Luận văn Khảo sát ca dao - Dân ca Bến Tre

Bến Tre là một trong những mảnh đất được khai sinh trong hành trình lịch sửNam tiến của dân tộc. Là một tỉnh nhỏthuộc Nam bộnhưng nơi đây thường được gọi là vùng đất "?địa linh nhân kiệt" với những danh nhân trung - kiên - ái quốc đã góp phần không nhỏvào sựhưng vong của quốc gia. Và trong tiến trình lịch sử, mảnh đất này cũng đã đểlại những dấu ấn văn hóa riêng. Những dấu ấn văn hóa ấy được thểhiện rõ qua bộphận văn học dân gian vùng đất này. Văn học dân gian Bến Tre rất phong phú vềthểloại gồm:truyện cổ, truyện cười, truyện trạng, CD-DC, vè, tục ngữ, câu đố Đáng chú ý trong văn học dân gian Bến Tre là CD-DC bởi nó được xem là thểloại ổn định, phản ánh rõ nét đặc điểm địa lý, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữvà bản sắc con người nơi đây. Vì vậy, chúng tôi chọn CD-DC Bến Tre là đối tượng nghiên cứu cho đềtài này. Hơn nữa, hiện nay, chương trình Ngữvăn trung học phổthông yêu cầu giảng dạy phần văn học địa phương. Là giáo viên trung học phổthông,tôi thiết nghĩnghiên cứu vềCD-DC Bến Tre cũng là điều cần thiết và bổích trong quá trình giảng dạy của mình. Đềtài là sựkhái quát có lý giải về đặc điểm nội dung và nghệthuật của CD-DC Bến Tre dựa trên tài liệu đã có và bản thân người viết sưu tầm. Chúng tôi lấy tên đềtài là: "Khảo sát ca dao - dân ca Bến Tre". Tìm hiểu đềtài này là tìm hiểu nét tương đồng cũng nhưkhác biệt của CD-DC Bến Tre vềnội dung, nghệthuật so với CD-DC các vùng miền khác trên đất nước. Là người con của đất Bến Tre, tôi muốn góp thêm tiếng nói của mình vào công việc nghiên cứu, sưu tầm VHDG mà cụthểlà thểloại CD-DC ởquê hương Đồng Khởi.

pdf140 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2355 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát ca dao - Dân ca Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _______________ Đặng Thị Thùy Dương Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 LÔØI CAÛM ÔN Em xin traân troïng caûm ôn coâ Nguyeãn Thò Ngoïc Ñieäp, ngöôøi ñaõ taän tình höôùng daãn em hoaøn thaønh luaän vaên naøy. Xin chaân thaønh caùm ôn caùc ngheä nhaân ñaõ hoã trôï tích cöïc cung caáp tö lieäu cho toâi trong quaù trình ñieàn daõ, söu taàm. Xin gôûi lôøi caùm ôn ñeán thaày coâ, gia ñình, ñoàng nghieäp vaø baïn beø thaân höõu ñaõ giuùp ñôõ, taïo ñieàu kieän thaät toát cho toâi trong quaù trình thöïc hieän ñeà taøi luaän vaên. Ñaëng Thò Thuøy Döông DANH MUÏC CAÙC CHÖÕ VIEÁT TAÉT Ñeå haïn cheá söï laëp laïi, chuùng toâi xin ñöôïc pheùp vieát taét moät soá töø: - CD-DC : ca dao- daân ca - VHDG : vaên hoïc daân gian - ÑVTP : ñôn vò taùc phaåm - NXB : nhaø xuaát baûn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu Bến Tre là một trong những mảnh đất được khai sinh trong hành trình lịch sử Nam tiến của dân tộc. Là một tỉnh nhỏ thuộc Nam bộ nhưng nơi đây thường được gọi là vùng đất "?địa linh nhân kiệt" với những danh nhân trung - kiên - ái quốc đã góp phần không nhỏ vào sự hưng vong của quốc gia. Và trong tiến trình lịch sử, mảnh đất này cũng đã để lại những dấu ấn văn hóa riêng. Những dấu ấn văn hóa ấy được thể hiện rõ qua bộ phận văn học dân gian vùng đất này. Văn học dân gian Bến Tre rất phong phú về thể loại gồm: truyện cổ, truyện cười, truyện trạng, CD-DC, vè, tục ngữ, câu đố… Đáng chú ý trong văn học dân gian Bến Tre là CD-DC bởi nó được xem là thể loại ổn định, phản ánh rõ nét đặc điểm địa lý, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ và bản sắc con người nơi đây. Vì vậy, chúng tôi chọn CD-DC Bến Tre là đối tượng nghiên cứu cho đề tài này. Hơn nữa, hiện nay, chương trình Ngữ văn trung học phổ thông yêu cầu giảng dạy phần văn học địa phương. Là giáo viên trung học phổ thông, tôi thiết nghĩ nghiên cứu về CD-DC Bến Tre cũng là điều cần thiết và bổ ích trong quá trình giảng dạy của mình. Đề tài là sự khái quát có lý giải về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của CD-DC Bến Tre dựa trên tài liệu đã có và bản thân người viết sưu tầm. Chúng tôi lấy tên đề tài là: "Khảo sát ca dao - dân ca Bến Tre". Tìm hiểu đề tài này là tìm hiểu nét tương đồng cũng như khác biệt của CD-DC Bến Tre về nội dung, nghệ thuật so với CD-DC các vùng miền khác trên đất nước. Là người con của đất Bến Tre, tôi muốn góp thêm tiếng nói của mình vào công việc nghiên cứu, sưu tầm VHDG mà cụ thể là thể loại CD-DC ở quê hương Đồng Khởi. 2. Lịch sử vấn đề Theo Nguyễn Phương Thảo, một nhà nghiên cứu văn học dân gian, thì một trong những người sớm nhất sưu tầm VHDG Bến Tre thời Pháp thuộc là Trương Vĩnh Ký. Trong phần sưu tầm của ông có công trình: Hát, lý, hò An Nam (1886), nhưng "khó có thể xác định được rạch ròi đâu là văn học dân gian Bến Tre, đâu là văn học dân gian của vùng khác" [87,tr.24]. Công trình Tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt Nam (từ năm 1757 đến năm 1945) (1971) của Nguyễn Duy Oanh do Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản. Công trình này có chương Văn chương bình dân để giới thiệu VHDG Bến Tre. Tác giả có 35 trang giới thiệu 11 truyện dân gian, gần 100 bài tục ngữ, ca dao, câu đố. Công trình Dân ca Bến Tre (1981) của Lư Nhất Vũ - Lê Giang, do Ty Văn hóa và Thông tin Bến Tre xuất bản. Đây là công trình giới thiệu bao quát các thể loại của dân ca Bến Tre như hò, lý, hát ru, hát sắc bùa, nói thơ, chú trọng nghiên cứu phần âm nhạc. Đồng thời, hai tác giả công bố những làn điệu sưu tầm được. Công trình Ca dao dân ca Nam Bộ (1984) của nhóm tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình này có những bài nghiên cứu chung về CD-DC Nam Bộ. Phần sưu tầm CD-DC có một số câu về địa danh, con người Bến Tre nhưng nhóm tác giả không ghi nơi sưu tầm. Công trình Văn học dân gian Bến Tre (1988) của Nguyễn Phương Thảo và Hoàng Thị Bạch Liên, NXB Hà Nội. Phần đầu của công trình là tiểu luận với những nội dung như: hoàn cảnh tự nhiên và xã hội, tình hình sưu tầm nghiên cứu, một vùng văn học dân gian, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của VHDG Bến Tre. Trong công trình này, tác giả đã tách ca dao và dân ca thành hai tiểu loại riêng. Riêng ở đặc điểm nghệ thuật ca dao, tác giả chú ý nét riêng và nhấn mạnh "một hiện tượng phải lưu ý khi xem xét ca dao Bến Tre về mặt hình thức là hiện tượng là những bài ca có ba dòng lời" [87,tr.60]. Tác giả có nêu số liệu khảo sát nhưng không lý giải. Về ngôn ngữ ca dao, tác giả khái quát "mang đặc điểm của phương ngữ, nhất là phương ngữ Nam bộ", " ngôn ngữ đầy sức sống, tươi rói, tác động mạnh vào cách nhìn, cách nghe của con người" [87,tr.61]. Đối với vấn đề này, tác giả chỉ dừng lại bằng việc nêu ví dụ. Tuy nhiên, đây là những gợi ý quý báu mà trong luận văn này chúng tôi sẽ tìm hiểu sâu hơn. Phần sau là công bố những tư liệu đã sưu tầm về các thể loại. Trong đó ca dao là 88 trang (với 900 bài). Phần dân ca gồm 38 trang với các tiểu loại như: hò (89 bài), lý (9 bài), đồng dao (9 bài), hát sắc bùa Phú Lễ (8 bài), hát đưa linh (3 đoạn hát), hát huê tình (17 bài). Ở phần này, ngoài một số bài dân ca sưu tầm, một số bài tác giả dẫn lại ở sách "Dân ca Bến Tre" của Lư Nhất Vũ- Lê Giang. Công trình Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long (1999) của Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Cần Thơ, NXB Giáo Dục. Công trình này chủ yếu công bố những tư liệu đã sưu tầm được về các thể loại văn xuôi dân gian và các thể loại văn vần dân gian ở đồng bằng sông Cửu Long. Ở thể loại CD-DC, căn cứ phần ghi xuất xứ, nhóm tác giả có sưu tầm 54 bài CD-DC ở Bến Tre. Công trình Địa chí Bến Tre (2001) của Thạch Phương- Đoàn Tứ chủ biên, NXB Khoa học xã hội Hà Nội. Ở chương I của phần 4 về Văn hóa giới thiệu về 8 thể loại của VHDG Bến Tre, trong đó có thể loại ca dao. Ca dao được giới thiệu gồm hai mảng cũ và mới với hai nội dung là công cuộc chinh phục thiên nhiên và công cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả lao động. Tiếp theo là phần phân tích một cách khái quát hai nội dung. Có lưu ý thêm mảng ca dao về đề tài tình yêu lứa đôi, tình vợ chồng, hạnh phúc gia đình. Trong phần phụ lục về Văn hóa có 18 trang nêu 192 bài ca dao Bến Tre. Phần lớn những bài ca dao này trùng với những bài ca dao trong "Văn học dân gian Bến Tre" của Nguyễn Phương Thảo- Hoàng Thị Bạch Liên. Công trình Các hình thức diễn xướng dân gian ở Bến Tre (2005) của Lư Văn Hội, Sở Văn hóa - Thông tin Bến Tre xuất bản. Công trình này viết về 6 hình thức diễn xướng dân gian ở Bến Tre là: hát ru, hò, hát lý, hát sắc bùa Phú Lễ, nói vè, nói thơ vân Tiên. Đồng thời, tác giả cũng công bố một số tư liệu sưu tầm. Tuy nhiên, phần sưu tầm này cũng có một số bài trùng với các tài liệu trước. Như vậy, qua những công trình giới thiệu trên đây chúng tôi không thấy công trình nghiên cứu riêng về CD-DC Bến Tre mà chỉ có công trình nghiên cứu về dân ca (2 công trình). Phần lớn những nghiên cứu về CD-DC Bến Tre được viết chung trong phần VHDG Bến Tre hoặc trong CD-DC Nam Bộ, CD-DC đồng bằng sông Cửu Long. Công trình Văn học dân gian Bến Tre của Nguyễn Phương Thảo- Hoàng Thị Bạch Liên có một số gợi ý để luận văn tìm hiểu sâu hơn. Các công trình còn lại có giá trị tham khảo, nhất là về tài liệu sưu tầm. Việc khảo sát nội dung và nghệ thuật của CD-DC Bến Tre vẫn chưa trở thành đề tài nghiên cứu trọn vẹn. Vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi cố gắng khảo sát nội dung và nghệ thuật CD-DC Bến Tre một cách có hệ thống. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về khái niệm, ca dao được định nghĩa: "Ca dao là lời các bài hát dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy… hoặc ngược lại là những câu thơ có thể "bẻ" thành những làn điệu dân ca" [46, tr.436]. Còn dân ca là: "những bài thơ dân gian hàm chứa tiếng đệm, tiếng lót, tiếng láy, phần nhiều có tính địa phương và tính nghề nghiệp, được diễn xướng theo nhiều làn điệu và môi trường khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu của đời sống vật chất và tinh thần" [13, tr.18]. Các nhà nghiên cứu đã dùng khái niệm ca dao hoặc ca dao- dân ca để gọi phần lời của bài hát dân gian. Trong luận văn này, thuật ngữ CD-DC cũng được hiểu là phần lời của bài hát dân gian. Như vậy, chúng tôi chỉ khảo sát CD-DC Bến Tre về nội dung, nghệ thuật ngôn từ, không khảo sát diễn xướng, âm nhạc. Theo định hướng đã đề ra như trên, đối tượng mà người viết khảo sát là những bài CD-DC trữ tình của dân tộc Việt ở đất Bến Tre, không khảo sát CD-DC lao động và nghi lễ. Việc gọi câu hát dân gian, bài hát dân gian, bài ca, lời thơ dân gian, đơn vị tác phẩm trong luận văn này đều là một, chỉ bài ca dao- dân ca. Khi khảo sát, chúng tôi thường chọn chủ đề tình yêu lứa đôi vì đây là chủ đề tiêu biểu của CD-DC. Về tài liệu khảo sát, chúng tôi chọn: - Văn học dân gian Bến Tre của Nguyễn Phương Thảo- Hoàng Thị Bạch Liên, NXB Hà Nội, 1988. Đây là tài liệu tập hợp được số lượng bài hát dân gian ở đất Bến Tre tương đối nhiều so với các tài liệu khác hiện có về CD-DC Bến Tre, gồm 1006 ĐVTP - Tài liệu sưu tầm qua quá trình điền dã của chúng tôi, gồm 353 ĐVTP. Một số tài liệu để đối chiếu so sánh: - Dân ca quan họ Bắc Ninh của Văn Phú- Lưu Hữu Phước- Nguyễn Viêm, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1962. Chọn tài liệu này là đại diện cho CD-DC miền Bắc vì trong số tư liệu về CD-DC ở miền Bắc, chúng tôi chỉ tìm được Ca dao ngạn ngữ Hà Nội [ 20] và Tục ngữ ca dao dân ca Vĩnh Phú [119] , Dân ca quan họ Bắc Ninh [113], song tài liệu [20] và tài liệu [119] có số lượng bài CD-DC tương đối ít hơn tài liệu [113], chưa đủ số lượng để khảo sát. - Ca dao- dân ca đất Quảng của Hoàng Hương Việt, Bùi Văn Tiếng (chủ biên), NXB Đà Nẳng, 2006. Chọn tài liệu này là đại diện cho CD-DC miền Trung vì đây là tài liệu chúng tôi có được. Hơn nữa, đất Quảng (cụ thể hơn là Quảng Nam- Đà Nẳng) về phương diện địa lí là thuộc trọn vẹn miền Trung từ trước đến nay. Số lượng CD-DC đất Quảng rất phong phú, khi có đối chiếu so sánh chúng tôi chọn ngẫu nhiên từ vần A đến hết vần C, gồm 549 bài về chủ đề tình yêu lứa đôi. - Ca dao- dân ca Nam bộ của Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát…, NXB TP.HCM, 1984. Khi đối chiếu, chúng tôi chọn ngẫu nhiên từ vần A đến hết vần B, gồm 330 bài CD-DC thuộc chủ đề tình yêu lứa đôi. - Ca dao Đồng Tháp Mười của Đỗ Văn Tân chủ biên, Sở VH-TT Đồng Tháp xuất bản, 1984. Khi đối chiếu, chúng tôi chọn chủ đề tình yêu lứa đôi gồm 635 bài CD-DC. - Văn học dân gian Bạc Liêu, Chu Xuân Diên chủ biên, NXB Văn nghệ TP HCM, 2005. Khi đối chiếu, chúng tôi chọn chủ đề tình yêu lứa đôi gồm 354 bài CD-DC. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: " Phương pháp sưu tầm: Văn học dân gian ra đời sớm và được lưu lại trong trí nhớ của nhân dân bằng con đường truyền miệng. Trước đây, việc sưu tầm CD-DC đã được tiến hành nhưng chưa thể nào tập hợp hết những bài CD-DC tồn tại trong trí nhớ của nhân dân. Để có thêm tư liệu trong quá trình khảo sát, cũng như góp phần nhỏ trong công tác sưu tầm tập hợp, chúng tôi sử dụng phương pháp sưu tầm. Thời điểm mà chúng tôi sưu tầm là vào các tháng đầu năm 2008. Chúng tôi tiến hành sưu tầm theo 2 cách. Cách 1 là hỏi thăm những người bạn cùng làm việc ở cơ quan, công ty ở thị xã Bến Tre (nơi chúng tôi công tác) về những người lớn tuổi mà thuộc nhiều CD-DC ở quê họ (phần lớn có quê ở các huyện). Những người bạn này sẽ giới thiệu cho chúng tôi một vài tên tuổi, địa chỉ cụ thể ở quê mà họ biết để chúng tôi liên hệ. Sau khi gặp trực tiếp trao đổi, gợi ý, chúng tôi ghi chép lại những bài CD-DC mà họ còn nhớ. Đồng thời, chúng tôi cũng đặt vấn đề nhờ các cụ tìm gặp lại những người bạn xưa (vốn là những người hò hát giỏi, thuộc nhiều CD-DC) để nói về yêu cầu của chúng tôi. Hẹn thời gian khoảng vài tuần, chúng tôi trở lại và cùng các cụ đến nhà những người bạn cũ mà các cụ đã giới thiệu. Chúng tôi lại tiếp tục ghi chép, trao đổi. Trao đổi trực tiếp đã giúp chúng tôi giải tỏa những điều thắc mắc về câu chữ (nhưng cũng không hoàn toàn tất cả) hay có thêm kiến thức về sinh hoạt ca hát của người dân lao động ngày trước. Cũng có điều đáng tiếc, chúng tôi đã tìm gặp được các cụ vốn trước đây là một trong những vạn cấy nổi tiếng hò hát nhưng nay do tuổi cao, sức yếu họ không còn nhớ nữa. Cách 2 là thông qua dự án "Sưu tầm, truyền dạy dân ca tại Mỏ Cày, Bến Tre" của anh Phạm Văn Luân - giảng viên trường Cao Đẳng Bến Tre, chúng tôi tiến hành sưu tầm CD-DC. Dự án này có tổ chức 3 lớp truyền dạy dân ca tại 3 xã, mỗi lớp khoảng 15 thành viên là những người dân sinh sống tại địa phương. Kết hợp với ban tổ chức lớp, chúng tôi nhờ những người học này sưu tầm ghi ra giấy về những bài CD-DC lưu truyền tại Bến Tre. Sau đó họ gởi lại cho ban tổ chức lớp. Cách sưu tầm này tập hợp được số lượng bài CD- DC khá lớn nhưng chúng lại trùng nhau nhiều. Vì chúng tôi không gặp trực tiếp người cung cấp nên việc ghi nhận thông tin người cung cấp cũng không đầy đủ như thiếu họ, tuổi tác, hình ảnh… Chúng tôi đã sưu tầm chủ yếu ở các huyện Giồng Trôm, Bình Đại, Mỏ Cày. Đây là những nơi mà trước 1975 sinh hoạt hò hát phát triển mạnh như hò cấy, hò chèo ghe…do địa hình là những cánh đồng rộng và sông rạch chằng chịt. Tổng số chúng tôi sưu tầm được 353 ĐVTP. " Phương pháp thống kê: Việc sử dụng phương pháp thống kê giúp chúng tôi tính toán được số lượng nhiều hay ít của các từ ngữ, công thức, hình ảnh… trong CD-DC. Phương pháp này giúp đưa ra được những số liệu cụ thể, chính xác về vấn đề cần khảo sát. Từ đó dẫn đến những kết luận khách quan. " Phương pháp hệ thống: Phương pháp hệ thống là cách đặt những bài CD-DC Bến Tre trong cùng một hệ thống như hệ thống CD-DC Nam bộ hoặc CD-DC cả nước để thấy được nét chung cũng như nét riêng của nó. " Phương pháp phân tích, so sánh: Tìm ra những điểm giống và điểm khác của CD-DC Bến Tre với CD-DC của vùng miền khác, người viết phải phân tích, đối chiếu những bài CD-DC Bến Tre với những bài CD-DC vùng khác. " Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phương pháp này dùng để lý giải cho những đặc điểm CD-DC Bến Tre. Kiến thức của nhiều ngành khác nhau như: lịch sử, địa lí,dân tộc học, văn hóa học… sẽ rất hữu ích trong việc nghiên cứu. 4. Đóng góp của luận văn - Phác họa diện mạo chung của CD-DC Bến Tre. - Làm rõ đặc điểm nội dung, nghệ thuật của CD-DC Bến Tre và qua đó hiểu thêm đời sống văn hoá tinh thần của con người Bến Tre. - Góp phần bảo tồn bộ phận VHDG ở Bến Tre nói riêng và VHDG cả nước nói chung. 5. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm phần mở đầu, nội dung và kết luận. Phần nội dung gồm 3 chương: Chương I: Vài nét về vùng đất Bến Tre. Đây là chương nền của luận văn giới thiệu về tên gọi, vị trí địa lý, những nét nổi bật về lịch sử, văn hóa, văn học… của vùng đất. Chương II: Đặc điểm nội dung CD-DC Bến Tre. Chương này đi vào khảo sát những nội dung mà CD-DC Bến Tre phản ánh như cảnh quan thiên nhiên, con người, những sự kiện trong đời sống thường ngày, trong lịch sử. Chương III: Đặc điểm nghệ thuật CD-DC Bến Tre. Chương này khảo sát các khía cạnh như thể thơ, ngôn từ, kết cấu mà CD-DC Bến Tre thể hiện. Ngoài ra, luận văn còn có thêm phần Phụ lục, phần này giới thiệu 353 đơn vị tác phẩm mà chúng tôi sưu tầm được, những bài CD-DC có hình thức gồm 3 dòng, có đề cập đến hình ảnh cây bần, cây dừa hay sinh hoạt hò hát của người dân nơi đây. Cuối cùng của phần Phụ lục là một số hình ảnh minh họa về quê hương Bến Tre. Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẾN TRE VÀ CA DAO - DÂN CA BẾN TRE 1.1. Giới thiệu chung về Bến Tre 1.1.1. Tên gọi - hành chính Bến Tre trước kia là một sóc của người Cao Miên với tên là Sóc Tre (SROK TRÉY hay TRÂY) thuộc Thủy Chân Lạp. Trong đó từ "TRÉY" có nghĩa là cá, để chỉ đây là một sóc có nhiều cá. Giả thuyết khác thì cho rằng: Sóc Tre là vùng có nhiều tre. Vùng này có nhiều giồng đất cao mà trên đó tre mọc um tùm, xanh tốt. Và vì Sóc Tre có nhiều tre nên ghe thuyền gần xa ghé bến này chở tre mà thành ra danh từ Bến Tre. Cũng có cách giải thích khác: Năm 1727, vùng đất Bến Tre bắt đầu có tên trên bản đồ hành chính nước Nam, được sáp nhập vào dinh Long Hồ, phủ Gia Định. Bấy giờ, ở hữu ngạn rạch Bến Tre, còn gọi là Bến Lở, quan địa phương có cất cái trạm để kiểm soát và thâu thuế các ghe thuyền buôn bán qua lại trên sông. Vì thế, danh từ Bến Tre là cách nói rút ngắn của những chữ "Bến thuế của Sóc Tre". Giới hạn vùng đất Bến Tre ngày nay khác với giới hạn vùng đất Bến Tre trước đây. Bến Tre trước đây chỉ gồm 2 cù lao: Bảo và Minh. Cù lao An Hóa thuộc tỉnh Tiền Giang. Năm 1948, cù lao An Hóa mới nhập vào Bến Tre. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), cù lao An Hóa lại tách về Tiền Giang. Năm 1956 cho đến nay, Bến Tre gồm cả 3 cù lao: Bảo, Minh và An Hóa. Danh từ hành chính Bến Tre cũng có nhiều thay đổi. Trước năm 1757, vùng đất Bến Tre và Trà Vinh còn gọi là đất Trà Vang thuộc Thủy Chân Lạp. Khi được sáp nhập vào bản đồ Việt Nam, tên gọi vùng đất này cũng qua nhiều lần thay đổi. Cụ thể là tổng Tân An (năm 1779) thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ, phủ Gia Định; huyện Tân An (năm 1808) thuộc phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh, Gia Định thành; phủ Hoằng An (năm 1823) thuộc trấn Vĩnh Thanh; phủ Hoằng An (năm 1823) thuộc tỉnh Vĩnh Long; phủ Hoằng An và phủ Hoằng Đạo (năm 1837) thuộc tỉnh Vĩnh Long; phủ Hoằng Trị và phủ Hoằng An (năm 1844) thuộc tỉnh Vĩnh Long; phủ Hoằng Trị (năm 1851) thuộc tỉnh Vĩnh Long; sở tham biện Bến Tre và sở tham biện Mỏ Cày (năm 1867) trong số 24 sở tham biện ở Nam kỳ; sở tham biện Mỏ Cày (năm 1871) trong số 18 sở tham biện ở Nam kỳ; hạt Bến Tre (năm 1876) thuộc hạt III (tức Vĩnh Long); quận Bến Tre (năm 1886) thuộc tham biện Vĩnh Long; tỉnh Bến Tre (năm 1900) thuộc Nam kỳ; tỉnh Đồ Chiểu (tháng 9 năm 1945) thuộc Nam bộ; tỉnh Bến Tre (năm 1948) thuộc Nam bộ; tỉnh Kiến Hòa (năm 1956) thuộc Nam phần (chính quyền Sài Gòn) đồng thời phía cách mạng gọi là tỉnh Bến Tre thuộc Nam bộ. Năm 1975 cho đến nay được gọi là tỉnh Bến Tre trong số hơn 60 tỉnh thành cả nước. Về hành chính, Bến Tre có 8 đơn vị cấp huyện gồm: thị xã Bến Tre (nay là thành phố Bến Tre) và các huyện Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thạnh Phú. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên Là một trong 13 tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long, Bến Tre được hợp thành bởi 3 cù lao: Bảo, Minh và An Hóa do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long là sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên bồi tụ qua nhiều thế kỷ. Nhìn trên bản đồ, Bến Tre có hình rẽ quạt. Đầu nhọn nằm hướng Tây Bắc, phần đuôi xòe rộng ở hướng Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Đông giáp Biển Đông. Diện tích tự nhiên của tỉnh khoảng 2315 km2. Bến Tre có địa hình t??ng ?ơ?i bằng phẳng, có những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn. Ngược về quá khứ trên 2000 năm trước, khi biển bắt đầu lùi dần thì toàn bộ đồng bằng tiến nhanh ra khơi. Trên những chặng đường rút lui của biển, những dãy giồng cát bắt đầu hình thành. Bến Tre có nhiều giồng cát chạy song song từ trong ra ngoài, đánh dấu những chặng đường lấn biển của vùng cửa sông. Một số giồng như: Giồng Chuối, Giồng Chàm, Giồng Quéo, Giồng Dứa, Giồng Bà Tang… (Ba Tri); Giồng Võ, Giồng Văn, Giồng Keo… (Mỏ Cày); Giồng Chùa, Giồng Miễu, Giồng Bồn Bồn, Guồng Chanh, Giồng Ớt… (Thạnh Phú); Giồng Giếng, Giồng Cây Me, Giồng Tre, Giồng Kiến… (Bình Đại). Với chiều cao từ 3 đến 5 mét, các giồng cát ở Bến Tre đã tạo thành địa mạo rất đặc trưng của vùng cửa sông ngày nay. Giữa các dãy giồng cát là những trũng giữa giồng hay phẳng giữa giồng và chiều rộng chênh lệch khá nhiều. Đất Bến Tre chủ yếu là dạng đất phù sa, chia thành ba tiểu loại phù sa theo thứ tự lắng tụ. Dạng đất cao và ổn định, không chị