Đề tài Thực trạng dân số Việt Nam và ảnh hưởng của nó tới thị trường lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế

Dân số là một trong những mối quan tâm sâu, rộng của rất nhiều các quốc gia trên thế giới ở mọi thời đại. Nói cụ thể hơn thì dân số không chỉ là vấn đề mà các nhà khoa học quan tâm tới mà các chính phủ cũng đều quan tâm, không chỉ có ngày nay mà từ xa xưa đã quan tâm và không chỉ các quốc gia đang bùng nổ dân số như Việt Nam và các nước đang phát triển mới quan tâm mà các nước phát triển cũng rất quan tâm đến.

doc27 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2413 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng dân số Việt Nam và ảnh hưởng của nó tới thị trường lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Dân số là một trong những mối quan tâm sâu, rộng của rất nhiều các quốc gia trên thế giới ở mọi thời đại. Nói cụ thể hơn thì dân số không chỉ là vấn đề mà các nhà khoa học quan tâm tới mà các chính phủ cũng đều quan tâm, không chỉ có ngày nay mà từ xa xưa đã quan tâm và không chỉ các quốc gia đang bùng nổ dân số như Việt Nam và các nước đang phát triển mới quan tâm mà các nước phát triển cũng rất quan tâm đến. Đó là bởi vì dân số là sức mạnh quốc gia, dân số càng đông thì sức mạnh càng lớn. Quy mô, cơ cấu, chất lượng tăng dân số có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đối với mỗi quốc gia mà dân số có tác động tiêu cực hoặc tích cực. Việt Nam đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên vấn đề dân số càng cần được quan tâm, điều chỉnh phù hợp để cung cấp nguồn lao động hợp lý và có chất lượng cao cho thị trường lao động còn chưa được hoàn chỉnhở nước ta. Đặc biệt hơn khi Việt Nam cũng đang trong tiến trình hội nhập kinh tế với sự kiện gần nhất là nước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với những đòi hỏi khắt khe của môi trường quốc tế. Chúng ta sẽ có nhiều cơ hội song cũng không ít thách thức để dân số Việt Nam phải điều chỉnh sao cho đáp ứng yêu cầu của xu thế phát triển. Vì vậy dân số vẫn luôn là đề tài nóng của mọi thời đại, cần luôn được đựơc chú trọng. Và do đó tôi đã chọn đề tài : “Thực trạng dân số Việt Nam và ảnh hưởng của nó tới thị trường lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế ”. *Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là dân số và thị trường lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế. - Phạm vi nghiên cứu là dân số và cung lao động cả nước Việt Nam. * Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, điều tra chọn mẫu, các phương pháp thống kê toán học thường được sử dụng để xử lý phân tích thông tin. Các hình thức thu thập thông tin qua phỏng vấn, thảo luận. * Kết cấu đề tài -Lời mở đầu -Nội dung I. Cơ sở lý luận của dân số và thị trường lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế. II. Thực trạng dân số Việt Nam và ảnh hưởng của nó tới thị trường lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế. III. Các giải pháp đối với dân số và đối với thị trường lao động trong tiến trình hội nhâp kinh tế. - Kết luận - Danh mục tài liệu tham khảo - Phụ lục I.Cơ sở lý luận của dân số và thị trường lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế. 1.Dân số và các chỉ tiêu của dân số 1.1.Khái niệm dân số Tập hợp những người cùng sống trên một lãnh thổ nhất định gọi là dân cư của vùng đó. Lãnh thổ có thể là xã, huyện, tỉnh, cả nước hay cả Trái Đất…Dân cư của một vùng lãnh thổ là khách thể nghiên cứu chung của nhiều bộ môn khoa học như Y học, Kinh tế học, Ngôn ngữ học… Mỗi khoa học nghiên cứu một khía cạnh nào đó của khách thể này. Và dân số chính là dân cư được xem xét, nghiên cứu ở góc độ quy mô và cơ cấu và những thành tố gây nên sự biến động của chúng: sinh, chết, di cư. 1.2.Các chỉ tiêu của dân số 1.2.1.Quy mô dân số Quy mô dân số của một vùng lãnh thổ là tổng số dân sinh sống trên vùng lãnh thổ đố tại một thời điểm nhất định. Thời điểm có thể là đầu năm, giữa năm hay cuối năm…cùng với những phương pháp chuyên môn người ta sẽ xác định được lượng người cư trú trong vùng lãnh thổ nào đó. Tuỳ mục đích hay yêu cầu nghiên cứu người ta cần nắm dân số hiện có mặt tại một địa phương và dân số pháp lý tức thường trú theo tiêu thức đăng ký hộ tịch, hộ khẩu từ đó xác định số dân tạm trú, tạm vắng. Hai chỉ tiêu biểu hiện quy mô dân số thường dùng là: +Dân số trung bình là số lượng dân được tính bình quân trong một thời kỳ nào đó(tháng, quý, năm hoặc thời kỳ dài). +Tăng trưởng dân số là sự biến đổi quy mô dân số theo thời gian. Để đánh giá chỉ tiêu này người ta thường tính tỉ lệ tăng dân số hàng năm (r) r =(số dân cuối năm - số dân đầu năm )/số dân đầu năm 1.2.2.Cơ cấu dân số Sự phân chia dân số thành các bộ phận khác nhau theo các tiêu thức khác nhau tạo nên cơ cấu dân số. Theo đó sẽ có nhiều cơ cấu dân số tuỳ theo cách phân chia, đó là: -Theo giới tính: cơ cấu dân số là sự phân chia tổng số dân thành số nam và số nữ. Các chỉ tiêu đơn giản thường được dùng là: Tỉ số giới tính SR = Pnam/Pnữ Tỉ lệ nam( nữ ) trong tổng số dân = Pnam(nữ)/P Tỉ số giới phụ thuộc vào tỉ số giới của trẻ sơ sinh, sự khác biệt về tử vong và di cư của nam và nữ. -Theo tuổi: cơ cấu dân số là sự phân chia tổng số dân theo từng độ tuổi(một năm) hoặc nhóm tuổi( thường là 5 năm, 10 năm) và các khoảng tuổi lớn( dưới tuổi lao động từ 0 đến 15 tuổi; ngoài tuổi lao động từ 60 tuổi trở lên; trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 đến 49 tuổi…). Ở đây có một chỉ tiêu thể hiện mức đảm nhiệm, đó là tỉ số phụ thuộc( gánh nặng phụ thuộc). Qua đây có thể biết trung bình cứ cứ 100 người trong tuổi lao động phải nuôi bao nhiêu người ở các nhóm tuổi dưới và trên độ tuổi lao động. Ngoài ra còn có nhiều cách phân chia cơ cấu dân số nữa như cơ cấu dân số theo tình trạng hôn nhân hay theo trình độ giáo dục… song cơ cấu tuổi và giới tính của dân số là những cơ cấu dân số nền tảng và được sử dụng nhiều trong phân tích dân số học. 1.2.3.Phân bố dân số Để đáp ứng nhu cầu thực tế, số liệu dân số cần phải được thu thập, tính toán, phân chia theo các vùng địa lý, vùng kinh tế hoặc các đơn vị hành chính…trong mỗi quốc gia. Người ta có thể nhận biết một vùng là đông dân hay thưa dân trên cơ sở mật độ dân số. Chỉ tiêu này biểu thị số dân trên một đơn vị diện tích ( thường là người/km2). -Theo vùng lãnh thổ -Theo các khu vực thành thị và nông thôn 1.2.4.Mức sinh -Khái niệm: Mức sinh là biểu hiện khả năng sinh sản trên thực tế của người phụ nữ. Nó liên quan đến số trẻ sinh sống mà một người phụ nữ có thực trong suốt cuộc đời sinh sản của mình. -Các thước đo đánh giá mức sinh: +Tỉ suất sinh thô CBR biểu thị số trẻ em sinh ra trong một năm so với 1000 dân trung bình của địa phương trong năm đó. Nó phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu dân số. Nếu cơ cấu dân số thuận lợi cho mức sinh (số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao) mặc dù mức sinh của người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không đổi nhưng số trẻ em sinh ra trong một năm vẫn cao nên CBR cũng cao. Thước đo này được sử dụng rộng rãi và nó khác nhau giữa các vùng, các nước, các thời kỳ. +Tỉ suất sinh chung GFR biểu thị số trẻ em sinh ra trong một năm so với 1000 phụ nữ trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ. Thước đo này đã loại bỏ một phần ảnh hưởng của cơ cấu tuổi và giới tính đối với mức sinh. Nó không chỉ phụ thuộc vào mức sinh của phụ nữ mà còn phụ thuộc vào cơ cấu tuổi trong nhóm phụ nữ ở tuổi sinh đẻ. +Tỉ suất sinh đặc trưng theo từng nhóm tuổi ASFRx để đánh giá mức độ sinh của từng độ tuổi(nhóm tuổi). thước đo này đã loại bỏ hoàn toàn cơ cấu tuổi và giới đối với mức sinh. Tuy nhiên để xác định được nó cần có số liệu chi tiết mức sinh cho từng độ tuổi. Trong thực tế thường chỉ tính cho từng nhóm tuổi. +Tổng tỉ suất sinh TFR là thước đo đánh giá mức sinh được các nhà nhân khẩu học sử dụng rộng rãi. Phương pháp xác định khá đơn giản nhưng phải xác định được các tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi rồi cộng lại được tỉ suất sinh. Nhưng chú ý tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi tính cho 1000 phụ nữ còn tổng tỉ suất sinh tính cho một phụ nữ. -Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh: +Nhóm yếu tố tự nhiên: cơ cấu dân số theo tuổi và giới +Nhóm yếu tố kinh tế- xã hội: nghề nghiệp, thu nhập, trình độ giáo dục, lối sống, phong tục thờ cúng…cũng ảnh hưởng đến nhận thức và kiến thức của người dân về quan điểm, quyết định sinh đẻ vì vậy mức sinh có thay đổi đáng kể. +Nhóm yếu tố chính sách dân số cũng là nhân tố quan trọng quyết định mức sinh của người dân. +Nhóm yếu tố giáo dục kĩ thuật: các phương tiện tránh thai có tác động tích cực đến mức sinh nếu biết cách sử dụng hợp lý nhưng nó cũng sẽ phản tác dụng nếu quá lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách và có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. 1.2.5.Mức chết -Khái niệm Chết là sự mất đi vĩnh viễn những biểu hiện của sự sống tại bất cứ thời điểm nào sau khi có sự kiện sinh sống xảy ra(sự chấm dứt tất cả những biểu hiện của sự sống mà không một khả năng nào khôi phục lại được). Như vậy sự kiện chết xảy ra chỉ sau khi có sự kiện sinh ra sống được. Khoảng thời gian kể từ khi sinh đến khi chết là độ dài cuộc sống, hay một đời người. -Các thước đo đánh giá mức chết: +Tỉ suất chết thô CDR biểu thị số người chết trong một năm so với 1000 người dân. Đây là thước đo phổ biến nhất được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên nó vẫn bộc lộ nhược điểm là không phản ánh chính xác mức chết vì nó còn phụ thuộc vào cơ cấu dân số. Cơ cấu dân số càng già thì CDR càng cao trong khi các tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi không thay đổi, vì vậy nó không phản ánh được trình độ y học, mức sống của người dân. +Tỉ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi IMR biểu thị số trẻ em chết dưới 1 tuổi trong năm so với 1000 trẻ em sinh sống trong năm. Đây là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá dân số vì nó là một trong những chỉ báo nhạy cảm nhất để đánh giá độ ảnh hưởng của y tế và bảo vệ sức khoẻ dân cư. Và nó còn đo mức độ chết trong phân bố dân cư và có mức độ chết cực cao nên nó ảnh hưởng rất lớn đến mức độ chết chung của dân cư. Tuy nhiên IMR lại không nhận ra tỷ suất chết thực thụ của nó. +Tỉ suất chết đặc trưng theo độ tuổi ASDRx đã loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng cơ cấu tuổi đối với mức chết, vì vậy nó có giá trị so sánh mức độ chết giữa các địa phương, quốc gia, thời kỳ với nhau và phản ánh được mức sống người dân, trình độ y tế, phát triển khoa học. Để xác định việc đó phải có số liệu chi tiết, không chỉ cần biết số người chết trong năm mà còn cần phải phân theo độ tuổi hay nhóm tuổi. 1.2.6.Di dân -Khái niệm: Di dân là sự di chuyển của người dân theo lãnh thổ với những giới hạn về thời gian và không gian nhất định, kèm theo sự thay đổi nơi cư trú thường xuyên. -Đặc trưng chủ yếu của di dân: Một là, con người có thuộc tính luôn vươn tới điều kiện sống tốt hơn về vật chất và tinh thần. Nó cho phép nhìn nhận lại động cơ và mục đích di dân. Thường thì nơi định di cư đến là nơi có điều kiện sống tốt hơn xét tren một phương diện nào đó. Hai là, mức di dân cao hay thấp cũng liên quan chặt chẽ với độ tuổi. theo nghiên cứu thì dân số ở độ tuổi 15-30 chiếm đa số trong dòng di dân. Họ có nhiều cơ hội và triển vọng lớn hơn so với các độ tuổi khác trong đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm. Ba là, trong số người di dân thì nam thường nhiều hơn nữ. Điều này là do bản năng và sự phân công giới tính tự nhiên. Bốn là, người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lành nghề cao hơn thì khả năng di dân lớn hơn. họ có khả năng cạnh tranh tốt hơn về việc làm với người sở tại, dễ dàng tạo được các điều kiện định cư lâu dài tại nơi mới. Năm là, người ít bị ràng buộc vào tôn giáo, các yếu tố văn hoá truyền thống, hoàn cảnh gia đình, họ sẽ dễ dàng thích nghi hơn do đó khả năng di cư sẽ cao hơn so với bộ phận dân số còn lại. Ngoài ra còn có các chỉ tiêu khác của dân số như tuổi thọ trung bình, biến động dân số tự nhiên… 2.Thị trường lao động và các yếu tố của thị trường lao động 2.1.Khái niệm thị trường lao động Thị trường: là nơi mua bán hàng hóa, là nơi gặp gỡ để tiến hành mua bán giữa người bán và người mua. Thị trường lao động : là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hoá sức lao động hoặc dịch vụ lao động giữa một bên là người sử dụng lao động và một bên là người lao động. Đây là bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thị trường và chịu sự tác động của hệ thống quy luật của nền kinh tế thị trường. 2.2.Các yếu tố của thị trường lao động 2.2.1.Cung lao động Tổng cung lao động là bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân và một bộ phận tuy chưa có việc làm nhưng đang có nhu cầu tìm việc. Cung lao động có tính thời điểm nên ta có cung thực tế và cung tiềm năng: -Cung lao động thực tế gồm những người lao động đang làm việc thực tế(đang hoạt động kinh tế ) và những người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có nhu cầu làm việc đang tìm việc trên thị trường lao động. -Cung lao động tiềm năng về lao động chỉ những khả năng tiềm tàng về nguồn nhân lực của một thị trường lao động và bao gồm các thành phần sau: cung thực tế lao động; những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang đi học (văn học, chuyên môn, kĩ thuật…); những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang làm công việc nội trợ trong gia đình mình; những người trong độ tuổi lao động đang đi nghĩa vụ quân sự và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nằm trong các tình trạng khác. 2.2.2.Cầu lao động Tổng cầu lao động là toàn bộ nhu cầu về sức lao động của nền kinh tế (của một đơn vị kinh tế, của một ngành) ở một thời kỳ nhất định, và bao gồm cả mặt số lượng và chất lượng, thường được xác định thông qua chỉ tiêu việc làm. 2.2.3.Giá cả sức lao động và thông tin thị trường lao động Giá cả sức lao động là biểu hiện tiền tệ của giá trị hàng hoá sức lao động. Giá trị hàng hoá sức lao động là do giá trị tư liệu sinh hoạt mà sức lao động cần có để sản xuất, duy trì và phát triển, quyết định. Số tiền chi trả cho những tư liệu sinh hoạt ấy tạo thành giá cả hàng hóa sức lao động. Giá cả sức lao động biểu hiện tiền công của người làm thuê. 2.2.4.Các quan hệ giao dịch cung- cầu lao động Sự vận động của cung cầu lao động sẽ chi phối số lượng người tham gia vào thị trường lao động và mức tiền công. Nếu mức cung lao động phù hợp với mức cầu, với điều kiện mức cầu có khả năng thu hút tất cả những người có khả năng lao động và mong muốn làm việc thì thị trường lao động vận hành tốt. Trong trường hợp ngược lại thì thị trường lao động sẽ lâm vào trạng thái không ổn định. Nêú mức cung lao động cao hơn cầu lao động, thì lao động sẽ thừa và ngược lại. Mặt khác, giá cả hàng hoá sức lao động không chỉ quyết định ở giá trị của nó, mà còn chịu ảnh hưởng của quan hệ cung cầu lao động. Khi cung lao động lớn hơn cầu, thì giá cả sức lao động sẽ thấp hơn giá trị sức lao động. Khi cung lao động không đáp ứng cầu, thì giá cả sức lao động sẽ tăng lên. Như vậy yếu tố cung, cầu lao động và giá cả sức lao động cũng có quan hệ tác động qua lại với nhau trên thị trường lao động. 3.Khái niệm hội nhập kinh tế Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở, mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác kinh tế, gia nhập trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế, các định chế kinh tế - tài chính quốc tế và tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu. 4.Mối liên hệ giữa dân số và thị trường lao động Thị trường lao động có 4 yếu tố song trong đề tài này chỉ xem xét mối liên hệ giữa dân số và cung lao động. Dân số và nguồn lao động có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Dân số là cơ sở hình thành nên nguồn lao động - lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Nguồn lao động là bộ phận dân số trong tuổi lao động và có khả năng lao động song trong thực tế nó còn bao gồm cả những người ngoài độ tuổi lao động thực tế có tham gia hoạt động lao động. Vì vậy khi xem xét mối liên hệ giữa dân số với nguồn lao động cũng chính là xem xét dân số với cung lao động. 4.1.Dân số ảnh hưởng tới nguồn lao động (cung lao động) 4.1.1.Quy mô, phân bố dân số ảnh hưởng đến quy mô, phân bố nguồn lao động. Dân số học thường chia tổng dân số ra làm ba bộ phận: bộ phận dân số dưới tuổi lao động (ký hiệu P0-14), bao gồm tất cả số trẻ em tính từ lúc mới sinh ra(0 tuổi) cho đến hết tuổi 15; bộ phận dân số trong độ tuổi lao động( ký hiệu P15-59 đối với nữ và P15-64 đối với nam); bộ phận dân số già (P60+ hoặc P65+). Với các điều kiện khác không thay đổi( như cơ cấu tuổi, giới tính…), khi nào và ở đâu quy mô dân số đông, mật độ dân số cao thì khi đó, nơi đó nguồn lao động cũng dồi dào. Đây không phải lúc nào cũng là thuận lợi mà đối với các nước chậm phát triển thì đây lại là một vấn đề gây đau đầu các nhà hoạch định chính sách. Với nguồn lao động lớn song nguồn vốn không đủ lớn, nên sẽ không có đủ việc làm cho họ. Đây sẽ trở thành áp lực lớn cho quá trình phát triển. 4.1.2.Cơ cấu tuổi và giới tính của dân số ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng nguồn lao động. Một dân cư có số người trẻ chiếm tỷ trọng cao trong dân số, thường do mức sinh cao và số người gia nhập vào lực lượng lao động nhiều hơn so với số người ra khỏi lực lượng lao động. Điều đó làm cho quy mô nguồn lao động không ngừng được tăng lên, cơ cấu lực lượng lao động được trẻ hoá, dòng di chuyển của lao động diễn ra nhiều và mạnh hơn, chất lượng nguồn nhân lực sẽ được cải thiện hơn so với một dân cư già, với số người già chiếm đa phần trong dân số. 4.1.3.Chất lượng dân số ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng nguồn lao động. Nguồn lao động là bộ phận chủ yếu của dân số. Chất lượng dân số tốt cũng có nghĩa là chất lượng nguồn nhân lực tốt và ngược lại. Thể lực, trí lực, nhân cách, phẩm hạnh, hành vi ứng xử, lối sống… của dân cư có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cũng như quy mô, cơ cấu và sự phân bố của nguồn nhân lực. Dân số trẻ thì thường nguồn lao động cũng trẻ. Dân số trẻ trong tuổi lao động thường có thể lực, trí lực tốt hơn so với những những người lao động cao tuổi. Họ là bộ phận dân số khá linh hoạt và năng động trong cuộc sống, trong công việc và thường di chuyển, thay đổi nghề nghiệp, nơi làm việc và nơi cư trú nhiều hơn. Nhóm dân cư này chính là những đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia và đống góp vào quá trình phân công lại lao động xã hội, thực hiện phân bố và phân bố lại lực lượng lao động, lực lượng sản xuất theo ngành và lãnh thổ góp phần chuyển dịch và đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất trong nền kinh tế quốc dân. Trình độ học vấn của dân cư ảnh hưởng rất đáng kể đến chất lượng nguồn nhân lực. Khi trình độ học vấn của dân cư được nâng cao, nhiều người trẻ được tiếp cận và tiếp nhận giáo dục tốt, tỷ lệ biết chữ cao…sẽ tác động tích cực đến vấn đề giáo dục chuyên môn, nghề nghiệp, đào tạo kỷ luật, nâng cao kỹ năng của người lao động. 4.1.4. Ảnh hưởng của mức sinh đến nguồn lao động. Mức sinh giữ một vị thế rất quan trọng trong sự phát triển dân số, lao động và phát triển kinh tế xã hội. Mức sinh thay đổi, tại thời điểm đó số trẻ em mới được sinh ra có ảnh hưởng đến số lượng dân số nhưng không trực tiếp tác động đến quy mô nguồn lao động, mà thường sau 15 năm. Tuy nhiên, mức sinh cao thường đi liền với nó là quy mô dân số đông và nguồn lao động dồi dào. Mức sinh cao hay thấp, tăng nhanh hay chậm tất yếu sẽ làm cho cấu trúc tuổi của dân số và lao động trẻ ra hoặc già đi, cấu trúc giới tính có thể mất cân đối hoặc hài hoà hợp lý hơn. Sinh đẻ nhiều, số trẻ em mới được sinh ra đông, cấu trúc dân số trẻ, mức đảm nhận cao, gánh nặng kinh tế của những người trong tuổi lao động tăng lên, điều kiện để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sông sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các nước đang phát triển, các nước nghèo. Mức sinh không chỉ ảnh hưởng gián tiếp mà còn trực tiếp tác độngđến nguồn lao động. tại thời điểm mức sinh cao, số phụ nữ sinh đẻ nhiều và đẻ dày, mức độ tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ trẻ bị hạn chế, cung lao động nữ trong độ tuổi có cường độ và năng suất lao động cao tại thời điểm đó giảm xuống, ảnh hưởng đáng kể đến nhiều ngành sản xuất, nhất là những ngành cần nhiều lao động nữ. Sinh đẻ nhiều, điều kiện học tập để nâng cao trình độ chuyên môn của phụ nữ bị hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực nữ thấp từ đó cơ hội tìm kiếm việc làm và khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường trở nên khó khăn hơn. Và ngược lại nếu mức sinh thấp thì cơ hội học tập cũng như tìm kiếm việc lam sẽ được nâng cao. 4.1.5.Tác động của mức chết đến nguồn lao động Mức chết thay đổi có ảnh hưởng đáng kể đến quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố nguồn nhân lực. Do chết hầu như phân bố đều ở tất cả các lứa tuổi nên tác động của mức chết đến nguồn lao động không giống các quá trình dân số khác như sinh đẻ hay di dân. Khi mức chết tăng lên thì quy mô nguồn lao động thường giảm và tỉ số phụ thuộc có thể giảm theo.
Tài liệu liên quan