Trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa trên thế giới như hiện nay,đòi hỏi các quốc gia tự hoàn thiện mình để tham gia vào sân chơi chung của thế giới.Vì thế, không có lí do gì mà Việt Nam lại nằm ngoài xu hướng phát triển như thế.Khi tham gia hội nhập,các quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực của quá trình hội nhập song cũng thu được những ích lợi từ quá trình này đó là việc di chuyển các nguồn lực giữa các quốc gia với nhau về:Vốn,lao động,khoa học kĩ thuật, để phát triển nền kinh tế trong nước.Trong đó quá trình di chuyển sức lao động quốc tế đóng một vai trò quan trọng đối với việc phát triển nền kinh tế thế giới.Với việc hòa nhập nền kinh tế thế giới của Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Âu cùng với sự tăng trưởng dân số toàn cầu đã đóng góp đáng kể cho lực lượng lao động tham gia vào thương mại quốc tế.Trên thế giới hiện nay có 2 xu hướng xuất khẩu lao động chính.thứ nhất là từ các nước đông dân với nền kinh tế đang phát triển hay kém phát triển sang các nước có nền kinh tế phát triển,điều này sẽ giúp rất nhiều ích lợi cho nước xuất khẩu lao động như giải quyết được việc làm,xóa đói giảm nghèo, .xu hướng thứ nhất này thì lao động xuất khẩu thường là lao động không có tay nghề hoặc tay nghề thấpCòn xu hướng thứ hai đó là việc trao đổi nguồn nhân lực giữa các quốc gia phát triển với nhau ,xu hướng này ,đối với các lao động có tay nghề cao hoặc có thể nói là các chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó.Theo như số liệu thống kê thì cho thấy được xu hướng thứ nhất hiện nay diễn ra mạnh mẽ hơn xu hướng thứ hai.Tuy nhiên,ta cần xét đén những lợi ích mà các quốc gia khi tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế là gì.Tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tếgiúp cho nước xuất khẩu lao động thu được những lợi ích đáng kể như:
Thứ nhất,lượng lao động xuất khẩu sẽ đem lại một nguồn thu ngoại tệ lớn lao cho nước xuất khẩu lao động dựa trên lượng tiền mà người lao động xuất khẩu gửi về cho gia đình.Lượng ngoại tệ này sẽ giúp nên kinh tế nước đó cân bằng được cán cân thanh toán quốc tế hay có thể dùng để trả nợ nước ngoài,.
Thứ hai,việc xuất khẩu lao động còn giúp nước xuất khẩu lao động giảm bớt gánh nặng về nạn thất nghiệp.Điều này sẽ làm giảm các tệ nạn xã hội tại nước xuất khẩu lao động.
Cuối cùng là những người lao động xuất khẩu sẽ theo mình những cảnh đẹp,món ngon,nền văn hóa đặc trưng,lối sống, .của đất nước mình đến với bè bạn thế giới và đây sẽ là một kênh quảng bá hình ảnh của đất nước họ với bạn bè thế giới rất hữu hiệu mà nước xuất khẩu hầu như không mất chút chi phí nào.Điều đó sẽ gián tiếp giúp nghành du lịch ở nước xuất khẩu lao động phát triển nói riêng và bạn bè thế giới sẽ hiểu thêm về đất nước đó sẽ giúp nâng cao vị thế của nước đó trong mắt ban bè năm châu.
Còn đối với nước nhập khẩu lao động thì lượng lao động này sẽ là một nguồn nhân lực cần thiết để nước đó có thể phát huy được hết lợi thế của mình.
Trước nhũng lợi ích mà việc xuất khẩu lao động đem lại cho từng quốc gia nói riêng và cả thế giới nói chung,thì có thể nói xuất khẩu lao động là một động lực để thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu phát triển.Trong khi đó,Việt Nam là một nước đông dân với số dân trên 85 triệu người,người Việt Nam có tính chăm chỉ,cần cù,ham học hỏi đó sẽ là rất thuận lợi cho Việt Nam khi tham gia vào quá trinh di chuyển sức lao động quốc tế và hứa hẹn sẽ thu được một nguồn lợi lớn.Trước những nguồn lợi lớn và lợi thế vốn có của Việt Nam thì những vấn đề đặt ra cho công tác xuất khẩu lao động của Việt Nam hiện nay chính là việc tôt da hóa nguồn lợi này.Như chúng ta đã biết thì việc xuất khẩu lao động của Việt Nam hiện nay đang ở xu hướng thứ nhất,mặc dù số lượng lao động xuất khẩu cũng tương đối nhưng hiệu quả dem lại chưa cao,vì thế chúng ta cần nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu trong hoàn cảnh như hiện nay,bên cạn đó cần phải củng cố niềm tin tại các thị trường cũ đồng thời tìm kiếm các thị trường mới nhiều tiềm năng hơn để có thể tận dụng hết lợi thế đông dân.Nhưng hiện nay,một vấn đề khó khăn đặt ra với Việt Nam trong việc xuất khẩu lao động là tình trạng lao động xuất khẩu của Viêt Nam có xu hướng bỏ trốn ngày càng tăng.Bỏ trốn ở đây là việc họ tự phá bỏ hợp đồng lao động đã kí lúc đầu để ra làm ngoài vì nhiều lí do.Trước thực trạng này,nhiều nước trước đây nhập khẩu lao động của Việt Nam đang dặt ra những rào cản và hạn chế số lượng người nhập khẩu .Vì thế,song song với việc khắc phục tình trạng này thì Nhà Nước đã thúc đẩy việc tìm và mở rộng ra nhiều thị trường mới và trong đó có Trung Đông.Vì thế em đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu lao động sang thị trường các nước Trung Đông"
52 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu lao động sang thị trường các nước Trung Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
*Tính tất yếu của việc nghiên cứu đề tài
Trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa trên thế giới như hiện nay,đòi hỏi các quốc gia tự hoàn thiện mình để tham gia vào sân chơi chung của thế giới.Vì thế, không có lí do gì mà Việt Nam lại nằm ngoài xu hướng phát triển như thế.Khi tham gia hội nhập,các quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực của quá trình hội nhập song cũng thu được những ích lợi từ quá trình này đó là việc di chuyển các nguồn lực giữa các quốc gia với nhau về:Vốn,lao động,khoa học kĩ thuật,…để phát triển nền kinh tế trong nước.Trong đó quá trình di chuyển sức lao động quốc tế đóng một vai trò quan trọng đối với việc phát triển nền kinh tế thế giới.Với việc hòa nhập nền kinh tế thế giới của Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Âu cùng với sự tăng trưởng dân số toàn cầu đã đóng góp đáng kể cho lực lượng lao động tham gia vào thương mại quốc tế.Trên thế giới hiện nay có 2 xu hướng xuất khẩu lao động chính.thứ nhất là từ các nước đông dân với nền kinh tế đang phát triển hay kém phát triển sang các nước có nền kinh tế phát triển,điều này sẽ giúp rất nhiều ích lợi cho nước xuất khẩu lao động như giải quyết được việc làm,xóa đói giảm nghèo,….xu hướng thứ nhất này thì lao động xuất khẩu thường là lao động không có tay nghề hoặc tay nghề thấpCòn xu hướng thứ hai đó là việc trao đổi nguồn nhân lực giữa các quốc gia phát triển với nhau ,xu hướng này ,đối với các lao động có tay nghề cao hoặc có thể nói là các chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó.Theo như số liệu thống kê thì cho thấy được xu hướng thứ nhất hiện nay diễn ra mạnh mẽ hơn xu hướng thứ hai.Tuy nhiên,ta cần xét đén những lợi ích mà các quốc gia khi tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế là gì.Tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tếgiúp cho nước xuất khẩu lao động thu được những lợi ích đáng kể như:
Thứ nhất,lượng lao động xuất khẩu sẽ đem lại một nguồn thu ngoại tệ lớn lao cho nước xuất khẩu lao động dựa trên lượng tiền mà người lao động xuất khẩu gửi về cho gia đình.Lượng ngoại tệ này sẽ giúp nên kinh tế nước đó cân bằng được cán cân thanh toán quốc tế hay có thể dùng để trả nợ nước ngoài,...
Thứ hai,việc xuất khẩu lao động còn giúp nước xuất khẩu lao động giảm bớt gánh nặng về nạn thất nghiệp.Điều này sẽ làm giảm các tệ nạn xã hội tại nước xuất khẩu lao động.
Cuối cùng là những người lao động xuất khẩu sẽ theo mình những cảnh đẹp,món ngon,nền văn hóa đặc trưng,lối sống,…..của đất nước mình đến với bè bạn thế giới và đây sẽ là một kênh quảng bá hình ảnh của đất nước họ với bạn bè thế giới rất hữu hiệu mà nước xuất khẩu hầu như không mất chút chi phí nào.Điều đó sẽ gián tiếp giúp nghành du lịch ở nước xuất khẩu lao động phát triển nói riêng và bạn bè thế giới sẽ hiểu thêm về đất nước đó sẽ giúp nâng cao vị thế của nước đó trong mắt ban bè năm châu.
Còn đối với nước nhập khẩu lao động thì lượng lao động này sẽ là một nguồn nhân lực cần thiết để nước đó có thể phát huy được hết lợi thế của mình.
Trước nhũng lợi ích mà việc xuất khẩu lao động đem lại cho từng quốc gia nói riêng và cả thế giới nói chung,thì có thể nói xuất khẩu lao động là một động lực để thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu phát triển.Trong khi đó,Việt Nam là một nước đông dân với số dân trên 85 triệu người,người Việt Nam có tính chăm chỉ,cần cù,ham học hỏi đó sẽ là rất thuận lợi cho Việt Nam khi tham gia vào quá trinh di chuyển sức lao động quốc tế và hứa hẹn sẽ thu được một nguồn lợi lớn.Trước những nguồn lợi lớn và lợi thế vốn có của Việt Nam thì những vấn đề đặt ra cho công tác xuất khẩu lao động của Việt Nam hiện nay chính là việc tôt da hóa nguồn lợi này.Như chúng ta đã biết thì việc xuất khẩu lao động của Việt Nam hiện nay đang ở xu hướng thứ nhất,mặc dù số lượng lao động xuất khẩu cũng tương đối nhưng hiệu quả dem lại chưa cao,vì thế chúng ta cần nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu trong hoàn cảnh như hiện nay,bên cạn đó cần phải củng cố niềm tin tại các thị trường cũ đồng thời tìm kiếm các thị trường mới nhiều tiềm năng hơn để có thể tận dụng hết lợi thế đông dân.Nhưng hiện nay,một vấn đề khó khăn đặt ra với Việt Nam trong việc xuất khẩu lao động là tình trạng lao động xuất khẩu của Viêt Nam có xu hướng bỏ trốn ngày càng tăng.Bỏ trốn ở đây là việc họ tự phá bỏ hợp đồng lao động đã kí lúc đầu để ra làm ngoài vì nhiều lí do.Trước thực trạng này,nhiều nước trước đây nhập khẩu lao động của Việt Nam đang dặt ra những rào cản và hạn chế số lượng người nhập khẩu .Vì thế,song song với việc khắc phục tình trạng này thì Nhà Nước đã thúc đẩy việc tìm và mở rộng ra nhiều thị trường mới và trong đó có Trung Đông.Vì thế em đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu lao động sang thị trường các nước Trung Đông"
* Mục đích nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu lao động sang thị trường các nước Trung Đông"
Em chọn nghiên cứu đề tài này với hai mục đích chính.Thứ nhất để khái quát hóa các lý luận về xuất khẩu lao động và mục đích thứ hai là nghiên cứu thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam và từ đó đề ra giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu lao động sang các nước Trung Đông.
*Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu em chọn ở đây đó là tổng quan về xuất khẩu lao động của Việt Nam và những khó khăn và thuận lợi của Việt Nam khi xuất khẩu lao động sang thị trường các nước Trung Đông.
*Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tổng quan về thị trường lao động của 16 nước Trung Đông trong khoảng thời gian 2 năm trở lại đây.
*Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là chủ yếu. Ngoài ra chuyên đề còn sử dụng một số phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, mô hình hoá, so sánh...
*Kết cấu của chuyên đề
Chuyên đề gồm 3 chương.
Chương 1: Lý luận cơ bản về xuất khẩu lao động
Chương 2:Thực trạng xuất khẩu lao động sang thị trường các nước Trung Đông
Chương 3:Dự báo và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường các nước Trung Đông.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.1. Khái niệm về xuất khẩu lao động
Trước hết ta cần hiểu về một số khái niệm như:lao động là gì?sức lao động là gì,lao động xuất khẩu là gì?Và lao động xuất khẩu bỏ trốn là như thế nào?
Theo Bộ luật lao động của Nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì lao động được hiểu là hoạt động quan trọng nhất của con người,tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội.
Theo kinh tế học cổ điển, sức lao động là một trong ba yếu tố sản xuất cùng với tài nguyên thiên nhiên và vốn. Sức lao động là các hoạt động của con nguời được sử dụng trong sản xuất. Chi phí thanh toán cho sức lao động là lương.
Di chuyển sức lao động quốc tế: Đây là một hiện tượng trong đó người lao động ở quốc gia này sang một quốc gia khác có kèm theo việc thay đổi chỗ tạm thời hoặc vĩnh viễn nhằm thực hiện các mục đích khác nhau ở nước ngoài.
Một công dân nào đó khi ra khỏi một nước,thì người đó được gọi là người xuất cư,còn sức lao động của anh ta được gọi là sức lao động xuất khẩu.Sức lao động này có thể trở thành lao động hay không còn tùy thuộc vào một số điều kiện.
Lao động xuất khẩu được hiểu là một công dân nào đó khi đi ra khỏi nước của mình và tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội thì gọi là lao động xuất khẩu.
1.2. Nguyên nhân và động lực thúc đẩy việc xuất khẩu lao động
Việc xuất khẩu lao động có thể diễn ra vì nhiều lí do và mục đích khác nhau.Nhưng ta có thể xét nguyên nhân và động lực của việc xuất khẩu lao động dưới hai giác độ đó là đưới giác độ của người lao động và giác độ của Nhà Nước.
Thứ nhất,dưới giác độ của người lao động thì họ chấp nhận đi xuất khẩu lao động với mong muốn mức lương tại nước ngoài sẽ lớn hơn lương trong nước và khoản lương đó đủ để họ chi tiêu những khoản chi tiêu hàng ngày tại nước họ đang làm việc nhưng vần còn dư ra một khoản để họ tích góp,sau khi kết thúc hợp đồng họ về nước sẽ có một lượng tiền để đầu tư hay sẽ đi tìm một việc làm mới.Còn đối với những người lao động chưa có việc làm thì xuất khẩu lao động sẽ là một cách nhanh chóng để họ có việc làm và trở thành người có ích cho xã hội,ngoài ra việc đi xuất khẩu lao động sẽ mở ra cho họ một tương lai tốt đẹp hơn mà họ có thể nhận được.Không chỉ vậy,xuất khẩu lao động còn giúp cho người lao động học hỏi thêm được nhiều điều về xã hội về phong tục tập quán,về con người,… tại nước mà họ sang lao động và làm việc.Không chỉ thế họ còn học hỏi được nhiều kinh nghiệm bổ ích,tác phong làm việc chuyên nghiệp tại nước bạn.Điều này sẽ giúp cho người lao động khi về nước sẽ dễ xin được việc làm mới.Tóm lại,dưới giác độ của người lao động thì ta thấy họ chấp nhận đi làm tại nước ngoài xa gia đình để đến một nước rất lạ lẫm với mình về mọi thứ chỉ vì lợi ích kinh tế và hi vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn khi họ trở về nước.
Thứ hai,dưới giác độ của Nhà Nước thì việc xuất khẩu lao động sẽ mang lại cho đất nước ấy rất nhiều lợi ích cụ thể.Đầu tiên đó là nguồn thu ngoại tệ đều đặn,lao động xuất khẩu sẽ gửi một phần thu nhập của mình về lại trong nước cho người thân của mình và người thân của những người xuất khẩu lao động sẽ đến các ngân hàng để đổi lượng ngoại tệ mà mình vừa nhận được sang nội tệ để chi tiêu.Đây chính là nguồn thu ngoại tệ cho các ngân hàng và quốc gia xuất khẩu lao động.Với nguồn thu ngoại tệ này Nhà Nước có thể gia tăng lượng dự trữ ngoại tệ và sẽ chủ động hơn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.Ngoài ra,việc xuất khẩu lao động còn giúp cho Nhà Nước giảm bớt gánh nặng trong việc giải quyết việc làm trong nước sẽ làm giảm tỉ lệ thấp nghiệp trong nước và với việc tỉ lệ thất nghiệp giảm thì sẽ làm cho các tệ nạn xã hội trong nước có chiều hướng giảm và góp phần xây dựng một nền kinh tế ổn định.Ngoài ra,thông qua các lao động xuất khẩu nước đó có thể quảng bá hình ảnh về đất nước mình với bạn bè quốc tế,để họ hiểu hơn về quốc gia đó.Trong giai đoạn hiện nay,quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ thì việc di chuyển sức lao động quốc tế bằng cách xuất khẩu lao động sẽ giúp cho các nước có thể phân bổ nguồn nhân lực hiệu quả hơn,giúp cho nhiều nước thoát khỏi cảnh thiếu hụt lao động và tạo lập được mối liên hệ chặt chẽ hơn.Còn đối với các nước đang phát triển thì xuất khẩu lao động còn giúp cho nước đó thay đổi được cơ cấu nghành chuyển dần sang nghành dịch vụ.Dịch vụ đưa người đi lao động nước ngoài,đây sẽ giúp cho việc nước đó thay đổi được cơ cấu ngành chuyển dần sang nghành dịch vụ điều này rất có lợi cho các nước đang pát triển muốn thay đổi cơ cấu nghành để thực hiện quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước như Việt Nam.
Vì vậy,việc xuất khẩu lao động đối với Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và đang phát triển cần được chú trọng một cách đúng đắn và khai thác có hiệu quả hơn.Để có thể khai thác triệt để nguồn lực này thì Nhà Nước cần có những động thái cũng như nhũng phương hướng để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động cũng như củng cố niềm tin tại các thị trường lao động cũ.Để mở rộng thị trường lao động thì Nhà Nước đã có chủ trương mở rộng lao động sang thị trường Trung Đông nhiều tiềm năng và hứa hẹn.
1.3. Những tác động của di chuyển quốc tế sức lao động
Di chuyển quốc tế sức lao động sẽ có nhiều tác động đối với nền kinh tế và xã hội của cả nước tiếp nhận sức lao động quốc tế và cả nước cung ứng sức lao động.Trước hết ta xét ảnh hưởng phúc lợi của việc di chuyển sức lao động quốc tế.
Quốc gia 1
Quốc gia 2
VMPL1
VMPL1
B
A
G
R
M
E
N
C
H
T
Giá trị cận biên của lao động trong quốc gia 2
Giá trị cận biên của lao động trong quốc gia 1
O
O'
F
Qua hình vẽ trên ta thấy:
-Cung về sức lao động của quốc gia thứ nhất là:OA
- Cung về sức lao động của quốc gia thứ hai là :O'A
Các đường VMPL1 và VMPL2 cho ta giá trị sản phẩm cận biên của sức lao động của quốc gia một và quốc gia hai.Trong điều kiện có cạnh tranh,VMPL tượng trưng cho tiền công lao động thực tế.
+/Trước khi có di chuyển sức lao động trên phjamj vi quốc tế,ở quuoocs gia một mức tiền công là OC và tổng sản phẩm là OFGA.Tương tự ở quốc gia hai sẽ là O'H và O'JMA.
+/Trong điều kiện di chuyển quốc tế sức lao động(giả sử di chuyển tự do).
Vì (O'H) cao hơn (OC) nên phần AB sức lao động di chuyển từ quốc gia một sang quốc gia hai cho đến khi có sự cân bằng giữa hai nước ở mức (BE=ON=O'T).Như vậy,tiền công ở quốc gia một tăng lên và tiền công ở quốc gia hai giảm xuống.Mặt khác,tổng sản phẩm ở quốc gia một bị giảm từ OFGA xuông còn OFEB và tổng sản phẩm của quốc gia hai tăng lên từ O'JMA lên O'JEB,thu nhập thực tế của thế giới tăng là EGM.
Chú ý, sự phân phối thu nhập quốc dân đối với người lao động của quốc gia một và đối với nguồn nhân lực phi lao động ở quốc gai hai.Quốc gia một có thể nhận được tiền và hàng hóa do các công nhân di cư của họ gửi về.Măt khác,nếu lự lượng lao động của quốc gia một bị thất nghiệp trước khi có di cư thì mức tiền công sẽ là ON và tổng sản phẩm của quốc gia một sẽ là OFEB dù có hay không có di cư và mức tăng sản phẩm thế giới khi có di cư là ABME.
Tóm lại,với lượng cung ứng sức lao động OA,quốc gia một có tỷ lệ tiền công thực tế OC và tổng sản lượng là OFGA.Với lượng cung ứng sức lao động O'A,quốc gia hai có tỷ lệ tiền công thức tế là O'H và tổng sản lượng O'JMA.Chính lượng sức lao động di cư Ab từ quốc gia một di chuyển sang quốc hai đã tạo ra sự cân bằng tỷ lệ tiền công thực tế trong hai quốc gia tại EB.Sự di chuyển này đã làm giảm sản lượng tương ứng với OFEB tại quốc gia một,nhưng tăng tại quốc gia hai tương ứng O'JEB và khi đó tổng sản lượng ròng của hai quốc gia tăng lên EGM.
Ngoài ảnh hưởng đến phúc lợi,việc di chuyển quốc tế sức lao dộng còn có gây ra tình trạng thất nghiệp ở nước tiếp nhận sức lao động quốc tế và nước có sức lao động di chuyển quốc tế có thể rơi vào tình trạng thiểu hụt lao động nếu không có một sự quản lý chặt chẽ và khoa học của các quốc gia.Trên đây là hai tác động chủ yếu của việc di chuyển sức lao động quốc tế.
1.4. Tình hình xuất khẩu lao động trên thế giới
Theo báo cáo mới đây của Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) về tình hình lao động toàn cầu, thị trường lao động thế giới đã tăng gấp 4 lần so với năm 1980 và theo dự kiến, đến năm 2050, thị trường này sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay.Việc hòa nhập nền kinh tế thế giới của Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Âu cùng với sự tăng trưởng dân số toàn cầu đã đóng góp đáng kể cho lực lượng lao động tham gia vào thương mại quốc tế. Theo IMF, sự phát triển của thị trường lao động quốc tế được thể hiện trên ba kênh: xuất nhập khẩu các sản phẩm tinh chế, sản xuất theo hướng phi tập trung của các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động. Xu hướng quốc tế hoá thị trường lao động đang làm cho nhiều nước được hưởng lợi. Các nước đông dân và các nước đang phát triển giải quyết được vấn đề việc làm, cải thiện thu nhập của người dân. Trong khi đó, nhập khẩu lao động mang lại nguồn lợi lớn cho các nước phát triển. Vấn đề thiếu nhân công ở các nước Tây Âu, Mỹ và Nhật Bản đang dần được giải quyết. Chỉ tính riêng ở Mỹ, dân nhập cư đã đáp ứng được 15% nhu cầu lao động trong nước, còn ở Tây Âu, con số này tuy thấp hơn nhưng cũng đáp ứng được một phần nhu cầu lao động ở các nước này. Ta có thể thấy,những nước tham gia chủ yếu trong quá trình xuất khẩu lao động hiện nay là các nước Việt Nam,Trung Quốc,Ấn Độ,…. Đó là những nước đông dân và có nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ,vì thế họ cần xuất khẩu nhiều lao động để có nguồn thu ngoại tệ,học hỏi kinh nghiệm từ các nước nhập khẩu lao động,giải quyết các vấn đề xã hội trong nước do dân số đông mang lại…..Và những nước sẽ tiếp nhận số lượng lao động đông đảo này sẽ là những nước có nền kinh tế phát triển và còn có cả các nước đang phát triển với tốc độ cao,nhiều nguồn lực sẵn có nhưng thiếu lao động hoặc lao động trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu về nhân lực do dân số ít.Ta có thể kể đến các nước nhập khẩu lao động nhiều như:Nhật Bản,Malaysia,Hàn Quốc Úc,Hoa Kỳ,……. Trước nhu cầu nhập khẩu lao động lớn như hiện nay trên thế giới thì đối tượng lao động xuất khẩu cũng rất đa dạng.Có thể xuất khẩu lao động có tay nghề khá như những kĩ sư,thợ sửa chữa có tay nghề cao,bác sĩ,.....Nhưng cũng có thể lao động xuất khẩu không có tay nghề như người giúp việc,người lao động chăm sóc những người già và trẻ nhỏ,....Hiện nay lao động xuất khẩu không chỉ đa dạng về tay nghề mà còn đa dạng về cả nghành nghề nữa.Như ta đã thấy ở trên lao động xuất khẩu có mặt ở hầu hết các nghành nghề trong cuộc sống:Từ người giúp việc,thợ sủa chữa,thợ nề,thợ xây,...cho đến các bác sĩ,kĩ sư,.......Điều này cho thấy được lao động xuất khẩu đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống,kinh tế và văn hóa của các nước trên thế giới.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CÁC NƯƠC TRUNG ĐÔNG
2.1. Những qui định của Việt Nam về hoạt động xuất khẩu lao động.
Đối với hoạt động xuất khẩu quốc tế sức lao động lao động,thi`quyền và nghĩa vụ của người lao động được qui định rất rõ trong Bộ luật lao động được ban hành ngày 23/06/1994.Trong đó cụ thể có những qui định về người lao động xuất khẩu là:
- Người lao động là công dân Việt Nam được phép đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động mà người đó chịu sự điều hành của tổ chức, cá nhân nước ngoài, thì phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động nước sở tại; nếu theo hiệp định về hợp tác lao động được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước sở tại thì phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động nước sở tại và hiệp định đó.
-Đối với người lao động là công dân Việt Nam được phép đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức nhận thầu, khoán công trình do doanh nghiệp Việt Nam điều hành và trả lương, thì áp dụng các quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có quyền được biết các quyền lợi và nghĩa vụ của mình, được các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài bảo hộ về mặt lãnh sự và tư pháp, được quyền chuyển thu nhập bằng ngoại tệ và tài sản cá nhân về nước, được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chính sách, chế độ khác theo quy định pháp luật của Việt Nam và của nước sở tại.
- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có nghĩa vụ đóng góp một phần tiền lương cho quỹ bảo hiểm xã hội.
Ngoài những điều quy định khái quát trên thì Nhà Nước còn ra nhiều chỉ thị thong tư nhằm quản lý hoạt động xuất khẩu lao động một cách quy củ hơn như là:
Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31/03/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
Thông tư liên tịch số 59/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/6/2006 của liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn về phí môi giới trong xuất khẩu lao động.
Ta có thể khái quát về nội dung của Nghị định số 29/2003/NĐ-CP và Nghị định 81/2003/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 59/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH như sau:
+/ Quy định mức khung phí môi giới
- Mức khung phí môi giới cho các thị trường được xác định không vượt quá 01 (một) tháng lương theo hợp đồng/người lao động cho một năm làm việc.
- Tiền lương theo hợp đồng (tính theo tháng) để làm căn cứ tính phí môi giới là tiền lương cơ bản không bao gồm: tiền làm thêm giờ; tiền thưởng và các khoản trợ cấp khác. Riêng đối với sĩ quan và thuyền viên tàu vận tải biển: tiền lương theo hợp đồng (tính theo tháng) để làm căn cứ tính phí môi giới là tiền lương bao gồm: lương cơ bản và lương phép.
+/ Mức phí môi giới cụ thể:
- Căn cứ vào mức khung phí môi giới qui định tại điểm (a) khoản 1 mục II Thông tư này, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ quy định mức phí môi giới tối đa cụ thể phù hợp với từng thị trường.
- Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu của thị trường đòi hỏi mức phí môi giới cao hơn mức khung phí môi giới qui định, doanh nghiệp xuất khẩu lao động báo cáo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quyết định cụ thể mức thu phí môi giới cho phù hợp sau khi