tượng thiên nhiên liên quan đến miệt vườn: 32/ 44 hình tượng chiếm tỷ lệ
72,72%. Đó là: Sầu riêng (1), me, vú sữa (đều có số lần xuất hiện là 3),
nhãn, ổi, măng cụt (đều có số lần xuất hiện là 4), mồng tơi, đu đủ, mận,
mãng cầu (đều có số lần xuất hiện là 7), mít (8), sa kê (12), quýt (13), xoài
(15, 16, 17), các cây trái dâu, bưởi, dừa, bí xuất hiện từ 24 đến 26 lần, chôm
chôm, cau, khế xuất hiện trên 30 lần, cam là 40 lần.
Những hình tượng loại này thường thể hiện một quang cảnh thiên
nhiên miệt vườn đầy ắp cây trái:
Sầu riêng, măng cụt Cái Mơn,
Nghêu sò Cồn Lợi, thuốc ngon Mỏ Cày,
Xoài chua, cam ngọt Ba Lai,
Bắp thì chợ Giữa, giồng khoai Mỹ Hoà,
Quýt đường, vú sữa, ngổn ngang,
Dừa xanh Số Sãi, tơ vàng Ba Tri.
[N1 – 132 – 1]
Một số hình tượng như sầu riêng, mù u,… còn tạo nên nét độc đáo
riêng:
Bướm vàng đậu đọt mù u,
Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn.
[N1 – 426 – 5]
Nước ròng chảy thấu Nam Vang,
Mù u chín rụng sao chàng bặt tin.
[N1 – 349 – 4]
Nước ròng bỏ trái mù u,
Lỗi duyên cạo trọc đi tu chùa bà.
[N1 – 252 –2].
Sự xuất hiện của những hình tượng là cây trái miệt vườn đã chứng tỏ
có một lực lượng chính sáng tác CDDC là những “nhà vườn”. Tư duy sáng
tác của họ chọn những gì là thành quả lao động của chính mình, họ chọn cái
gần gũi, cái cụ thể để sáng tác CDDC. Trong số những “nhà vườn” có người
xuất thân là nhà Nho, thầy đồ, quan lại thất cơ lỡ vận. Có lẽ vì vậy mà
CDDC sưu tầm ở miệt vườn có phần thoáng đạt, âm hưởng nhẹ nhàng thanh
tao, lời lẽ bóng bẩy, trau chuốt hơn so với những bài ca hát trên miền sông
nước, hình tượng thiên nhiên được chọn lựa có sức biểu cảm cao và có khả
năng thệ hiện những nhân vật trữ tình với những nội dung trữ tình khác
nhau. Ví dụ trong so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, nhan sắc, tuổi xuân, tính cách
đáng quý của con người gái được ví với lựu chín trên cành, quả xoài trên cây
[N1 – 362 –3; 369 – 2; N4 – 396 – 2], hay hoa lài [N5 – 112 – 7], cụm hoa
hường [N1 – 383 – 2; N4 – 459 – 5], bông bưởI trắng [N1 – 377 – 1], hoa
cúc [N2 – 271 – 2], nhưng khi nói đến “thân phận” thì là trái mù u như đã
dẫn ở trên.
3. Trong việc chọn lựa sử dụng hình tượng thiên nhiên, mặc dù có sự
xâm chiếm của những hình tượng mới nhưng các hình tượng truyền thống
vẫn được tác giả dân gian chú ý sử dụng thường xuyên.
Những bướm, hoa, trầu, cau, đào, ong, mật, cam, quýt, mận, đào …
có tần số xuất hiện vượt trội hẳn. Ví dụ như bướm hoa, trầu cau xuất hiện
rất nhiều: 67 – 606, 91 và 39 lần. Như vậy, trong CDDC Nam Bộ, những
hình tượng truyền thống được tiếp nhận và phát triển thêm trong sự kết hợp
với yếu tố mới làm phong phú thêm hệ thống hình tượng.
Nhìn chung, nét đặc thù của thiên nhiên miệt vườn có tác động trực
tiếp đến những sáng tác CDDC miền đất này. Quá trình hình thành miệt
vườn không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn tạo ra những yếu tố văn hoá
tinh thần phù hợp với đặc điểm tự nhiên và tư duy sáng tác CDDC của con
người miền đất Nam Bộ. Sáng tạo đó đã góp phần phát triển thể loại CDDC
nói chung và góp phần làm phong phú, đa dạng thêm văn hoá Việt.
THE NATURE IN THE GARDEN REGION OF FOLK SONG IN
THE SOUTH.
TRAN THI DIEM THUY
The article introduces some lines about nature and activities of people
living in the garden region of the South. It also presents the result of the
study on a system of nature symbolism relaed to garden region in lyrical
character of folk song in the South.
The garden region of the South has its own character of people,
nature, economy, culture, society and the sense of aesthetic… The system of
symbolism is rich and varied. It gives expression a close relationship
between nature and people, nature and folkore of the South.
It doesn’t mean anything in nature can get into folkore song or many
nature symbolism is concerned similarly by the author. The answer is drawn
from the natural particular trait, psychological habit traditional create,
artistic sense’ the preference of the peasant in the garden region of the
South.
CHÚ THÍCH
1. Thạch Phương, Ngô Quang Hiển – Ca dao Nam Trung Bộ - Nxb
KHXH, Hà Nội, 1999.
2. Lê Anh Trà (chủ biên) - Mấy đặc điểm văn hoá Đồng bằng sông
Cửu Long, Viện Văn học xuất bản, 1984.
3. Huỳnh Tịch Của – Câu hát góp, Ménard, Sài Gòn, 1901. (Ký hiệu
N5).
4. Mã Giang Lân, Nguyễn Đình Bưu – Hát ví Đồng bằng Hà Bắc,
Ty Văn Hoá Hà Bắc xuất bản, 1976.
5. Lê Thị Minh – Hò Miền Nam, Nxb Phạm Văn Tươi, S, 1956. (Ký
hiệu N8)
6. Sơn Nam – Văn minh miệt vườn, Nxb Văn hoá, 1992.
7. Nhiều tác giả - Ca dao dân ca Nam Bộ, Nxb Tổng hợp Đồng
Tháp, 1986. (Ký hiệu N1).
8. Nhiều tác giả - Thơ văn Đồng Tháp, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp,
1986. (Ký hiệu N2)
9. Nhiều tác giả - Văn học dân gian Tiền Giang, tập 1, Sở Văn hoá
và Thông tin tỉnh Tiền Giang xuất bản 1985. (Ký hiệu N3).
10. Nhiều tác giả - Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long,
Nxb Giáo dục, 1997. (Ký hiệu N4).
11. Hoàng Minh Tự - Hò xay lúa, Nxb Phạm Văn Cường in lại, Chợ
Lớn, không ghi năm in lại. (Ký hiệu N6).
12. Đinh Thái Sơn – Câu hát huê tình, Nxb Thuận Hoá, Chợ Lớn,
1966. (Ký hiệu N7).
13. Nguyễn Phương Thảo – Văn hoá dân gian Nam Bộ - Nxb GD,
Hà NộI, 1997.
14. Ngô Đức Thịnh – Vùng văn hoá Gia Định – Nam Bộ, tạp chí
Nghiên cứu Văn hoá nghệ thuật, số 4/1992.
15. Lê Bá Thảo – Thiên nhiên Việt Nam – Nxb Khoa học Kỹ thuật,
Hà NộI, 1977.