Năm 2001, kim ngạch đạt 1,587 tỷ USD, chỉ tăng 7,88% so với năm trước (năm 2000, kim ngạch đạt 1,471 tỷ USD). Thị trường thế giới gặp biến động và có sự cạnh tranh quyết liệt của một số nước, chủ yếu là Trung Quốc, do đó ngành da giày Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Sang năm 2002, toàn ngành dốc sức điều chỉnh kế hoạch và phương thức sản xuất, từng bước chiếm lĩnh thị trường và tăng hiệu quả kinh doanh. Năm 2002, kim ngạch đạt 1,875 tỷ USD, tăng 18,15% so với 2001, gấp 369,2 lần so với 1992 (5 triệu USD), đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác.
Năm 2003, ngành Da giày đặt kế hoạch xuất khẩu 2,1 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu giày dép chính vẫn là EU (63%), Hoa Kỳ (13%), Nhật Bản (3%). Đến cuối năm, kim ngạch xuất khẩu đã vượt kế hoạch đề ra: đạt 2,26 tỷ USD, tăng 20,53% so với năm 2002.
Năm 2004, Việt Nam chiếm vị trí thứ tư trên thế giới về xuất khẩu hàng giày dép sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia, với kim ngạch đạt 2,691 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước.
Năm 2005: Giày dép da của VN bị khởi kiện phá giá tại EU. Thêm vào đó, thị trường này đòi hỏi ngày càng cao về sản phẩm như các tiêu chuẩn nhãn, mác và sản phẩm không có chất độc hại. Gặp khó khăn ở thị trường truyền thống, da giày Việt Nam tích cực tìm kiếm những thị trường mới nhằm đạt mục tiêu xuất khẩu 3,4 tỷ USD trong năm 2005. Hai thị trường mà ngành tập trung xúc tiến và xuất khẩu là Nhật Bản và Châu Phi. Với những nỗ lực vượt khó khăn, kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt mức 3,039 tỷ USD, tăng 12,93% so với 2004. Tuy không đạt kế hoạch đề ra nhưng giá trị xuất khẩu ngành da giày vẫn đứng thứ 3 sau dầu khí và dệt may. Hơn nữa, trong năm này,Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu giày dép lớn thứ hai trên thế giới (472,7 triệu đôi) chỉ sau Trung Quốc.
Năm 2006, do tác động của vụ kiện chống bán phá giá đối với giày mũ da xuất xứ Việt Nam, từ đầu năm các doanh nghiệp da giày phải đối mặt với việc thiếu đơn hàng. Tuy nhiên, sau khi có phán quyết cuối cùng của Liên minh châu Âu áp thuế chống bán phá giá 10% đối với giày mũ da xuất xứ Việt Nam trong khi Trung Quốc chịu mức 16,5% thì tình hình xuất khẩu đã dần ổn định, khách hàng đã quay trở lại Việt Nam để đặt hàng. Hết năm 2006, kim ngạch xuất khẩu da giày của Việt Nam đạt 3,59 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2005 và vượt so với kế hoạch năm 8,8% với số lượng 579 triệu đôi giày dép các loại. Túi cặp xuất khẩu đạt trị giá 503 triệu USD, tăng 7% so với năm 2005.
Đến cuối năm này, theo thống kê, trong 10 đôi giày tiêu thụ trên thế giới có tới 2 đôi sản xuất tại Việt Nam, giúp Việt Nam trở thành "nước lớn" về sản xuất giày dép trên thế giới, xét trong chấu Á thì chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ.
14 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1690 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng xuất khẩu da giày giai đoạn 2001 - 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DA GIÀY GIAI ĐOẠN 2001 - 2007
VÀ 6 THÁNG ĐẦU 2008
Kim ngạch xuất khẩu da giày
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Kim ngạch
1,58
1,87
2,26
2,69
3,04
3,59
3,99
Tốc độ tăng trưởng
7,88
18,15
20,53
19,0
12,93
18,2
11,2
Từ biểu đồ trên ta thấy:
Năm 2001, kim ngạch đạt 1,587 tỷ USD, chỉ tăng 7,88% so với năm trước (năm 2000, kim ngạch đạt 1,471 tỷ USD). Thị trường thế giới gặp biến động và có sự cạnh tranh quyết liệt của một số nước, chủ yếu là Trung Quốc, do đó ngành da giày Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Sang năm 2002, toàn ngành dốc sức điều chỉnh kế hoạch và phương thức sản xuất, từng bước chiếm lĩnh thị trường và tăng hiệu quả kinh doanh. Năm 2002, kim ngạch đạt 1,875 tỷ USD, tăng 18,15% so với 2001, gấp 369,2 lần so với 1992 (5 triệu USD), đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác.
Năm 2003, ngành Da giày đặt kế hoạch xuất khẩu 2,1 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu giày dép chính vẫn là EU (63%), Hoa Kỳ (13%), Nhật Bản (3%). Đến cuối năm, kim ngạch xuất khẩu đã vượt kế hoạch đề ra: đạt 2,26 tỷ USD, tăng 20,53% so với năm 2002.
Năm 2004, Việt Nam chiếm vị trí thứ tư trên thế giới về xuất khẩu hàng giày dép sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia, với kim ngạch đạt 2,691 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước.
Năm 2005: Giày dép da của VN bị khởi kiện phá giá tại EU. Thêm vào đó, thị trường này đòi hỏi ngày càng cao về sản phẩm như các tiêu chuẩn nhãn, mác và sản phẩm không có chất độc hại. Gặp khó khăn ở thị trường truyền thống, da giày Việt Nam tích cực tìm kiếm những thị trường mới nhằm đạt mục tiêu xuất khẩu 3,4 tỷ USD trong năm 2005. Hai thị trường mà ngành tập trung xúc tiến và xuất khẩu là Nhật Bản và Châu Phi. Với những nỗ lực vượt khó khăn, kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt mức 3,039 tỷ USD, tăng 12,93% so với 2004. Tuy không đạt kế hoạch đề ra nhưng giá trị xuất khẩu ngành da giày vẫn đứng thứ 3 sau dầu khí và dệt may. Hơn nữa, trong năm này,Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu giày dép lớn thứ hai trên thế giới (472,7 triệu đôi) chỉ sau Trung Quốc.
Năm 2006, do tác động của vụ kiện chống bán phá giá đối với giày mũ da xuất xứ Việt Nam, từ đầu năm các doanh nghiệp da giày phải đối mặt với việc thiếu đơn hàng. Tuy nhiên, sau khi có phán quyết cuối cùng của Liên minh châu Âu áp thuế chống bán phá giá 10% đối với giày mũ da xuất xứ Việt Nam trong khi Trung Quốc chịu mức 16,5% thì tình hình xuất khẩu đã dần ổn định, khách hàng đã quay trở lại Việt Nam để đặt hàng. Hết năm 2006, kim ngạch xuất khẩu da giày của Việt Nam đạt 3,59 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2005 và vượt so với kế hoạch năm 8,8% với số lượng 579 triệu đôi giày dép các loại. Túi cặp xuất khẩu đạt trị giá 503 triệu USD, tăng 7% so với năm 2005.
Đến cuối năm này, theo thống kê, trong 10 đôi giày tiêu thụ trên thế giới có tới 2 đôi sản xuất tại Việt Nam, giúp Việt Nam trở thành "nước lớn" về sản xuất giày dép trên thế giới, xét trong chấu Á thì chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Năm 2007, năng lực sản xuất của toàn ngành đạt:
Giày dép các loại: 615 triệu đôi
Cặp túi xách: 200 triệu chiếc
Da thuộc thành phẩm: 120 triệu sqft (1 sqft = 0,3048 m2)
Đến hết năm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này lên hơn 3,99 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm trước, xấp xỉ hoàn thành kế hoạch năm là 4 tỷ USD.
6 tháng đầu 2008, theo số liệu thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này 6 tháng đầu năm lên 2,27 tỷ USD, tăng 16,3% so cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, ngành da giày đã đạt được 50% chỉ tiêu tương đương 4,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu giầy dép các loại được đề ra cho cả năm 2008. Xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang các thị trường truyền thống vẫn duy trì được đà tăng trưởng khá.
Như vậy, trong hơn 7 năm qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng tình hình xuất khẩu của ngành da giày vẫn ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân của đạt 15,3%, kim ngạch liên tục tăng lên đóng góp đáng kể vào GDP.
2. Thị trường da giày xuất khẩu
Hàng năm, 90% sản phẩm do ngành sản xuất được xuất khẩu sang các thị trường quốc tế, trong đó EU chiếm 70%, Mỹ 20%, Nhật Bản 3%.
Thị trường EU: Trong số các thị trường xuất khẩu thì EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành da giày Việt Nam bởi khối lượng tiêu dùng cao và đây là vùng khí có khí hậu hàn đới, thời tiết quanh năm lạnh nên nhu cầu về da giày rất lớn. 20% lượng giày dép nhập khẩu của EU là từ Việt Nam. Trong những năm vừa qua, giày dép Việt Nam xuất khẩu vào EU tăng trưởng nhanh về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Kết quả điều tra của Uỷ ban Châu Âu (EC) cho thấy, lượng nhập khẩu các sản phẩm giày da từ Việt Nam vào các nước EU trong giai đoạn từ năm 2001 - 2005 đã tăng tới 99%. Thị phần xuất khẩu giày da của Việt Nam vào EU trong năm 2007 vẫn duy trì ở mức 20%. Theo số liệu của EC, tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU năm 2007 đạt 2,17 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm 2006, chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm nay, EU tiếp tục là thị trường xuất khẩu giày dép chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 55,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đạt 1,26 triệu USD, tăng 17,75% so với cùng kỳ năm 2007.
Hiện tại, Việt Nam đứng thứ hai sau Trung Quốc về xuất khẩu giày dép sang EU và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
Tại thị trường này, Đức và Anh là hai quốc gia có tỉ trọng nhập khẩu da giày Việt Nam cao nhất. Tại thị trường Anh, kim ngạch xuất khẩu đạt 281,38 triệu USD, tăng 10,6%; kim ngạch xuất khẩu sang Đức đạt 200,68 triệu USD, tăng 14,95% so với cùng kỳ năm 2007. Bên cạnh đó, một số thị trường khác cũng đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao như Hà Lan (tăng 37,22%); Tây Ban Nha (tăng 59,61%)…Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu sang Bồ Đào nha tăng rất mạnh, tăng từ 139 ngàn USD của 6 tháng năm 2007 lên 2,2 triệu USD.
Thị trường Mỹ: Đây là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của toàn ngành. Năm 2004, Việt Nam đã vượt Italia và trở thành nhà cung cấp lớn thứ tư sau Trung Quốc, Brazil, Indonesia. Trong năm 2007, xuất khẩu vào Mỹ đạt 995 triệu USD, tăng 30% so với năm 2006. Tháng 1/2008, xuất khẩu giày dép vào Mỹ tăng 25% so với năm 2007, đạt 93,8 triệu USD. Do nền kinh tế Mỹ suy giảm mạnh, kim ngạch xuất khẩu giày dép của nước ta sang thị trường Mỹ 6 tháng đầu năm 2008 đạt tốc độ tăng trưởng chậm lại, chỉ tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2007, đạt trên 495 triệu USD. Mặc dù thế, hiện nay và trong những năm tới, Mỹ sẽ là thị trường xuất khẩu mục tiêu đối với sản phẩm giày dép của Việt Nam và các sản phẩm xuất khẩu chính sẽ là giày thể thao, giày da nam nữ
Thị trường Nhật: Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba với yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm, thời hạn giao hàng và chủng loại sản phẩm.Tuy Việt Nam và Nhật Bản chính thức dành cho nhau quy chế Tối huệ quốc từ năm 2000 song ngành da giày vẫn chưa gia tăng xuất khẩu được nhiều sang thị trường này. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản mới chỉ chiếm gần 3% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam trong khu vực châu Á. Năm 2006, xuất khẩu vào Nhật Bản đạt 113 triệu USD, tăng 21% so với năm 2005.
Bên cạnh những thị trường chủ đạo, da giày Việt Nam cũng tích cực tìm kiếm những thị trường mới.
Tại thị trường châu Phi: Từ năm 2004, giày dép Việt Nam đã bắt đầu khai thác thành công thị trường châu Phi, đặc biệt là thâm nhập và thị trường Nam Phi. Thị trường châu Phi có nhu cầu khá đa dạng và rất nhiều chủng loại là thế mạnh sản xuất của Việt Nam như: giày thể thao, giày tennis, giày bóng rổ, giày luyện tập, giày thể thao có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ bằng da thuộc hoặc bằng nguyên liệu dệt. Nhưng để thâm nhập sâu vào cả châu lục đầy tiềm năng này thì giày dép Việt Nam vẫn còn rất hạn chế.
Ở khu vực Nam Mỹ, Argentina, Braxin cũng là những thị trường có tiềm năng. Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm nay sang Argentina đạt trên 11,6 triệu USD, sang Braxin đạt trên 23,8 triệu USD
Thị trường Nga, Đông Âu cũng được quan tâm phát triển, chiếm tỷ trọng tương đối trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Trung Đông và Ôxtrâylia cũng là những thị trường có tiềm năng lớn cần tiếp tục được khai thác và mở rộng. Đặc biệt, với thị trường Ôxtrâylia, Bộ Thương mại khuyến cáo các doanh nghiệp cần tìm hiểu thật kỹ thị hiếu của người tiêu dùng Ôxtrâylia, thị trường này chủ yếu nhập khẩu giày da và giày thể thao với những tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt.
II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH DA GIÀY
1. Thuận lợi
- Hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần tạo ra các cơ hội phát triển ngành da giày. Việc nước ta gia nhập các tổ chức như WTO, AFTA.. tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hoá thông suốt, ít cản trở, xoá bỏ hàng rào phi thuế quan, ưu đãi về thuế quan tạo điều kiện cho ngành da giày thâm nhập vào thị trường thế giới. Cùng với các chính sách thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu của Chính phủ, Việt Nam sẽ trở thành một địa điểm đầu tư lý tưởng cho các nhà sản xuất da giày.
Mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của ngành da giày: gia tăng các luồng chuyển giao vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy giao lưu văn hoá, trí tuệ, củng cố và tăng cường các thể chế quốc tế, phát triển văn minh vật chất và tinh thần tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển thị trường quốc tế.
- Chế độ chính trị xã hội ổn định đang tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển thông qua cơ chế chính sách phù hợp với tình hình trong nước và thông lệ quốc tế. Ngành da giày thế giới tiếp tục có xu hướng chuyển dịch sản xuất sang các nước đang phát triển, đặc biệt hướng vào các nước có môi trường đầu tư thuận lợi, chính trị ổn định và an toàn, trong đó có Việt Nam.
- Lợi thế so sánh: Có thể nói Việt Nam có lợi thế so sánh về sản xuất da giày. Ngành da giày là ngành sử dụng nhiều lao động xã hội. Tính đến hết năm 2007, toàn ngành đã thu hút 600.000 lao động (chưa kể số lao động sản xuất trong lĩnh vực nguyên phụ liệu và lao động tại các cơ sở nhỏ, các hộ gia đình và các làng nghề có thể lên tới hơn 1 triệu lao động) chiếm 9% lực lượng lao động công nghiệp. Do nguồn lao đồng dồi dào nên chi phí nhân công trong ngành da giày khá thấp so với thế giới. Ngoài ra, công nhân Việt Nam “có tiếng” là khéo léo. Chính những điều này đã góp phần khiến Việt Nam trở thành một địa điểm đầu tư lý tưởng cho các nhà sản xuất da giày.
Khó khăn
Mặc dù ngành giày da Việt Nam có rất nhiều thuận lợi nhưng chúng ta phải nhìn nhận một thực tế rằng năng lực xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam trên thị trường xuất khẩu thế giới còn yếu, do gặp phải những khó khăn như sau:
- Thiếu nguồn nguyên phụ liệu: Nguyên vật liệu sản xuất của ngành da giày chiếm đến 80% giá trị của sản phẩm trong đó ngành sản xuất da đóng vai trò quan trọng nhất.
Theo hiệp hội da giày Việt Nam (LEFASO), nhu cầu da thuộc năm 2007 của toàn ngành khoảng 350 triệu feet vuông, trong khi đó các nhà máy thuộc da của Việt Nam và nước ngoài đầu tư tại Việt Nam mới chỉ sản xuất và đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu da thuộc của cả nước, 80% còn lại phải nhập khẩu. Các nhà máy này hiện chỉ hoạt động 25% công suất do thiếu nguyên liệu. Một điều nghịch lý là hàng năm 60% nguồn nguyên liệu da trâu da bò được xuất sang Trung Quốc và Thái. Vậy là nguồn nguyên liệu nội địa không được tận dụng và giá trị xuất khẩu thấp. Mỗi năm Việt Nam phải chi từ 170 tới 230 triệu USD để nhập da giả và từ 80 tới 100 triệu USD để nhập da từ Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc.
Ngành phụ liệu sản xuất còn trầm trọng hơn, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ sản xuất được một vài mặt hàng rất hạn chế như nhãn, ren, dây giày... nhưng lại “bỏ ngỏ” những loại phụ kiện tinh xảo là các sản phẩm nhựa có xi mạ như khoen, móc, cườm, các vật trang trí trên giày, đặc biệt là giày nữ và giày trẻ em.
Do không chủ động được nguồn nguyên vật liệu ngành giày da trong nước phải phụ thuộc vào khách hàng và các nhà cung cấp nguyên liệu từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc
- Trình độ sản xuất yếu kém: Tuy có lợi thế giá nhân công rẻ, nguồn cung ứng lao động dồi dào do dân số trẻ, nhưng năng suất lao động của người Việt Nam rất thấp, trung bình trên 1 dây chuyền 450 lao động đạt mức sản lượng 500.000 đôi/năm, chỉ bằng 1/135 năng suất lao động của người Nhật, 1/30 của Thái Lan, 1/20 của Malaysia và 1/10 của Indonesia.
Hiện nay trình độ công nghệ của ngành da giày Việt Nam đang ở mức trung bình và trung bình khá, song khá lệ thuộc vào nước ngoài về trang bị máy móc. Khả năng đầu tư và chuyển giao công nghệ mới phụ thuộc vào nguồn tài chính hạn hẹp, đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu và cập nhật công nghệ còn quá ít và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, kinh nghiệm và khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng về công nghệ còn hạn chế...Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất lao động và hiệu quả nawng suất kinh doanh của ngành trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Điều này còn dẫn đến việc ngành có nguy cơ mất khả năng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế.
Năng lực sản xuất của ngành chủ yếu tại các cơ sở ngoài quốc doanh và có yếu tố nước ngoài, chiếm trên 90% năng lực của cả ngành, chứng tỏ năng lực ngành phụ thuộc hoàn toàn vào làn sóng đầu tư của tư bản tư nhân trong nước và quốc tế.
- Phận “gia công”: Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì dù có đến 90% sản lượng xuất khẩu, nhưng lợi nhuận thu về từ ngành giày da chỉ đạt mức 25% giá trị gia tăng, vì ngành này chủ yếu vẫn “bán” sức lao động là chính. 70% doanh nghiệp sản xuất giày da ở Việt Nam là làm gia công cho cho các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn, thiếu công nghệ nên không có sức cạnh tranh. Mặt khác, do công tác xúc tiến thương mại kém, nên hầu hết các doanh nghiệp sản xuất làm gia công ở tầng thứ 2, thứ 3.
Doanh số xuất khẩu của ngành da giày tập trung chủ yếu ở những công ty nước ngoài như Samyang, Pouchen, Pouyuen...Như vậy, tiềm lực mạnh của ngành da giày thực ra đều thuộc về các công ty lớn của Đài Loan, Hàn Quốc đặt tại Việt Nam. Chính họ đã khai thác các lợi thế về lao động, môi trường xã hội ổn định, giá nhân công rẻ...vv của nước ta.
Trong khi đó ở nước ta, trong 450 doanh nghiệp sản xuất giày da số thương hiệu giày da của Việt Nam được người tiêu dùng biết đến chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay như: Thượng Đình, Biti’s, Bita’s,…Đáng buồn là trong 30 thương hiệu quốc gia năm 2008 toàn ngành giày da chỉ có Bitis nhận được danh hiệu này.
Ngoài ra do những hạn chế của phương thức gia công, các doanh nghiệp Việt Nam ít có cơ hội quan hệ trực tiếp với các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng để bắt nắm xu hướng tiêu dùng, nhu cầu và những biến động của thị trường theo thời gian nhằm có chiến lược kinh doanh thích hợp.
- Sự cạnh tranh khốc liệt:
Các doanh nghiệp sản xuất giày da Việt Nam đang gặp phải cạnh tranh gay gắt từ các thế lực kinh tế mạnh trong khu vực và quốc tế như Brazil và một số nước ASEAN như Indonesia, Thái Lan, đặc biệt là Trung Quốc- một đất nước có thế mạnh về mặt hàng giày dép. Mặt hàng giày dép xuất khẩu của Trung Quốc có ưu thế hơn giày dép xuất khẩu của Việt Nam do trình độ công nghệ của Trung Quốc tiên tiến hơn, mẫu mã của họ đẹp và đa dạng hơn. Cái yếu của ngành giày da nước ta đó là hạn chế về khả năng tự thiết kế, ra mẫu chào hàng, chủ động cân đối các điều kiện cho sản xuất (từ nguồn vật tư trong nước) và khả năng đáp ứng các yêu cầu của các nhà nhập khẩu
- Khủng hoảng kinh tế thế giới:
Hiện nay nền kinh tế thế giới đang lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Cuộc khủng hoảng này xuất phát từ nước Mỹ, sau đó lan sang Châu Âu và ảnh hưởng đến toàn thế giới. Do nền kinh tế gặp khó khăn, người dân ở các nước phát triển này đang có xu hướng thắt chặt chi tiêu, dẫn đến cầu về mọi mặt hàng giảm sút đáng kể, trong đó có mặt hàng giày da. Trong khi đó, Mỹ và EU là thị trường xuất khẩu chính của ngành giày da Việt Nam. Vì vây, ngành giày da nước nhà đang và sẽ phải chịu những thiệt hại to lớn do tác động của cuộc khủng hoảng tồi tệ không biết đến khi nào mới chấm dứt này.
- Gặp khó khăn trên thị trường EU: Xuất khẩu da giày của Việt Nam vào EU-đối tác lớn nhất đang gặp nhiều bất lợi từ vài năm trở lại đây.
Diễn biến vụ kiện bán phá giá giày da vào EU:
30/5/2005: Liên minh ngành sản xuất da Châu Âu kiện 63 nhà sản xuất của Việt Nam bán phá giá vào EU. Theo Liên minh châu Âu (EU), từ năm 2002 đến quý I năm 2005, số lượng giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đã tăng đến 79%. Trong khi đó, giá bán/đơn vị sản phẩm lại giảm 30%. Mặt khác, thị phần giày dép Việt Nam tại thị trường EU tăng từ 11 - 15%.
7/7/2005: Ủy ban châu Âu EC quyết định mở cuộc điều tra bán phá giá 33 mã giầy mũ da của Việt Nam. Mặc dù chưa công nhận quy chế kinh tế thị trường của VN, EC có chế độ xem xét quy chế kinh tế thị trường đối với từng doanh nghiệp riêng lẻ dựa trên hoạt động thực tế của họ. Tuy nhiên, sau gần 2 tháng điều tra trực tiếp 8 doanh nghiệp (DN) được lựa chọn trong vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da vào châu Âu, EC đã không công nhận 8 doanh nghiệp này là doanh nghiệp theo cơ chế thị trường. Vì vậy, EC đã chọn Brazil là nước có nền kinh tế thị trường để lập cơ sở tính toán giá trị thông thường cho Việt Nam.
4/2006 EU áp dụng mức thuế sơ bộ đối với giày da từ VN. Mức thuế áp dụng trong 6 tháng và tăng dần theo thời gian. Giày VN chịu thuế tăng dần từ 4,2% lên 16,8%.
5/10/2006 EU áp dụng mức thuế 10% đối với giày da Việt Nam bất chấp sự phản đối của các nước thành viên. Vậy là với mức thuế chống bán phá giá 10% cộng với mức thuế hiện hành thì các sản phẩm giày mũ da của VN phải chịu mức thuế tổng cộng trung bình trên 14%.
Đáng lẽ thuế chống bán phá giá sẽ hết hiệu lực vào ngày 7/10 vừa qua. Tuy nhiên, ngày 2/10, Ủy ban châu Âu (EC) đã quyết định tiến hành rà soát thuế chống phá giá đối với giày da của Việt Nam và Trung Quốc, bất chấp những phản đối trước đó của nhiều hiệp hội đại diện cho doanh nghiệp và người tiêu dùng châu Âu. Việc rà soát nhằm xác định xem Trung Quốc và Việt Nam có bán phá giá những mặt hàng này vào thị trường châu Âu hay không. Thông thường quá trình này sẽ kéo dài 12-15 tháng, vậy là thuế chống bán phá giá sẽ tự động kéo dài cho đến khi quá trình này kết thúc.
Khó khăn tiếp nối khó khăn, tháng 7 vừa qua, EC đã quyết định rút Việt Nam ra khỏi danh sách các nước được hưởng quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập giai đoạn 2009-2011. Họ lập luận rằng: ngành hàng nào của các quốc gia xuất khẩu vào EU nếu chiếm trên 15% tổng giá trị xuất khẩu của nhóm ngành hàng này đến từ tất cả các nước được hưởng GSP thì sẽ không được hưởng GSP nữa. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của giày da Việt Nam đã đạt khoảng 19% tổng mức xuất khẩu của các nước hưởng GSP vàp EU và ngành da giày chỉ chiếm 49,1% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam được hưởng GSP vào EU. Vì vậy ngành da giày Việt Nam đã đủ điều kiện tốt nghiệp GSP. Khi đó, mức thuế quan thông thường sẽ là 5-10% so với mức 3.5-5% như trước, vậy là ước tính trung bình mỗi đôi giày xuất khẩu vào EU sẽ phải chịu thêm 3,5% thuế, giá của chúng chắc chắn sẽ tăng, làm cho lượng giày da xuất khẩu vào EU có thể sẽ giảm sút
III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DA GIÀY
Ngành da giày phấn đấu đạt 6,2 tỷ USD năm 2010 với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20-22%, phát triển công nghiệp da giày trở thành ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu, giải quyết việc làm, nâng cao khả năng cạnh tranh, chuyển mạnh từ gia công sang mua nguyên liệu- bán thành phẩm.
Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp da giày Việt Nam cần phải đề ra những phương hướng phát triển chiến lược:
1. Phân khúc thị trường hợp lý
Cái khó của các doanh nghiệp da giày Việt Nam là ở chỗ: nếu tham gia thị trường da giày với sản phẩm chất lượng cao cấp thì không cạnh tranh được với sản phẩm của các quốc gia như: Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Đức. Còn nếu chọn sản phẩm cấp thấp, có chất lượng trung bình thì lại không cạnh tranh với sản phẩm sản xuất hàng loạt của Trung Quốc.
Vì vậy, các doanh nghiệp cũng c