Đề tài Thực trạng và giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là một tỉnh miền núi, thuộc miền đồi núi và trung du Bắc Bộ, nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nhưng nguồn vốn đầu tư hạn chế. Kể từ ngày tách tỉnh (1/1/1997) đến nay, cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hoá nền kinh tế của cả nước

docx114 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của luận văn Phú Thọ là một tỉnh miền núi, thuộc miền đồi núi và trung du Bắc Bộ, nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nhưng nguồn vốn đầu tư hạn chế. Kể từ ngày tách tỉnh (1/1/1997) đến nay, cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hoá nền kinh tế của cả nước, Phú Thọ đã và đang nỗ lực tìm ra các giải pháp để phát triển kinh tế tỉnh nhà; do đó, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vốn vẫn đang là một thách thức lớn đối với nền kinh tế, đi kèm theo đó là công nghệ lạc hậu và năng suất lao động thấp, có nguyên nhân từ thực trạng tích lũy thấp của nền kinh tế địa phương. Để phá vỡ “cái vòng luẩn quẩn” đó, trong những năm vừa qua, tỉnh Phú Thọ đã chủ trương tận dụng “cú huých từ bên ngoài” là liên kết kinh tế quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà chủ yếu là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Tỉnh đã tiến hành hàng loạt các biện pháp nhằm thu hút nguồn vốn FDI và hoàn thiện các cơ chế, chính sách để thúc đẩy triển khai có hiệu quả các dự án. Bước đầu, nguồn vốn FDI đã chứng tỏ vai trò của nó trong việc tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Đây cũng là đường lối phát triển hướng ngoại, con đường duy nhất dành cho các quốc gia đang phát triển, mà sự thành công của Trung Quốc và các quốc gia Asean trong những thập kỷ vừa qua là minh chứng. Nhu cầu về vốn của các quốc gia trên thế giới là rất lớn, từ đó đã làm phát sinh dòng chảy của vốn từ khu vực các nước tư bản phát triển sang các nước đang phát triển nhằm tận dụng các ưu thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân công với giá rẻ, giảm độ rủi ro cho đồng vốn. Từ những năm 90, Việt Nam cũng đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, và điều đó cũng phù hợp với xu thế chung của thế giới đang toàn cầu hóa, khi luồng tư bản luân chuyển giữa các quốc gia ngày càng lớn mạnh. Thành tích tăng trưởng kinh tế liên tục 7-8%/ năm trong nhiều năm của Việt Nam rõ ràng có sự đóng góp không thể phủ nhận của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thiếu kinh nghiệm trong thu hút và triển khai các dự án FDI, tỉnh Phú Thọ đã gặp không ít khó khăn và vướng mắc. Mặt khác, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, các tỉnh thành trong cả nước nói chung và các tỉnh lân cận nói riêng cũng đang tạo mọi điều kiện để thu hút nguồn vốn FDI. Chẳng hạn như Vĩnh Phúc, một tỉnh được tách ra cùng với Phú Thọ từ tỉnh Vĩnh Phú, đang là một trong những tỉnh dẫn đầu về thu hút FDI ở khu vực phía Bắc, đã và đang tạo ra cho Phú Thọ không ít khó khăn thách thức trong quá trình cạnh tranh. Do đó, vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài FDI của tỉnh Phú Thọ đang trở nên hết sức bức thiết. Luận văn “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ: Thực trạng và giải pháp” vì vậy mang tính cấp thiết cao. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn là nghiên cứu thực trạng của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ, tập trung chủ yếu vào thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2001-2007 thể hiện qua quy mô, cơ cấu đầu tư, xem xét sơ qua thực trạng triển khai các dự án FDI trên địa bàn tỉnh. Từ những nghiên cứu trên đưa ra các nhận xét về ưu điểm, chỉ rõ các hạn chế và nguyên nhân trong thu hút và triển khai FDI, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường và thu hút triển khai các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện một số những nhiệm vụ cơ bản như: Thu thập các số liệu về FDI của Phú Thọ, áp dụng các phương pháp thống kê để phân tích và đánh giá thực trạng quá trình thu hút và triển khai dự án FDI tại tỉnh Phú Thọ. Trên cơ sở đó, tìm ra các nguyên nhân cơ bản dẫn đến những vấn đề còn tồn tại và đề ra các giải pháp hữu hiệu giúp tỉnh Phú Thọ hoàn thành tốt các mục tiêu về thu hút và triển khai các dự án FDI. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001-2007, trong đó tập trung vào nghiên cứu thực trạng thu hút FDI qua quy mô FDI qua từng năm và cả giai đoạn, sự chuyển biến trong cơ cấu FDI và ảnh hưởng từ các chính sách của tỉnh đến thu hút cũng như triển khai FDI, đặt trong bối cảnh thu hút FDI chung của cả nước. Phạm vi nghiên cứu là các dự án FDI của tỉnh đã và đang triển khai thời gian từ 2001-2007, xem xét lượng vốn đăng ký, lượng vốn thực hiện và số lượng dự án bị rút giấy phép, xem xét sơ qua về hiệu quả dự án và tình hình hoạt động doanh nghiệp FDI. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật biên chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx-Leninism, được xây dựng một cách có hệ thống và logic nhờ các phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu thông qua các công cụ thống kê toán. Luận văn cũng sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh giữa chính sách thu hút FDI của tỉnh với các vấn đề và số liệu thực tế. 5. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm có 2 chương: CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001-2007 CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ TRIỂN KHAI VỐN FDI TẠI TỈNH PHÚ THỌ Em xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên bộ môn Kinh tế Đầu tư cùng các cán bộ công tác tại Sở Kế hoạch & Đầu tư Phú thọ đã tạo điều kiện và nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn này. Do khả năng còn có hạn nên bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong sự góp ý và bổ sung của các thầy cô và bạn đọc để bài viết của em được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001-2007 I. TỔNG QUAN VỀ TỈNH PHÚ THỌ 1. Môi trường đầu tư tỉnh Phú Thọ 1.1. Điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển Kinh tế - Xã hội Vị trí địa lý Phú Thọ có tọa độ địa lý 20O55’ - 21O43’ vĩ độ Bắc, 104O48’ - 105O27’ kinh độ Đông, Bắc giáp Tuyên Quang, Nam giáp Hòa Bình, Đông giáp Vĩnh Phúc và Hà Tây, Tây giáp Sơn La và Yên Bái, nằm ở vị trí tiếp giáp giữa Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, và Tây Bắc, là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông Bắc. Diện tích chiếm 1,2% diện tích cả nước và chiếm 5,4% diện tích vùng miền núi phía Bắc. Dân số chiếm 1,64% dân số cả nước, chiếm 14,3% dân số vùng miền núi phía Bắc. Đó là những yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Với vị trí ở ngã ba sông, cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, Phú Thọ là cầu nối các tỉnh đồng bằng Sông Hồng với các tỉnh miền núi Tây Bắc và Đông Bắc, là nơi trung chuyển hàng hóa thiết yếu của các tỉnh miền núi phía Bắc. Phú Thọ chỉ cách Hà Nội khoảng 80 km tính theo đường ô tô và cách các tỉnh xung quanh từ 100km - 300km. Các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông từ các tỉnh phía Tây Đông Bắc đều qui tụ về Phú Thọ rồi mới đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước... Thành phố Việt Trì là thủ phủ của tỉnh đồng thời cũng là một trong 5 trung tâm lớn của vùng miền núi phía Bắc, có các tuyến trục giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ số 2 chạy từ Hà Nội qua Việt Trì đi Tuyên Quang - Hà Giang đặc biệt là tuyến đường cao tốc Hà Nội – Việt Trì - Lào Cai sang Vân Nam - Trung Quốc. Đây là tuyến nằm trong hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Dự báo đoạn Hà Nội - Việt Trì sẽ có nhịp độ phát triển sớm nền kinh tế cao và đô thị hóa nhanh nên đây là cơ hội cho Phú Thọ để phát triển kinh tế. Đường Hồ Chí Minh với cầu Ngọc Tháp cũng tạo ra thuận lợi để Phú Thọ giao lưu kinh tế với bên ngoài. Khi Sơn Tây, Hòa Lạc được xây dựng trở thành chuỗi đô thị có khoảng 30 - 50 vạn dân cũng sẽ mở ra cơ hội mới cho Phú Thọ phát triển, nhất là các huyện phía hữu ngạn sông Hồng như Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hòa có điều kiện phát triển mạnh hơn. Ngoài ra Phú Thọ còn có đường sắt, đường sông chạy qua cũng là thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn. Điều kiện khí hậu và địa hình Đặc điểm địa hình Điểm nổi bật là chia cắt tương đối mạnh vì nằm ở phía cuối dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Căn cứ vào địa hình, chia Phú Thọ thành 2 tiểu vùng sau: a. Tiểu vùng miền núi gồm các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hoà và một phần của huyện Cẩm Khê có diện tích tự nhiên khoảng 182.475,82 ha, dân số khoảng 418.266 người, mật độ dân số 228 người/km2; có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 200-500 m. Đây là tiểu vùng đang khó khăn về giao thông và dân trí còn thấp lại nhiều dân tộc nên việc khai thác tiềm năng nông lâm khoáng sản... để phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế. b. Tiểu vùng trung du đồng bằng gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Thuỷ, Tam Nông, Đoan Hùng và phần còn lại của huyện Cẩm Khê, Hạ Hoà. Diện tích tự nhiên khoảng 169.489,50 ha, dân số khoảng 884.734 người, mật độ 519 người/ km2, có độ cao trung bình so với mực nước biển từ 50 - 200m. Đây đang là tiểu vùng có kinh tế - xã hội phát triển, tiềm năng nông lâm, khoáng sản được khai thác tương đối triệt để, nơi sản xuất nhiều nông sản hàng hoá xuất khẩu như: chè, đậu tương, lạc v.v... Nơi có nhiều khu, cụm, điểm công nghiệp.... Nhưng đã xuất hiện hiện tượng đất bị thoái hóa ở một vài nơi, còn dải đất ven sông lại màu mỡ. thuận lợi cho phát triển chè, đậu tương, lạc, vừng, cây ăn quả, sản xuất lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản... là tiểu vùng thuận lợi về điều kiện giao thông vận tải, có đất đai phù hợp cho phát triển khu công nghiệp và đô thị. Tóm lại, Phú Thọ có địa hình đa dạng, vừa có miền núi, vừa có trung du và đồng bằng ven sông, đã tạo ra nguồn đất đai đa dạng, phong phú để phát triển nông lâm nghiệp hàng hoá toàn diện với những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với thị trường trong nước và thế giới. Tuy nhiên do địa hình chia cắt, mức độ cao thấp khác nhau nên việc đầu tư khai thác tiềm năng, phát triển sản xuất, phát triển hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội phải đầu tư tốn kém nhất là giao thông, thuỷ lợi, cấp điện, cấp nước v.v... Đặc điểm khí hậu Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điểm nổi bật là mùa đông không lạnh lắm, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23oC, tổng tích ôn năm khoảng 8.000oC, lượng mưa trung bình năm khoảng 1600 - 1800mm. Độ ẩm trung bình năm khoảng 85-87%. Căn cứ vào địa hình Phú Thọ có 3 tiểu vùng khí hậu sau: Tiểu vùng I: các huyện phía Bắc. Lượng mưa trung bình/năm là 1800mm, số ngày mưa 120-140 ngày/năm. Nhiệt độ trung bình 22 - 230C. Là vùng đủ ẩm, mùa đông ít lạnh, thuận lợi phát triển cây ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày. - Tiểu vùng II: các huyện phía Nam. Lượng mưa trung bình/năm 1400 - 1700mm. Lượng mưa phân bố không đều chủ yếu tập trung vào các tháng mùa mưa. Độ ẩm không khí trung bình 82 - 84%, nhiệt độ trung bình 23,30C. Tạo điều kiện cho các cây trồng (nhất là cây trồng ngắn ngày) tăng khả năng quang hợp, tích lũy vật chất, cho năng suất cây trồng cao. - Tiểu vùng III: các huyện miền núi phía Tây. Lượng mưa trung bình/năm1900mm. Phân bố mưa không đều, tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Nhiệt độ trung bình 21 -220C. Là vùng có độ ẩm thấp, hệ số khô hạn cao hơn vùng khác, vì vậy cần chú ý giữ ấm cho cây trồng vào mùa đông. Nhìn chung, khí hậu Phú Thọ phù hợp cho việc sinh trưởng và phát triển đa dạng các loại cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới và chăn nuôi gia súc, khả năng cho năng suất và chất lượng cao. Yếu tố hạn chế của khí hậu là dễ bị úng ngập vào mùa mưa và hạn vào mùa khô. Khắc phục hạn chế này cần giải quyết tốt vấn đề thủy lợi và bố trí hệ thống cây trồng phù hợp với từng vùng sinh thái. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất Diện tích đất bằng và hơi bằng, chiếm 44,4%, diện tích đất dốc chiếm 51,6%. Do diện tích đất dốc lớn đã gây cản trở trong việc bố trí sản xuất nông lâm nghiệp, đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, thuỷ lợi tốn kém, việc giao lưu kinh tế trong và ngoài tỉnh hiện tại còn gặp nhiều khó khăn. Tài nguyên nước a. Nguồn nước mặt Với diện tích lưu vực của 3 sông lớn đã có 14.575 ha, chứa một dung lượng nước mặt rất lớn. Sông Hồng có chiều dài qua tỉnh 96 km, lưu lượng nước cực đại, có thể đạt 18.000 m3/s ; sông Đà qua tỉnh 41,5 km, lưu lượng nước cực đại 8.800 m3/s ; sông Lô qua tỉnh 76 km, lưu lượng nước cực đại 6.610 m3/s và 130 sông suối nhỏ cùng hàng nghìn hồ, ao lớn, nhỏ phân bố đều khắp trên lãnh thổ đều chứa nguồn nước mặt dồi dào. b. Nguồn nước ngầm Có nước ngầm phân bố ở các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Đoan Hùng, thị xã Phú Thọ và Hạ Hoà, nhưng có lưu lượng nước khác nhau. ở Lâm Thao, Nam Phù Ninh có lưu lượng nước bình quân 30l/s. ở La Phù - Thanh Thuỷ có mỏ nước khoáng nóng, chất lượng nước đạt tiêu chuẩn quốc tế mở ra triển vọng lớn cho phát triển ngành du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh với quy mô lớn. Tóm lại, tài nguyên nước của Phú Thọ rất dồi dào đủ đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với cường độ cao. Song cần có quy hoạch để bảo vệ và khai thác hợp lý theo hướng bền vững. Tài nguyên khoáng sản Có 215 mỏ và điểm quặng, trong đó có 20 mỏ lớn và vừa, 50 mỏ nhỏ và 143 điểm quặng. Các khoáng sản có ý nghĩa nổi trội là: Cao lanh, Penpat, trữ lượng 30,6 triệu tấn, chất lượng tốt; Pyrít, Quarit, đá xây dựng có ở 55 khu vực, trữ lượng 935 triệu tấn; cát, sỏi khoảng 100 triệu m3 và nước khoáng nóng. Qua số liệu trên cho thấy Phú Thọ không giàu về khoáng sản, nhưng lại có Cao lanh, penpát, đá vôi, nước khoáng nóng ý nghĩa cả nước sẽ là lợi thế để Phú Thọ phát triển mạnh công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp giấy, công nghiệp gốm sứ, công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng. Phú Thọ lại không xa các trung tâm công nghiệp lớn Hà Nội, Hải phòng, Hải Dương nên việc mở rộng liên doanh liên kết với các địa phương trên để phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là rất thuận lợi. Tuy nhiên phần lớn khoáng sản đều phân bổ ở khu vực phía Tây của tỉnh (hữu ngạn sông Hồng) khu vực lãnh thổ đang có hạ tầng yếu kém, nhất là giao thông thì việc đầu tư đẩy mạnh khai thác trước mắt sẽ còn gặp khó khăn. Tài nguyên rừng Tính đến năm 2007 toàn tỉnh có 148.885,67 ha đất lâm nghiệp, trong đó có rừng tự nhiên 74.115,67 ha và 74.704,63 ha rừng trồng. Trữ lượng gỗ ước khoảng 3,5 triệu m3. Rừng tự nhiên phần lớn là rừng non mới phục hồi, nhưng vẫn còn một số rừng tự nhiên mang tính chất rừng quốc gia: Xuân Sơn - Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hoà với diện tích khoảng 20.000 ha, trong đó còn có nhiều động, thực vật quý hiếm. Theo kết quả điều tra hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, gỗ có từ nhóm 1 đến nhóm 8, động vật có 150 loài, trong đó có 50 loài thú, 100 loài chim, các loài thú quý hiếm như gấu , hươu, vượn quần đùi, khỉ bạc má......vẫn còn, nhưng số lượng không nhiều. Hiện tại gỗ làm nguyên liệu giấy có thể đáp ứng được 40 - 50% yêu cầu của nhà máy giấy Bãi Bằng. Nghề rừng đã thu hút gần 5 vạn lao động và đang dần dần lấy lại vị trí quan trọng trong nền kinh tế tỉnh. Tài nguyên du lịch Với 150 di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật được xếp hạng, trong đó có những di tích nổi bật như: Đền Hùng, Đầm Ao Châu, khu Ao Trời - Suối Tiên, khu mỏ nước khoáng nóng La Phù - Thanh Thuỷ... Các chiến khu Hiền Lương, Minh Hoà, chiến thắng Sông Lô, Tu Vũ, di tích khảo cổ Sơn Vi, gò Mun, rừng quốc gia Xuân Sơn cùng các lễ hội Đền Hùng, Bạch Hạc, Chu Hoá, đánh cá, mở của rừng, các di tích nghệ thuật: đình Hy Cương; đình Hùng Lô; đền Mẫu Âu Cơ, đền Hiền Quan; đình Bảo Đà; đình Lâu Thượng; đình Đào Xá... với 21 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có sắc tộc, có sắc thái văn hoá riêng, nên rất độc đáo và phong phú là động lực thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển nhanh trong những năm tới. 1.2. Tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội của Phú Thọ Một số chỉ tiêu Kinh tế - Xã hội cơ bản Bảng I.1: Một số chỉ tiêu Kinh tế cơ bản (2005 – 2007) của Phú Thọ Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng sản phẩm trong tỉnh Theo giá so sánh (năm 2000) Tỷ đồng 4.445 4.934 5.469 Nông lâm nghiệp, thủy sản ” 1.135 1.274 1.329 Công nghiệp, xây dựng ” 1.994 2.101 2.388 Dịch vụ ” 1.316 1.559 1.752 Theo giá thực tế Tỷ đồng 7.040 8.120 9.190 GDP bình quân đầu người Ng đồng 5.245 6.067 6.807 Cơ cấu GDP (giá thực tế) Theo ngành kinh tế Nông lâm nghiệp, thủy sản % 28,7 28,0 27,0 Công nghiệp, xây dựng ” 37,6 37,6 38,0 Dịch vụ ” 33,7 34,4 35,0 Theo thành phần kinh tế Kinh tế quốc doanh % 38,8 34,9 34,6 Kinh tế ngoài quốc doanh ” 52,0 54,2 54,3 Kinh tế có vốn ĐTNN ” 9,2 10,9 11,0 Nguồn: Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH 2007 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ Tăng trưởng kinh tế Tổng GDP năm 2007 (giá 2000) đạt 5.469 tỷ đồng, tăng 10,84% so với thực hiện năm 2006 (cả nước tăng 8,5%), trong đó: Nông lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,3%, công nghiệp, xây dựng tăng 13,7 % và dịch vụ tăng 12,4%. GDP bình quân đầu người đạt 6,8 triệu đồng (giá thực tế), tương đương 426 USD (năm 2006 đạt 377 USD). Một số chỉ tiêu kinh tế khác: Năm 2007, giá trị hàng xuất khẩu đạt 180,5 triệu USD, bằng 124,5% kê hoạch và tăng lên 36,5% so với năm 2006. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 852,8 tỷ đồng, tăng lên 12% so với dự toán Trung Ương giao và tăng 9% so với dự toán mà HĐND tỉnh giao. Huy động vốn cho đầu tư phát triển đạt 5.142 tỷ đồng, đạt kế hoạch và tăng 7,9% so với năm 2006. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nhìn chung cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2005-2007 chuyển dịch theo hướng tiến bộ: Tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, tuy nhiên tốc độ tăng vẫn còn chậm. Nguyên nhân: Tốc độ tăng của ngành công nghiệp không đạt kế hoạch, giá của hầu hết các vật tư và nguyên liệu đầu vào của sản xuất đều tăng cao làm cho chi phí sản xuất tăng, trong khi đầu ra của sản phẩm không tăng, nên tỷ lệ đóng góp vào GDP giảm. Do vậy, cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 2007 là: Nông nghiệp 27%, công nghiệp – xây dựng 38 % và dịch vụ 35% ( cơ cấu tương ứng năm 2006 là 28%, 37,6% và 34,4%). (Xem biểu I.1) Biểu I.1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế Phú Thọ năm 2007 Nguồn: Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH 2007 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ Các hoạt động kinh tế a. Sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản: Bảng I.2: Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản (2005 – 2007) của Phú Thọ Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị sản xuất (giá 1994) Tỷ đồng 2.123 2.289 2.363 1. Nông nghiệp ” 1.810 1.965 2.025 - Trồng trọt ” 1.199 1.320 1.358 - Chăn nuôi ” 611 645 667 2. Thủy sản ” 109 113 115.3 3. Lâm nghiệp ” 204 211 222 Nguồn: Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH 2007 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ Năm 2007, tổng
Tài liệu liên quan