Đề tài Tiếp cận tín ngưỡng phồn thực từ góc nhìn Phân tâm học

Tôn giáo và tín ngưỡng là một phạm trù không thể thiếu trong đời sống tâm linh của con người. Nếu như vật chất về cơ bản phục vụ những nhu cầu hữu hình, đảm bảo cho sự tồn tại sinh học, sự tiếp nối sinh học, những ý muốn hiện hữu thì tinh thần dẫn nối con người với những mong muốn tồn tại trong tư duy và nhận thức, những ước vọng, nguyện ý làm cho con người được thỏa mãn về mặt tâm lý. Tôn giáo (Religion) và tín ngưỡng (Belief) cũng không phải là ngoại lệ. Về cơ bản, tôn giáo (mang tính niềm tin cộng đồng) và tín ngưỡng (mang tính niềm tin cá nhân) đều có chung nguồn gốc tâm lý, đó là sự thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên, phi thường hóa mối liên hệ của con người đang sống với những người đã chết, gán niềm tin (vốn được các học giả Hoa Kỳ cho rằng, là hình thái ý thức làm cho con người mang một sức mạnh thần kỳ, lại cũng là một sự lệ thuộc cố hữu, nhưng điều đó lại làm cho con người khác hẳn con vật, có hành vi lý tính phức tạp, khó kiểm soát, tạo ra bản chất Người không thể nhầm lẫn) vào ý thức của con người. Là một dạng thức tín ngưỡng, tín ngưỡng phồn thực cũng không nằm ngoài điều đó. Mối quan hệ giao tính vồn luôn là đề tại nhạy cảm nhưng lại gắn bó thiết thực với đời sống, do nó là một thành phần không thể thiếu trong yếu tố cấu thành bản chất sinh học cũng như cấu trúc ra ý thức con người luân lý. Với vai trò là một hình thức thể hiện mối liên hệ giữa mối quan hệ giao tính vào hình thức sùng bái, đề tài tín ngưỡng phồn thực vốn đã được nhiều học giả trong và ngoài nước xem xét từ trong các nghi lễ, hình thức biểu hiện, văn, thơ nói chung chứ chưa xem xét ở vai trò tâm lý hình thành. Với yêu cầu đó, người viết đã mạnh dạn sử dụng Phân tâm học - một môn khoa học mới mẻ với nhiều lý thuyết đột phá về tâm lý, nhằm lấy đó làm cơ sở cho phương pháp luận khi bước đầu nghiên cứu đề tài này

doc57 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2841 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiếp cận tín ngưỡng phồn thực từ góc nhìn Phân tâm học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếp cận tín ngưỡng phồn thực từ góc nhìn Phân tâm học LỜI NÓI ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Tôn giáo và tín ngưỡng là một phạm trù không thể thiếu trong đời sống tâm linh của con người. Nếu như vật chất về cơ bản phục vụ những nhu cầu hữu hình, đảm bảo cho sự tồn tại sinh học, sự tiếp nối sinh học, những ý muốn hiện hữu thì tinh thần dẫn nối con người với những mong muốn tồn tại trong tư duy và nhận thức, những ước vọng, nguyện ý làm cho con người được thỏa mãn về mặt tâm lý. Tôn giáo (Religion) và tín ngưỡng (Belief) cũng không phải là ngoại lệ. Về cơ bản, tôn giáo (mang tính niềm tin cộng đồng) và tín ngưỡng (mang tính niềm tin cá nhân) đều có chung nguồn gốc tâm lý, đó là sự thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên, phi thường hóa mối liên hệ của con người đang sống với những người đã chết, gán niềm tin (vốn được các học giả Hoa Kỳ cho rằng, là hình thái ý thức làm cho con người mang một sức mạnh thần kỳ, lại cũng là một sự lệ thuộc cố hữu, nhưng điều đó lại làm cho con người khác hẳn con vật, có hành vi lý tính phức tạp, khó kiểm soát, tạo ra bản chất Người không thể nhầm lẫn) vào ý thức của con người. Là một dạng thức tín ngưỡng, tín ngưỡng phồn thực cũng không nằm ngoài điều đó. Mối quan hệ giao tính vồn luôn là đề tại nhạy cảm nhưng lại gắn bó thiết thực với đời sống, do nó là một thành phần không thể thiếu trong yếu tố cấu thành bản chất sinh học cũng như cấu trúc ra ý thức con người luân lý. Với vai trò là một hình thức thể hiện mối liên hệ giữa mối quan hệ giao tính vào hình thức sùng bái, đề tài tín ngưỡng phồn thực vốn đã được nhiều học giả trong và ngoài nước xem xét từ trong các nghi lễ, hình thức biểu hiện, văn, thơ nói chung chứ chưa xem xét ở vai trò tâm lý hình thành. Với yêu cầu đó, người viết đã mạnh dạn sử dụng Phân tâm học - một môn khoa học mới mẻ với nhiều lý thuyết đột phá về tâm lý, nhằm lấy đó làm cơ sở cho phương pháp luận khi bước đầu nghiên cứu đề tài này. Tuy là một môn khoa học ít nhiều còn xa lạ, nhưng với sự nghiên cứu liên ngành và đa ngành nói chung, thì việc ứng dụng phân tâm học vào các ngành khoa học xã hội và nhân văn đã được thực hiện. Chính vì lẽ đó, việc tiếp cận một tín ngưỡng từ góc độ chuyên ngành này là một điều có thể chấp nhận được. II. Phương pháp nghiên cứu Khảo cứu tài liệu So sánh, đối chiếu. Phân tích, biện luận Phương pháp liên ngành với các khoa học xã hội và nhân văn. III. Kết cấu đề tài Gồm 2 chương : Chương 1 : Các khái niệm Chương 2 : Luận giải tín ngưỡng phồn thực Chương I: Các khái niệm I. Tín ngưỡng phồn thực 1. Khái niệm tín ngưỡng phồn thực Tín ngưỡng phồn thực (Tiếng Anh: Lingaism, Tiếng Pháp: Lingaisme, Tiếng Đức: Lingaismus) không phải là một khái niệm xa lạ trong việc nghiên cứu văn hóa học nói chung cũng như lịch sử tôn giáo, tín ngưỡng nói riêng, dù vậy việc nhìn nhận khái niệm này ở môi cảnh văn hóa nào lại là một vấn đề đáng bàn. Về lý thuyết, trong ý thức hình thành, tồn tại cũng như phát triển sự sống của loài người, đặc biệt trong thời kỳ mà nông nghiệp đóng vai trò cốt yếu, thì sự tươi tốt của mùa màng, sức sống mạnh mẽ của cây trồng vật nuôi là một suy nghĩ có tính thường trực. Bên cạnh đó, để đảm bảo khả năng duy trì nòi giống, không loại trừ khả năng nâng số lượng lao động - điều mà kinh tế nông nghiệp (nhất là thời kỳ sơ khai) đòi hỏi như một yếu tố cơ bản, thì ước vọng sinh sôi nảy nở cũng theo đó mà tạo lập một vị thế song song với mong muốn phát triển nông nghiệp. Nếu tách bạch hai vấn đề này ra, thì rõ ràng vấn đề nông nghiệp chỉ bao hàm các phương thức canh tác, khả năng làm thủy lợi, “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”; bên cạnh đó, việc chăn nuôi cũng chỉ dựa vào kinh nghiệm, giống – loài vật nuôi, các vấn đề về cảnh quan và môi trường để tạo nền tảng đi lên. Nói cách khác, yếu tố duy thức bản năng - một vấn đề cơ bản của phân tâm học mà sẽ được đề cập sau, không đóng vai trò chi phối cho việc : liệu nền kinh tế này có bước tiến hay một sự thay đổi tuân theo mong muốn chủ quan của con người hay không, hay vẫn có một thế lực siêu nhiên (supernatural force) có tác động nhất định đến vấn đề này, theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực phụ thuộc vào thái độ của con người. Cũng với mạch tư duy như vậy, theo các nhà sinh học Mỹ, việc con người xuất hiện thì rồi cũng không nằm ngoài quy luật tự nhiên, tức là chỉ mang một nhiệm vụ cơ bản và tối thiểu là sao chép lại bộ nhiễm sắc thể của nhau, từ thế hệ này sang thế hệ khác như một hình thức đặt ở thế mặc định. Mọi yếu tố không bình thường (paranormal factors) thiên về ý thức là điều bên lề và không có nhiều ảnh hưởng rõ rệt đến một hiện tượng được xem như tất yếu. Tuy vậy, khi đặt chung cả hai vấn đề vào để xem xét dưới góc độ phân tâm học, đặc biệt là phân tâm học tôn giáo thì rõ ràng chúng mang một điểm chung rất rõ, đó là vô thức của con người về mong muốn sinh sôi nảy nở, về ý thức tính dục sơ khai - sự kết hợp giữa Trời Đất, Cha Mẹ, Đực Cái, trong mối quan hệ giao hòa. Một trong nguồn gốc ý thức cơ bản để khai sinh ra tín ngưỡng và tôn giáo chính là ý niệm về các thế lực không thể nắm bắt cai quản sự sống, sự tồn tại của vạn vật. Sự bất lực của con người trước các vấn đề không thể giải thích trong giai đoạn mở đầu của tư duy, nhận thức đã khiến họ vật chất hóa những hiện tượng tự nhiên, quy về một mối mà chúng ta gọi là Thần thánh. Tín ngưỡng phồn thực cũng không phải là ngoại lệ. Nếu nhận thức khoa học cổ đại quy chuẩn sự kết hợp nêu trên về Triết lý Âm Dương rồi từ đó giải thích vạn vật thì lẽ dĩ nhiên, trong điều kiện mà nhận thức dân gian vẫn đóng một vai trò quan trọng thì việc khai sinh tín ngưỡng phồn thực không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy vậy, vấn đề này được nhìn theo quan điểm của lý thuyết phân tâm học, đặc biệt là của Sigmund Freud thì có lẽ sẽ được xem xét như một hình thái ý thức có sẵn của con người, được khẳng định và chỉ tìm phương thức biểu hiện ra bên ngoài theo cách này hay cách khác, mà cơ bản là việc thờ cúng các sinh thực khí và các biểu tượng thể hiện cho bản thân hành vi giao phối, ngoài ra, các biểu tượng (symbole) hay các hành vi (comportement) cũng như nghi lễ (ritual, ceremony) khác được nhìn nhận từ góc độ của tín ngưỡng phồn thực thì cũng không nằm ngoài những mục đích kể trên. 2. Các hình thức biểu hiện 1.2.1. Tục thờ sinh thực khí Sinh thực khí (Sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = công cụ) có thể coi là một dạng ngẫu tượng (idolatrie) khắc họa chân thực bộ phân sinh dục nam và nữ, tiêu biểu là hình tượng Linga và Yoni trong đạo Hindu. Tục thờ này bắt nguồn từ các tộc người ở lưu vực sông Indus thuộc chủng tộc Sumer và Dravida. Như học giả Will Durant trong tác phẩm Lịch sử văn minh Ấn Độ đã viết : “Tín ngưỡng của họ gắn liền với thần thoại về thần Mẹ và sự thờ cúng âm lực, coi âm vật của đàn bà là nguốn gốc của mọi sự sáng tạo. Bên cạnh thần Mẹ còn có thần Nam, biểu hiện bằng phiến đá hình dương vật” . Linga hay Lingam có nghĩa là dấu hiệu (sign) hay đánh dấu (mark). Về ý nghĩa, các học giả đều khá thống nhất khi cho rằng, nó là biểu hiện của nguồn sống, của sức sinh sản, nhưng nó chỉ mang ý nghĩa đó một cách trọn vẹn khi đứng trong cặp đối ngẫu với Yoni (bộ phận sinh dục nữ, hay các học giả Pháp cho đó là Tử cung). Nếu không, khi tồn tại dưới hình thức tự thân, Linga lại thuộc về lĩnh vực phi hình, không biểu hiện. Như học giả Bansi Padit trong tác phẩm Hindu Dharma cho rằng, Linga là biểu tượng của thần Shiva, vị thần Hủy Diệt, một trong Tam vị Nhất thể (Trimurty) của Hindu giáo. Linga là một từ Sankrit được ghép bởi hai từ là laya (sự phân hủy, sự hòa tan)và agaman (sự tái khởi tạo), nói cách khác, linga tượng trưng cho một thực thể mà trong đó, đi từ sự phá hủy đến sự khởi tạo một chu trình mới của sự sống (cũng có ý kiến của một số học giả Pháp như Jean Chevalier và Alain Gheerbrant thì cho rằng, từ Linga có cùng gốc từ với langalâ, tức là cái cày, cái mai hay cái dương vật trong tiếng Sankrit - tg). Điều này có thể thấy rõ trong các tượng Linga được chia làm ba phần rõ rệt - phần đế hình vuông tượng trưng cho thần Brahmâ (Phạm Thiên) (thần Sáng tạo), phần giữa có hình tám cạnh, tượng trưng cho thần Vishnu (Tỳ Nữu) (thần Bảo tồn) và phần đỉnh có hình trụ, tượng trưng cho thần Shiva (Thấp Bà Thiên) (Thần Hủy diệt). Linga ở đây đi từ sự Sáng tạo đến sự Bảo tồn và kết thúc ở sự Hủy diệt, một chỉnh thể thống nhất về sự quá trình chuyển hóa vật chất, tuy vậy, thần Shiva cũng là một vũ công mang tầm vóc vũ trụ, và dưới điệu múa của thần, thế giới lại được tái sinh trong một diện mạo mới, bắt đầu cho một quá trình mới. Còn theo Swami Sivananda, Linga mang ý nghĩa của một sự đánh dấu, đưa tới sự suy diễn. Sự suy diễn này sẽ dẫn tới ý thức về Linga như Trục của vũ trụ, hay cái rốn (omphalos) của vũ trụ, mặt khác, nó cũng thể hiện cho hình ảnh đỉnh Kalaisa, nơi ngự trị của thần Shiva. Ở Việt Nam, Linga được thể hiện dưói dạng các tượng, các thạch trụ, cái Nõ (cái nêm - Lõ) hay cái chày giã gạo … Nhiều người thì quan niệm theo lối đơn thuần thì cho rằng Linga chỉ là một mẫu gốc của cơ quan sinh dục nam, nhưng xét theo cả góc độ tôn giáo học lẫn văn hóa học, thì đó là một dấu hiệu, một hình tượng biểu thị rõ ràng cho nhịp điệu hình thành và hủy diệt vũ trụ. Vũ trụ này được biểu hiện dưới nhiều hình thức, được thống hợp và tái sinh theo định kỳ trong thể đơn nhất nguyên sơ, mà ở đây là Linga.  Hình 1 : Bản vẽ chi tiết Linga Ở Trung Quốc, tương đương với Linga là một mảnh ngọc thạch, hình tam giác kéo dài, gọi là Kuei. Nó được đặt ở điểm chính giữa các chùa đền hay các ngã tư hoặc các đỉnh núi với cùng ý nghĩa gợi lên sự thiêng liêng của hành vi sinh đẻ, của cuộc hôn phối âm dương thiêng liêng. Yoni : có nguyên nghĩa là sự nắm giữ (hold) hay người nắm giữ (holder) bộ phận sinh dục của nữ hay Tử cung, được biểu hiện dưới nhiều hình thức như đế hình vuông có rãnh; một hình ba cạnh lộn ngược, đỉnh quay xuống dưới, ba cạnh là ba tính năng cơ bản của tự nhiên (tập trung, phân tán, lan rộng); hình tượng hang động (cave), các loại bình, lọ; cái Nường (Lường), cái cối giã gạo … Về cơ bản, Yoni tượng trưng cho sự chứa đựng năng lượng, theo cả hai nghĩa là năng lượng vật chất và tinh thần. Đó cũng là nơi chứa đựng tình thương, sự ấm áp, sự bao bọc cho những mầm sống, những phôi thai. Trong cặp đối ngẫu với Linga, nó biểu hiện cho sự hiển lộ, sức sinh sản, thậm chí là cả sự tái sinh tinh thần. Về mặt tôn giáo, Yoni là nơi thu nhận tinh dịch (semence - biểu hiện của dòng chảy sự sống), là sự thể hiện cho âm lực (shakti) của thần Shiva. Trong sách Bhagavad Gitâ, tử cung được đồng nhất với thần Brahmâ như sự khởi nguyên của vũ trụ, trong khi đó, ở các sách Puranâ, Yoni lại được đồng nhất với thần Vishnu trong mối liên hệ với thần Shiva, nói cách khác, thần Shiva ở đây cũng được hiểu theo nghĩa tử cung của vũ trụ (do sự tái khởi tạo từ sự hủy diệt). Ở một số tộc người ở Châu Mỹ, học coi cái Lỗ (hole) - cả thiên tạo lẫn nhân tạo, như cơ quan sinh dục của Đất Mẹ, mang nguồn năng lượng vĩnh cửu. Chính vì lẽ đó, trong một số nghi lễ đi săn (hunting rites), việc giao phối với Mẹ Đất là một cách để họ lấy được nguồn sức manh to lớn này.  Hình 2 : Bản vẽ chi tiết biểu tượng Yoni  Hình 3 : Tượng đá Yoni thế kỷ XII ở Bheragat. Madhya Pradesh 1.2.2. Một số hình tượng (biểu tượng) Các thần cai quản việc sinh đẻ, sự sinh sôi nảy nở, các ý nghĩa tính dục tương đương. + Trong Thần thoại Hy Lạp : a, Các thần Nguyên Thủy : Gaia : Đất Mẹ. Eros : Thần của tình yêu và tình dục. b, Các Titan : Rhea : Nữ Thần của sự sinh sản, sự màu mỡ. c, Các thần trên đỉnh Olympus : Hera : Nữ Thần của hôn nhân, gia đình và làm mẹ. Aphrodite : Nữ Thần của sắc đẹp và tình yêu, tượng trưng cho sự không thể kìm hãm của sức sản sinh. Artemis : Nữ Thần săn bắn, chủ trì sự ra đời và phát triển của sinh linh. d, Các thần khác : Aristaeus : Nữ Thần của gia súc, chăn nuôi. Eileithyia : Nữ thần của sự sinh con + Trong thần thoại La Mã Tiêu biểu nhất là hai nữ thần Venus, về sau được đồng hóa với nữ thần Aphrodite, và nữ thần Diane, chủ trì việc sinh sản, tồn tại và phát triển của muôn loài. Ngoài ra còn có nữ thần Déméter, Mẹ Đất vĩ đại. + Trong thần thoại Ấn Độ Nữ thần Parvati (vợ của thần Shiva) là sự thể hiện cao cả nhất cho âm lực và nghĩa vụ sinh đẻ thiêng liêng của cư dân Ấn Độ. Biểu tượng Bộ ngực (sein) : thể hiện rõ ràng cho bản nguyên nữ, tượng trưng cho sự che chở và sự chừng mực. Gắn liền với khả năng sinh sản và nuôi dưỡng, bộ ngực là nơi sinh ra nguồn Sữa như sự kết tinh cao nhất về tình thương, sự dịu dàng cũng như sự tin cậy. Biểu tượng Ngón tay cái (thumb) : tượng trưng cho dương vật, quyền lực tối thượng của dương tính. Biểu tượng Quả cam (orange) : thể hiện cho sự sinh sản, một số bộ tộc còn lấy đó làm món quà để cầu hôn. Biểu tượng Bò cái (vache) hay Lợn nái (truie) : Ở Ai Cập, bò cái là cội nguồn của vũ trụ hữu hình, mẹ của Mặt trời. Trong chức năng thể hiện cho sự sinh đẻ, hình tượng bò cái Hathor được coi là điển hình trong thần thoại Ai Cập. Nó vừa thể hiện cho sự phì nhiêu, sự giàu có, là bản chất của sự phục sinh, của niềm vui. Ở vùng Lưỡng Hà, hình tượng Mẹ vĩ đại hay Bò cái vĩ đại cũng được Jean Chevalier đánh giá như một nữ thần phồn thực. Ở người Đức cổ, con bò cái dưỡng sinh tên là Audumla là bạn gái của Ymir, người khổng lồ đầu tiên; Audumla được coi là thủy tổ của sự sống, là biểu tượng phồn thực tiêu biểu. Đặc biệt ở Ấn Độ, bò cái là mẫu gốc của người mẹ mắn con , của bản nguyên âm tuyệt đỉnh.  Hình 4 : Bò cái Cũng cùng mang ý nghĩa như vậy, hình tượng con lợn nái cũng được thần thánh hóa như biểu hiện cho sự sinh đẻ dồi dào và sự sung mãn. Chính vì lẽ đó mà người Ai Cập thể hiện hình tượng nữ thần Nout - hiện thân của bầu trời trong cuộc hôn phối với Đất, trong hình tượng một con lợn nái. Ở La Mã, lợn nái cũng thường được dùng để cúng tế Déméter, Mẹ Đất thiêng liêng và cao cả, nguồn cội của mọi sự sống đã, đang và sẽ tồn tại. Lợn nái biểu trưng cho chức năng sinh đẻ thần thánh của phụ nữ.  Hình 5 : Lợn nái Biểu tượng Cừu đực (Bélier) : biểu hiện cho sức sinh sản mãnh liệt đánh thức vạn vật. Ở Châu Phi, học giả Marcel Griaule đã dẫn chứng ra hình tượng con Cừu Đực Trời - thần nông nghiệp, đứng bên bắp ngô dựng đứng, đuôi nối trực tiếp với đầu rắn như một biểu tượng phồn thực mãnh liệt.  Hình 6 : Cừu đực Cái Cày (charrue) và Sự đi cày (labourage) : Cái cày được coi là biểu tượng cho sự làm cho thụ tinh do lưỡi cày giống như cơ quan sinh dục nam xâm nhập vào luống cày là cơ quan sinh dục nữ. Nói cách khác, hành động đi cày là sự hợp nhất của hai bản nguyên, của Trời và Đất, tức là sự sinh sản và mùa thu hoạch. Chính vì lẽ đó mà trong sử thi Ramayana, vợ của Rama có tên là Sita (luống cày), tương truyền bà sinh ra từ đường cày được xới lên bằng lưỡi cày - hóa thân của thần Vishnu. Việc đi cày được coi là một hành động siêu lý cho việc giải phóng nguồn năng lượng của Đất; do đó, ở Trung Hoa, đường cầy đầu tiên phải do một cặp nam nữ thực hiện, đôi khi phải đi kèm với hành vi giao cấu. Điều đó đảm bảo cho việc sinh sôi nảy nở của mầm sống và cây trồng, một sự kết hợp thiêng liêng không chỉ của loài người mà cao hơn thế, là của những thế lực thiên nhiên cai quản vạn vật  Hình 7 : Đi cày  Hình 8 : Cái cày Biểu tượng cái Chày (pilon) : Hình dạng giống cơ quan sinh dục nam đồng thời, nhịp lên xuống của cái chày được đồng nhất với trục sinh ra vạn vật, chính vì lẽ đó mà trong văn hóa Ấn Độ, cái chày được đồng nhất với linga ở nhiều phương diện.  Hình 9 : Cái chày 1.2.2. Hành vi giao phối Đây là một hình thức thờ tín ngưỡng phồn thực khá đặc biệt, phổ biến ở khu vực Đông Nam Á. Không coi đó là một hành vi mang tính đời thường thì rõ ràng đây là một cách tả chân để khắc họa tín ngưỡng phồn thực ở mức cao độ nhất để có thể cảm nhận trực tiếp bằng giác quan, đơn cử là thị giác. Các hình tượng trên các bức phù điêu, các bức tượng hay trên các sản phẩm đúc đồng ở thời kỳ muộn, mà có thể lấy ví dụ là thạp đồng Đào Thịnh : “Trên nắp thạp đồng tìm được ở Đào Thịnh (Yên Bái, niên đại 500 năm tr.CN), xung quanh hình mặt trời với các tia sáng là tượng 4 đôi nam nữ đang giao hợp. Ở thân thạp khắc chìm hình những con thuyền, chiếc sau nối đuôi chiếc trước khiến cho hai con cá sấu - rồng được gắn ở mũi và lái của hai chiếc thuyền chạm vào nhau trong tư thế giao hoan. Hình chim, thú, cóc,... giao phối tìm thấy ở khắp nơi.” Ngoài ra, với các lễ hội có quy định về sự va chạm giữa nam và nữ (Hà Sơn Bình), hay điệu “tùng dí” ở Phú Thọ đều thể hiện hành vi này, chỉ khác ở chỗ mức độ thể hiện mà thôi. Dĩ nhiên là trong khuôn khổ của một báo cáo khoa học, tác giả khó lòng trình bày toàn bộ những ký hiệu hay biểu tượng có cùng những ý nghĩa kể trên như hình tượng con cóc trên trống đồng (vốn đã được rất nhiều nhà khoa học đề cập) hay hình thức “tắm tiên” (sẽ đề cập bằng phân tích ở chương sau) … nhưng có thể nói chúng ít nhiều đều được nhìn nhận dưới góc độ tín ngưỡng phồn thực với đầy đủ lý luận xác đáng. II. Phân tâm học 1. Khái niệm Phân tâm học Phân tâm học (Tiếng Anh: Psychoanalysis, Tiếng Pháp : Psychanalyse, Tiếng Đức : Psychoanalyse) là một tập hợp lý thuyết và phương pháp có xu hướng theo tâm lý học (và chỉ là xu hướng chứ không đồng nhất với tâm lý học do không cùng dạng đối tượng nghiên cứu – tg) nhằm nghiên cứu cái vô thức của con người, được nhà tâm lý học, thần kinh học người Áo gốc Đức Sigmund Freud đề xướng từ thập kỷ 90 của thế kỷ XIX. Cái vô thức (unconscious - l'inconscient - unbewusste) được diễn giả dưới nhiều hình thức, bao gồm như ba cấp độ của tâm thức của con người : - “Cái ấy” (es) là cái bể chứa bí mật, khó tiếp cận, gồm cái bẩm sinh cũng như cái bị chèn ép, hoàn toàn thoát khỏi ý thức con người và chỉ nhận biết gián tiếp qua giấc mơ, triệu chứng… - Trái lại, “cái tôi” (ich) mặc dù cũng phần nào là không có ý thức, lại bao gồm sự tiếp xúc có lý trí với thế giới bên ngoài và gồm các cơ chế phản vệ để bảo vệ con người trước những kích thích có tính áp đảo. Không có “cái tôi” (ich) thì cũng không có sự tự kiểm soát, và dĩ nhiên, sẽ không có văn minh. - Cuối cùng, cái thứ ba là “cái siêu tôi” (überich), nó tương tự như lương tâm, mặc dù một phần của cấp độ này cũng là không có ý thức. Ở đây, chủ yếu xảy ra các xung đột nội tâm mà ngay cả những người khoẻ mạnh nhất, vững vàng nhất về tâm lý cũng phải chịu đựng chúng. Ngoài ra, vấn đề lý giải giấc mơ như một không gian chiều thứ năm, không gian duy nhất mà vô thức và ý thức xây dựng riêng cho bản thân con người một thế giới riêng biệt, phản chiếu và dự báo các vấn đề liên quan đến đời sống xã hội mà căn cứ là chủ thuyết tâm linh cá nhân. Freud gọi đó là Traumdeutung (ý nghĩa giấc mơ) một vấn đề đặt ra cho phân ngành giải mộng và đoán mộng, rất có tác dụng trong nghiên cứu tâm bệnh học, đặc biệt là các vấn đề Hysteria (một dạng bệnh tưởng) - vốn là đề tài mà Freud rất quan tâm. Nhưng, vấn đề mà đặc biệt liên quan đến đề tài này chính là luận thuyết của ông về libido (tính dục) trong vai trò như nguyên lý điều chỉnh hoạt động ý thức và hoạt động hành vi. Freud coi đó như nền tảng để lý giải động cơ (motive) cho mọi hành xử của con người, được quy chuẩn về một hình thái ý thức nguyên sơ nhất, cơ bản nhất, ẩn sâu trong bản thân con người. Trong đời sống, bằng cách này hay cách khác, hình thái này được bộc lộ ra theo nhiều hướng, trở thành một trạng thái đa tuyến tính nhằm biểu hiện bản năng gốc (basic instinct) của con người. Dù rằng, việc lấy tính dục làm cơ sở cho mọi luận giải có thể coi là hơi khiên cưỡng, tuy vậy, Freud đã giải quyết được một vấn đề mang tính nhân bản, đó là đi sâu khai thác những ẩn ức được kìm nén và bị áp chế của con người, những phức thể vốn bị “cái văn hóa” khống chế, kiểm soát, và điều tiết nhằm đưa những tư tưởng đó vào những khuôn mẫu chuẩn mực được xã hội thừa nhận như là mẫu số chung. Nhưng rõ ràng, đưa vào làm cái chung (common) không đồng nghĩa với việc phủ nhận sự tồn tại của nó mà chỉ là nhìn nhận nó một cách khoan hòa hơn, và Freud – trong cố gắng của mình, đã trả tính dục về đúng cái chức