Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi công dân của một nước (nước đầu tư) nắm giữ quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế ở một nước khác (nước chủ nhà hay nước nhận đầu tư). Trong khái niệm này, thật sự không có sự đầu tư gia tăng về kinh tế hay một sự chuyển giao ròng giữa các quốc gia mà đơn thuần chỉ là một sự di chuyển tư bản từ quốc gia này sang quốc gia khác. Các công ty nắm quyền kiểm soát hoạt động ở nhiều quốc gia được xem như các công ty đa quốc gia, các công ty xuyên quốc gia hay các công ty toàn cầu. Sự phát triền hoạt động của các công ty này chính là động lực thúc đầy sự phát triển trong thương mại quốc tế thông qua hình thức đầu tư trực tiếp vào các quốc gia khác trên thế giới.
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
(((((
1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI( FDI) 2
1.1. Khái niệm 2
1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 2
1.3. Lợi ích của việc thu hút đầu tư nước ngoài 4
1.4. Những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển
của thương mại quốc tế 5
2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN THẾ GIỚI 7
3. THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI
VIỆT NAM 8
3.1. Khái quát tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2000 đến 2008…8
3.2.Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài năm 2008 11
3.3. Một số tồn tại cần khắc phục 16
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THU HÚT NGUỒN VỐN
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 20
5. TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NĂM 2009 23
5.1. Một số thách thức đặt ra đối với FDI tại Việt Nam từ cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu 23
5.2. Dự báo đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2009 24
1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
1.1.Khái niệm:
Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi công dân của một nước (nước đầu tư) nắm giữ quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế ở một nước khác (nước chủ nhà hay nước nhận đầu tư). Trong khái niệm này, thật sự không có sự đầu tư gia tăng về kinh tế hay một sự chuyển giao ròng giữa các quốc gia mà đơn thuần chỉ là một sự di chuyển tư bản từ quốc gia này sang quốc gia khác. Các công ty nắm quyền kiểm soát hoạt động ở nhiều quốc gia được xem như các công ty đa quốc gia, các công ty xuyên quốc gia hay các công ty toàn cầu. Sự phát triền hoạt động của các công ty này chính là động lực thúc đầy sự phát triển trong thương mại quốc tế thông qua hình thức đầu tư trực tiếp vào các quốc gia khác trên thế giới.
1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tồn tại dưới các dạng sau:
a)Phân theo hình thức đầu tư:
* Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là một văn bản được ký kết giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước (nước nhận đầu tư) để tiến hành một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà không thành lập một công ty, xí nghiệp hay không ra đời một tư cách pháp nhân mới nào.
Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài này có đặc điểm.
- Cả hai bên cùng hợp tác kinh doanh trên cơ sở văn bản hợp đồng đã ký kết giữa các bên về sự phân định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ.
- Không thành lập một pháp nhân mới, tức là không cho ra đời một công ty mới.
- Thời hạn của hợp đồng hợp tác kinh doanh do hai bên thoả thuận, phù hợp với tính chất hoạt động kinh doanh và sự cần thiết để hoàn thành mục tiêu của hợp đồng.
Vấn đề vốn kinh doanh không nhất thuyết phải được đề cập trong văn bản hợp đồng hợp tác kinh doanh.
* Hình thức công ty hay xí nghiệp liên doanh: Xí nghiệp hay công ty liên doanh được thành lập giữa một bên là một thành viên của nước nhận đầy tư và một bên là các chủ đầu tư ở nước khác tham gia. một xí nghiệp liên doanh có thể gồm hai hoặc nhiều bên tham gia liên doanh. đặc điểm của hình thức liên doanh này là:
- Cho ra đời một công ty hay một xí nghiệp mới, với tư cách pháp nhân mới và được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Thời gian hoạt động, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty, xí nghiệp liên doanh được quy định tùy thuộc vào luật pháp cụ thể của mỗi nước.
- Các bên tham gia liên doanh phải có trách nhiệm góp vốn liên doanh, đồng thời phân chia lợi nhuận và rủi ra theo tỉ lệ góp vốn.
* Hình thức công ty hay xí nghiệp 100%vốn từ nước ngoài: Đây là hình thức các công ty hay xí nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức cá nhân nước ngoài và do bên nước ngoài tự thành lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Đặc điểm của các công ty này là:
- Được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và là một pháp nhân mới ở nước nhận đầu tư.
- Hoạt động dưới sự chi phối của Luật pháp nước nhận đầ tư
* Các hình thức khác: Đầu tư vào các khu chế xuất, khu phát triển kinh tế, thực hiện những hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (B.O.T). Những dự án B.O.T thường được chính phủ các nước đang phát triển tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế.
b) Phân theo bản chất đầu tư:
* Đầu tư phương tiện hoạt động: là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào.
* Mua lại và sáp nhập: là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào.
c)Phân theo tính chất dòng vốn
* Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty.
* Vốn tái đầu tư:Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.
* Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.
d)Phân theo động cơ của nhà đầu tư
* Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.
* Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v...
* Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu.
1.3. Lợi ích của việc thu hút đầu tư nước ngoài
* Bổ sung cho nguồn vốn trong nước: Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI.
* Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý: Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.
* Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu: Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
* Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công: Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
* Nguồn thu ngân sách lớn: Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006.
1.4. Những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển của thương mại quốc tế.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những tác động to lớn đến sự phát triển của thương mại quốc tế. Những tác động này ảnh hưởng không chỉ đến những nước nhận đầu tư mà ngay cả những nước xuất khẩu tư bản (đầu tư). Những tác động đó bao gồm:
* Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo điều kiện thu hút nguồn nhu cầu mới. Tìm ki ếm thị trường mới (nước ngoài ) mới có những nhu cầu tiềm ẩn cho các sản phẩm của công ty khi mà thị trường trong nước đã bảo hòa.
* Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp thâm nhập vào những thị trường nơi có thể đạt được lợi nhuận cao. Các công ty đa quốc gia có thể thâm nhập vào những thị trường khác, nơi họ có thể đạt được lợi nhuận cao.
* Đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tăng năng suất. Một công ty có nỗ lực muốn bán sản phẩm ban đầu của mình tại các thị trường mới có thể làm tăng mức thu nhập cổ phần của mình do tăng năng suất. Điều này làm giảm chi phí bình quân từng đơn vị sản phẩm. Công ty càng sử dụng nhiều máy móc thiết bị thì khả năng này càng có điều kiện thuận lợi để thực hiện.
* Sử dụng yếu tố nuớc ngoài trong sản xuất. Các chi phí sử dụng đất đai và lao động có thể khác biệt nhau rất xa giữa các quốc gia. Các công ty đa quốc gia thường cố gắng thiết lập việc sản xuất tại địa điểm có giá lao động và đất đai rẻ. H ọ thực hiện việc nghiên cứu thị trường để xác định xem họ có thể thu được lợi nhuận không từ các chi phí rẻ hơn khi sản xuất ở những thị trường đó.
* Sử dụng nguyên liệu nước ngoài. Do các chi phí vận chuyển, một số công ty cố gắng tránh nhập khẩu nguyên vật liệu từ một đất nước khác, đặt biệt là khi công ty dự tính sẽ bán thành phẩm ngược lại cho người tiêu dùng nước đó, một giải pháp khả thi hơn là phát triển việc sản xuất sản phẩm tại một nước mà nguyên vật liệu có sẵn.
* Sử dụng công nghệ nước ngoài. Các công ty đa quốc gia thiết lập ngày càng nhiều các nhà máy ở nước ngoài hay mua lại các nhà máy hiện hữu của nước ngoài để học hỏi thêm về công nghệ của các quốc gia khác. Công nghệ này sau đó được sử dụng để cải tiến quy trình sản xuất tại các nhà máy của các công ty con trên khắp thế giới.
* Khai thác các thuận lợi về độc quyền. Các công ty có thể trở nên quốc tế hóa nếu như họ sở hữu các tiềm lực hay kỹ năng mà các đối thủ cạnh tranh không bao giờ có. Trong một chùng mực nào đó, công ty sẽ có được thuận lợi hơn các đối thủ và có thể thu được lợi nhuận từ việc trở nên quốc tế hóa.
* Đa dạng hóa ở tầm cỡ quốc tế. Một trong những lý do tại sao các công ty tiến hành kinh doanh ở tầm cỡ quốc tế là sự đa dạng hóa quá trình sản xuất.
Nhu cầu cho tất cả các loại sản phẩm được sản xuất trong cùng một nước có phần nào chịu ảnh hưởng của nền kinh tế nước đó. Công ty có thể giảm bớt rủi ro bằng cách chào hàng bán các nguyên liệu và sản phẩm giữa các quốc gia khác nhau. Với việc đa dạng hóa kinh doanh và cả trong sản xuất ở tầm cỡ quốc tế, công ty có thể giữ cho nguồn tiền mặt thực củ mình ít bị chao đảo. Mức độ của sự đa dạng hóa quốc tế có thể làm ổn định nguồn tiền mặt của các công ty đa quốc gia lại tùy thuộc vào tiềm năng của thị trường nước ngoài.
* Phản ứng với giá trị thay đối của ngoại tệ. Khi một công ty cho rằng ngoại tệ của một quốc gia nào đó bị giảm giá, công ty đó cỏ thể tính đến khả năng đầu tư trực tiếp vào đất nước đó. Do sự giảm giá ngoại tệ, mức phí tổn ban đầu có khả năng thấp. Nếu đồng ngoại tệ đó mạnh lên theo thời gian, thu nhập được chuyển về công ty mẹ sẽ tăng lên. Một nguyên khác dẫn đến việc đầu tư trực tiếp là nhằm bù đắp nhu cầu đang thay đổi cho việc xuất khẩu của công ty do những dao động về tỷ giá hối đoái.
* Phản ứng với các kiềm hãm thương mại. Trong một số trường hợp, một công ty đa quốc gia sử dụng việc đầu tư trực tiếp như là một chiến lược phòng ngự hơn là tấn công.
* Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại những thuận lợi về mặt chính trị. Một số công ty đa quốc gia đóng tại những nước có nền chính trị không ổn định đang cố gắng phát triển sang những nước ổn định hơn. Mặt khác khi hoạt động của một công ty đa quốc gia ngày càng mở rộng và đạt được những thành tựu nhất định về kinh tế đó là cơ sở để có được những thuận lợi về mặt chính trị.
2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN THẾ GIỚI
Trong báo cáo sơ bộ thường niên được công bố trong tháng 1/09, Hội nghị Thương mại và Đầu tư của Liên hợp quốc (UNCTAD) nhận định do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu, luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu đã giảm khoảng 21% trong năm 2008, cao gấp hai lần dự báo trước đó, nhưng dự kiến sẽ còn giảm mạnh hơn nữa trong năm 2009.
Theo UNCTAD, luồng vốn FDI trên toàn thế giới đã giảm khoảng 21% xuống 1.400 tỷ USD trong năm 2008. Hồi tháng 9/08, UNCTAD đã dự báo đầu tư xuyên biên giới năm 2008 sẽ chỉ giảm 10% so với năm 2007 khi FDI đạt mức cao kỷ lục 1.800 tỷ USD. UNCTAD cũng đã dự báo rằng năm 2008 sẽ đánh dấu việc kết thúc chu kỳ 4 năm tăng trưởng đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, tác động của khủng hoảng lên xu hướng FDI của từng nước cũng khác nhau phụ thuộc vào từng khu vực và mỗi nước.
- Cho đến nay, các nền kinh tế phát triển bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với FDI năm 2008 ước giảm khoảng 33%, chủ yếu do các trở ngại sâu sắc và kéo dài đã gây ảnh hưởng tiêu cực lên các tổ chức tài chính và kết quả là dẫn đến khủng hoảng tiền mặt và thị trường nợ.
Trong năm 2008, FDI vào Anh giảm xuống khoảng 109,4 tỷ USD, so với 224 tỷ USD năm 2007, trong khi các điểm đến FDI truyền thống như Ailen và Phần Lan đều chứng kiến luồng vốn FDI chảy ra và FDI giảm theo thứ tự 6,1 tỷ USD và 6,3 tỷ USD, do các nhà đầu tư thoái lui.
- Trong số các nền kinh tế Trung và Đông Âu, luồng vốn FDI vào Ba Lan và Hunggary giảm, trong khi FDI vào Cộng hòa Séc, Rumani và Nga tăng lên. Luồng vốn đầu tư trực tiếp vào Mỹ cũng giảm trên 5% xuống 220 tỷ USD, trong khi vào Nhật Bản giảm 23% xuống 17,4 tỷ USD.
- Các nước đang phát triển cũng nỗ lực duy trì tăng trưởng đầu tư trực tiếp trong năm 2008. Tuy nhiên, UNCTAD đánh giá rằng cho đến nay các nước nghèo hơn đã tránh được những ảnh hưởng tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tại các nền kinh tế đang phát triển, luồng vốn FDI mau phục hồi hơn. Tốc độ tăng trưởng luồng vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển tuy thấp hơn năm 2007 những vẫn đạt khoảng 4%.
- Trong năm 2008, Trung Quốc vẫn thu hút được 82 tỷ USD vốn FDI, tăng 10% so với năm 2007, trong khi Ấn Độ thu hút được 36,7 tỷ USD FDI, tăng 60%. Tuy nhiên, FDI vào Inđônêxia, Xingapo và Thái Lan đều giảm đáng kể, theo thứ tự giảm 21%, 57% và 4%, xuống 5,5 tỷ USD, 10,3 tỷ USD và 9,2 tỷ US
Nhìn chung, đầu tư trong nước và nước ngoài giảm do kết hợp hai nhân tố.
- Một là, khả năng đầu tư của các công ty bị giảm sút do khả năng tài chính cũng như lợi nhuận của các công ty sụt giảm.
- Hai là, môi trường kinh tế giảm sút cũng ảnh hưởng đến xu hướng đầu tư của các công ty, đặc biệt là đối với các công ty ở các nước giàu có đang bị suy thoái nghiêm trọng.
Trong ngắn hạn, tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế lên FDI vẫn tiếp diễn và đóng góp vào sự giảm sút của luồng vốn FDI trong cả năm 2009, do các công ty hàng đầu cắt giảm chi phí và đầu tư trước triển vọng kinh tế nghèo nàn. Các nước đang phát triển cũng không phải ngoại lệ.
Tuy nhiên, hiện có nhiều nhân tố tích cực và sớm hay muộn sẽ thúc đẩy luồng vốn đầu tư quốc tế hồi phục. Những nhân tố này bao gồm các cơ hội đầu tư dựa trên giá tài sản rẻ, quá trình cơ cấu lại ngành công nghiệp, khối lượng tương đối lớn các nguồn tài chính ở các nước đang nổi lên và các nước xuất khẩu giàu tiền mặt, các hoạt động mới trong các lĩnh vực năng lượng mới và các ngành liên quan đến môi trường mở rộng nhanh chóng và sự tương đối mau phục hồi của các công ty quốc tế.
3. THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
3.1. Khái quát tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2000 đến năm 2008.
Số liệu đăng ký FDI và giải ngân FDI từ năm 2000 đến 2008
TÌNH HÌNH FDI TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2008 (ĐVT:Triệu đồng)
Năm
Số dự án
Đăng ký
Giải ngân
2000
391
2838.9
2413.5
2001
555
3142.8
2450.5
2002
808
2998.8
2591.0
2003
791
3191.2
2650.0
2004
811
4547.6
2852.5
2005
970
6839.8
3308.8
2006
987
12004.0
4100.1
2007
1544
21347.8
8300.0
2008
1171
64011.0
11500.0
* Đồ thị biểu diễn số FDI đăng ký và FDI giải ngân: cột bên trái là FDI đăng ký, cột bên phải là FDI giải ngân
* Phân tích tình hình FDI từ năm 2000 đến 2008
Giai đoạn 2000-2008:Tổng số vốn đăng ký 120,9 tỷ USD, tổng số giải ngân 40,16 tỷ USD. Tỷ trọng giải ngân 33%.
Trong đó:
Giai đoạn 2000-2005: Đăng ký 23.55 tỷ USD, giải ngân 16.26. Tỷ trọng 69%.
Giai đoạn 2006-2008: Đăng ký 97.35 tỷ USD, giải ngân 23.9 tỷ. Tỷ trọng 25% .
- Theo số liệu và đồ thị biểu diễn, FDI giai đoạn 2000-2005 có giá trị đăng ký thấp, nhưng tỷ trọng giải ngân khá cao (69%). Trong khi giai đoạn 2006-2008 cơ mức đăng ký cao, giá trị giải ngân tuyệt đối cũng cao nhưng tỷ trọng giải ngân so với đăng ký lại rất thấp (25%)
Nguyên nhân: Việt Nam đang trong giai đọan mở cửa => tốc độ FDI phụ thuộc vào lộ trình hội nhập quốc tế. Giai đoạn đầu, FDI chủ yếu vào các ngành thương nghiệp, công nghiệp nhẹ do đó FDI đăng ký thấp nhưng tỷ trọng FDI giải ngân cao.
-Giai đoạn 2006-2008, hội nhập trở thành nhu cầu bức xúc của Việt nam và thế giới =>tốc độ hội nhập cao =>lượng vốn đăng ký nhiều. Tuy nhiên cơ cấu FDI vào các ngành công nghiệp lớn, thời gian triển khai dự án dài, cộng với khả năng quản lý dòng vốn FDI của chính phủ chưa đáp ứng được tốc độ phát triển FDI =>Giải ngân chậm là 1 tất yếu
* Tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Bên cạnh những lợi ích do việc đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại, còn có những yếu kém ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và hiệu quả của việc sử dụng vốn FDI.
Trong tổng lượng vốn đăng ký, có một nữa số vốn là vào các ngành khai thác tài nguyên, tận dụng bảo hộ, công nghiệp gây ô nhiễm và bất động sản. Đây là cơ cấu không mong đợi bởi vì vốn đầu tư vào khai thác tài nguyên thì không có tác dụng lan tỏa; vốn đầu tư vào các ngành bảo hộ thì không có sức cạnh tranh chỉ làm cho chi phí của nền kinh tế gia tăng; vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp gây ô nhiễm thì lợi nhuận họ hưởng, còn hậu quả và chi phí khắc phục thì ta chịu; vốn đầu tư vào bất động sản thì có thể làm căng thêm “bong bóng”, dễ gây ra bất ổn.
Trong khi đó, đầu tư vào kết cấu hạ tầng, công nghiệp phụ trợ còn ít. Công nghệ được sử dụng thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm của khu vực kinh tế trong nước, nhưng do phần lớn là từ các nước châu Á (69%