Thơ Đường “ Không chỉ có vị trí đặc biệt trong thơ ca Trung Quốc mà còn có vị trí độc đáo trong lịch sử thơ ca thế giới. Các dân tộc Phương Đông có mối quan hệ mật thiết với nền văn học Trung Quốc, trong quá trình xây dựng nền thơ ca của mình đều có ít nhiều tiếp thu ảnh hưởng của thơ Đường.” Mặc dù hàng ngàn năm đã trôi qua nhưng thơ Đường vẫn giữ được vẻ tươi nguyên, xinh đẹp và quyến rũ của nó. Về mọi mặt: thi pháp, ngôn ngữ, vần điệu, hình ảnh thơ Đường vẫn là một đỉnh cao chói lọi mà thơ ca các dân tộc trên thế giới và thơ ca đời sau khó có thể vượt qua được.
Việt Nam được coi là “Đất nước của thơ đường”( Trung tâm nghiên cứu Quốc học). Qua thời gian, cùng với sự giao lưu về văn hoá thì thơ Đường vẫn luôn giữ được vị trí hàng đầu trong tâm thức của người Việt. Thơ Đường vào Việt Nam sớm nhất là bài Mẫn Nông của Lý Thân. “Bài thơ này đi vào các nước Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam và biến thành ca dao ở những nước này”(Lê Đức Niệm_Diện mạo thơ Đường) và ở Việt Nam nó đã trở thành một bài ca dao lao động phổ biến đến mức người ta quên mất thực chất đó là một bài thơ Đường:
Sứ hoà nhật đương ngọ
Hãn trích hoà hạ thổ
Thuỳ tri bàn trung san
Lạp lạp giai tân khổ.
(Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.)
Đặc biệt, đến với thơ Đường, người đọc được thả hồn mình theo “một tiếng chuông chùa Hàn San”, một khúc Tỳ Bà Hành, đắm mình trong cái mênh mông không gian và thời gian trong Thu hứng và rồi ngưng đọng lại trong cái dư vang muôn thuở của Hoàng Hạc lâu . Học giả Kiều Văn đã nhận xét rằng :” Nhiều câu thơ Đường đã trở thành câu nói cửa miệng trong nhân gian như: Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản”. Hạc Vàng đã bay về một khung trời xa xôi nào đó nhưng Hoàng Hạc Lâu thì mãi mãi để lại những dấu ấn khôn nguôi trong lòng người đọc.
32 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2282 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thơ Đường “…Không chỉ có vị trí đặc biệt trong thơ ca Trung Quốc mà còn có vị trí độc đáo trong lịch sử thơ ca thế giới. Các dân tộc Phương Đông có mối quan hệ mật thiết với nền văn học Trung Quốc, trong quá trình xây dựng nền thơ ca của mình đều có ít nhiều tiếp thu ảnh hưởng của thơ Đường.” Mặc dù hàng ngàn năm đã trôi qua nhưng thơ Đường vẫn giữ được vẻ tươi nguyên, xinh đẹp và quyến rũ của nó. Về mọi mặt: thi pháp, ngôn ngữ, vần điệu, hình ảnh…thơ Đường vẫn là một đỉnh cao chói lọi mà thơ ca các dân tộc trên thế giới và thơ ca đời sau khó có thể vượt qua được.
Việt Nam được coi là “Đất nước của thơ đường”( Trung tâm nghiên cứu Quốc học). Qua thời gian, cùng với sự giao lưu về văn hoá thì thơ Đường vẫn luôn giữ được vị trí hàng đầu trong tâm thức của người Việt. Thơ Đường vào Việt Nam sớm nhất là bài Mẫn Nông của Lý Thân. “Bài thơ này đi vào các nước Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam và biến thành ca dao ở những nước này”(Lê Đức Niệm_Diện mạo thơ Đường) và ở Việt Nam nó đã trở thành một bài ca dao lao động phổ biến đến mức người ta quên mất thực chất đó là một bài thơ Đường:
Sứ hoà nhật đương ngọ
Hãn trích hoà hạ thổ
Thuỳ tri bàn trung san
Lạp lạp giai tân khổ.
(Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.)
Đặc biệt, đến với thơ Đường, người đọc được thả hồn mình theo “một tiếng chuông chùa Hàn San”, một khúc Tỳ Bà Hành, đắm mình trong cái mênh mông không gian và thời gian trong Thu hứng và rồi ngưng đọng lại trong cái dư vang muôn thuở của Hoàng Hạc lâu . Học giả Kiều Văn đã nhận xét rằng :” Nhiều câu thơ Đường đã trở thành câu nói cửa miệng trong nhân gian như:…Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản”. Hạc Vàng đã bay về một khung trời xa xôi nào đó nhưng Hoàng Hạc Lâu thì mãi mãi để lại những dấu ấn khôn nguôi trong lòng người đọc.
Hoàng Hạc Lâu là tác phẩm được Thôi Hiệu viết trong phút xuất thần khi đến thăm lầu Hoàng Hạc. Về sau Lý Bạch đến Lầu Hoàng Hạc thấy cảnh đẹp muốn đề thơ nhưng thấy thơ Thôi Hiệu ở trên đầu đã nói hết ý của mình nên buông bút không đề thơ nữa:
Nhân tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu
(Trước mặt có cảnh không nói được
Vì thơ Thôi Hiệu ở trên đầu.)
Lời nói của Lý Bạch không phải là quá đáng. Vương Bột có đề thơ ở Đằng Vương Các, Vương Xương Linh đề thơ ở Vạn tuế lầu, Đỗ Phủ đề thơ ở đền thờ Thục tướng và ngay bản thân Lý Bạch cũng đề thơ ở Phượng Hoàng lâu. Nhưng quả thực, không bài nào vừa mạnh mẽ, linh động, vừa uyển chuyển, nhẹ nhàng tựa những áng mây như bài thơ của Thôi Hiệu. Nghiêm Vũ đời Tống trong Phương lang thi thoại đã bình rằng :“Thơ luật thất ngôn của người đời Đường thì Hoàng Hạc Lâu của Thôi hiệu phải là số một” hay như Kim Thánh Thán, nhà phê bình văn học trứ danh cuối đời Minh đã viết: “Bài Hoàng Hạc Lâu với bút pháp tuyệt kì quả thật là một tác phẩm đệ nhất cổ kim trong thơ đường luật.” Chính bởi lẽ đó, tác phẩm này đã sớm được tiếp nhận ở Việt Nam trên mọi phương diện ,dịch thuật cũng như nghiên cứu nội dung, tư tưởng của nó.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi thì cho đến nay, mặc dù Hoàng Hạc Lâu được xuất hiện trong hầu hết tuyển tập về thơ Đường và có không ít bài viết về Hoàng Hạc Lâu của Thôi hiệu nhưng phần lớn vẫn chỉ là những bài mang tính chất nhỏ lẻ, ngắn gọn, không thành hệ thống trên sách báo. Những bài viết này hoặc cung cấp những bản dịch, hoặc đề cập, diễn giải đôi chút về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Nếu đem so với việc tiếp nhận tác phẩm này với một số tác phẩm của “Tam đại thi hào” Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị thì quả là thiệt thòi cho tác phẩm “đệ nhất luật Đường” này. Bởi lẽ đó, khi đến với trăm hoa đua nở của thơ Đường, chúng tôi chọn Hoàng Hạc Lâu và chọn cho mình đề tài nghiên cứu là Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam.
2. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Khi thực hiện đề tài này chúng tôi đi vào tìm hiểu quá trình dịch thuật, nghiên cứu Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam, tổng hợp một cách có hệ thống những nghiên cứu về tác phẩm này, khảo sát mối liên hệ giữa tác phẩm và người tiếp nhận, giữa tác phẩm với tác phẩm, và người tiếp nhận với người tiếp nhận; từ đó đóng góp một chút ít vào việc tìm hiểu quá trình tiếp nhận kiệt tác của Thôi Hiệu nói riêng và Đường thi nói chung ở Việt Nam.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, PHẠM VI TƯ LIỆU
Đối tượng chủ yếu của đề tài này là tìm hiểu quá trình tiếp nhận và diễn dịch Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam. Theo đó, phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là những vấn đề xung quanh tác phẩm này.
Về phạm vi tư liệu, chúng tôi chủ yếu dựa vào các tư liệu thành văn bằng chữ Quốc Ngữ ( sách, báo, tạp chí…) từ đầu thế kỉ xx đến nay.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ở đề tài này, chúng tôi chủ yếu tiếp cận tác phẩm từ góc độ mỹ học tiếp nhận với các thao tác cụ thể như thống kê, thu thập tài liệu, mô tả qúa trình tiếp nhận tác phẩm và lí giải, phân tích các vấn đề đặt ra khi tiếp nhận tác phẩm, so sánh, đối chiếu để làm rõ đặc điểm tiếp nhận, cũng như vị trí của đối tượng với chủ thể tiếp nhận.
5. BỐ CỤC NIÊN LUẬN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì phần nội dung của niên luận chúng tôi gồm có 3 đề mục lớn với 10 đề mục nhỏ tương ứng.
Ở đề mục I, chúng tôi đi vào tìm hiểu quá trình dịch thuật Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam. Với nội dung như vậy, chúng tôi lần lượt khai thác các vấn đề như về người đầu tiên dịch tác phẩm này, đặc biệt chúng tôi đi sâu vào bản dịch của Tản Đà và những tranh luận xung quanh bản dịch của nhà thơ này.
Sau khi làm rõ vấn đề dịch thuật Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam thì ở mục lớn II, chúng tôi nói về vấn đề nghiên cứu Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam.( cả về nội dung và hình thức.).Theo đó, trước tiên chúng tôi đưa ra một hướng tiếp nhận chung của hầu hết các nhà nghiên cứu về kiệt tác này , sau đó, thống kê, mô tả và phân tích việc nghiên cứu tác phẩm này trong các nguồn tư liệu như sách, báo, tạp chí…cuối cùng, chúng tôi đưa ra những đánh giá chung của mình về vấn đề nghiên cứu Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam.
Một tác phẩm để lại được dư vang của mình không phải chỉ dựa vào việc người ta nghiên cứu, đánh giá về nó như thế nào mà còn thể hiện ở ảnh hưởng của nó, ở việc người ta đồng cảm với nhà thơ, lấy thi hứng từ tác phẩm…nắm được điều đó nên ở mục lớn III, chúng tôi đặc biệt đặt tiêu đề Từ tác phẩm đến tác phẩm. Mục này thể hiện rất rõ mối liên hệ giữa đối tượng với người tiếp nhận. Chúng tôi chia thành 3 đề mục nhỏ cơ bản là :
Nguyễn Du tỏ lòng tri âm với Thôi Hiệu qua hai bài thơ Hoàng Hạc Lâu và Hán Dương vãn diêu
Thơ viết khi qua lầu Hoàng Hạc ( Lấy từ Thơ đi sứ)
Lời nhắn gửi của Vũ Hoàng Chương
Đặc biệt, ở cuối mục I và III chúng tôi có những tiểu kết để nói lên những ý kiến riêng của mình về mỗi vấn đề tương ứng.
6. QUY CÁCH TRÌNH BÀY NIÊN LUẬN
Đối với tên các tác phẩm của Trung Quốc và Việt Nam ở các công trình nghiên cứu hay tên tác phẩm riêng, để tôn trong nguyên tác và tiện tra cứu, chúng tôi để ở phiên âm Hán Việt, đồng thời in nghiêng (chỉ riêng Hoàng Hạc Lâu là in nghiêng đậm).
Đối với tên các công trình nghiên cứu, niên luận, khoá luận hay luận văn…chúng tôi sẽ in nghiêng. Các thông tin về công trình và các bài báo như, xuất xứ, tên tạp chí, nhà xuất bản…chúng tôi sẽ ghi cụ thể ngay bên cạnh và viết hoa toàn bộ. Phần phụ lục bao gồm các bản dịch được trình bày sau phần kết luận. Và tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự a, b, c…ở cuối niên luận.
Một số kí hiệu được viềt tắt trong niên luận :
Sđd
Sách đã dẫn
NXB
Nhà xuất bản
Tr. hoặc Tr
Trang
H
Hà Nội
B. PHẦN NỘI DUNG
I. VẤN ĐỀ DỊCH THUẬT HOÀNG HẠC LÂU Ở VIỆT NAM
Dịch thuật là một công việc rất khó, không chỉ đòi hỏi người dịch phải hiểu được nguyên lý dịch thuật, nắm rõ văn bản tác phẩm mà còn phải thấm được vào hồn mình cái hồn của nó, có nghĩa là phải yêu nó. Nếu không làm được những điều ấy thì bản dịch nếu không vụng về về hình thức, câu từ thì cũng làm nhạt đi cái hay, cái sâu sắc của nội dung tác phẩm. Thơ Đường là một trong những thành tựu chối loà của văn học Trung Quốc và nhân loại. Mỗi bài thơ Đường là một thế giới nghệ thuật độc đáo, gợi ít mà ý nhiều, cô đọng, hàm súc về nội dung, có tính chặt chẽ về niêm luật, thể loại, tính ước lê, cổ kính trang nghiêm…tạo thành một thể riêng biệt. Chính bởi cái hay, cái độc đáo, tinh tế ấy của thơ Đường đã đặt ra cho các dịch giả một thách thức lớn : làm sao để có một bản dịch hay về một bài thơ Đường? Trên thực tế, mỗi dịch giả có một phong cách sáng tạo và cách dịch thâm thuý khác nhau dưới các khía cạnh thưởng ngoạn đa dạng với những nhận thức tinh tế, những cảm xúc nghệ thuật, những rung động thẩm mĩ đa chiều khi đọc thơ Đường, vì vậy, có rất nhiều bài thơ Đường mà số lượng bản dịch của nó lên đến hàng chục bài như Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị, Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế và cả Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu. Theo tài liệu mà chúng tôi thu thập được thì cho đến thời điểm hiện nay, ở Việt Nam số lượng bản dịch Hoàng Hạc Lâu không dưới 40 bài (kể cả bản dịch của nhà thơ lẫn người đọc). Điều này cho thấy tác phẩm rất được quan tâm và thực sự có sức lôi cuốn với người đọc nhiều thế hệ. Những bản dịch đó xuất hiện trong các tuyển dịch Đường thi hoặc rải rác trong các báo, tạp chí, trên các trang web. Có thể nói, Hoàng Hạc Lâu không bị phai nhạt theo thời gian mà ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong thế giới muôn hoa đua sắc của thơ Đường. Trong khuôn khổ niên luận này, chúng tôi không thể đề cập hết tất cả các bản dịch mà chỉ đi vào hai bài, một là bản dịch đầu tiên của Tùng Vân và một là bản dịch của Tản Đà_bản dịch được đánh giá là thành công nhất.
1. Bản dịch Hoàng Hạc Lâu đầu tiên của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục
Tùng Vân Nguyễn Đông Phục (1878_1954) được đánh giá là một dịch giả không chỉ dịch nhiều thơ văn cổ Trung Quốc trên Nam Phong tạp chí mà còn luôn thể hiện rõ ý thức dịch thuật của mình để bảo tồn và giới thiệu đến những độc giả chưa hiểu rõ về Hán văn những bài thơ hay, đặc sắc của đất nước này. Ông luôn luôn chú ý đến đối tượng người đọc có “tính cách phổ thông”(Nguyễn Văn Hiệu) và vì thế, sau mỗi bản dịch của mình, ông đều có thêm phần “lời giải kiêm lời bình” để giảng giải về nghệ thuật cũng như ý tứ của bài thơ. Đặc biệt, Tùng Vân rất quan tâm đến việc dịch tác phẩm theo đúng nguyên thể của nó. Trong bài “Ý thức văn hoá trong dịch thuật văn chương ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945” TS Nguyễn văn Hiệu đã nhắc đến chủ đích của Tùng Vân trong vấn đề dịch thuật là “ Cổ thi có lắm thể…Nay thể nào dịch ra thể ấy, như thất ngôn, ngũ ngôn, lại dịch ra thất ngôn, ngũ ngôn, chứ không dịch ra lục bát; là ý bảo tồn lấy thể cách, không những chải chuốt lấy âm vận mà thôi”. Thực tế, theo chúng tôi tìm hiểu thì Tùng Vân có dịch thơ văn cổ Trung Quốc ra lục bát như bài Quy khứ lai từ của Đào Tiềm. Điều đó cho thấy cái tài của ông và thể hiện ông không quá cứng nhắc với các thể loại thơ dịch. Chỉ có điều, ông luôn coi trọng con đường giữ gìn nguyên thể hơn như một ý thức “bảo tồn, giới thiệu vốn văn chương cổ Á Đông”.( Nguyễn văn Hiệu). Dịch hàng trăm bài thơ Đường, xuất hiện trên hầu khắp các tuyển dịch thơ Đường ở Việt Nam, có rất nhiều bản dịch của Tùng Vân không chỉ lột tả được cái thần của nguyên tác mà còn có cách diễn đạt rất gần gũi với lời ăn, tiếng nói, cách cảm, cách nghĩ của người Việt.
Theo hệ thống tư liệu mà chúng tôi thu thập được thì chính Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục là dịch giả đầu tiên của Việt Nam dịch Hoàng Hạc Lâu ra tiếng Việt. Ông đã dịch thi phẩm tuyệt bút của Thôi Hiệu theo đúng mục đích dịch thuật của mình là giữ đúng nguyên thể tức là dịch theo thể Đường luật.
Người tiên xưa cưỡi hạc vàng cút
Ở đây chỉ những lầu hạc trơ.
Hạc vàng đã cút chẳng về nữa,
Mây trắng nghìn năm còn phất phơ.
Sông bọc Hán Dương cây xát xát,
Cỏ liền Anh Vũ bãi xa xa.
Ngày chiều làng cũ đâu chăng tá,
Mây nước trên sông khách thẫn thờ!
Khi dịch thuật, Tùng Vân đã cố gắng để truyền tải cái thần của bài thơ, một thi phẩm mà thi tiên Lý Bạch cũng đành gác bút mà đi. Nhưng có lẽ, do quá coi trọng nguyên thể và niêm luật nên ông đã dịch bài thơ này có phần gượng ép. “Khứ” trong nguyên bản được ông dịch là “cút” thì thực là “vụng”(chữ của Nguyễn Văn Hiệu). Về nghĩa, “khứ” là bỏ đi, là nghĩa chủ động, còn “cút” lại như bị xua đuổi. Dịch như vậy có lẽ đã làm cho bài thơ giảm đi cái ý vị của nó. Nói về điều này, trong “Một bản dịch của Vũ Hoàng Chương”, Nguyễn Huệ Chi cho rằng Tùng Vân đã “hạ một chữ ngang ngược ngay cuối câu đầu” .Và trong Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt Nam Nguyễn Tuyết Hạnh cũng cho rằng “Điều mà ai cũng biết là dịch được theo nguyên thể, theo cả luật bằng - trắc nữa thì làm cho bản dịch trung thực hơn, nhiều nhạc tính hơn. Nhưng có những bản dịch mà dịch giả cố gắng đi đúng theo nguyên tác cho đến cả âm điệu bằng - trắc nhưng chỉ làm cho bản dịch non kém về nghệ thuật chuyển dịch và không gây được cảm xúc”, đề cập đến vấn đề này chính là bà đang muốn nói đến bản dịch của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục. Quả thực, nói về bản dịch Hoàng Hạc Lâu của Tùng Vân, chưa có một lời khen nào thực sự, có chăng chỉ là sự bênh vực cho người đầu tiên chuyển bài thơ này sang chữ quốc ngữ, một người coi trong nguyên thể và có ý thức văn hoá trong dịch thuật văn chương. Như trong bài viết của mình, Nguyễn Văn Hiệu đã nói rằng: “ …việc đánh giá đóng góp dịch thuật phải được nhìn nhận từ ý thức văn hoá của người dịch chứ không thể cứng nhắc lấy những tiêu chuẩn chung của dịch thuật để phán xét”. Đó là người viết đã nhìn nhận theo góc nhìn văn hoá nên đã lên tiếng bênh vực cho Tùng Vân ở điều đó còn thực tế, bản dịch hay hay không là do sự đón nhận của độc giả và thái độ của độc giả với những bản dịch ấy.
2. Bản dịch của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu và những ý kiến xung quanh bản dịch này
2.1. Bản dịch của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu
Trong mấy chục bản dịch về Hoàng Hạc Lâu từ trước đến nay có không ít bản dịch của những nhà văn, nhà thơ nhiều tên tuổi như Ngô Tất Tố, Khương Hữu Dụng, Vũ Hoàng Chương…Nhưng bản dịch được biết đến nhiều nhất và được yêu thích nhất là bản dịch của thi sĩ Tản Đà.
Trong Tản Đà dịch thơ Đường người viết đã ghi ra kinh nghiệm dịch thơ Đường của ông: “ Trong việc dịch thơ Đường, đến chỗ nào khó mà thường là chỗ hay của nguyên văn thì thường là dùng sức hơn, khi đó phải dùng sức tưởng tượng…” Quả thật, Tản Đà là dịch giả thơ Đường xuất sắc nhất ở nước ta trong những năm đầu thế kỉ. Là một nhà thơ lãng mạn, khi dịch thuật “ông thiên về những bài thơ về tình yêu mang đậm chất trữ tình, nội dung nhẹ nhàng, sâu sắc, nghệ thuật bóng bẩy, giàu hình ảnh tượng trưng, nhiều gợi cảm”( Hồ Sĩ Hiệp). Có rất nhiều bài thơ Đường như thế được Tản Đà dành tâm huyết và lột tả thành công cái thần của tác phẩm. Trường hận ca là một ví dụ. Đây là một trong hai bài thơ được biết đến nhiều nhất của Bạch Cư Dị và có lẽ ở Việt Nam, nhờ bản dịch của Tản Đà mà nó có sức sống trường tồn hơn. Khi dịch thơ, Tản Đà “ không câu nệ quá nhiều vào việc chữ nghĩa, điển tích, điển cố mà chủ yếu dùng cái “tâm”, cái “hồn” và cái “cảm” của bản thân để lột tả hết cái hay thâm thuý, sâu sắc của thơ Đường”( Hồ Sĩ Hiệp ). Tản Đà đặc biệt coi trọng vấn đề “ Việt hoá” trong câu thơ, bài thơ dịch. Giáo Sư Trần Thanh Đạm đã nhận xét rằng: “ Trong việc khơi nguồn để đưa hồn thơ Đường tái sinh vào thơ Việt, thi sĩ Tản Đà là một trong những người có công phu và công lao vào loại bậc nhất”. Hay như loài nhận xét của nhà thơ Nguyễn Quang Huy trong Thơ đường tứ tuyệt: “ Những câu thơ dịch vừa sát nghĩa, vừa lung linh Việt hoá đến cao độ. Dịch thơ đạt đến độ thần diệu ấy, ở nước ta chỉ có Tản Đà”. Trong tất cả các bản dịch thơ Đường của ông thì có lẽ, Hoàng Hạc Lâu là một cái đỉnh mà khó có dịch giả nào vượt qua được.
Bản dịch Hoàng Hạc Lâu của Tản Đà được đăng trên báo Ngày Nay , số 80, ngày 10.10.1937, là sự trở lại sự nghiệp dịch thơ Đường của ông sau một thời gian vắng bóng. Nguyên văn bản dịch là:
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu được sáng tác theo thể thất ngôn bát cú và được coi là “đệ nhất luật đường”(Nghiêm Vũ). Khác với nhiều dịch giả khác cố gắng dịch tác phẩm kiệt tác này theo đúng niêm luật của nó, thi sĩ Tản Đà chọn thể thơ sở trường của mình để dịch bài thơ. Tám câu thơ lục bát Lầu Hoàng Hạc sừng sững như thế trong làng thơ dịch gần một thế kỉ nay và được nhiều người công nhận là có thần thái không thua kém gì nguyên tác của Thôi hiệu. Ngô Văn Phú đã từng nhận xét: “Tản Đà chắc “mê” bài thơ này lắm! bởi nó cũng hợp với tính tình ông. Ông cũng lãm cảnh trên trời, lãm tu tiên, rút cục vẫn là người trần thế. Ông đã dịch và bài dịch cho đến nay vẫn là hay nhất.” Bản dịch đã Việt hoá nhưng không vì thế mà làm giảm đi cái thần của tác phẩm. “Chọn thể lục bát, chính là Tản Đà đã thay những điệp từ rất đối trong nguyên bản, bằng sự miên man của cấu trúc lục bát tự nó tạo ra một nỗi buồn man mác…”(Ngô Văn Phú). Trong bài dịch của mình, Tản Đà đã thể hiện một trình độ vượt trội khi dịch những từ Hán văn sang Quốc văn một cách tài tình, tinh tế. Hai câu thơ đầu trong bài thơ của Thôi Hiệu:
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
Thử địa không dư hoàng hạc lâu
Trong hai câu này, từ “hoàng hạc” xuất hiện đến hai lần. Khó dịch nhất là từ “khứ” ở câu 1 và “dư” ở câu 2. Theo Xuân Diệu thì cả Trần Trọng Kim và Ngô Tất Tố đều chưa dịch đạt câu này:
Người đi cưỡi hạc từ xưa,
Đất này hoàng hạc còn lưa một lầu.
(Trần Trọng Kim)
Người xưa cưỡi hạc đã bay cao
Lầu hạc còn suông với chốn này.
(Ngô Tất Tố)
“Chữ “lưa” mà Trần Trọng Kim dịch là vụng về, cón chữ “suông” mà Ngô Tất Tố dịch cũng không hay, chỉ có chữ “trơ” của Tản Đà là đúng và thật tuyệt vời”.( Hồ Sĩ Hiệp ). Chữ của Tản Đà gợi một cảm giác trơ trọi, cô đơn đến nao lòng người.
Theo các nhà nghiên cứu thì dịch thơ Đường phải đảm bảo 3 yêu cầu, “tín”, “nhã” và “đạt”. Thế nhưng “Ngoài tiêu chuẩn “tín”, “nhã”, và “đạt” thì bản dịch Hoàng Hạc Lâu của Tản Đà có mấy điểm nổi bật sau: đó là vần điệu, nhịp điệu của câu thơ lục bát và giá trị biểu cảm của ngôn ngữ Việt”. Đọc bản dịch của Tản Đà nhiều khi người đọc quen mất thực chất đó là một bài thơ Đường. Tản Đà đã thổi vào bản dịch của mình một luồng gió “Việt hoá” làm cho bài thơ trở nên gần gũi, dễ tiếp cận với mọi thế hệ người đọc.
“ Vì bài thơ Hoàng Hạc Lâu là một tuyệt tác nên đã có nhiều người dịch ra quốc văn như Tản Đà, Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố, Bùi Khánh Đản và Vô danh trong Đại cương văn học sử của Nguyễn Hiếu Lê…Những bài dịch đó hầu hết đều sát nghĩa nguyên tác, nhưng theo chủ quan của tôi thì bài của Tản Đà riêng san sẻ được cái thần của nguyên tác.” ( Quách Tấn ) Thật khó để có được một bản dịch hoàn hảo cả về nghĩa, nhịp điệu, niêm luật… Mặc dù không thiếu những đánh giá tiêu cực về bản dịch này nhưng có lẽ không ai không thừa nhận đây thực sự là bản dịch hay nhất về Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu.
2.2. Những ý kiến xung quanh bản dịch của Tản Đà
Vấn đề này thực tế chỉ là những đánh giá của một số người được viết nhỏ lẻ, dải dác trong một số cuốn sách hay báo, tạp chí. Ở đây, chúng tôi cố gắng hệ thống lại để người đọc có thể thấy được những ý kiến xung quanh bản dịch tuyệt tác này.
Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu là một bài thơ thất ngôn nhưng Tản Đà lại dịch theo thể lục bát, một thể thơ truyền thống của dân tộc. Chính bởi lẽ đó đã có nhiều ý kiến nảy sinh về việc chọn thể loại dịch của nhà thơ. Như Bàng Bá Lân, mặc dù ông rất yêu thích bản dịch của Tản Đà mà ông cho là “ Bản dịch sát nghĩa và giữ trọn được thi vị của nguyên tác, nhất là hai câu cuối:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
So với câu dịch của Ngô Tất Tố :
Trời tối quê hương đâu tá nhỉ?
Đầy sông khói sóng gợi niềm tây.
Thì quả là một trăng một đèn”. Nhưng ông vẫn không “thoả mãn” (chữ của Nguyễn Tuyết Hạnh)