Đề tài Thực trạng sử dụng trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý

Từ khi ra đời, các trắc nghiệm tâm lý đã trở thành một công cụ đắc lực trong lĩnh vực chẩn đoán, trị liệu tâm lý, tham vấn nghề và trong lĩnh vực giáo dục. Việc sử dụng các trắc nghiệm tâm lý đã trở nên phổ biến trên thế giới nói chung và tại các cơ sở thăm khám tâm lý ở Việt Nam nói riêng. Trong quá trình triển khai, các trắc nghiệm tâm lý đã được sửa đổi theo hướng thích nghi và phù hợp hơn cho từng đối tượng sử dụng. Đội ngũ các nhà tâm lý, các nhân viên công tác xã hội bắt đầu được đào tạo chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu hướng dẫn, xử lý các trắc nghiệm được ứng dụng trong thực tế. Những tiêu chuẩn đặt ra cho trắc nghiệm và những yêu cầu cụ thể cho đối tượng sử dụng trắc nghiệm được hình thành. Nhưng trên thực tế không phải ở đâu cũng đạt được những chuẩn chung ấy. Thực trạng đó tại một số cơ sở thăm khám tâm lý ở Việt Nam là ví dụ. Một trắc nghiệm khi đưa vào sử dụng cần phải được chuẩn hóa trên diện rộng. Người sử dụng trắc nghiệm phải là những người được đào tạo trong lĩnh vực tâm lý. Tuy nhiên, việc ứng dụng các trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý ở nước ta chưa thể làm được điều này bởi những hạn chế về nhân - tài - vật - lực. Tuy những hạn chế đó không làm cho việc ứng dụng trắc nghiệm trong thăm khám tâm lý ở nước ta ngưng lại nhưng những khó khăn chúng ta gặp phải tại các cơ sở thăm khám tâm lý trong việc sử dụng các trắc nghiệm tâm lý là không nhỏ dù những trắc nghiệm đó vẫn mang lại những hiệu quả nhất định. Để tìm hiểu thực trạng đó chúng tôi chọn đề tài "Thực trạng sử dụng trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý" làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Khóa luận này chỉ có thể phản ánh một phần rất nhỏ thực trạng sử dụng trắc nghiệm của chúng ta tại các cơ sở thăm khám tâm lý. Dù vậy nó cũng thể hiện một cách trung thực những gì đang diễn ra tại những nơi có sử dụng trắc nghiệm.

doc63 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3144 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng sử dụng trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ khi ra đời, các trắc nghiệm tâm lý đã trở thành một công cụ đắc lực trong lĩnh vực chẩn đoán, trị liệu tâm lý, tham vấn nghề và trong lĩnh vực giáo dục. Việc sử dụng các trắc nghiệm tâm lý đã trở nên phổ biến trên thế giới nói chung và tại các cơ sở thăm khám tâm lý ở Việt Nam nói riêng. Trong quá trình triển khai, các trắc nghiệm tâm lý đã được sửa đổi theo hướng thích nghi và phù hợp hơn cho từng đối tượng sử dụng. Đội ngũ các nhà tâm lý, các nhân viên công tác xã hội bắt đầu được đào tạo chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu hướng dẫn, xử lý các trắc nghiệm được ứng dụng trong thực tế. Những tiêu chuẩn đặt ra cho trắc nghiệm và những yêu cầu cụ thể cho đối tượng sử dụng trắc nghiệm được hình thành. Nhưng trên thực tế không phải ở đâu cũng đạt được những chuẩn chung ấy. Thực trạng đó tại một số cơ sở thăm khám tâm lý ở Việt Nam là ví dụ. Một trắc nghiệm khi đưa vào sử dụng cần phải được chuẩn hóa trên diện rộng. Người sử dụng trắc nghiệm phải là những người được đào tạo trong lĩnh vực tâm lý. Tuy nhiên, việc ứng dụng các trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý ở nước ta chưa thể làm được điều này bởi những hạn chế về nhân - tài - vật - lực. Tuy những hạn chế đó không làm cho việc ứng dụng trắc nghiệm trong thăm khám tâm lý ở nước ta ngưng lại nhưng những khó khăn chúng ta gặp phải tại các cơ sở thăm khám tâm lý trong việc sử dụng các trắc nghiệm tâm lý là không nhỏ dù những trắc nghiệm đó vẫn mang lại những hiệu quả nhất định. Để tìm hiểu thực trạng đó chúng tôi chọn đề tài "Thực trạng sử dụng trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý" làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Khóa luận này chỉ có thể phản ánh một phần rất nhỏ thực trạng sử dụng trắc nghiệm của chúng ta tại các cơ sở thăm khám tâm lý. Dù vậy nó cũng thể hiện một cách trung thực những gì đang diễn ra tại những nơi có sử dụng trắc nghiệm. 2. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng sử dụng trắc nghiệm trong các cơ sở thăm khám tâm lý ở Hà Nội. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu việc sử dụng trắc nghiệm trong thăm khám tâm lý nhằm mục đích xác định thực trạng ứng dụng lĩnh vực tâm lý học trong thực tế. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Lý luận: Tìm hiểu hệ thống lý thuyết có liên quan đến trắc nghiệm tâm lý và việc sử dụng trắc nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam. - Thực tiễn: Đánh giá thực trạng sử dụng trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý. 5. Khách thể và giới hạn nghiên cứu - Khách thể của đề tài: Phỏng vấn những người sử dụng trắc nghiệm ở một số cơ sở thăm khám tâm lý trên địa bàn Hà Nội và sinh viên tâm lý chuyên ngành tâm lý học lâm sàng Khoa Tâm lý trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn. - Giới hạn nghiên cứu: Khoá luận chỉ phản ánh thực trạng sử dụng trắc nghiệm ở một số cơ sở thăm khám tâm lý trên địa bàn Hà Nội. Khoá luận chỉ phân tích các trắc nghiệm tâm lý đang được sử dụng trong các cơ sở thuộc hệ thống y tế. 6. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu, khoá luận đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp phỏng vấn lâm sàng. 6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu Đây là phương pháp nghiên cứu và sử dụng những tài liệu có liên quan nhằm bổ trợ cho cơ sở lý thuyết trong quá trình nghiên cứu. Trong khoá luận này chúng tôi có sử dụng những tài liệu về các trắc nghiệm tâm lý, tham khảo những công trình nghiên cứu về trắc nghiệm từ trước đến nay và các tài liệu tâm lý học để làm rõ cho phần lịch sử nghiên cứu vấn đề, các khái niệm có liên quan và một số trắc nghiệm được sử dụng trên thế giới và Việt Nam. 6.2. Phương pháp phỏng vấn lâm sàng Phương pháp này dựa trên một số câu hỏi đã chuẩn bị sẵn như trong phỏng vấn, nhưng trong quá trình hỏi chuyện người tiến hành phỏng vấn phảI hết sức linh hoạt, khi phát hiện ra những vấn đề mới trong câu trả lời của khách thể cần khai thác và bổ sung thêm cho nghiên cứu của mình. Trong khuôn khhổ của khoá luận, phương pháp này được dùng nhằm thu nhận những ý kiến đánh giá về thực trạng sử dụng trắc nghiệm trong các cơ sở thăm khám tâm lý. 7. Giả thuyết nghiên cứu - Việc sử dụng các trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý đã mang lại những kết quả nhất định trong chẩn đoán và trị liệu tâm lý. - Còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn ở đội ngũ sử dụng trắc nghiệm. - Các trắc nghiệm đang được sử dụng đa phần đều chưa được chuẩn hoá, thích nghi hoá một cách khoa học. PHẦN II : PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử phát triển trắc nghiệm tâm lý Trắc nghiệm tâm lý được hình thành và phát triển trong khoảng thời gian khá dài. Nói đến lịch sử phát triển của các trắc nghiệm tâm lý là nhắc tới những nhân vật góp phần hình thành và phát triển các trắc nghiệm. Người tiên phong trong lĩnh vực trắc nghiệm là nhà sinh vật học người Anh, Francis Galton. Ông là người đầu tiên thành lập phòng thí nghiệm nhân trắc tại triển lãm quốc tế. Bằng các phương pháp đo đạc, lượng giá mà người ta có thể biết được các chỉ số về thị giác, thính giác, sức cơ, thời gian phản xạ cùng một số chức năng giác quan đơn giản khác. Galton cũng là người đầu tiên áp dụng các phương pháp thang cho điểm, bảng hỏi và kỹ thuật liên tưởng tự do. Bên cạnh đó, ông còn góp phần vào việc phát triển các phương pháp thống kê để phân tích các cứ liệu khác biệt cá nhân{5}. Một gương mặt khác nữa cần nói đến đó là James McKeen Cattell. Ông tích cực hoạt động trong việc thành lập các phòng thực nghiệm tâm lý, nhân rộng và phát triển xu hướng trắc nghiệm tâm lý. Cattell là người đầu tiên nói đến thuật ngữ "Mental Test" trong bài báo của mình năm 1890. Trong bài báo này Cattell mô tả một loạt các trắc nghiệm có thể dùng để khảo sát mức độ trí tuệ của sinh viên. Vào những năm cuối thế kỷ XIX, nhiều nhà tâm lý học ở châu Âu đã quan tâm tới các trắc nghiệm. Cùng với sự quan tâm đó, hàng loạt các trắc nghiệm đã được đưa vào sử dụng, như: Trắc nghiệm trí nhớ, liên tưởng, trắc nghiệm số học, trắc nghiệm hoàn thiện câu, ... Và sau này hàng loạt các trắc nghiệm khác đã ra đời nhằm đo các yếu tố của con người như: trắc nghiệm khảo sát trí tuệ, trắc nghiệm khảo sát nhân cách, trắc nghiệm khảo sát cảm xúc, trắc nghiệm khảo sát tư duy, ... 1.2. Sử dụng các trắc nghiệm trên thế giới. Thế kỷ XIX đánh dấu sự phát triển vượt bậc và nhanh chóng của tâm lý học. Cùng với sự phát triển của các phòng thực nghiệm tâm lý là sự phát triển của các trắc nghiệm tâm lý - giáo dục vào những năm cuối của thế kỷ XIX. Trắc nghiệm trí tuệ của Alfred Binet (1857 - 1911) là trắc nghiệm trí tuệ cá nhân đầu tiên được Bộ giáo dục Pháp sử dụng để phân biệt trẻ bình thường và không bình thường. {9} Đầu thế kỷ XX, các trắc nghiệm khả năng (năng lực) nhân cách lần lượt ra đời và có ứng dụng rộng rãi trong việc nhận xét đánh giá cá nhân, đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc tư vấn và chọn nghề. Có thể nói rằng công tác hướng dẫn tư vấn nghề nghiệp có thể tồn tại và phát triển được là nhờ sự trợ giúp của các trắc nghiệm về khả năng nhận thức, hứng thú, trí thông minh , nhân cách, ... Những trắc nghiệm này ngày càng được chuẩn hóa và hoàn thiện góp phần tích cực cho tất cả các loại hình tham vấn. Những người sử dụng trắc nghiệm đầu tiên đều là những người tham gia vào công tác xã hội và họ làm công việc tư vấn nghề nhằm giúp đỡ các cá nhân trong việc lựa chọn nghề nghiệp, tìm ra cách bắt đầu và xây dựng một công việc một cách thành công. Họ cũng là những người được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực sử dụng trắc nghiệm và đều làm việc tại các trung tâm tư vấn, các cơ sở thăm khám tâm lý hay tại các bệnh viện{1}. Nhìn chung, việc sử dụng các trắc nghiệm tâm lý trên thế giới khá phổ biến và rất phát triển. Các trắc nghiệm liên tục được thay đổi cho thích hợp với thời điểm sử dụng trắc nghiệm để đem lại hiệu quả thực tế. Các trắc nghiệm tâm lý dần dần được đưa vào ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác của đời sống tâm lý chứ không chỉ dừng lại ở việc đem lại hiệu quả cho công tác tuyển chọn và tư vấn nghề. Các trắc nghiệm tâm lý góp phần không nhỏ vào việc chẩn đoán và trị liệu cho những cá nhân có rối nhiễu tâm lý. 1.3. Sử dụng trắc nghiệm tâm lý ở Việt Nam. Ở Việt Nam, việc sử dụng các trắc nghiệm tâm lý và những mục đích thăm khám tâm lý còn rất mới mẻ. Ở một vài bệnh viện lớn, trong khoa tâm thần hay khoa thần kinh các bác sĩ đã sử dụng khá phổ biến các trắc nghiệm để chẩn đoán bệnh. Một số nơi như Khoa Tâm thần bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội; Viện quân y 103; Viện nhi trung ương; ... đã có một phòng riêng làm các trắc nghiệm tâm lý. Các trắc nghiệm trí tuệ cũng được nghiên cứu và sử dụng tại Viện Nhi Hà Nội. Các bác sĩ quân đội cũng đã dùng các trắc nghiệm tâm lý trong công tác chữa bệnh và khám tuyển. Trong lĩnh vực giáo dục, các trắc nghiệm trí tuệ được ứng dụng trong việc tuyển chọn sinh viên vào các lớp tài năng như ở trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Xây dựng, ... Ngoài ra còn có một số các trắc nghiệm được sử dụng trong trường học để ôn tập và thi cử. Trên các báo như Hoa học trò, Mực tím, ... cũng có đăng tải các trắc nghiệm nhằm giúp các bạn học sinh lựa chọn ngành học phù hợp khi họ đang phân vân không biết nên lựa chọn ngành học nào, sau này ra làm gì. Từ năm 1984, chuyên đề Khoa học chẩn đoán tâm lý đã bắt đầu được giảng dạy cho hệ sau Đại học của khoa Tâm lý học trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Năm 1996, các môn học như: khoa học chẩn đoán tâm lý, tâm lý học lâm sàng, tâm lý học trị liệu, tham vấn tâm lý, ... được đưa vào giảng dạy ở khoa Tâm lý học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội. Việc đưa vào giảng dạy những môn học đó góp phần vào việc đào tạo những người sử dụng trắc nghiệm, chủ yếu là những nhà tâm lý lâm sàng hoạt động trong lĩnh vực này. Hiện nay đã có một số trung tâm tư vấn, bệnh viện, trung tâm nghiên cứu có sử dụng các trắc nghiệm tâm lý để chẩn đoán và đã tổ chức huấn luyện kỹ thuật viên về trắc nghiệm. Có thể kể đến: Trung tâm nghiên cứu trẻ em N - T; Viện Nhi trung ương; Viện sức khỏe tâm thần quốc gia; Bệnh viện tâm thần trung ương; Viện quân y 103; ... Nhìn chung, chúng ta mới đang ở giai đoạn thử nghiệm và thích nghi hóa các trắc nghiệm nước ngoài. Việc nghiên cứu lý luận và xây dựng các trắc nghiệm riêng thuần túy của nước ta mới đang ở giai đoạn manh nha, thực tế chưa có một trắc nghiệm nào được đem vào ứng dụng thăm khám tâm lý. 1.4. Các khái niệm có liên quan 1.4.1. Khái niệm về trắc nghiệm tâm lý Test theo nghĩa tiếng Hy Lạp, đó là phép thử, phép đo. Trong rất nhiều tài liệu ở nước ta, thuật ngữ "trắc nghiệm" và "test" được sử dụng tương đương nhau{6}. Trắc nghiệm được coi là nhóm các phương pháp nghiên cứu đang được sử dụng rộng rãi nhất trong tâm lý học. Nó là một trong những công cụ đặc biệt, giữ vai trò chủ yếu để giải quyết các nhiệm vụ của chẩn đoán tâm lý lâm sàng. Trắc nghiệm tâm lý là hệ thống các biện pháp đã được chuẩn hóa về kỹ thuật, được quy định về nội dung và quy trình thực hiện nhằm đánh giá hành vi và kết quả hoạt động của một người hoặc nhóm người. Có ba lĩnh vực chính hay sử dụng trắc nghiệm là giáo dục, dạy nghề; tuyển nhân viên và tham vấn tâm lý. Trắc nghiệm cho phép với độ chính xác nhất định, xác định mức độ hiện tại của sự phát triển các kỹ năng cần thiết, các hiểu biết và đặc điểm nhân cách của đối tượng nghiên cứu{6}. Quá trình trắc nghiệm có thể chia làm 3 giai đoạn: 1) Chọn lựa trắc nghiệm: xác định mục đích trắc nghiệm và mức độ của độ tin cậy, độ xác thực của trắc nghiệm. 2) Tiến hành thực nghiệm. 3) Xử lý kết quả thu được. Cả 3 giai đoạn này phải do các chuyên gia tâm lý học giỏi, được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm tiến hành{6}. Mỗi trắc nghiệm tâm lý phải đáp ứng 3 yêu cầu sau: - Tính quy chuẩn: Trắc nghiệm phải được chuẩn hóa về mặt kỹ thuật (về trình tự các thao tác, điều kiện thực hiện trắc nghiệm .... ). Điểm chuẩn của trắc nghiệm phải được xác lập trên một nhóm đông người, đại diện cho một quần thể về lứa tuổi, văn hóa, nghề nghiệp, sắc tộc, giới tính, ... - Tính hiệu lực: Trắc nghiệm phải đo được cái cần nghiên cứu và hiệu quả đo lường của nó phải đạt đến mức độ cần thiết. Tính hiệu lực của trắc nghiệm một mặt được đo bằng hệ số tương quan giữa các chỉ số trắc nghiệm. Mặt khác, được đo bằng sự đánh giá một cách khách quan các phẩm chất tâm lý của khách thể nghiên cứu.{7, 10} Tính hiệu lực của trắc nghiệm bao gồm bốn loại: tính hiệu lực về nội dung, về khả năng dự đoán của trắc nghiệm, về quan niệm tâm lý học của các tác giả và về độ xác định qua đối chiếu với tiêu chuẩn bên ngoài của các phẩm chất tâm lý.{7} - Độ tin cậy: Đây chính là sự ổn định của kết quả trắc nghiệm, nghĩa là khi sử dụng những hình thức khác nhau của một trắc nghiệm hoặc khi tiến hành một trắc nghiệm lặp lại nhiều lần trên cùng một khách thể nghiên cứu hay trên những khách thể tương đương nhau thì kết quả trắc nghiệm đều giống nhau. Nét đặc trưng của trắc nghiệm tâm lý lâm sàng là không đòi hỏi những quy trình, những tài liệu, dụng cụ ... thực hiện phức tạp mà các kết quả trắc nghiệm thường được ghi lại một cách trực tiếp bằng giấy, bút, ghi âm, ghi hình... Kết quả trắc nghiệm tâm lý lâm sàng thường được so sánh với chuẩn chung hoặc chuẩn trong điều kiện bình thường. Các trắc nghiệm tâm lý lâm sàng chủ yếu sử dụng kiểu dành cho cá nhân{6, 7}. Các yêu cầu đối với trắc nghiệm tâm lý lâm sàng thể hiện ở người làm trắc nghiệm và quá trình thực hiện trắc nghiệm: Khi đối tượng có nhu cầu thăm khám và giúp đỡ về mặt tâm lý, nếu đối tượng có những biểu hiện rối loạn tâm lý, các nhà tham vấn hoặc nhà tâm lý lâm sàng sẽ sử dụng trắc nghiệm để kiểm tra thực chất mức độ rối loạn tâm lý của đối tượng. Sau khi làm trắcnghiệm, đối tượng sẽ có một bản đánh giá tương đối đầy đủ về tình trạng rối loạn tâm lý của mình. Người làm trắc nghiệm cần xây dựng mối quan hệ hợp tác, tin cậy với người bệnh; có thái độ chân thành, hòa nhã, lịch sự, khiêm tốn, tôn trọng người bệnh. Người làm trắc nghiệm cần có lời nói rõ ràng, dứt khoát, dễ nghe, âm lượng và tốc độ trung bình, không nói bóng gió... Không phải nhà tâm lý nào cũng sử dụng được trắc nghiệm cho thăm khám tâm lý, vì lĩnh vực này chủ yếu dành cho chuyên ngành tâm lý học lâm sàng. Việc lựa chọn những trắc nghiệm phù hợp và thực hiện đúng các quy trình của trắc nghiệm. Việc tiến hành trắc nghiệm phải đạt tiêu chuẩn về nhiệt độ, âm thanh, ánh sáng. Bài trí của phòng trắc nghiệm phải nhẹ nhàng, không nên có những tranh, ảnh, hình vẽ...thu hút, phân tán chú ý của người bệnh. Cần ghi đầy đủ thời gian và không khí tâm lý lúc thực hiện trắc nghiệm. Trong quá trình thực hiện trắc nghiệm, ghi chép tỉ mỉ, cụ thể các hành vi cũng như phản ứng cảm xúc của người bệnh. Vì điều này thường rất khó thực hiện nên phải sử dụng cách viết tắt và ngay sau trắc nghiệm phải ghi lại đầy đủ, chi tiết{6}. 1.4.2. Khái niệm thăm khám tâm lý. Thăm khám tâm lý là nhiệm vụ đầu tiên trong quá trình can thiệp điều trị cho bệnh nhân. Vậy thăm khám tâm lý được hiểu là gì? Thăm khám tâm lý là quá trình tìm hiểu bản chất của những rối nhiễu tâm lý, nguyên nhân, nguồn gốc, hoàn cảnh phát sinh những rối loạn tâm trí. Dựa trên những biểu hiện về triệu chứng, xây dựng một hay nhiều giả thuyết về nguồn gốc có thể có của bệnh lý. Sau đó truy tìm các căn nguyên cụ thể, những yếu tố đã và đang duy trì trạng thái bệnh lý của đối tượng. Khi tiến hành thăm khám tâm lý, các nhà tâm lý, các nhà tham vấn các bác sĩ tâm thần sử dụng các kỹ thuật lâm sàng khác nhau như: các trắc nghiệm, các thang đo, phương pháp quan sát, hỏi chuyện ... để thu thập những thông tin về đời sống tâm lý của thân chủ. Sau đó là sự lý giải, cắt nghĩa những thông tin thu được để rồi sau đó đưa ra được kết quả chẩn đoán, trị liệu cho thân chủ. Trong quá trình thăm khám tâm lý, càng sử dụng nhiều phương pháp để thu thập thông tin về đời sống của thân chủ, càng thu thập được nhiều thông tin phong phú và đa dạng. Có cả những thông tin định tính và những thông tin định lượng. Điều đó cho phép các nhà tâm lý lâm sàng, các bác sĩ tâm thần đưa ra hững chẩn đoán, nhận định về tâm lý thân chủ một cách chính xác. Có những khái niệm rất gần gũi với thăm khám tâm lý mà chúng ta cần phân biệt, đó là khái niệm lâm sàng, khái niệm tham vấn và trị liệu tâm lý. - Khái niệm lâm sàng tâm lý Về mặt lịch sử, khái niệmlâm sàng xuất phát từ Y học về sau được mở rộng sang lĩnh vực tâm lý học. Có nhiều tác giả nói về thuật ngữ lâm sàng, nhưng tựu chung lại các tác giả đều muốn nói rằng: lâm sàng là quá trình thăm khám, chữa trị bệnh nhân ngay tại giường bệnh. Như đã trình bày, lâm sàng có xuất phát điểm từ Y học. Trong Y học, lâm sàng là quá trình miêu tả những triệu chứng, tìm hiểu tiền sử bệnh thông qua việc quan sát, trao đổi với bệnh nhân, xét nghiệm để chẩn đoán và đề ra các phương thức chữa trị bệnh. Trong tâm lý học, lâm sàng cũng được hiểu gần như trong Y học - Đó là một quá trình miêu tả các triệu chứng bệnh lý, tìm hiểu tiền sử bệnh thông qua quan sát, trao đổi, trắc nghiệm với bệnh nhân (người mắc bệnh tâm lý) để chẩn đoán và đề ra phương pháp trị liệu tâm lý giúp người bệnh cải thiện hoặc thoát khỏi tình trạng khó khăn tâm trí. Như vậy là giữa thăm khám tâm lý và lâm sàng đã có những điểm khác biệt. Phương pháp lâm sàng cho phép nhà tâm lý đưa ra phác đồ điều trị tâm lý cho bệnh nhân. Còn thăm khám tâm lý mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu, lý giải bệnh căn, bệnh sinh của người bệnh mà thôi. - Khái niệm tham vấn tâm lý Tham vấn là một thuật ngữ mà các nhà chuyên môn cho rằng không dễ dàng định nghĩa được. Bởi khái niệm tham vấn vẫn còn là khá mới mẻ với nhiều người dân Việt Nam. Thuật ngữ tham vấn mới chỉ xuất hiện trong vài năm gần đây. Chúng ta có thể tìm hiểu khái niệm tham vấn qua một số định nghĩa của một vài tác giả sau đây: Theo tiến sĩ tâm lý Nguyễn Thị Giồng, tham vấn là tiến trình tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ, trong quá trình này nhà tham vấn sử dụng các kỹ năng chuyên môn giúp thân chủ khơi dậy tiềm năng để họ có thể tự giải quyết các vấn đề của mình. Nhà tham vấn lỗi lạc Carl Roger cho rằng: Tham vấn là hoạt động nhằm giúp đỡ con người để họ tự giúp chính mình. Hoạt động tham vấn sẽ giúp họ nâng cao khả năng tự tìm giải pháp đối phó với vấn đề và thực hiện tốt chức năng của mình trong cuộc sống. Như vậy, hoạt động tham vấn không chỉ đơn thuần là sự trợ giúp bằng lời khuyên như nhiều người lầm tưởng (quan điểm đồng nhất hóa khái niệm tham vấn với tư vấn) mà đó là quá trình tương tác tích cực giữa nhà tham vấn và thân chủ. Trong quá trình đó thân chủ là người chủ động trong quá trình đưa ra quyết định và giải pháp cho vấn đề của chính mình. Như thế có nghĩa là nhà tham vấn khơi gợi những yếu tố nội sinh và thân chủ phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Công việc của nhà tham vấn tâm lý có thể là tư vấn (có các kỹ năng cho lời khuyên), làm tham vấn và trị liệu. Nhà thâm vấn có thể dùng các trắc nghiệm nếu đối tượng có những rối loạn tâm lý nặng. Ở các nước phát triển về lĩnh vực trợ giúp tinh thần, nhà tham vấn thường tốt nghiệp từ ngành tham vấn, ngành công tác xã hội cá nhân hoặc ngành tâm lý học lâm sàng. - Khái niệm trị liệu tâm lý Một số tác giả trên thế giới cho rằng trị liệu tâm lý là một thuật ngữ chung nhất chỉ tất cả các can thiệp cho gia đình và cá nhân thông qua các liệu pháp tâm lý. Cũng theo các tác giả này thì ngoài việc sử dụng các liệu pháp tâm lý cho những người có rối nhiễu tâm lý thì việc giúp con người thay đổi những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi tiêu cực cũng là một việc làm quan trọng. Một số tác giả khác lại cho rằng trị liệu tâm lý là hoạt động chuyên môn chủ yếu tập trung vào việc khôi phục cá nhân ở cả 2 mức độ là ý thức và vô thức. Họ cho rằng trị liệu tâm lý chú trọng tới việc xóa bỏ những yếu tố mang tính chất bệnh lý gây ra những rối nhiễu tâm lý của người bệnh. Dù có những quan điểm khác nhau về mức độ rối nhiễu tâm lý nhưng giữa chúng vẫn có những điểm chung nhất định, nó phản ánh nét đặc trưng của trị liệu tâm lý. Đó là, trị liệu tâm lý là thuật ngữ chung nhất được dùng để chỉ