Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản lưu động tại Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin

Trong nền kinh tế thị trường, ta thấy có nhiều chủ thể kinh tế khác nhau cùng tham gia vào các quá trình kinh tế, họ đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ kinh tế trước pháp luật. Trong khi các doanh nghiệp không thể tự mình tiến hành hoạt động kinh doanh mà không cần đến các quan hệ kinh tế – tài chính với các chủ thể khác, cũng dễ hiểu khi tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp cũng là mối quan tâm không chỉ mình doanh nghiệp đó mà còn là mối quan tâm của các đối tác của doanh nghiệp như chủ ngân hàng, các nhà đầu tư, nhà cung ứng, khách hàng v.v.

doc23 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản lưu động tại Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường, ta thấy có nhiều chủ thể kinh tế khác nhau cùng tham gia vào các quá trình kinh tế, họ đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ kinh tế trước pháp luật. Trong khi các doanh nghiệp không thể tự mình tiến hành hoạt động kinh doanh mà không cần đến các quan hệ kinh tế – tài chính với các chủ thể khác, cũng dễ hiểu khi tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp cũng là mối quan tâm không chỉ mình doanh nghiệp đó mà còn là mối quan tâm của các đối tác của doanh nghiệp như chủ ngân hàng, các nhà đầu tư, nhà cung ứng, khách hàng v.v... Mỗi đối tượng cần những thông tin về doanh nghiệp dưới góc độ khác nhau để có thể đưa ra những quyết định phù hợp với mục tiêu đặt ra khi thiết lập quan hệ với doanh nghiệp. Nhưng tựu chung lại, vấn đề quan tâm hàng đầu của họ chính là khả năng thanh toán của doanh nghiệp đó. Ngày nay, xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên phổ biến với mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam, ở nước ta sách được xuất bản tràn lan làm rối loạn thị trường sách. Với thị trường khắc nghiệt, thị hiếu quần chúng đa dạng, hay thay đổi, khó nắm bắt như vậy nhưng Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin luôn đứng vững và là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi. Bởi vì xuất bản phẩm của Nhà xuất bản đảm bảo được giá trị nội dung, hình thức, sách quý, hay, đẹp, văn hoá phẩm độc đáo, hợp thị hiếu, hình thành các tủ sách đặc trưng có giá trị, có tiếng vang cả trong và ngoài nước. Để tồn tại và ngày càng phát triển thì doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh phải luôn nắm bắt các quy luật kinh doanh để vượt qua các đối thủ cạnh tranh để chiến lĩnh một phần hoặc toàn bộ thị trường thì mới đững vững được. Để có khả năng cạnh tranh mạnh có nghĩa là doanh nghiệp phải sử dụng đồng thời các biện pháp cạnh tranh hưũ hiệu. Một trong các yếu tố đó là duy trì và nâng cao khả năng thanh toán của doanh nghiệp trên cơ sở xây dựng một cơ cấu tài sản lưu động(TSLĐ) hợp lý. Vì vậy quản lý TSLĐ có hiệu quả là một vấn đề quan trọng của quản lý doanh nghiệp nó quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong cuộc kinh doanh của mình. Từ nhận thức của bản thân và thực tiễn hoạt động của Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin em đã chọn phân tích “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý TSLĐ tại Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin. Với hy vọng sử dụng những kiến thức đã học kết hợp với tình hình thực tế tại NXB Văn hoá - Thông tin để đóng góp một số ý kiến cho hoạt động của NXB trong thời gian tới. Kết cấu của báo cáo quản lý chung như sau: Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo gồm 2 chương: Chương I: Khái quát chung về Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin Chương II: Thực trạng quản lý TSLĐ tại Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin Những kiến thức lý luận và thực tế khoá luận này có được là nhờ vào sự giúp đỡ to lớn của cán bộ Phòng tài chính – kế toán của Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin , các thầy cô khoa Kinh tế – Pháp chế, đặc biệt là cô giáo Phạm Thị Lụa, những người mà em xin gửi tới lời cảm ơn chân thành nhất. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Bích. Chương I Khái quát chung về Nhà xuất bản văn hoá - thông tin I. Sự ra đời: 1. Cơ sở ra đời - Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, công tác xuất bản của Nhà nước ta được tập trung ở cơ quan Nhà in Quốc gia trên Việt Bắc. Quyết định thành lập Nhà in quốc gia do Hồ Chủ Tịch ký ngày 10/1952 (Sắc lệnh số 2122/SL). -Năm 1954, hoà bình lập lại, về tiếp quản Thủ đô, ta mới có một vài Nhà xuất bản như Sự Thật, Văn Nghệ v. v... mà xuất bản phẩm chủ yếu là sách chính trị, lý luận và văn học. - Còn một mảng lớn về văn hoá, nghệ thuật như: âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh, văn hoá phẩm... chưa có nhà xuất bản nào đảm nhiệm. - Cơ quan, Nhà in Quốc gia (hồi đó vẫn còn tồn tại) cũng có cho in một số bưu ảnh, tranh đơn, cờ, khẩu hiệu... nhưng số lượng ít và không thường xuyên. Một số Nhà xuất bản tư nhân lúc đó vẫn còn được phép hoạt động, đã bù vào chỗ trống đó. - Tình hình trên tất yếu nảy ra vấn đề là nội dung tư tưởng, đề tài và chất lượng, nghệ thuật của các ấn phẩm đó có nhiều điểm không phù hợp với đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng; thậm chí còn có nhiều ấn phẩm xấu, có hại. 2. Sự ra đời. Ngày 24 - 7 – 1957, Nghị định số 47 – VH – NĐ do Bộ trưởng Bộ Văn hoá Hoàng Minh Giám ký: Thành lập trong Cục xuất bản Nhà xuất bản Mỹ thuật và Âm nhạc (tiền thân của Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin ngày nay). Hiện nay, Nhà xuất bản có 73 cán bộ công nhân viên, trong đó: +Trình độ đại học, cao đẳng: 53 người +Trình độ trung cấp và tương đương: 10 người II. Nguyên tắc hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà xuất bản VĂn hoá - Thông tin 1. Nguyên tắc hoạt động. - Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin là một doanh nghiệp nhà nước có pháp nhân đầy đủ; sản xuất kinh doanh xuất bản phẩm theo nhiệm vụ của Nhà xuất bản và theo luật pháp của Nhà nước. - Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin có trụ sở chính ở Hà Nội và chi nhánh tại Thành phố Hồ chí Minh; có con dấu và tài khoản riêng tại Ngân hàng. 2. Chức năng, nhiệm vụ của Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin. Xuất bản, nhận uỷ thác xuất bản và phát hành các loại xuất bản phẩm bao gồm sách, tranh, ảnh, văn hoá phẩm kể cả băng video và cassette về văn hoá thông tin nhằm giới thiệu những thành tựu và tinh hoa văn hoá của Việt Nam và thế giới; thông báo giới thiệu và tuyên truyền cổ động đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính trị, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hoá xã hội cho quảng đại quần chúng nhân dân trong cả nước, người Việt Nam ỏ nước ngoài và người nước ngoài có nhu cầu. Quản lý cán bộ nhân viên, cơ sở vật chất, kỹ thuật thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước , sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn và nghĩa vụ nộp tài chính với Nhà nước theo quy định. 3. Quyền hạn của nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin . - Quyền quản lý và sử dụng các nguồn lực được giao - Quyền tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh ( trong kinh doanh và phát triển) III. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin Sơ đồ tổ chức của Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin BBT sách văn hoá BBT sách nghệ thuật BBT sách thông tin BBT văn hoá phẩm Tổ bảo vệ Phòng vi tính tạo mẫu Cửa hàng giới thiệu sách-Văn hoá phẩm-lịch Phòng tài chính-kế toán Phòng kế hoạch-sản xuất kinh doanh Phòng hành chính-tổ chức Ban biên tập(BBT) Các phó giám đốc Giám đốc kiêm Tổng biên tập BBT Mỹ thuật 2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin 2.1 Ban biên tập. Chức năng: Là đơn vị tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong việc ra quyết định phát hành các loại xuất bản phẩm gì. Nhiệm vụ: - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động biên tập. - Kiểm tra, hướng dẫn các phân xưởng in ấn sản xuất các xuất bản phẩm theo đúng tiêu chuẩn, mẫu mã,quy trình kỹ thuật hoặc đúng với hợp đồng mà khách hàng yêu cầu. 2.2 Phòng tổ chức hành chính: Chức năng: Là đơn vị tham mưu, giúp đỡ cho Giám đốc trong quản lý và điều hành những công việc sau: ãXây dựng và tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh ãThực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với cán bộ công nhân. ãCông tác lao động tiền lương. ãCông tác nhân sự, tuyển dụng, đào tạo. ãThực hiện mọi hoạt động về pháp chế, văn thư lưu trữ, hành chính quản trị, y tế, xây dựng cơ bản. Nhiệm vụ: b.1 Bộ phận tổ chức lao động. Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nghiên cứu, đề xuất mô hình tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý của các đơn vị và bố trí nhân sự trên cơ sở gọn nhẹ, có hiệu quả. Quản lý hồ sơ lý lịch cán bộ công nhân toàn doanh nghiệp, thực hiện chế độ bảo mật hồ sơ. Lập kế hoạch, giải quyết các thủ tục về tuyển dụng, nghỉ hưu, thôi việc, đi học, khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bãi miễn v.v...theo đúng chế độ của Nhà nước quy định. Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức thi nâng bậc cho cán bộ công nhân. Quản lý lao động, tiền lương cán bộ công nhân. Kiểm tra, giám sát việc trả lương và các khoản thu nhập khác cũng như việc thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước đối với cán bộ công nhân tại các đơn vị. b.2 Bộ phận hành chính. Nghiên cứu đề xuất, kiến nghị với Giám đốc biện pháp giúp các đơn vị thực hiện đúng các chế độ, nguyên tắc, thủ tục hành chính. Quản lý, lưu trữ các văn bản, tài liệu. Tổ chức tiếp nhận, gửi công văn, tài liệu, điện tín tới các cơ quan có liên quan, vào sổ và làm đầy đủ các thủ tục giao nhận để lãnh đạo doanh nghiệp và các đơn vị có trách nhiệm giải quyết. Quản lý con dấu, đóng dấu vào các công văn, hoá đơn, giấy tờ, chứng từ... khi có chữ ký của các đồng chí có trách nhiệm được giao quyền ký. Thực hiện đánh vi tính, phô tô, fax các loại công văn và các loại văn bản khác của doanh nghiệp khi các đồng chí có trách nhiệm yêu cầu. Thực hiện các hoạt động lễ tân: tiếp khách, chiêu đãi, đưa đón khách, chuẩn bị tặng phẩm. b.3 Bộ phận Y tế. Theo dõi sức khoẻ và quản lý hồ sơ sức khoẻ của cán bộ công nhân, xác nhận và lập sổ theo dõi ngày nghỉ ốm của cán bộ công nhân. Khám và cấp thuốc những bệnh thông thường, thực hiện mua BHYT cho CBCN trong doanh nghiệp đúng đối tượng và thời hạn. Phòng kế hoạch – sản xuất kinh doanh. Chức năng: Là đơn vị tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và điều hành sản xuất cuả doanh nghiệp. Nhiệm vụ: Phối hợp với các phòng liên quan: + Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và dài hạn. + Xây dựng kế hoạch và tiến độ sản xuất hàng tháng + Xây dựng kế hoạch giá thành hàng năm, giá thành từng sản phẩm. + Nghiên cứu, đề xuất, điều chỉnh giá bán sản phẩm phù hợp với thị trường. + Chịu trách nhiệm về công tác xuất, nhập vật tư, phụ tùng v.v... cho sản xuất. + Xây dựng kế hoạch quy chế cấp phát, quản lý, xuất nhập hàng hoá ra, vào kho đảm bảo chính xác, phục vụ sản xuất kịp thời. + Theo dõi, kiểm tra , đánh giá chính xác tình hình sản xuất của doanh nghiệp, đôn đốc, nhắc nhở các phòng kỹ thuật- nghiệp vụ thực hiện kế hoạch tác nghiệp được giao. Phòng tài chính – kế toán Chức năng: Là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong quản lý, điều hành công tác tài chính của doanh nghiệp, phản ánh mọi hoạt động kinh tế thông qua việc tổng hợp, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tổ chức các nghiệp vụ quản lý, thu chi tiền tệ, đảm bảo thúc đẩy hoạt động của đồng tiền đạt hiệu quả và phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước. Nhiệm vụ: - Tổ chức hạch toán kinh tế toàn doanh nghiệp. - Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi hạch toán, kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị và của doanh nghiệp theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước. - Tổng hợp, phân tích kết quả sản xuất kinh doanh. Lập báo cáo tổng hợp phục vụ cho công tác kiểm tra, thực hiện kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. - Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống diễn biến các nguồn vốn. Giải ngân các loại vốn phục vụ cho việc cung cấp vật tư, nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Theo dõi công nợ, báo cáo, đề xuất kế hoạch thu, chi tiền mặt và các hình thức thanh toán. - Thực hiện quyết toán quý (tháng, năm) đúng tiến độ. Tham gia cùng các phòng nghiệp vụ hạch toán lỗ, lãi đối với các phân xưởng và doanh nghiệp, giúp Giám đốc nắm chắc nguồn vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cùng các phòng nghiệp vụ giúp Giám đốc xây dựng đồng bộ các mặt kế hoạch: + Kế hoạch sử dụng vốn và tài vụ. + Kế hoạch dự trữ vật tư và phụ tùng. + Kế hoạch sản xuất- kỹ thuật và đầu tư. + Kế hoạch tiền lương, lao động, đào tạo. Cửa hàng giới thiệu sách, văn hoá phẩm, lịch. Chức năng: Là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong việc bán và giới thiệu những sản phẩm của doanh nhiệp. Nhiệm vụ: - Tiến hành đón tiếp khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm của Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin. - Quản lý cửa hàng dịch vụ và kho thành phẩm của doanh nghiệp theo đúng hướng dẫn và quy định về quản lý của doanh nghiệp. - Tiến hành giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước theo sự uỷ quyền của Giám đốc. - Hàng tháng và quý phải lập nên các kế hoạch bán sản phẩm trên cơ sở xem xét tình hình thị trường. - Được phép mở rộng kinh doanh các mặt hàng, sản phẩm sau khi có phương án trình Giám đốc phê duyệt. Phòng vi tính tạo mẫu. Chức năng: Là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong việc thiết kế mẫu mã sản phẩm. Nhiệm vụ: - Thu thập, phân tích các thông tin về mẫu mã của sản phẩm để đưa ra quyết định đúng đắn nhất mẫu cho sản phẩm. - Tư vấn giúp Giám đốc trong lĩnh vực tạo mẫu mã đẹp cho sản phẩm để đạt doanh thu cao. Tổ bảo vệ. Chức năng: Là đơn vị tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong công tác bảo vệ an ninh kinh tế, nội quy kỷ luật lao động của doanh nghiệp, công tác quân sự, phòng cháy chữa cháy v.v... Nhiệm vụ: - Xây dựng nội quy, quy định bảo vệ doanh nghiệp. Quy định về phòng chống cháy nổ, lụt bão v.v... - Thực hiện nghiêm chỉnh việc kiểm tra thực hiện nội quy kỷ luật lao động và quy chế ra vào cổng đối với CNVC và khách đến làm việc tại doanh nghiệp. - Thường xuyên kiểm tra, xem xét, nghiêm cứu, đề xuất các biện pháp nhằm bảo vệ an toàn của doanh nghiệp về các mặt: chính trị, kinh tế, phòng cháy chữa cháy v.v... - Tổ chức luyện tập, kiểm tra các phương án phòng chống cháy nổ, bão lụt. Bảo quản các phương tiện được giao quản lý, sử dụng. - Phối hợp với các đơn vị trong doanh nghiệp tham gia theo dõi công tác bảo vệ môi trường và an toàn, vệ sinh lao động. IV. Khái quát các kết quả kinh doanh trong những năm gần đây. 1. Thực trạng sản xuất của doanh nghiệp trong thời gian qua. Là một doanh nghiệp nhà nước thành lập từ năm 1957, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin chuyên về xuất bản, nhận uỷ thác xuất bản và phát hành các xuất bản phẩm gồm: sách, tranh, ảnh, văn hoá phẩm, lịch kể cả băng video, cassette về văn hoá thông tin nhằm giới thiệu những thành tựu, tinh hoa văn hóa Việt Nam và thế giới. Từ năm 1957 đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành 2 giai đoạn chính. 2. Giai đoạn 1957 – 1989: Đây là giai đoạn hoạt động theo cơ chế bao cấp kéo dài. Mọi ấn phẩm của Nhà xuất bản được Tổng công ty phát hành sách bao tiêu, với số lượng rất lớn. Vật tư của Nhà xuất bản chủ yếu là giấy (Mỗi năm phải dùng từ 400 đến 500 tấn giấy các loại ). Trong giai đoạn này, giấy của Nhà xuất bản do Nhà nước phân phối theo kế hoạch. In xong, Nhà xuất bản cho phát hành sách, khi nào thu được tiền mới phải thanh toán công in và tiền giấy. Năm 1987 doanh thu có 359 triệu, nộp ngân sách có 16 triệu đồng, thu nhập bình quân 290.000/đầu người. Năm 1988 doanh thu 950 triệu, nộp ngân sách 42 triệu đồng, thu nhập bình quân 767.500/đầu người. Năm 1989 doanh thu 1tỷ 2, nộp ngân sách 54 triệu, thu nhập bình quân là 970.000/đầu người Bảng 1: tổng hợp các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của NXB Văn hoá - Thông tin trong 3 năm: 1987,1988,1989. Chỉ tiêu Năm 1987 Năm 1988 Năm 1989 Doanh thu 358.897.179 950.196.000 1.198.799.000 Lãi 51.366.440 63.599.000 47.599.500 Vốn lưu động 15.699.431 46.313.400 56.313.000 Tài sản cố định 762.952 66.573.416 111.585.662 Thu nhập/người 490.000 767.500 970.000 3.Giai đoạn từ sau năm 1989: Giai đoạn hoạt động theo cơ chế thị trường.Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường cho đến nay, Nhà xuất bản vừa phải bám sát chức năng nhiệm vụ vừa phải kinh doanh theo nhịp điệu của cơ chế thị trường. Sách nói riêng và sản phẩm văn hoá nói chung làm ra rất khó tiêu thụ. Số lượng đầu sách qua mỗi năm xuất bản tăng nhiều nhưng mỗi cuốn chỉ giám in với số lượng ngày một giảm. Tình hình đó cho thấy rất khó khăn trong hạch toán kinh doanh của Nhà xuất bản. Vì vậy Nhà xuất bản càng ngày càng phải chú trọng vào phương hướng làm sách có giá trị sử dụng lâu dài, in đẹp để bán hết, bảo đảm kinh doanh có lãi, nội dung lành mạnh bổ ích đúng định hứơng XHCN, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và nâng cao dân trí. Với thị trường khắc nghiệt, thị hiếu quần chúng đa dạng, hay thay đổi, khó nắm bắt, một Nhà xuất bản vừa phải tự hạch toán kinh doanh và phát triển vốn có lãi Nhà xuất bản chỉ nhận tiêu thụ số ít tựa sách, số bản thì 5-10% còn Nhà xuất bản phải tự tìm nguồn tiêu thụ thông qua bất cứ khách hàng nào, tổ chức bán sách lưu động, xuống các thư viện phường xã, trường học trao đổi sách, mở các đại lý tư nhân và đi “bỏ mối” ở các cửa hàng sách, tìm mọi đầu ra cho số sách đã xuất bản. Bắt đầu vào cơ chế mới, Nhà xuất bản hầu như không có vốn để sản xuất kinh doanh. Để có tiền cho sản xuất kinh doanh, NXB đã tìm nhiều cách: vay ngân hàng, liên kết, liên doanh với những đơn vị có tiền, có giấy, vay bên ngoài với lãi suất cao hoặc vay ngắn hạn anh chị em viên chức trong NXB. Từ chỗ vốn gần như bằng không (hơn 10 triệu đồng năm 1987) đến năm 1996 số vốn đã lên tới 700 triệu, doanh thu 5 tỷ 500 triệu đồng, lãi 400 triệu. Mấy năm trở lại đây doanh thu của NXB đã tăng rất nhiều so với trước. Năm 2001 doanh thu 7tỷ 4, nộp ngân sách nộp ngân sách gần 500 triệu, thu ngập 1.318.000đồng/đầu người. Năm 2002 doanh thu 7 tỷ 9, nộp ngân sách hơn 520 triệu, thu nhập 1.530.000đồng/đầu người. Năm 2003 doanh thu 8tỷ 7, nộp ngân sách hơn 580 triệu, thu nhập 1.620.000/đầu người. Bảng 2 tổng hợp các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin trong 3 năm: 2001,2002,2003. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Doanh thu 7.284.439.000 7.900.000.000 8.700.000.000 Nộp ngân sách NN 490.353.000 520.213.000 580.240.000 Lãi 630.000.000 710.000.000 780.250.000 Thu nhập 1.426.000 1.530.000 1.620.000 Chương II. Thực trạng quản lý TSLĐ tại Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin I. Phân tích tình hình quản lý tài sản lưu động của Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin trong 3 năm gần đây. Mục tiêu của quản lý vốn lưu động là làm thế nào đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc sử dụng vốn lưu động. Để đạt được mục tiêu này các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải trả lời cho được một loạt các câu hỏi như: Doanh nghiệp nên giữ một lượng tiền mặt và dự trữ là bao nhiêu? doanh nghiệp có nên bán chịu hay không? Nếu doanh nghiệp bán chịu thì điều khoản của việc bán hàng nên như thế nào ? Doanh nghiệp có nên mua chịu hay là đi vay để trả tiền ngay ? Nếu vay thì sẽ vay như thế nào và ở đâu ? Nói chung, rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho công tác quản lý vốn lưu động. Vốn lưu động là giá trị của TSLĐ. TSLĐ bao gồm tiền mặt, các khoản phải thu và các tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền trong vòng 1 năm . VLĐ gồm 3 bộ phận: khoản phải thu, dự trữ, tiền mặt và chứng khoán có thể bán được. Để hiểu rõ hơn về Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin và hoạt động của NXB Văn hoá - Thông tin chúng ta sẽ xem xét sơ qua về tình hình tài chính của NXB trong thời gian gần đây. Dựa vào số liệu bảng (3): Cơ cấu tài sản lưu động của Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin trong 3 năm: 2001, 2002, 2003. Trong 3 năm phân tích tổng tài sản của Nhà xuất bản thấp nhất vào năm 2002 là 1322,523 triệu VND. Tổng tài sản cao nhất vào năm 2003 đạt 1.891,850 triệu VND. Năm 2001 tổng tài sản của Nhà xuất bản là 1660,785 triệu VND. Năm 2002 tổng tài sản của Nhà xuất bản thấp nhất do tình hình kinh doanh nói chung gặp nhiều khó khăn khách quan và đến năm 2003 tổng tài sản đã tăng so với năm 2002 là 43% ứng với 569.327 triệu VND. Điều này chứng tỏ Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin đã có nhiều cố gắng trong hoạt động kinh doanh, vượt qua những khó khăn do sức cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường, do đó quy mô tài sản Nhà xuất bản chỉ giảm trong năm 2002 chút ít và lại tăng lên trong năm 2003 . Là một doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh xuất bản phẩm theo nhiệm vụ của Nhà xuất bản và theo luật pháp của Nhà nước nên tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chỉ lớn hơn tài sản cố định và đầu tư dài hạn một lượng nhỏ. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 53% tổng tài sản ứng với 880,151 triệu VND. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm 47% tổng tài sản tương ứng với 780,634 triệu VND. Tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn ngày càng tăng qua 2 năm: tương ứng năm 2001 đạt 53%, năm 2002 tăng lên đạt 61,4%. Tỷ trọng
Tài liệu liên quan