Đề tài Thực trạng hoạt động thương mại nội địa của ngành Dược

Bước sang thế kỷ 21 một thế kỷ có thể nói có những bước phát triển vô cùng to lớn. Không chỉ có ý nghĩa với nước ta mà có ý nghĩa đối với cả thế giới. Ngay sau khi ra nhập WTO nước ta chính thức bước vào một sân chơi mới. Một sân chơi mà dường như chúng ta không phải là đối thủ của họ. Thương mại quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi mỗi nước cần phải mở rộng mối quan hệ. Hội nhập về tất cả các lĩnh vực, tất cả các ngành hàng. Tuy nhiên không phải vì vậy mà chúng ta quên mất, xem nhẹ thị trường nội địa. Bởi thị trường nội địa có thể được coi như bàn đạp, một nền tảng giúp các doanh nghiệp nước ta có thể phát triển trên các thị trường nước ngoài. Một trong những ngành hàng được nhà nước ta hiện nay rất quan tâm đó là Dược Phẩm. Không chỉ với tính chất là một ngành hàng trong số các ngành hàng khác trong nền kinh tế mà Dược Phẩm nó còn là một ngành hàng đặc biệt liên quan đến các chính sách an sinh xã hội của một quốc gia. Nói đến Dược Phẩm hầu hết mọi người đều nghĩ đến sản phẩm ngoại. Bởi hiện nay trên thị trường hầu hết ở các bệnh viện, phòng khám tư đều giới thiệu, bán các loại thuốc ngoại. Đây có thể là một bất lợi lớn cho các hãng thuốc nội bởi sự không thông dụng đối với thị trường. Đó cũng chính là khó khăn lớn của hoạt động thương mại nội địa của ngành Dược. Một vấn đề đặt ra là: vậy phải làm thế nào để phát triển được thương mại nội địa cho ngành Dược Phẩm. Dưới đây nhóm chúng tôi sẽ đề cập tới thực trạng hoạt động thương mại nội địa của ngành Dược từ đó đưa ra các chiến lược và chính sách cũng như giải pháp nhằm phát triển thương mại nội địa ngành Dược.

doc20 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động thương mại nội địa của ngành Dược, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở bài Bước sang thế kỷ 21 một thế kỷ có thể nói có những bước phát triển vô cùng to lớn. Không chỉ có ý nghĩa với nước ta mà có ý nghĩa đối với cả thế giới. Ngay sau khi ra nhập WTO nước ta chính thức bước vào một sân chơi mới. Một sân chơi mà dường như chúng ta không phải là đối thủ của họ. Thương mại quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi mỗi nước cần phải mở rộng mối quan hệ. Hội nhập về tất cả các lĩnh vực, tất cả các ngành hàng. Tuy nhiên không phải vì vậy mà chúng ta quên mất, xem nhẹ thị trường nội địa. Bởi thị trường nội địa có thể được coi như bàn đạp, một nền tảng giúp các doanh nghiệp nước ta có thể phát triển trên các thị trường nước ngoài. Một trong những ngành hàng được nhà nước ta hiện nay rất quan tâm đó là Dược Phẩm. Không chỉ với tính chất là một ngành hàng trong số các ngành hàng khác trong nền kinh tế mà Dược Phẩm nó còn là một ngành hàng đặc biệt liên quan đến các chính sách an sinh xã hội của một quốc gia. Nói đến Dược Phẩm hầu hết mọi người đều nghĩ đến sản phẩm ngoại. Bởi hiện nay trên thị trường hầu hết ở các bệnh viện, phòng khám tư đều giới thiệu, bán các loại thuốc ngoại. Đây có thể là một bất lợi lớn cho các hãng thuốc nội bởi sự không thông dụng đối với thị trường. Đó cũng chính là khó khăn lớn của hoạt động thương mại nội địa của ngành Dược. Một vấn đề đặt ra là: vậy phải làm thế nào để phát triển được thương mại nội địa cho ngành Dược Phẩm. Dưới đây nhóm chúng tôi sẽ đề cập tới thực trạng hoạt động thương mại nội địa của ngành Dược từ đó đưa ra các chiến lược và chính sách cũng như giải pháp nhằm phát triển thương mại  nội địa ngành Dược. 1. Lý luận 1.1 Hoạt động thương mại nội địa của ngành dược 1.1 .1 Thực trạng ngành Dược Việt Nam Tính đến hết năm 2008 số lượng doanh nghiệp nước ngoài đăng ký là 438 đơn vị, tăng 68 đơn vị doanh nghiệp so với năm 2007 (370 doanh nghiệp). Hiện các doanh  nghiệp Ấn Độ, Hàn Quốc chiếm 34,5% tổng số doanh nghiệp đăng ký. Trị giá nhập khẩu thuốc năm 2008 đạt 923.288 triệu USD (tăng 13,8% so với 2007). Trong năm 2008 do sự biến động mạnh về tỷ giá ngoại tệ nên ảnh hưởng nhiều tới hoạt động nhập khẩu thuốc.Tổng số sổ đăng ký thuốc nước ngoài còn hiệu lực là 10.339 sổ đăng ký; các hoạt chất đã đăng ký gần 900 hoạt chất; các hợp chất có nhiều sổ đăng ký chủ yếu là kháng sinh , kháng viêm; 20 hoạt chất có nhiều sổ đăng ký chiếm 19% tổng số sổ đăng ký. Trong năm 2008, có 2.300 thuốc nước ngoài được cấp sổ đăng ký; các thuốc đăng ký nhiều là kháng sinh, kháng viêm; một số hoạt chất đăng ký nhiều trong năm là Glimepiride, Metformin, Rabeprazole.  Tính đến 31/12/2008, toàn quốc có 37 dự án đầu tư vào lĩnh vực dược. Trong năm 2008 có 1 dự án được cấp giấy phép đầu tư vào sản xuất thuốc. Số dự án đã triển khai hoạt động là 25 dự án. 32 dự án với tổng số vốn là 282.6 triêu USD, 192.9 triệu USD là 25 dự án đã hoạt động. 22 nhà máy dược phẩm FDI đầu tư vào 40 dây chuyền sản xuất thuốc (trên tổng số 230 dây chuyền của các nhà máy GMP). Trị giá thuốc sản xuất của các nhà máy dược phẩm FDI chiếm khoảng 22% tổng trị giá thuốc sản xuất của các nhà máy dược phẩm trong cả nước.    Ngành dược Việt Nam đã thu được những kết quả rất đáng ghi nhận trên hầu hết các mặt của công tác chăm sóc dược (pharmaceutical care). Số liệu báo cáo cho thấy, năm 2008 thuốc sản xuất trong nước đạt 715,435 triệu USD, chiếm 50,2% giá trị tiền thuốc sử dụng và tăng 19,16% so với năm 2007, đã góp phần tăng tiền thuốc bình quân đầu người lên 16,45 USD/năm. Thuốc sản xuất trong nước đang hướng tới những nhóm thuốc có tỷ lệ sử dụng cao, thuốc chuyên khoa (như : thuốc tim mạch, tiểu đường, thần kinh, nội tiết, ...) Các dạng bào chế cũng được phát triển hơn (như : thuốc tác dụng có kiểm soát, thuốc tiêm đông khô, thuốc sủi bọt, ...) Hệ thống sản xuất, kiểm tra chất lượng, tồn trữ bảo quản, lưu thông phân phối thuốc không ngừng được tiêu chuẩn hoá theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và tiêu chuẩn quốc tế, tính đến tháng 3/2009 đã có 92 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP); 92 đơn vị đạt tiêu chuẩn GLP; 110 đơn vị đạt GSP; việc triển khai áp dụng GDP, GPP từ tháng 01 năm 2007 bước đầu đạt những kết quả, đặc biệt trong việc thay đổi nhận thức của các đối tượng là nhà quản lý, người hành nghề và người tiêu dùng. Theo báo cáo của 04 thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và 33 tỉnh triển khai thực hiện GPP, tính đến 31.3.2009: - Có 444/8.434 nhà thuốc đạt GPP, bằng 5,3% - Trong đó nhà thuốc bệnh viện là 140/406 đạt GPP, bằng 34% - Có 15 doanh nghiệp tổ chức chuỗi nhà thuóc Với chiến lược áp dụng đồng bộ 5 G.Ps theo quan điểm Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management) kết quả được thể hiện rõ nhất qua tỷ lệ thuốc giả, thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng không ngừng giảm trong những năm qua và duy trì ở một tỷ lệ rất thấp, cụ thể năm 2008, tỷ lệ thuốc giả là 0,095%, thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng là 2,94%. Tổng số quầy bán lẻ thuốc đạt 35 518 điểm, góp phần bảm đảm cung ứng thường xuyên thuốc phòng chữa bệnh cho người dân, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Trong năm 2008 giá thuốc được kiểm tra, kiểm soát và tương đối ổn định, không có sự tăng giá đột biến, bất hợp lý. Đây cũng là điểm nổi bật trong công tác chỉ đạo, điều hành về giá thuốc. Chỉ số giá nhóm hàng dược phẩm, y tế năm 2008 là 9,43% nếu so sánh với chỉ số giá tiêu dùng chung của xã hội CPI là 47,71% (giảm hơn so với năm 2007 là 55%, năm 2006 là 65%) và vẫn tiếp tục đứng 7/10 về chỉ số giá của các nhóm hàng chủ yếu.Tổng kết công tác y tế năm 2008, công tác bình ổn giá thuốc được xếp là một trong 10 sự kiện ngành y tế. 1.1.2 Hoạt động thương mại nội địa của ngành dược nói chung Hiện tại, năng lực của ngành dược Việt Nam đang ở cấp độ 2,5-3 theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tức là có khả năng sản xuất một số thuốc gốc (Generic) và xuất khẩu một số dược phẩm. Các doanh nghiệp (DN) dược hiện nay vẫn chủ yếu đầu tư sản xuất các loại thuốc thông thường, đơn giản, chưa chú ý đầu tư sản xuất các loại thuốc chuyên khoa, đặc trị hay các dạng bào chế đặc biệt. Điều này được thể hiện qua các con số: 51% dây chuyền sản xuất dược ở nước ta hiện nay là sản xuất thuốc viên thông thường; 15% dây chuyền sản xuất thuốc kem, mỡ dùng ngoài; 10% sản xuất thuốc nang mềm; 8% sản xuất thuốc nước; 7% sản xuất thuốc tiêm; 5% sản xuất thuốc nhỏ mắt... Thống kê của Cục Quản lý dược cho thấy hiện nay, thuốc sản xuất trong nước bảo đảm được 48,3% giá trị thị trường thuốc (khoảng 652/1.563 hoạt chất), vì vậy sức cạnh tranh rất thấp. Trong khi đó, hệ thống phân phối của ngành dược cũng đang tồn tại quá nhiều yếu kém. Nhiều doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu trực tiếp dược phẩm nhưng chủ yếu là nhập khẩu ủy thác để hưởng phí ủy thác hay nhập các thuốc bán chạy kiếm lời mà không chú trọng đến mô hình bệnh tật, dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh.    Năng lực cạnh tranh yếu, thiếu hiểu biết các quy định về sở hữu trí tuệ; thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ... là những bất lợi của ngành dược VN khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Các DN phải đối mặt trực tiếp với DN nước ngoài trên một sân chơi bình đẳng khi hầu hết các “hàng rào” thuế quan bị hạ thấp. Không dừng lại ở việc giảm thuế mà các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm nước ngoài ở Việt Nam còn được phép trực tiếp xuất nhập khẩu dược phẩm từ ngày 1-1-2009. Với những cam kết cần phải thực hiện, cùng với tiềm năng to lớn của thị trường (doanh số 1,432 tỷ USD vào năm 2005), nhiều chuyên gia dự đoán trong thời gian đầu các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tập trung vào phát triển hệ thống phân phối dược phẩm ở Việt Nam. Và như vậy, ngành dược Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ mất thị phần, thị trường do năng lực cạnh tranh thấp. Tăng giá và thao túng của một số DN và đại lý trong ngành dược, để cho thấy sự yếu kém của ngành thương mại nội địa. Các hãng dược phẩm trong nước và nước ngoài thông qua những đại lý phân phối đã "thống trị" mặt bằng giá thuốc ở Việt Nam một khoảng thời gian khá lâu. Sự tăng giá liên tục dược phẩm đã ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu dùng, nhất là người lao động thu nhập trung bình và thấp. Cơ quan quản lý Nhà nước cũng như những tổng công ty nhà nước 90, 91 đã không chủ động tham gia vào thị trường thuốc chữa bệnh để ổn định giá cả và điều này làm giảm lòng tin của người tiêu dùng đối với hệ thống quản lý Nhà nước Hiện nay, ngành dược Việt Nam còn thiếu định hướng và đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Mặc dù nước ta là một quốc gia có nguồn dược liệu đa dạng và phong phú cả về số lượng, chất lượng, chủng loại nhưng vẫn chưa được khai thác tốt để đáp ứng nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó, mạng lưới cung ứng, phân phối dược phẩm vẫn mang tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp và chưa được tiêu chuẩn hóa nên chưa đóng vai trò chủ đạo để bình ổn thị trường thuốc trong nước cả về nguồn cung cấp, cũng như giá cả... 2. Thực trạng 2.1 Nhóm môi trường tác động 2.1.1 Nhóm môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô bao gồm những khía cạnh gì? Môi trường vĩ mô: các lĩnh vực về chính trị, kinh tế, xã hội.. 2.1.1.1 Chính trị Có vẻ nếu ai đó mới nghe thì thấy hơi lạ, thậm chí nghi ngờ. Nhưng không phải mà thực sự chính trị cũng có ảnh hưởng tới hoạt động thương mại nội địa của ngành dược. Bởi vì sao? Vì ngành Dược thực chất cũng chỉ là một ngành, một bộ phần của nền kinh tế. Mà kinh tế chịu ảnh hưởng rất nhiều từ chính trị. Do vậy mà ngành Dược cũng không thể nào nằm ngoài sự phụ thuộc đó. Ngày nay, trong bất cứ ngành hàng nào, muốn có điều kiện phát triển một cách sâu rộng, mạnh mẽ thì một yếu tố quan trong là sự ổn định chính trị của quốc gia đó. Nếu chính trị quốc gia đó không ổn định, thử hỏi sao mà nên kinh tế có thể phát triển một cách bình thường được. Chính trị và luật pháp thường đi liền với nhau vì: Luật pháp chính là công cụ để nhà nước quản lý, điều chỉnh mọi mối quan hệ trên thị trường cũng như trong đời sống hàng ngày. Do vậy mà luật pháp cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh Dược Phẩm trên thị trường nội địa. Khi luật pháp quy định ưu đãi đối với kinh doanh Dược phẩm thì ngành dược có điều kiện phát triển hơn. Còn ngược lại, nếu luật pháp có những quy định gây khó dẽ cho hoạt động kinh doanh Dược phẩm thì chắc chắn sự phát triển của ngành dược phẩm có sự khó khăn hơn. 2.1.1.2 Kinh tế Nói đến kinh tế người ta nói đến sự rộng lớn về quy mô, đa dạng về hình thức và phong phú về chủng loại. Một nền kinh tế gọi là nền kinh tế phát triển khi cơ cấu kinh tê: Dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất(trên 60%), sau đó đến công nghiệp và cuối cùng là nông nghiệp(dưới 10%). Trong nền kinh tế có rất nhiều ngành nghề khác nhau, nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Có các ngành: dệt may, công nghiệp chế biên, dịch vụ, Dược phẩm ……. Nền kinh tế được coi như môi trường sống của các ngành hàng đó. Môi trường sống có tốt, có trong lành thì các thực thể bên trong môi trường đó mới có thể phát triển một cách bình thường và nhanh chóng được. Đối với ngành Dược cũng vậy: nền kinh tế có phát triển một cách ổn định thì ngành Dược mới có thể phát triển một cách thuận lợi dễ dàng được. Trong nền kinh tế ảnh hưởng mang tính toàn cầu đó là những cuộc khủng hoảng, suy thoái. Hầu hết khi thế giới xảy ra khủng hoảng các quốc gia đều chịu ảnh hưởng. Quốc gia nào hội nhập càng sâu càng ảnh hưởng nặng. Khủng hoảng ảnh hưởng đến nền kinh tế nên đương nhiên cũng sẽ ảnh hưởng đến từng ngành hàng, dịch vụ. Vì thế khi nền kinh tế bị khủng hoảng ngành dược ít nhiếu cũng chịu ảnh hưởng. 2.1.1.3 Xã hội. Xã hội bao gồm những vấn đề gì? Xã hội: con người, nền văn hoá, đặc điểm nhân khẩu học, dân số, tập quán thói quen…… Nếu như chính trị và kinh tế nó làm cho người nghe khó hình dung ra được đối tượng tác động của là ngành Dược thì xã hội lại giúp cho ta có thể hình dung ra được ngay. bởi vì sao? Đó là vì nhắc đến xã hội ta nghĩ ngay đến con người. Mà ngành dược lại là một ngành đặc thù phục vụ như cầu tối quan trọng của con người đó chính là nhu cầu chữa bệnh, tăng cường sức khoẻ……… Chính vì đổi tượng tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngành Dược là các vấn đề xã hội. Chính vì vậy chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của xã hội cũng sẽ làm cho ngành Dược có sự thay đổi lớn. Ví Dụ: khi bùng phát một đại dịch nào đó: H1N1, cảm cúm…….. Làm cho cầu về loại thuốc đặc trị bệnh đó tăng đột biến. Cũng như vậy, khi người dân có thói quen dùng sản phẩm của hãng nào đó, họ đã tin tưởng thì rất ít khi, hay rất khó khăn làm cho họ thay đổi thói quen của mình. Ví dụ, hiện nay thói quen sính hàng ngoại của người dân đã rất phổ biến.Thay đổi thói quen đó là một điều hết sức cần thiết. Nó sẽ có tác dụng rất mạnh mẽ thúc đẩy nền sản xuất trong nước phát triển, đưa nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, phát triển cao hơn về quy mô, đa dạng hơn về phương thức, cũng như phong phú hơn về chủng loại mặt hàng. 2.1.2 Nhóm môi trường ngành Môi trường ngành là gì? Môi trường ngành có thể coi đó chính là môi trường nội tại. Như vậy, nói đến ảnh hưởng của môi trường ngành Dược đến hoạt động thương mại nội địa của ngành Dược cũng chính là ta đi xem xét bản thân ngành Dược đã tác động thế nào đến hoạt động thương mại ngành Dược. Ta lấy ngay một ví dụ cụ thể, bản thân mỗi chúng ta có ảnh hưởng gì đến tương lai của chúng ta. Đương nhiên là ta đóng vai trò quyết định. Bởi khi bản thân ta muốn ta tốt hơn, có tương lai sáng hơn thì khi đó ta sẽ có sự phấn đấu, quyết tâm và tự mình vạch ra những mục tiêu, định hướng, con đường bước đi có thể đưa ta đến mục tiêu đã đề ra. Ngành Dược cũng vậy, ngoài những ảnh hưởng bên ngoài tác động đến quá trình phát triển thì một nhân tố có thể coi là mang tình quyết định đến sự thành công hay không đó là bản thân ngành Dược. Không ai hiểu bản thân mình bằng mình cả. Chỉ có mình mới hiểu rõ, nhược điểm và ưu điểm của mình, từ đó mình sẽ có những định hướng, mục tiêu phù hợp với khả năng của mình hơn. Chỉ có ngành Dược mới biết được, mình đang yếu gì, mạnh gì, cần phát triển đẩy mạnh gì, hạn chế gì? Trong mỗi cá nhân ta cũng vậy, nếu ta” biết mình là ai” thì ta sẽ đưa ra được nhưng mục tiêu phù hợp, phù hợp với khả năng, năng lực, sở thích, mong muốn, phù hợp với điều kiện sẵn có. Ngành dược khi đưa ra những chính sách, chiến lược, mục tiêu phát triển phù hợp thì đã nắm giữ được tới 50% thắng lợi. Nói tóm lại trong phần ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển của ngành Dược: có hai môi trường cụ thể: môi trường vĩ mô, môi trường ngành. Mỗi môi trường lại có những ảnh hưởng nhất định. Môi trường nào cũng có những ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của ngành dược. Do đó, trong quá trình muốn đưa ngành Dược phát triển đòi hỏi các nhà lãnh đạo cần phải chú ý nhiều đến tình hình thực trạng, đặc điểm của hai môi trường nêu trên. 2.2 Thành tựu 2.2.1 Thị trường ngành dược liên tục tăng Tiêu chuẩn sống của người Việt Nam ngày càng tăng đã làm tăng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ. Cụ thể, nhu cầu tiêu dùng thuốc trên đầu người tăng từ 6USD năm 2001 lên 16,45 USD năm 2008 và dự kiến đạt 25USD vào năm 2015. Tổng nhu cầu tiêu dùng thuốc năm 2008 đạt 1,426 tỷ USD, tanwg 25,4% so với mức 1,136 tỷ USD năm 2007. Ngành dược Việt Nam đạt mức tăng trưởng 2 con số, trung bình 20-29%/năm trong giai đoạn 2003-2008. 2.2.2 Các công ty sản xuất trong nước không ngừng mở rộng. Năm 2008, giá trị sản xuất thuốc trong nước tăng 19,1% so với năm 2007, đạt 0,715 tỷ USD tương đương 50,2% tổng nhu cầu tiêu thụ. Theo quy định của Bộ y tế, tất cả các nhà máy sản xuất thuốc đều phải đạt tiêu chuẩn WHO GMP trước ngày 1/1/2010. Vì thế các nhà sản xuất dược phẩm trong nước đã liên tục đầu tư để nâng cấp xây dựng nhà máy cũng như cơ sở sản xuất. Tới cuối năm 2008, có 89 nhà máy đã đạt tiêu chuẩn WHO GMP, bao gồm 67 nhà máy có vốn đầu tư trong nước và 22 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài. 2.2.3 Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào ngành dược ngày càng tăng. Trong năm 2008, có 68 công ty dược nước ngoài đăng ký hoạt động, nâng tổng số công ty dược nước ngoài ở Việt Nam lên 438 công ty. Các nhà máy sản xuất  thuốc có vốn đầu tư nước ngoài đã đầu tư 40 dây chuyền sản xuất mới bên cạnh 230 dây chuyền sản suất cũ . Năng lực sản xuất của các nhà máy này chiếm khoảng 22% tổng năng lực sản xuất thuốc trong nước. Các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong ngành dược gồm có:  Ấn Độ (98 doanh nghiệp, tương đương 22,4%), Hàn Quốc (45 doanh nghiệp, tương đương 10,3%), Trung Quốc (41 doanh nghiệp, tương đương 9,4%)... 2.2.4 Hệ thống phân phối - lợi thế của các công ty trong nước Theo cam kết gia nhập WTO, Chính phủ Việt Nam đang dần dần tự do hóa ngành dược. Đặc biệt, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài được phép nhập khẩu thuốc trực tiếp từ ngày 1/1/2009. Tuy nhiên, họ chưa được phép phân phối thuốc tại Việt Nam. Vì thế, hệ thống phân phối là một lợi thế của các công ty trong nước. 2.2.5 Kế hoạch đầy tham vọng thúc đẩy nguồn cung cấp trong nước Theo lộ trình phát triển ngành dược của Cục Quản lý dược Việt Nam tới năm 2015, nguồn cung dược phẩm ở Việt Nam đạt  40% trong năm 2007, 60% trong năm 2010 và 80% vào năm 2015. Như đã đề cập ở trên, nguồn cung trong nước hiện đạt 50,2% nhu cầu cả nước (năm 2008). Ngoài ra, thu nhập đầu người tăng cho phép người dân tăng chi tiêu vào dược phẩm. Với những thuận lợi từ kênh phân phối, hiểu biết sâu về thị trường cũng như nhu cầu khách hàng nội địa, các nhà sản xuất thuốc trong nước sẽ tiếp tục chiếm lĩnh thị trường. 2.3 Hạn chế Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nganh Dược cũng có một số yếu điểm cần được khắc phục. Chưa có một hệ thống phân phối có tính ổn định và vững chắc đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất với thương mại và người tiêu dùng.Các cửa hàng bán thuốc đều nằm trong các quầy thuốc tư đi cùng với dịch vụ khám chữa bệnh tư, bên cạnh đó thuốc được cung cấp phần lớn ở các bệnh viện. Do vậy hệ thống phân phối thuốc chưa có một quy hoạch nhất định làm cho việc quản lý kinh doanh thuốc của nhà nước cũng gặp tương đối nhiều khó khăn. hệ thống phân phối trong nước còn yếu kém, chưa được tổ chức căn cơ nên dễ bị tổn thương, xáo trộn khi có những biến động trên thị trường thế giới. Vai trò tổ chức và định hướng phát triển thị trường của các doanh nghiệp nhà nước chưa rõ, chưa tạo được chỗ dựa để từ đó phát triển mạnh mẽ thị trường nội địa, góp phần tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, chủ động hội nhập và mở cửa nền kinh tế, nhất là mở cửa lĩnh vực phân phối hàng hoá sắp tới. Giá thuốc còn chưa ổn định, lên xuống bất thường là một trong những nguyên nhân làm cho chỉ số giá tăng cao. Kết cấu hạ tầng còn yếu kém, phân tán chưa đáp ứng được yêu cầu phát triể theo hướng văn minh, hiện đại. Nước ta còn thiếu các tổng kho lớn để tồn trữ hàng hoá phục vụ bán buôn và xuất khẩu, mô hình siêu thị, trung tâm chuyên cung cấp dược phẩm vẫn chưa xuất hiện nhiều, mà chủ yếu là nằm rải rác ở các phòng khám chữa bệnh tư nhân. Mặt khác, hoạt động quản lý thị trường còn yếu kém, nhiều bất cập, tỷ trọng hàng lậu, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường khá cao gây ảnh hưởng xấu đến tính cạnh tranh trên thị trưởng. Sự phát triển của ngành Dược còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài. Bước vào thời kỳ hội nhập, Dược phẩm còn chưa đủ tự tin, khả năng cạnh tranh còn chưa cao. Vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người bệnh: thiếu thuốc, thiếu bệnh viện. Theo thống kê, có 18 bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Trung ương và 27 sở y tế đã báo cáo nguy co thiếu 1.247 mặt hàng thuốc và 263 mặt hàng hoá chất xét nghiệm và vật tư tiêu hao. Các doanh nghiệp mới chỉ cạnh tranh bằng giá hầu như chưa cạnh tranh bằng thương hiệu. Chưa có biện pháp hiệu quả khuyến khích người tiêu dùng dùng thuốc nội. 2.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên - Do điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển, việc xây dựng được một hệ thống phân phối thuốc một cách có quy mô. Ngoài nguyên nhân khách quan trên, còn có cả nguyên chủ quan, mà trách nhiệm thuộc về nhà nước. Nhà nước chưa có một phương hướng, chính sách hiệu quả để xây dựng được một hệ thống phân phối hợp lý. - Giá thuốc chưa ổn định vì nhiều lý do: + Thị trường thuốc của nước ta bị động. Cụ thể: dược phẩm nước t
Tài liệu liên quan