Đề tài Thực trạng và một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Đi lên từ một quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Việt Nam lại trải qua 2 cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc kéo dài. Cộng với nó là một chế độ kế hoạch hoá tập trung không còn phù hợp trong thời bình. Điều đó sẽ đưa nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Nó thể hiện đời sống của nhân dân thấp kém dưới mức trung bình, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, y tế, giáo dục, xã hội không đảm bảo. Trước tình hình đó Đảng và nhà nước ta đã thực hiện một cuộc cải cách lớn: chuyển dịch kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung-nền kinh tế "đóng cửa" sang nền kinh tế hàng hóa - nền kinh tế "mở cửa". Sau đại hội 6 (tháng 8/1986) một năm, năm 1987 Nhà nước ta đã ban hành và thực thi luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Điều này xuất phát từ nhu cầu về vốn đầu tư quốc tế không thể thiếu trong tình hình vốn trong nước bị hạn hẹp. Lôgic của vấn đề dẫn tới một kết luận rằng : Huy động và sử dụng nguồn lực nước ngoài là giải pháp quan trọng đưa nền kinh tế Việt Nam thoát ra khỏi khó khăn. Việc thực thi định hướng nền kinh tế 14 năm qua góp phần đáng kể vào các thành tựu cải cách, trong đó có cả việc thu hút một khối lượng không nhỏ vốn nước ngoài. Nhất là từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước trong mấy năm qua, với những thành tựu khá ngoạn mục, một mặt chỉ ra giải pháp phát triển tổng quát đáng tin cậy, mặt khác nó làm rõ các giới hạn cần được vượt bỏ để nền kinh tế có thể tiếp tục phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. Trong số các giới hạn, nguồn vốn phát triển hiện đang là một trong các thách thức to lớn nhất, khó khắc phục nhất.