Đề tài Thực trạng tình hình tài chính tại công ty dịch vụ hàng hải Phương Đông (orimas)

Báo cáo tài chính là các báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của đơn vị sau một thời kỳ nhất định ( mỗi tháng, mỗi quý, mỗi năm). Nói cách khác, báo cáo tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm tới doanh nghiệp ( chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng ) 1.2 Mục đích của việc lập báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập với các mục đích sau:  Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát , toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán.  Cung cấp các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu phục vụ cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ đã qua và những dự đoán cho tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hay đầu tư vào doanh nghiệp, các chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.

doc103 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tình hình tài chính tại công ty dịch vụ hàng hải Phương Đông (orimas), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm và mục đích của việc lập báo cáo tài chính 1.1 Khái niệm báo cáo tài chính (BCTC) Báo cáo tài chính là các báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của đơn vị sau một thời kỳ nhất định ( mỗi tháng, mỗi quý, mỗi năm). Nói cách khác, báo cáo tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm tới doanh nghiệp ( chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng…) 1.2 Mục đích của việc lập báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập với các mục đích sau: Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát , toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. Cung cấp các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu phục vụ cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ đã qua và những dự đoán cho tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hay đầu tư vào doanh nghiệp, các chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. 2. Bản chất, vai trò của báo cáo tài chính 1.1Bản chất: Báo cáo tài chính là kết quả của công tác kế toán trong một kỳ kết toán, nó cung cấp thông tin một cách toàn diện về tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Bên cạnh đó, nó còn là nguồn thông tin quan trọng không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho nhiều đối tượng khác ở bên ngoài có quyền lợi trực tiếp hoặc gián tiếp với hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có các cơ quan chúc năng của Nhà nước. Căn cứ vào mục đích cung cấp thông tin cũng như tính pháp lệnh của thông tin được cung cấp thì báo cáo kế toán trong doanh nghiệp được phân thành: báo cáo kế toán tài chính và báo cáo kế toán quản trị. Báo cáo kế toán tài chính là những báo cáo cung cấp thông tin về tài sản, nguồn vốn, về tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp để phục vụ cho yêu cầu về quản lý của doanh nghiệp cũng như đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khác ở bên ngoài, nhưng chủ yếu là phục vụ cho các đối tượng ở bên ngoài. Báo cáo kế toán tài chính là loại báo cáo bắt buộc, được Nhà nước thống nhất về danh mục các báo cáo, biểu mẫu và hệ thống các chỉ tiêu, phương pháp lập, nơi gửi báo cáo và thời gian gửi báo cáo. Báo cáo kế toán quản trị là những báo cáo phục vụ cho yêu cầu quản trị và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà quản lý doanh nghiệp. Báo cáo kế toán quản trị cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin cần thiết để lập kế hoạch, đánh giá và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, nó tồn tại vì lợi ích của nhà quản lý, nó cung cấp những thông tin phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý và chủ yếu mang tính định hướng cho tương lai. Báo cáo kế toán quản trị được lập ra theo yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp, không mang tính pháp lệnh. 1.2 Vai trò của báo cáo tài chính : Báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng không chỉ đối với doanh ngiệp mà còn phục vụ chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như các cơ quan quản lý của Nhà nước, các nhà đầu tư hiện tại và đầu tư tiềm năng, các chủ nợ, các nhà kiểm toán viên độc lập … Đối với Nhà nước, báo cáo tài chính cung cấp thông tin cần thiết giúp cho việc thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế , giúp các cơ quan tài chính Nhà nước thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời còn làm cơ sở cho việc tính thuế và các khoản nộp khác của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước. Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, báo cáo tài chính là công cụ để họ thuyết phục các nhà đầu tư và các chủ nợ rằng doanh nghiệp của họ sẽ đạt mức lợi nhuận cao nhất với độ rủi ro thấp nhất, từ đó họ tìm kiếm được nguồn vốn. Ngoài ra các nhà quản lý doanh nghiệp còn sử dụng báo cáo tài chính để tiến hành hoạt động quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Đối với các nhà đầu tư, các nhà cho vay, báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp họ nhận biết khả năng về tài chính, tình hình sử dụng hiệu quả các loại vốn, nguồn vốn, khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Từ đó, có cơ sở tin cậy cho họ quyết định đầu tư vào doanh nghiệp, cho doanh nghiệp vay hay không. Khi khả năng tài chính của doanh nghiệp khả quan, khi doanh ngiệp sử dụng vốn có hiệu quả, khả năng sinh lời cao và bền vững thì việc quyết định đầu tư, cho vay thậm chí với giá trị lớn của các nhà đầu tư, nhà cho vay là điều tất yếu. Đối với nhà cung cấp, báo cáo tài chính của doanh nghiệp giúp họ nhận biết cơ bản về khả năng thanh toán, để từ đó họ quyết định bán hàng hay không bán hàng hoặc áp dụng phương thức thanh toán hợp lý để nhanh chóng thu hồi tiền hàng. Đối với khách hàng, báo cáo tài chính giúp họ phân tích, đánh giá khả năng, năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp để quyết định có ứng trước tiền hàng hay không? Đối với các kiểm toán viên độc lập, báo cáo tài chính đóng vai trò như là đối tượng của kiểm toán độc lập. Bởi lẽ, các nhà đầu tư và cung cấp tín dụng có lý do để lo lắng rằng các nhà quản lý doanh nghiệp có thể bóp méo các báo cáo tài chính mà họ cung cấp mục đích tìm kiếm nguồn vốn hoạt động. Vì vậy, các nhà đầu tư và cung cấp tín dụng đòi hỏi các nhà quản lý phải bỏ tiền ra thuê các kiểm toán viên độc lập để kiểm toán tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính. 3. Nội dung của báo cáo tài chính . Theo quy định hiện hành - Quyết định 167/2000/QĐ- BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính thì báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm 4 mẫu: - Mẫu số BO1- DN: Bảng cân đối kế toán - Mẫu số BO2-DN: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Mẫu số BO3-DN: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Mẫu số BO9-DN: Thuyết minh báo cáo tài chính 3.1. Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) (Mẫu biểu được trình bày ở cuối luận văn) 3.1.1 Khái niệm, nội dung, ý nghĩa của BCĐKT BCĐKT là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài chính của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định (cuối quý, cuối năm). Nội dung của BCĐKT thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành từng loại, mục và từng chỉ tiêu cụ thể. Đồng thời các chỉ tiêu này được mã hoá để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu cũng như việc xử lý trên máy vi tính và được phản ánh theo số năm trước, năm nay. BCĐKT là nguồn thông tin tài chính hết sức quan trọng đối với công tác quản lý của các nhà doanh nghiệp cũng như đối với các đối tượng bên ngoài (chủ đầu tư, chủ nợ, kiểm toán độc lập, cơ quan thuế...). Do vậy, BCĐKT phải được lập theo đúng mẫu quy định, phản ánh trung thực khách quan tình hình tài sản và phải nộp cho các đối tượng có liên quan ( như cơ quan tài chính, cục thuế....) theo đúng thời hạn quy định. BCĐKT có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp. Số liệu trên bảng BCĐKT cho biết toàn bộ tình hình tài sản hiện có của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành của tài sản. 3.1.2 Kết cấu của BCĐKT: BCĐKT được chia thành 2 phần: Phần tài sản và phần nguồn vốn. Và BCĐKT có thể kết cấu theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Nếu BCĐKT có kết cấu theo chiều ngang thì bên trái phản ánh kết cấu của tài sản, gọi là bên tài sản; bên phải phản ánh nguồn hình thành tài sản, gọi là bên nguồn vốn. Nếu BCĐKT có kết cấu theo chiều dọc thì phần trên phản ánh tài sản, phần dưới phản ánh nguồn vốn. a. Phần tài sản. Phần này gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Trị giá tài sản hiện có của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu và coi như thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Trong đó tài sản coi như thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp là những tài sản doanh nghiệp đi thuê, được quyền sử dụng lâu dài như tài sản thuê tài chính. Phần tài sản được chia ra làm 2 loại A và B - Loại A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. - Loại B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Trong mỗi loại gồm các mục, khoản (các chỉ tiêu), số liệu phản ánh ở các chỉ tiêu của bảng thể hiện cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp Loại A phần tài sản gồm các mục sau: I- Tiền. II- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. III- Các khoản phải thu. IV- Hàng tồn kho. V- Tài sản lưu động khác VI- Chi sự nghiệp (đối với doanh nghiệp có chi sự nghiệp) Loại B phần tài sản gồm các mục sau: I- Tài sản cố định II- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn III- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang IV- Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn b, Phần nguồn vốn: Phần này gồm các chỉ tiên phản ánh nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Toàn bộ nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp được chia thành hai loại A và B. - Loại A- Nợ phải trả - Loại B- Nguồn vốn chủ sở hữu Trong mỗi loại này cũng gồm các mục, khoản (chỉ tiêu), các chỉ tiêu này thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Loại A phần nguồn vốn gồm các mục: I- Nợ ngắn hạn II- Nợ dài hạn III- Nợ khác Loại B phần nguồn vốn gồm các mục : I-Nguồn vốn, quỹ II- Nguồn kinh phí, quỹ khác. Ngoài các mục, khoản trong BCĐKT, BCĐKT còn bao gồm 7 chỉ tiêu ngoài bảng, đó là: 1. Tài sản thuê ngoài 2. Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công 3. Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi 4. Nợ khó đòi đã xử lý 5. Ngoại tệ các loại 6. Hạn mức kinh phí còn lại 7. Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có Tính chất cơ bản của BCĐKT là tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, biểu hiện ở phương trình kế toán tổng hợp: Tổng cộng tài sản = Tổng cộng nguồn vốn hoặc (I+II) tài sản = (I+II) nguồn vốn 3.1.3 Nguồn số liệu và nguyên tắc lập BCĐKT Khi lập BCĐKT sử dụng nguồn số liệu sau: - BCĐKT ngày 30/12 năm trước - Các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản phản ánh tài sản, nguồn vốn - Bảng cân đối tài khoản (bảng cân đối số phát sinh) - Các số liệu khác có liên quan ( sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết, bảng kê…) Để việc lập BCĐKT được nhanh chóng, dễ dàng và chính xác, cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau: -Trước khi lập BCĐKT phải hoàn tất việc ghi sổ kế toán cộng ghi sổ tìm số dư cuối kỳ của các tài khoản, kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên quan đảm bảo khớp đúng -Trước khi lập BCĐKT phải kiểm tra lại số liệu trên BCĐKT ngày 31/12 năm trước cột “ số cuối kỳ”. Số liệu này được ghi vào cột “số đầu năm” của BCĐKT năm nay và nó thay đổi trong cả năm kế toán - Mỗi chỉ tiêu trên BCĐKT có liên quan đến tài khoản nào (tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích) thì lấy số dư của tài khoản đó để phản ánh. Theo quy định, số dư nợ của các tài khoản được phản ánh vào phần tài sản. Số dư có của các tài khoản được phản ánh vào phần nguồn vốn trừ một số tài khoản có cách phản ánh đặc biệt (tài khoản điều chỉnh). - Đối với các tài khoản thanh toán (các tài khoản lưỡng tính như TK131, 331) tuyệt đối không được bù trừ số dư giữa hai bên nợ và có trên tài khoản tổng hợp mà căn cứ vào số dư trên các sổ chi tiết để xác định . Nếu là nợ phải thu được ghi vào phần tài sản, nếu là nợ phải trả đựơc ghi vào phần nguồn vốn. - Chỉ tiêu các khoản phải thu khác được tính bằng cách cộng tổng số dư bên nợ các TK1388, 333, 334,…Và chỉ tiêu các khoản phải trả khác được tính bằng cách cộng tổng số dư bên có của các tài khoản thanh toán liên quan: TK1388, 338 (trừ TK3381,3387). - Đối với bảng cân đối của các doanh nghiệp cấp trên như tổng công ty hoặc liên hiệp các xí nghiệp khi lập cần tiến hành bù trừ các chỉ tiêu sau: + Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc: lấy số dư nợ TK1361 trên sổ cái của đơn vị chính trừ (-) số dư có TK411 trên sổ cái của đơn vị trực thuộc (chi tiết vốn cấp trên cấp) + Nguồn vốn kinh doanh: lấy số dư có TK411 của đơn vị chính cộng (+) số dư có TK411 của các đơn vị trực thuộc (trừ vốn do cấp trên cấp) + Chỉ tiêu “ Phải trả” hoặc “Phải thu” các đơn vị nội bộ: lấy số dư có TK336 trừ (-) số dư nợ TK 1368 trên BCĐKT của đơn vị chính và các đơn vị trực thuộc. + Các chỉ tiêu khác còn lại được tính bằng cách cộng số học tương ứng số liệu trên tất cả BCĐKT của đơn vị chính và các đơn vị trực thuộc. 3.1.4 Phương pháp lập BCĐKT Cột “số đầu năm” trên BCĐKT được lấy từ số liệu ở cột “số cuối năm” trên BCĐKT ngày 31/12 năm trước để ghi Cột “số cuối năm” trên BCĐKT được lập như sau: a.Phần tài sản: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (MS 100) Phản ánh tổng giá trị tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn có đến thời điểm báo cáo, bao gồm vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn , các khoản phải thu, giá trị tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh và chi phí sự nghiệp đã chi nhưng chưa được quyết toán. MS 100 =MS 110 + MS 120 + MS 130 + MS 140 +MS 150 + MS 160 I-Tiền (MS 100): là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, bao gồm: tiền mặt , tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. MS 100 = MS 111 + MS 112 + MS 113 1.Tiền mặt tại quỹ (MS 111): phản ánh số tiền mặt và ngân phiếu thực tồn quỹ (gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ); giá trị vàng, bạc, kim khí, đá quý đang được giữ tại quỹ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư nợ TK111 trên sổ cái 2.Tiền gửi ngân hàng ( MS 112): phản ánh số tiền gửi thực có ở ngân hàng (gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ) ; giá trị vàng, bạc, kim khí, đá quý còn gửi ở ngân hàng. Trong trường hợp doanh ngiệp có tiền gửi ở các tổ chức tín dụng khác thì số dư tiền gửi có đến thời điểm báo cáo cũng được phản ánh trong chỉ tiêu này. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư nợ TK112 trên sổ cái. 3.Tiền đang chuyển (MS 113): phản ánh số tiền mặt, sec đang chuyển hoặc đang làm thủ tục tại ngân hàng (thẻ thanh toán, thẻ tín dụng), bao gồm cả tiền Việt Nam và Ngoại tệ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư nợ TK 113 trên sổ cái II- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (MS 120) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (sau khi đã trừ đi dự phòng giảm giá), bao gồm: đầu tư chứng khoán, cho vay ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn khác. Các khoản đầu tư ngắn hạn được phản ánh trong mục này là các khoản đầu tư có thời hạn thu hồi vốn dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh MS 120 = MS 121 + MS 128 + MS 129 1.Đầu tư chứng khoán ngắn hạn( MS 121): số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư nợ của TK121 trên sổ cái. 2.Đầu tư ngắn hạn khác (MS 128): số liệu dể ghi được lấy từ số dư nợ của TK128 trên sổ cái 3.Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (MS 129): số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư có của TK129 trên sổ cái. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ) III- Các khoản phải thu (MS 130) MS 130 = MS 131 + MS 132 + MS 133 + MS 134 + MS 137 + MS 138 + MS 139 1.Phải thu của khách hàng (MS 131): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư nợ của TK131 mở theo từng khách hàng trên sổ cái chi tiết TK131 2.Trả trước cho người bán (MS 132) : số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư nợ của TK331 mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết TK331. 3.Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (MS 133):số liệu để ghi vàochỉ tiêu này căn cứ vào số dư nợ của TK133 trên sổ cái tại thời điểm cuối kỳ kế toán. 4.Phải thu nội bộ (MS 134): là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản phải thu trong nội bộ giữa đơn vị chính với các đơn vị trực thuộc và giữa các đơn vị trực thuộc với nhau trong mối quan hệ về giao vốn và các khoản thanh toán khác. MS 134 = MS 135 + MS 136 4.1.Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc ( MS 135) : số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư nợ TK1361 trên sổ cái 4.2.Phải thu nội bộ khác ( MS 136): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư nợ TK 1368 trên sổ cái 5.Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (MS 137): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư nợ TK137 “ Thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng”. 6.Các khoản phải thu khác (MS138): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư nợ của TK138, TK338 và các khoản thanh toán khác, theo chi tiết từng đối tượng phải thu trên sổ kế toán chi tiết. 7.Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (MS 139): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư có TK139 trên sổ cái. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ) IV- Hàng tồn kho (MS 140) : Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (sau khi đã trừ dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đến thời điểm báo cáo. MS 140= MS 141+ MS 142+ MS 143+ MS 144+ MS 145+ MS 146+ MS 147+ MS 149 1.Hàng mua đang đi trên đường (MS 141): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư nợ của TK151 trên sổ cái 2.Nguyên liệu, vật liệu tồn kho (MS 142): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư nợ TK152 trên sổ cái 3.Công cụ, dụng cụ trong kho (MS 143): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư nợ TK153 trên sổ cái 4.Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (MS 144): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư nợ TK154 trên sổ cái. 5.Thành phẩm tồn kho (MS 145): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư nợ TK155 trên sổ cái. 6.Hàng hóa tồn kho (MS 146): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư nợ TK156 trên sổ cái. 7.Hàng gửi đi bán (MS 147): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư nợ TK157 trên sổ cái. 8.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (MS 149): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư nợ TK159 trên sổ cái và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). V. Tài sản lưu động khác (MS 150). Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị các loại tài sản lưu động khác chưa được phản ánh trong các chỉ tiêu trên MS 150= MS 151+ MS 152+ MS 153+ MS 154+MS 155. 1.Tạm ứng (MS 151): Số liệu để ghi vàochỉ tiêu này căn cứ vào số dư nợ của TK 141 trên sổ cái 2.Chi phí trả trước (MS 152): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư nợ của TK 1421 trên sổ cái. 3.Chi phí chờ kết chuyển (MS 153): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư nợ TK 1422 trên sổ cái. 4.Tài sản thiếu chờ xử lý (MS 154): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư nợ của TK 1381 trên sổ cái. 5.Các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn (MS 155): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư nợ TK144 trên sổ cái. VI. Chi sự nghiệp (MS 160). Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số chi bằng nguồn kinh phí sự nghiệp và bằng nguồn kinh phí dự án chưa được quyết toán tại thời điểm báo cáo. MS 160= MS 161 +MS 162 1.Chi sự nghiệp năm trước (MS 161): số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư nợ của TK1611 trên sổ cái. 2.Chi sự nghiệp năm nay (MS 162): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư nợ của TK1612 trên sổ cái. B. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN (MS 200) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang và các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. MS 200= MS 210+ MS 220+ MS 230+ MS 240+ MS 241. I.Tài sản cố định (MS 210) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại (nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn luỹ kế) của các loại tài sản cố định tài thời điểm báo cáo. MS 210= MS 211+ MS 214+ MS 217 1.Tài sản cố định hữu hình (MS 211): Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định hữu hình: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải,... tại thời điểm báo cáo. MS 211= MS 212+ MS 213 1.1.Nguyên giá (MS 212): số liệu để ghi vào chỉ tiêu căn cứ vào số dư nợ của TK211 trên sổ cái 1.2.Giá trị hao mòn luỹ kế (MS 213): số liệu để ghi vào chỉ tiêu căn cứ vào số dư có của TK 2141 trên sổ cái và số liệu chỉ tiêu này đ
Tài liệu liên quan