Đề tài Thực trạng quản lý ngân sách của Ủy Ban Nhân Dân xã An Tường

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn mà trong đó chính quyền cấp xã và ngân sách cấp xã đóng vai trò hết sức quan trọng giúp thực hiện các nhiệm vụ của một đơn vị dự toán nhằm duy trì họat động của bộ máy chính quyền xã, các hoạt động đoàn thể, các sự nghiệp văn hóa giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế trên địa bàn xã. Để đảm bảo cho chính quyền xã thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ của mình cần phải có nguồn lực tài chính nhất định hình thành các quỹ tiền tệ phục vụ cho việc duy trì hoạt động của chính quyền xã và thực hiện các nhiệm vụ của chính quyền xã thông qua các hoạt động thu, chi tài chính. Hoạt động tài chính của xã ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Các khoản thu, chi không chỉ phản ánh thu chi ngân sách Nhà nước mà nội dung các khoản thu, chi cũng ngày một đa dang và phức tạp. Do đó, yêu cầu quản lý tài chính đòi hỏi cần phải có năng lực và hiệu quả. Vì vậy, để đảm bảo cho chính quyền xã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc quản lý ngân sách, từ những kiến thức đã được học tập tại trường Đại học công nghiệp Việt-Hung, được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong khoa Quản Trị-Kinh Tế-Ngân Hàng đặc biệt là thầy Nguyễn Văn Thế, sự giúp đỡ của các cán bộ, nhân viên tại Ủy ban nhân dân xã An Tường, em đã chọn đề tài “ Thực trạng quản lý ngân sách của Ủy Ban Nhân Dân xã An Tường” là đề tài báo cáo thực tập của mình.

docx45 trang | Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 15443 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng quản lý ngân sách của Ủy Ban Nhân Dân xã An Tường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN š|œ Để hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này, em xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô trường Đại học công nghiệp Việt – Hung đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt 4 năm học vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Thế đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này. Xin gửi lời cảm ơn tới các cô, chú, anh, chị ở UBND xã An Tường đã tạo điều kiện cho em được tiếp xúc thực tế, được học hỏi nhiều điều mới, cũng như tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã nhiệt tình ủng hộ trong suốt quá trình thực tập cũng như trong thời gian thực hiện bài cáo thực tập này. Trong quá trình làm báo cáo, mặc dù em đã cố gắng nhưng cũng không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía thầy giáo để bài báo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ................., ngày ........ tháng ........ năm 20...... PHIẾU NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP Đơn vị: Xác nhận sinh viên: Ngày sinh: Lớp: Ngành: Hệ: Khoa 1. Thời gian thực tập: Từ ngày .......... tháng ......... năm 20....... đến ngày tháng......năm 20...... tại Phòng/Bộ phận: 2. Ý thức tổ chức kỷ luật: . . 3. Tinh thần, thái độ, tác phong, kết quả làm việc: Xác nhận của cơ sở thực tập (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) TRƯỜNG ĐHCN VIỆT - HUNG KHOA .. CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên SV: ......................................... Lớp: Đề tài: Nhận xét tổng quan về tinh thần, trách nhiệm của sinh viên trong thời gian thực tập: 4. Nhận xét báo cáo thực tập tốt nghiệp: ..... ..... Hà Nội, ngày ...... tháng ....... năm 20.... Giáo viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP 2 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6 DANG MỤC BẢNG 7 DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ 7 LỜI MỞ ĐẦU 8 PHẦN I: KHÁI QUÁT CƠ BẢN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ-Xà HỘI CỦA UBND Xà AN TƯỜNG 9 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của xã An Tường 9 1.2. Cơ cấu tổ chức của UBND xã An Tường 10 1.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn 11 1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận trong UBND xã 11 1.3. Thuận lợi 15 1.4. Khó khăn 15 PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA UBND Xà AN TƯỜNG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 16 2.1. Những kết quả đạt được. 17 2.1.1.Hoạt động thu ngân sách 17 2.1.1.1. Các khoản thu hưởng 100% 21 2.1.1.2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) 23 2.1.1.3. Thu ngân sách từ trên rót xuống 26 2.1.2. Hoạt động chi ngân sách 28 2.1.2.1. Chi đầu tư phát triển 32 2.1.2.2. Chi thường xuyên 33 2.1.2.3. Chi khác 36 2.2. Đánh giá chung về những mặt hoạt động của xã An Tường 37 2.2.1. Thành tựu 37 2.2.1.1. Về kinh tế 37 2.2.1.2. Về văn hóa-xã hội 38 2.2.1.3. Về an ninh-quốc phòng 39 2.2.2. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân 41 2.2.2.1. Những mặt tồn tại 41 2.2.2.2. Nguyên nhân 42 PHẦN III: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN 43 3.1. Đề xuất đề tài dự kiến. 43 3.2. Lý do chọn đề tài 43 KẾT LUẬN 44 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BT Bí thư CT Chủ tịch NĐ-CP Nghị định-Chính phủ NSNN Ngân sách nhà nước PCT Phó bí thư TNCSHCM Thanh niên cộng sản Hồ chí Minh UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Sơ đồ vị trí địa lý xã An Tường trên địa bàn thành phố Tuyên Quang 9 Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND xã An Tường 11 Biểu đồ 2.1.Tình hình tổng thu ngân sách xã An Tường giai đoạn 2012-2014 20 Biểu đồ 2.2.Tình hình thu phí, lệ phí xã An Tường giai đoạn 2012-2014 21 Biểu đồ 2.3.Tình hình thu từ quỹ đất công ích và đất công giai đoạn 2012-2014 23 Biểu đồ 2.4.Tình hình thu thuế nhà, đất xã An Tưởng giai đoạn 2012-2014 24 Biểu đồ 2.5.Tình hình thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp xã An Tường giai đoạn 2012-2014 25 Biểu đồ 2.6.Tình hình thu thuế môn bài xã An Tường giai đoạn 2012-2014 26 Biểu đồ 2.7.Tình hình thu ngân sách từ trên rót xuống xã An Tường giai đoạn 2012-2014 27 Biểu đồ 2.8.Tình hình chi đầu tư phát triển xã An Tường giai đoạn 2012-2014 32 Biểu đồ 2.9.Tình hình chi thường xuyên xã An Tường giai đoạn 2012-2014 34 Biểu đồ 2.10.Tình hình chi khác xã An Tường giai đoạn 2012-2014 36 BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP ĐƠN VỊ THỰC TẬP: UBND Xà AN TƯỜNG-T.P TUYÊN QUANG - TUYÊN QUANG LỜI MỞ ĐẦU Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn mà trong đó chính quyền cấp xã và ngân sách cấp xã đóng vai trò hết sức quan trọng giúp thực hiện các nhiệm vụ của một đơn vị dự toán nhằm duy trì họat động của bộ máy chính quyền xã, các hoạt động đoàn thể, các sự nghiệp văn hóa giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế trên địa bàn xã. Để đảm bảo cho chính quyền xã thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ của mình cần phải có nguồn lực tài chính nhất định hình thành các quỹ tiền tệ phục vụ cho việc duy trì hoạt động của chính quyền xã và thực hiện các nhiệm vụ của chính quyền xã thông qua các hoạt động thu, chi tài chính. Hoạt động tài chính của xã ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Các khoản thu, chi không chỉ phản ánh thu chi ngân sách Nhà nước mà nội dung các khoản thu, chi cũng ngày một đa dang và phức tạp. Do đó, yêu cầu quản lý tài chính đòi hỏi cần phải có năng lực và hiệu quả. Vì vậy, để đảm bảo cho chính quyền xã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc quản lý ngân sách, từ những kiến thức đã được học tập tại trường Đại học công nghiệp Việt-Hung, được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong khoa Quản Trị-Kinh Tế-Ngân Hàng đặc biệt là thầy Nguyễn Văn Thế, sự giúp đỡ của các cán bộ, nhân viên tại Ủy ban nhân dân xã An Tường, em đã chọn đề tài “ Thực trạng quản lý ngân sách của Ủy Ban Nhân Dân xã An Tường” là đề tài báo cáo thực tập của mình. Do quá trình thực tập và viết báo cáo có hạn nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy cô góp ý để báo cáo của em được hoàn thiện hơn và làm nền tảng cho chuyên đề luận văn của mình sau này. Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG PHẦN I: KHÁI QUÁT CƠ BẢN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ- Xà HỘI CỦA UBND Xà AN TƯỜNG Lịch sử hình thành và phát triển của xã An Tường Trong quá trình lịch sử, xã An Tường nói riêng và thành phố Tuyên Quang nói chung là một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, là thủ phủ của một vùng “an biên” che chắn cho kinh đô Thăng Long về phía bắc. Sau năm 1991, tỉnh Tuyên Quang được tái lập, thị xã Tuyên Quang trở thành tỉnh lị Tuyên Quang. Ngày 03 tháng 09 năm 2008, xã An Tường là 1 trong 5 xã gồm xã Lưỡng Vượng, xã An Khang, xã Thái Long và xã Đội Cấn thuộc huyện Yên Sơn khi đó được chuyển về thị xã Tuyên Quang quản lý. Ngày 02 tháng 07 năm 2010, thị xã Tuyên Quang chính thức trở thành thành phố Tuyên Quang. Xã An Tườnglà 1 trong 6 xã thuộc Thành phố Tuyên Quang. Xã An Tường đang và sẽ phát triển trở thành trung tâm hành chính, văn hóa, chính trị của thành phố Tuyên Quang. Hình 1.1. Sơ đồ vị trí địa lý xã An Tường trên địa bàn thành phố Tuyên Quang Hiện nay, xã An Tường có tất cả 30 thôn. Theo số liệu thống kê năm 1999, xã An Tường có diện tích 11,59 km2, toàn xã có 10071 người, mật độ dân số đạt 869 người/km2. An Tường là xã có địa bàn rộng. Toàn xã còn gần 60% dân số sống bằng nghề nông. Từ một xã nông nghiệp, nông thôn thuần túy để trở thành trung tâm của thành phố cần phải đầu tư một lượng vốn lớn để có thể phát triển sơ sở hạ tầng và xây dựng các công trình trọng điểm, tạo điều kiện thuân lợi và thu hút các nhà đầu tư để vừa giải quyết việc làm vừa phát triển kinh tế của địa phương. Cơ cấu tổ chức của UBND xã An Tường Từ trước đến nay, xã An Tường dưới sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động chính quyền của địa phương luôn nhận được sự ủng hộ tận tình và sự giúp đỡ của Đảng bộ cấp trên. Lãnh đạo địa phương có: Bí thư Đảng ủy xã Phó bí thư Đảng ủy Chủ tịch HĐND Phó chủ tịch HĐND Chủ tịch UBND Phó chủ tịch UBND Chủ tịch UBMTTQ Bí thư Đoàn TNCSHCM Chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ Chủ tịch hội nông dân Chủ tịch hội cựu chiến binh Chỉ huy trưởng quân sự Trưởng công an xã Tài chính- kế toán Tư pháp, hộ tịch Địa chính- xây dựng Văn hóa- xã hội Tổ chức – thống kê Sơ đồ cơ cấu tổ chức: Chủ tịch UBND PCT HĐND CT.Mặt trận tổquốc CT. Hội phụ nữ CT.Hội cựu chiến binh BT. Đoàn TNCSHCM Hội nông dân Đảng ủy Mặt trận tổ quốc-Các đoàn thể Uỷ ban nhân dân Hội đồng nhân dân Phó chủ tịch UBND Tổ chức – Thống kê Tư pháp hộ tịch Địa chính xây dựng Tài chính -Kế toán Công an Quân sự Văn hóa – Xã hội Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND xã An Tường Chức năng của UBND là quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội ở địa phương bằng pháp luật, tổ chức, chỉ đọa việc thi hành pháp luật, nghị quyết của HĐND cùng cấp. Nhiệm vụ, quyền hạn Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm trình HĐND cùng cấp thông qua và UBND cấp trên phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó. Nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận trong UBND xã Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch UBND xã: Điều hành, đôn đốc công tác của UBND đối với các thành viên UBND, công chức chuyên môn cấp xã theo quy định, đồng thời chịu trách nhiệm và thực hiện các chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà nước và cấp trên và nghị quyết của HĐND. Là chủ tài khoản ngân sách xã, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngân sách theo đúng quy định của pháp luật và quản lý tài sản, tìa chính tại địa phương Ủy quyền cho phó chủ tịch UBND ký thay các văn bản khi đi vắng. Nhiệm vụ, quyền hạn của phó chủ tịch UBND xã: Giúp việc cho chủ tịch UBND xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm trình UBND và HĐND quyết định, đồng thời kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức, thực hiện các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các bộ phận chuyên môn, công chức Giúp chủ tịch UBND tổ chức các cuộc họp, ký các loại hồ sơ, theo dõi các quyết định sau khi ban hành Trực tiếp tổ chức, thực hiện công tác giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, dân số và kế hoạch hóa gia đình, chính sách thương binh xã hội Chức năng, nhiệm vụ của chỉ huy trưởng quân sự xã: Được thay mặt UBND xã và chủ tịch (phó chủ tịch) UBND xã giải quyết công việc thuộc nghành, lĩnh vực được phân công, chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND xã về những việc thuộc phạm vi, chức năng quản lý và lĩnh vực được phân công. Tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về chủ trương, biện pháp lãnh đạo chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, xây dựng, huấn luyện lực lượng dân quân, lực lượng dự bọ động viên theo quy định. Xây dựng kế hoạch, xây dựng lực lượng chính trị và pháp luật, có kế hoạch chiến đấu trị an của lực lượng dân quân. Tổ chức thực hiện đăng ký quản lý công dân trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự và động viên lên đường nhập ngũ theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo dân quân phối hợp với công an và các lực lượng khác thường xuyên bảo vệ an ninh trật tự, sắn sang chiến đấu, phục vụ chiến đấu, thực hiện nền quốc phòng gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân và tổ chức khắc phục thiên tai, sơ tán, cứu hộ, cứu nạn. Tổ chức chế độ quản lý sử dụng, đảm bảo an toàn vũ khí trang thiết bị, vũ khí tự tạo, sẵn sang chiến đấu. Quản lý công trình quốc phòng theo phân cấp, thực hiện chế độ kiểm tra, báo cáo sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng tại xã. Nhiệm vụ của trưởng công an và lực lượng công an xã: Được thay mặt UBND xã và chủ tịch (phó chủ tịch) UBND xã giải quyết công việc thuộc nghành, lĩnh vực được phân công, chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND xã về những việc thuộc phạm vi, chức năng quản lý và lĩnh vực được phân công. Tổ chức lực lượng công an xã, nắm tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền về chủ trương, kế hoạch, biện pháp đảm bảo an ninh trên địa bàn và tổ chức thực hiện khi có cấp thẩm quyền phê duyệt. Phối hợp với các cơ quan , đoàn thể phổ biến pháp luật liên quan đến an ninh trật tự xã hội, tổ chức hướng dẫn quần chúng phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, quản lý hộ tịch, hộ khẩu. Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật, cấp cứu người bị nạn, tuần tra, bảo vệ mục tiêu quan trong về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòn g trên địa bàn. Xây dựng lực lượng công an xã trong sạch, vững mạnh và thực hiện một số nhiệm vụ khác do cấp ủy Đảng, UBND xã và công an cấp trên giao. Nhiệm vụ của công chức xã: Công chức xã là người làm công tác chuyên môn thuộc UBND xã, có trách nhiệm giúp UBND quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác được tuyển dụng và bổ nhiệm và thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND giao. * Tài chính- kế toán: Giúp UBND xã dự toán thu chi ngân sách để trình HĐND xã phê duyệt và tổ chức thực hiện dự toán thu chi ngân sách, quyết toán ngân sách, kiểm tra hoạt động tài chính khác của địa phương. Thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, tài sản công xã theoquy định đồng thời tham mưu cho UBND khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu, thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo quy định, tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan cấp trên *Tư pháp- hộ tịch: Giúp UBND xã soản thảo, ban hành các văn bản theo quy định của pháp luật, pháp lệnh theo kế hoạch của UBND xã và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên Thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch, chứng thực theo thẩm quyền đối với các công việc được giao theo pháp luật đã quy định. Giúp UBND thực hiện một số công việc về quốc tịch và quản lý lý lịch tư pháp, thống kê tư pháp *Văn phòng- thống kê- tổ chức: Giúp UBND xây dựng, theo dõi chương trình công tác, lịch làm việc và tổng hợp báo cáo kinh tế- xã hội, tổ chức cho các bộ phận thu nhận và trả kết quả trong giao dịch giữa UBND và các cơ quan, tổ chức, công dân theo cơ chế” một cửa”. Giúp UBND dự thảo văn bản , báo cáo trình cấp có thẩm quyền và thực hiện các công tác thi đua khen thưởng ở xã, đảm bảo cơ sở vật chất, quản lý con dấu, công văn, sổ sách, giấy tờ, hồ sơ lưu trữ, báo cáo thống kê. Giúp HĐND tổ chức các kỳ họp, thực hiện nhiệm vụ công tác bầu cử đại biểu HĐND và tiếp dân, chuyển đơn thu khiếu nại của dân đến HĐND- UBND hoặc lên cấp có thẩm quyền giải quyết. *Địa chính- xây dựng: Lập hồ sơ địa chính đối với các chủ sử dụng đất hợp pháp, lập sổ mục kê toàn bộ đất của xã, tham gia xây dựng, quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước phê duyệt và thực hiện chế độ báo cáo thống kê đất đai theo mẫu và thời gian quy định, bảo đảm hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính, các mốc địa giới theo kế hoạch sử dụng đất. Tuyên truyền về chính sách pháp luật đất đai. *Văn hóa - xã hội: Giúp UBND xã trong việc tuyên truyền giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cũng như tình hình kinh tế chính trị ở địa phương, ngăn chặn việc truyền bá tư tưởng phản động, đồi trụy dưới hình thức văn hóa nghệ thuật và các hình thức tệ nạn khác đồng thời báo cáo thông tin về dư luận quần chúng, tình hình môi trường văn hóa ở địa phương lên chủ tịch UBND xã. Giúp UBND xã trong việc tổ chức và phát triển các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng, các câu lạc bộ, các lễ hội truyền thống, bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa. Xây dựng nếp sống văn minh,gia đình văn hóa. Đồng thời lập kế hoạch, chương trình công tác văn hóa, thông tin, tuyên truyền thể dục thể thao, các công tác lao động thương binh và xã hội trình UBND xã và tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch đã được phê duyệt. Giúp UBND cùng các nghành hữu quan trong việc quản lý , tổ chức vận động phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục, tổ chức hoạt động của nhà trẻ Mẫu giáo và gióa dục cấp Tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn. Hướng dẫn xác nhận hồ sơ của người xin học nghề, tìm việc làm, người được hưởng chính sách xã hội trình UBND xã giải quyết theo thẩm quyền. Thống kê dân số, lao động ngành nghề, the dõi và đôn đốc việc chi trả cho người được hưởng chính sách thương binh và xã hội, chương trình xóa đói giảm nghèo. Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể chăm lo cho các đối tượng chính sách, người có công, các đối tượng xã hội. Thuận lợi Xã An Tường là xã có quỹ đất lớn, dân cư tập trung, giao thông thuận tiện, đã được chọn quy hoạch và đầu tư thành trung tâm của thành phố Tuyên Quang nên đây là điều kiện thuận lợi để An Tường phát triển thương mại và dịch vụ. Kinh tế của xã cũng được sự quan tâm đặc biệt của thành phố. Xã đang được đầu tư tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và không ngừng được cải thiện, đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và dịch chuyển một phần lao động nông nghiệp sang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nên đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao. Ngoài ra, hiện nay xã có một đội ngũ cán bộ , lãnh đạo có đủ kinh nghiệm, năng động, nhiệt tình và có trình độ. Đây là điều kiện tốt để xã An Tường phát triển kinh tế,xứng đáng là trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa, chính trị của thành phố Tuyên Quang. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi mà xã có được thì hiện nay xã cũng gặp phải một số khó khăn sau: An Tường là xã có địa bàn rộng, mặt bằng dân trí chưa đồng đều, sự cách biệt giữa khu vực nông thôn với khu vực thành thị tương đối rõ nét. Toàn xã còn gần 60% dân số sống bằng nghề nông. Cả xã hiện chưa có chợ chính, một số thôn của xã vẫn chưa được cấp hết giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực còn yếu, công tác quản lý, tham mưu của cán bộ chuyên môn chưa kịp thời. Một số cán bộ từ xã đến thôn còn yếu về trình độ năng lực nên hiệu quả công việc chưa cao. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ở các cơ sở có tiến độ chậm, kết quả chưa được cao. Tình hình vi phạm đất đai, ô nhiễm môi trường, khai thác cát sỏi tuy đã được xử lý nhưng tác dụng của biện pháp xử lý chưa cao Trên đây là một số khó khăn chủ yếu của xã. Để đáp ứng được yêu cầu trước mắt, xã cần sớm khắc phục, tháo gỡ các khó khăn để các hoạt động kinh tế có hiệu quả hơn. PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN Xà AN TƯỜNG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 2.1. Những kết quả đạt được 2.1.1. Hoạt động thu ngân sách Nội dung thu ngân sách bao gồm:Các khoản thu 100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên Trong 03 năm qua (2012 – 2014 ) tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn xã An Tường tiếp tục ổn định và phát triển, tạo bước ngoặc quan trọng đạt tốc độ cao trong công tác thu ngân sách tạo tiền đề cho việc tăng trưởng kinh tế tại địa phương. Hoạt động thu ngân sách đã góp phần giải quyết kịp thời và đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Sở dĩ đạt được kết quả đó là nhờ tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao của toànthể cán bộ, đảng viên, các ban ngành đoàn thể đã nỗ lực thực hiện công tác để thu ngân sách với doanh số cao nhất. Mặt khác, nhờ sự chỉ đạo thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ của cấp trên và sư quan tâm sâu sắc của cấp ủy –UBND xã sự hợp tác hỗ trợ của các ban ngành các câp và sự tuân thủ pháp luật trong nghĩa vụ nộp thuế của các đơn vị, cá nhân đã góp phần tích cực vào kết quả thu NSNN trên địa bàn, để địa phương hoàn thành nhiệm vụ chính trị. Với quyết tâm phấn đấu nỗ lực và tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện dự toán NSNN đã hoàn thành các chỉ tiêu cấp trên giao, kết quả thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn xã An Tường trong 3 năm (2012-2014) như sau: Bảng 2.1. Bảng tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã An Tường giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: nghìn đồng STT Nội dung thu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dự toán Thực hiện So sánh Dự toán Thực hiện So sánh Dự toán Thực hiện So sánh TỔNG THU NGÂN SÁCH Xà 5.100.913 5.137.555 100,72% 5.346.513 5.552.672 103,86% 5.807.305 5.892.523 101,47% I Các khoản thu 100% 183.000 189.431 103,51% 229.926 234.113 101,82% 250.760 267.799 106,79% 1 Phí, lệ phí 83.000
Tài liệu liên quan