Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH thị xã Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh giai đoạn 2008-2010

1.Lý do chọn đề tài Bảo hiểm xã hội (BHXH) ở Việt Nam là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với người lao động ( NLĐ). Lịch sử phát triển ngành BHXH được đánh dấu như một bước phát triển mới khi Luật BHXH được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007. Trong những nội dung của BHXH thì thu BHXH là một trong những nội dung quan trọng nhất của quá trình thực hiện, bởi vì thu BHXH quyết định đến sự hình thành, quản lý và sử dụng quỹ BHXH, từ đó đảm bảo quyền lợi cho NLĐchế độ chính sách BHXH không ngừng được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước nhằm đảm bảo quyền lợi cho hàng triệu NLĐ. Hệ thống tổ chức bộ máy BHXH Việt Nam được thực hiện thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Trong đó, BHXH cấp huyện là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý BHXH Việt Nam, là cơ sở đầu tiên để thực hiện công tác BHXH. Thực hiện tốt hoạt động ở BHXH cấp huyện thì mới đảm bảo cho việc thực hiện tốt của cả hệ thống. Nhận thức được điều này, trong thời gian qua BHXH Thị xã Hồng Lĩnh đã có nhiều cố gắng, nỗ lực và bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Trong đó nổi bật là công tác thu BHXH, là một nội dung quan trọng nhất trong hệ thống sự nghiệp BHXH. Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH thị xã Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh giai đoạn 2008-2010” làm khóa luận tốt nghiệp. Với hy vọng sẽ đánh giá được kết quả và thực trạng thu BHXH, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh trong thời gian tới. Hiện nay theo quy định trong Luật BHXH thì thu BHXH có 2 loại: thu BHXH bắt buộc và thu BHXH tự nguyện. Trong phạm vi bài viết này thu BHXH được đề cập đến là thu BHXH bắt buộc (không đề cập đến vấn đề thu BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế). 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại cơ quan BHXH Thị xã Hồng Lĩnh giai đoạn 2008 - 2010. - Đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH Thị xã Hồng Lĩnh trong thời gian tới. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề về thu, nộp quỹ BHXH của NLĐ, NSDLĐ tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh trong giai đoạn 2008 - 2010. - Đối tượng nghiên cứu: Những quy định về công tác thu BHXH; Thực trạng công tác thu BHXH ở Thị xã Hồng Lĩnh giai đoạn 2008- 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Các phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp xử lý số liệu, phương pháp phân tích số liệu, phương pháp so sánh. 5. Những đóng góp của khóa luận - Khóa luận đã tổng hợp và phân tích số liệu về thu BHXH bắt buộc tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh giai đoạn 2008 - 2010. - Khóa luận đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH trong thời gian tới. 6. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần Mở đầu và Kết luận thì kết cấu của khóa luận bao gồm 3 chương: Chương 1: Một số lý luận chung về BHXH và công tác thu BHXH. Chương 2: Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh giai đoạn 2008-2010. Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc trong thời gian tới tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh.

doc62 trang | Chia sẻ: ngatran | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH thị xã Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh giai đoạn 2008-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Lao động - Xã hội đã tận tình giảng dạy, rèn luyện, giúp đỡ em trong suốt 4 năm học vừa qua. Đặc biệt em xin trân trọng cảm ơn Th.s Phạm Đỗ Dũng đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng tổ chức- Hành chính, đặc biệt là Phòng thu của BHXH thị xã Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh đã giúp đỡ, tạo điều kiện cung cấp tài liệu, số liệu để em hoàn thành khóa luận. Dù cố gắng rất nhiều, song do thời gian và kiến thức có hạn nên khóa luận này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của thày cô giáo, bạn bè và những người quan tâm đến đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày… tháng…. năm 2011 Sinh viên Trương Thị Ngọc Linh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi; Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Sinh viên Trương Thị Ngọc Linh DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ ASXH: An sinh xã hội BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế DN: Doanh nghiệp HCSN: Hành chính sự nghiệp HĐLĐ: Hợp đồng lao động HĐND: Hội đồng nhân dân HTX: Hợp tác xã LĐTB &XH: Lao động thương binh và xã hội NLĐ: Người lao động NSNN: Ngân sách Nhà nước NSDLĐ: Người sử dụng lao động TL-TC: Tiền lương- Tiền công TNLĐ- BNN: Tai nạn lao động- Bệnh nghề nghiệp UBND: Ủy ban nhân dân MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 3 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 3 1.1.1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội 3 1.1.2. Vai trò của Bảo hiểm xã hội 4 1.1.3. Quỹ Bảo hiểm xã hội 5 1.1.3.1. Khái niệm về quỹ Bảo hiểm xã hội 5 1.1.3.2 Đặc điểm quỹ Bảo hiểm xã hội 6 1.1.3.3 Nguồn hình thành quỹ BHXH 7 1.1.3.4. Mục đích sử dụng quỹ BHXH 8 1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 9 1.2.1 Khái niệm thu BHXH 9 1.2.2. Vai trò của công tác thu BHXH 10 1.2.3. Nội dung của công tác thu BHXH bắt buộc 11 1.2.3.1 Đối tượng thu BHXH bắt buộc 11 1.2.3.2 Tiền lương- tiền công làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc 12 1.2.3.3 Mức thu và phương thức thu BHXH bắt buộc 13 1.2.3.4. Quy trình thu- nộp BHXH bắt buộc 14 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC THU BHXH. 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BHXH THỊ XÃ HỒNG LĨNH. 21 2.1. VÀI NÉT GIỚI THIỆU VỀ THỊ XÃ HỒNG LĨNH VÀ CƠ QUAN BHXH THỊ XÃ HỒNG LĨNH. 21 2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội Thị xã Hồng Lĩnh 21 2.1.2. Sơ lược vế cơ quan BHXH thị xã Hồng Lĩnh. 21 2.1.2.1. Lịch sử hình thành. 21 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và của BHXH thị xã Hồng Lĩnh. 22 2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH Thị xã Hồng Lĩnh 23 2.1.2.4. Đội ngũ cán bộ của BHXH Thị xã Hồng Lĩnh. 24 2.1.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của BHXH Thị xã Hồng Lĩnh. 25 2.2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH TẠI THỊ XÃ HỒNG LĨNH - HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2008-2010. 26 2.2.1. Đối tượng thu và mức thu BHXH 26 2.2.1.1. Đối tượng thu BHXH. 26 2.2.1.2. Mức thu BHXH 31 2.2.2. Tình hình thực hiện kế hoạch thu 31 2.2.3. Kết quả công tác thu BHXH bắt buộc xét theo khối 33 2.2.3.1. Khối Doanh nghiệp Nhà nước. 33 2.2.3.2. Khối Hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể 33 2.2.3.3. Khối Doanh Nghiệp ngoài quốc doanh. 34 2.2.3.4. Các khối khác ( Khối ngoài công lập; HTX; Xã, phường, Thị trấn; Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác) 36 2.2.4. Tình trạng nợ đọng BHXH tại Thị xã Hồng Lĩnh. 37 2.3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC THU BHXH BẮT BUỘC Ở THỊ XÃ HỒNG LĨNH GIAI ĐOẠN 2008-2010. 38 2.3.1. Những kết quả đạt được 38 2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại 39 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 41 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU BHXH BẮT BUỘC TẠI THỊ XÃ HỒNG LĨNH - HÀ TĨNH. 43 3.1. ĐỊNH HƯỚNG VỀ CÔNG TÁC THU BHXH TRONG NHỮNG NĂM TỚI CỦA BHXH THỊ XÃ HỒNG LĨNH. 43 3.1.1.Định hướng về công tác BHXH 43 3.1.2. Định hướng về công tác thu BHXH 43 3.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BHXH THỊ XÃ HỒNG LĨNH – HÀ TĨNH. 44 3.2.1. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ BHXH 44 3.2.2. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền. 46 3.2.3. Quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia BHXH. 48 3.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 50 3.3.1. Khuyến nghị với cơ quan BHXH Tỉnh Hà Tĩnh. 50 3.3.2. Khuyến nghị với Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội. 51 KẾT LUẬN. 52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 DANH MỤC BẢNG BIỂU Danh mục các bảng số liệu: Bảng  Tên bảng  Trang   Bảng 1  Cơ cấu cán bộ công chức, viên chức BHXH thị xã Hồng Lĩnh  25   Bảng 2:  Số lượng đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH thị xã Hồng Lĩnh (2008-2010)  26   Bảng 3  Số lượng lao động tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH thị xã Hồng Lĩnh (2008- 2010)  27   Bảng 4:  Cơ cấu số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH theo khối tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh (2008-2010)  28   Bảng 5:  Cơ cấu số lao động tham gia BHXH theo khối tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh (2008-2010)  29   Bảng 6:  Tổng quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị trên địa bàn Thị xã Hồng Lĩnh (2008-2010)  31   Bảng 7:  Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh (2008-2010)  32   Bảng 8:  Báo cáo thu BHXH bắt buộc khối DN Nhà nước tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh (2008-2010)  33   Bảng 9:  Báo cáo thu BHXH bắt buộc khối HCSN, Đảng, Đoàn thể tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh (2008-2010)  34   Bảng 10:  Báo cáo thu BHXH bắt buộc khối DN ngoài quốc doanh tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh(2008-2010)  35   Bảng 11:  Báo cáo thu BHXH bắt buộc của khối ngoài công lập; HTX; xã, phường, thị trấn; hộ kinh doanh cá thể (2008-2010)  36   Bảng 12:  Số nợ BHXH xét theo khối tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh (2008-2009)  37   Bảng 13:  Biến động nợ BHXH Thị xã Hồng Lĩnh (2008-2010)  38   Danh mục sơ đồ, biểu đồ: Biểu đồ  Tên biểu đồ  Trang   Sơ đồ 1:  Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH thị xã Hồng Lĩnh  24   Biểu đồ 1:  Thể hiện số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH xét theo khối tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh năm 2010  29   Biểu đồ 2:  Thể hiện cơ cấu lao động tham gia BHXH theo khối của BHXH Thị xã Hồng Lĩnh năm 2010.  30   Biểu đồ 3  Thể hiện tình hình kế hoạch thu BHXH tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh (2008-1010)  32   LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Bảo hiểm xã hội (BHXH) ở Việt Nam là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với người lao động ( NLĐ). Lịch sử phát triển ngành BHXH được đánh dấu như một bước phát triển mới khi Luật BHXH được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007. Trong những nội dung của BHXH thì thu BHXH là một trong những nội dung quan trọng nhất của quá trình thực hiện, bởi vì thu BHXH quyết định đến sự hình thành, quản lý và sử dụng quỹ BHXH, từ đó đảm bảo quyền lợi cho NLĐchế độ chính sách BHXH không ngừng được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước nhằm đảm bảo quyền lợi cho hàng triệu NLĐ. Hệ thống tổ chức bộ máy BHXH Việt Nam được thực hiện thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Trong đó, BHXH cấp huyện là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý BHXH Việt Nam, là cơ sở đầu tiên để thực hiện công tác BHXH. Thực hiện tốt hoạt động ở BHXH cấp huyện thì mới đảm bảo cho việc thực hiện tốt của cả hệ thống. Nhận thức được điều này, trong thời gian qua BHXH Thị xã Hồng Lĩnh đã có nhiều cố gắng, nỗ lực và bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Trong đó nổi bật là công tác thu BHXH, là một nội dung quan trọng nhất trong hệ thống sự nghiệp BHXH. Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH thị xã Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh giai đoạn 2008-2010” làm khóa luận tốt nghiệp. Với hy vọng sẽ đánh giá được kết quả và thực trạng thu BHXH, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh trong thời gian tới. Hiện nay theo quy định trong Luật BHXH thì thu BHXH có 2 loại: thu BHXH bắt buộc và thu BHXH tự nguyện. Trong phạm vi bài viết này thu BHXH được đề cập đến là thu BHXH bắt buộc (không đề cập đến vấn đề thu BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế). 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại cơ quan BHXH Thị xã Hồng Lĩnh giai đoạn 2008 - 2010. - Đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH Thị xã Hồng Lĩnh trong thời gian tới. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề về thu, nộp quỹ BHXH của NLĐ, NSDLĐ tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh trong giai đoạn 2008 - 2010. - Đối tượng nghiên cứu: Những quy định về công tác thu BHXH; Thực trạng công tác thu BHXH ở Thị xã Hồng Lĩnh giai đoạn 2008- 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Các phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp xử lý số liệu, phương pháp phân tích số liệu, phương pháp so sánh. 5. Những đóng góp của khóa luận - Khóa luận đã tổng hợp và phân tích số liệu về thu BHXH bắt buộc tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh giai đoạn 2008 - 2010. - Khóa luận đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH trong thời gian tới. 6. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần Mở đầu và Kết luận thì kết cấu của khóa luận bao gồm 3 chương: Chương 1: Một số lý luận chung về BHXH và công tác thu BHXH. Chương 2: Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh giai đoạn 2008-2010. Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc trong thời gian tới tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1.1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi BHXH là bộ phận chính cấu thành hệ thống An sinh xã hội (ASXH), là chính sách xã hội quan trọng của mỗi nước. Tuy nhiên, rất khó có một khái niệm chung về BHXH được tất cả các quốc gia thống nhất sử dụng bởi quan niệm về vấn đề này như thế nào phụ thuộc vào nhận thức của người dân, của Nhà nước, của tập quán lựa chọn và khả năng quản lý của mỗi loại rủi ro... trong từng nước. Vì vậy, trên bình diện quốc tế, khái niệm chung của ILO về ASXH cũng được sử dụng trong lĩnh vực BHXH. Theo đó, BHXH có thể được hiểu khái quát là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua các biện pháp cộng đồng, nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con. (theo Công ước 102, 1952) Tuy nhiên, ở Việt Nam thuật ngữ BHXH thường được sử dụng với nội hàm hẹp hơn, chỉ bao gồm những trường hợp bảo hiểm thu nhập cho NLĐ. “ Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết..., trên cơ sở đóng góp và sử dụng một quỹ tài chính tập trung, nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho họ và an toàn xã hội.” (Theo Luật BHXH số 71/2006/ QHH ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) Như vậy, phát sinh từ nhu cầu của NLĐ, BHXH đã trở thành chính sách xã hội quan trọng của nước ta và hầu hết các nước trên thế giới. BHXH trở thành phương thức dự phòng để khắc phục hậu quả của các rủi ro xã hội, đảm bảo an toàn xã hội và tạo động lực hữu hiệu để phát triển kinh tế. 1.1.2. Vai trò của Bảo hiểm xã hội - Đối với Người lao động: Có thể nói BHXH có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần đảm bảo ổn định cuộc sống cho NLĐ và gia đình họ khi gặp rủi ro trong cuộc sống như: ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN....Bởi lẽ, khi NLĐ gặp những rủi ro ảnh hưởng đến thu nhập, BHXH sẽ thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ và gia đình họ với mức hưởng, thời điểm và thời gian hưởng theo đúng quy định của Luật BHXH. Chính do sự thay thế và bù đắp thu nhập này, chính sách BHXH đã làm cho NLĐ ngày càng yêu nghề hơn, gắn bó với công việc, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng hơn; là sợi dây ràng buộc kích thích họ hăng say tham gia sản xuất, gắn kết NSDLĐ với NLĐ lại gần nhau hơn. Từ đó nâng cao năng suất lao động, tăng sản phẩm xã hội góp phần nâng cao chính cuộc sống của những người tham gia BHXH. Ngoài ra, BHXH còn bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho NLĐ, góp phần tái sản xuất sức lao động cho NLĐ nhanh chóng trở lại làm việc tạo ra sản phẩm mới cho DN nói riêng và cho toàn xã hội nói chung, đồng thời góp phần đảm bảo thu nhập cho bản thân họ. - Đối với Người sử dụng lao động: Thực tế trong lao động sản xuất, NLĐ và NSDLĐ vốn có những mâu thuẫn nhất định về TL-TC, thời hạn lao động.... Và khi rủi ro xảy ra, nếu không có sự giúp đỡ của BHXH thì dễ dẫn đến khả năng tranh chấp giữa NLĐ và NSDLĐ. Vì vậy, BHXH góp phần điều hòa, hạn chế các mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ; tạo ra môi trường làm việc ổn định cho NLĐ; tạo sự ổn định cho chủ SDLĐ trong công tác quản lý. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả năng suất lao dộng của DN. Hơn nữa, NSDLĐ muốn ổn định và phát triển sản xuất thì ngoài việc đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ còn phải chăm lo đến đời sống cho NLĐ mà mình thuê mướn, sử dụng. Bởi NSDLĐ khi đã tính đến việc thuê mướn lao động cũng có nghĩa là lúc đó họ rất cần có NLĐ làm việc cho mình liên tục trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhưng mong muốn của NSDLĐ không phải lúc nào cũng thực hiện được, bởi trong quá trình sản xuất cũng như trong đời sống của NLĐ có thể gặp rủi ro bất cứ lúc nào. Và lúc đó, sẽ dẫn đến gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh làm giảm năng suất lao động. Nhưng khi có sự trợ giúp của BHXH, NLĐ không may gặp rủi ro phần nào được khắc phục về mặt tài chính, nhanh chóng trở lại làm việc giúp NSDLĐ yên tâm, tích cực lao động sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN. - Đối với Nhà Nước: Đúng như tên gọi đã phản ánh, BHXH luôn mang lại những vai trò xã hội to lớn. Vai trò đầu tiên đối với xã hội là việc tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro, nâng cao tính cộng đồng xã hội, củng cố truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong xã hội. BHXH là công cụ phân phối, sử dụng nguồn quỹ dự phòng hiệu quả nhất cho việc giảm thiểu hậu quả rủi ro, tạo động lực phát triển KT-XH. Hiện nay khi đã trở thành một cấu phần cơ bản nhất trong hệ thống ASXH, BHXH là cơ sở để phát triển các bộ phận ASXH khác. Đây cũng là sự phản ánh trình độ phát triển KT- XH của một quốc gia. Ngoài ra, BHXH giúp cho Nhà nước thực hiện được các công trình xây dựng trọng điểm của quốc gia, các chương trình phát triển KT - XH quốc gia bởi BHXH tập trung được nguồn quỹ lớn. Nguồn quỹ này thường dùng để chi trả cho các sự kiện BHXH xảy ra về sau. Chính vì vậy, nguồn quỹ này luôn có một thời gian nhàn rỗi nhất định, đặc biệt là quỹ dành cho các chế độ dài hạn. Trong khoảng thời gian nhàn rỗi ấy, quỹ BHXH tạo thành một nguồn vốn lớn đầu tư cho các chương trình phát triển KT- XH của quốc gia. 1.1.3. Quỹ Bảo hiểm xã hội 1.1.3.1. Khái niệm về quỹ Bảo hiểm xã hội Trong đời sống KT-XH, người ta thường nói đến rất nhiều các loại quỹ khác nhau như: quỹ tiêu dùng, quỹ sản xuất, quỹ dự phòng, quỹ tiền lương, quỹ phúc lợi... Tất cả các loại quỹ này đều có một điểm chung là tập hợp các phương tiện tài chính hay vật chất khác cho những hoạt động nào đó theo mục tiêu định trước với những quy chế nhất định. Quỹ lớn hay nhỏ biểu thị khả năng về mặt phương tiện và vật chất để thực hiện mục tiêu đề ra. Tất cả các loại quỹ đều không tồn tại với một khối lượng tĩnh tại một thời điểm mà luôn luôn biến động theo hướng tăng lên ở đầu vào với các nguồn thu và giảm đi ở đầu ra với các khoản chi như một dòng chảy liên tục. Có thể hình dung quỹ như một bể chứa nước, trong đó đầu vào có nước luôn chảy để nước trong bể ngày càng nhiều lên, còn đầu ra là quá trình sử dụng nước làm cho nước trong bể vơi dần đi. Để đảm bảo cho đầu ra ổn định, người ta thiết lập một lượng dự trữ. Đầu vào phải nhiều hơn đầu ra thì trong bể mới luôn luôn có nước. Bởi vậy, để quản lý và điều hành được một quỹ nào đó thì không phải chỉ quản lý được khối lượng tĩnh của nó tại một thời điểm, mà quan trọng hơn là phải quản lý được lưu lượng của nó trong một khoảng thời gian nhất định. Tương tự như vậy, quỹ BHXH cũng được hình thành từ các nguồn thu khác nhau và được sử dụng để chi trả các trợ cấp BHXH cho người thụ hưởng và các chi phí quản lý khác theo quy định của pháp luật. Vì vậy, quỹ BHXH phải được tính toán sao cho nguồn thu phải đủ lớn và phải chảy vào bể liên tục để đảm bảo các chi phí - đầu ra của BHXH không chỉ ở hiện tại mà cả trong tương lai. Khi mức chi ra ngày càng lớn, những người hoạch định phát triển BHXH phải tìm cách để tăng nhiều hơn mức thu vào. Khái niêm Quỹ BHXH được khái quát như sau: Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung, được hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu khác; sử dụng để bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho người tham gia bảo hiểm khi họ gặp phải những biến cố rủi ro làm suy giảm sức khỏe, mất khả năng lao động, hoặc chết; nhằm ổn định đời sống cho họ và gia đình họ và chi phí cho các hoạt động nghiệp vụ BHXH, góp phần đảm bảo an toàn xã hội và phát triển kinh tế của đất nước.(Giáo trình BHXH-NXB Lao động-Xã hội) Như vậy, quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dự phòng; nó vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao và là điều kiện, cơ sở vật chất quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển. 1.1.3.2 Đặc điểm quỹ Bảo hiểm xã hội Sự ra đời, tồn tại và phát triển của quỹ BHXH là một tất yếu khách quan cùng với sự phát triển của xã hội. Quỹ BHXH được quản lý theo nguyên tắc kinh tế nhưng mục đích sử dụng quỹ BHXH lại mang tính xã hội sâu sắc. Quỹ BHXH là quỹ ngoài NSNN, hoạt động độc lập và tự cân đối thu- chi theo cơ chế quản lý tài chính được Chính phủ cho phép. Quỹ BHXH vận động thường xuyên do sự tác động của các hoạt động thu nộp BHXH và chi trả các chế độ BHXH đầy đủ, kịp thời góp phần thực hiện chính sách nhân đạo, công bằng, đảm bảo mục tiêu ổn định đời sống và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân của Đảng, Nhà nước đối với NLĐ. Chính vì vậy, quỹ BHXH có những đặc điểm chủ yếu sau: - Quỹ BHXH là một nguồn quỹ tiền tệ tập trung, giữ vị trí là khâu tài chính trung gian trong hệ thống tài chính quốc gia. Là tổ chức tài chính nằm giao thoa giữa NSNN với các tổ chức tài chính Nhà Nước, tài chính DN và sau đó là tài chính dân cư. - Việc phân phối quỹ BHXH vừa mang tính bồi hoàn, vừa mang tính không bồi hoàn. Những biến cố mang tính tất nhiên đối với con người như thai sản đối với nữ, tuổi già và chết, BHXH mang tính bồi hoàn vì NLĐ đóng BHXH chắc chắn được hưởng các khoản trợ cấp đó. Còn trợ cấp do những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, những rủi ro trái với ý muốn của con người như: ốm đau, TNLĐ - BNN mang tính không bồi hoàn; có nghĩa là chỉ khi nào NLĐ gặp phải tổn thất do ốm đau, TNLĐ - BNN thì mới được hưởng khoản trợ cấp đó. - Sự ra đời, tồn tại và phát triển quỹ BHXH gắn liền với chức năng vốn có của Nhà nước là vì quyền lợi của NLĐ chứ không vì mục đích sinh lời. Đồng thời quỹ BHXH cũng phụ thuộc vào trình độ phát triển KT- XH và điều kiện lịch sử trong từng thời kỳ của từng quốc gia. Khi nền kinh tế càng phát triển thì càng có nhiều chế độ BHXH được thực hiện, và bản thân từng chế độ cũng được áp dụng rộng rãi hơn, nhu cầu thỏa mãn về BHXH đối với NLĐ càng được nâng cao và họ càng có khả năng tham gia vào nhiều chế độ BHXH. - Một mặt, quỹ BHXH mang tín
Tài liệu liên quan