Đề tài Tìm hiểu cấu trúc câu của tiếng Sán Dìu

Dân tộc Sán Dìu từ lâu nhận mình là Sán Déo Nhín (Sơn Dao Nhân, tức là người Sán Dìu) theo số liệu thông kê năm 1989 họ có 94630 người, cư trú ở các vùng bán sơn địa của các tỉnh trung du, miền núi phía bắc là: Thái Nguyên (28471 người), Vĩnh Phúc (23544 người), Tuyên Quang (18133 người), ngoài ra còn có ở Chí Linh – Hải Dương. Người Sán Dìu di cư từ Trung Quốc vào Việt Nam khoảng 300 năm nay. Ban đầu họ đến Quảng Ninh rồi sau đó toả ra các nơi như hiện nay. Họ có những tên gọi khác là: Trai Đất, Mán Đất, Mán Đất, Mán Quần Cộc, Slản Dáo, Sơ Man.Trong thực tế tiếng Sán Dìu về đại thể còn chưa được nghiên cứu, ngôn ngữ này cũng chưa có chữ viết.

doc17 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1937 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu cấu trúc câu của tiếng Sán Dìu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu cấu trúc câu của tiếng Sán Dìu (Trên địa bàn xã Ninh Lai - Sơn Dương - Tuyên Quang) I. MỞ ĐẦU 1. Khái quát về dân tộc Sán Dìu Dân tộc Sán Dìu từ lâu nhận mình là Sán Déo Nhín (Sơn Dao Nhân, tức là người Sán Dìu) theo số liệu thông kê năm 1989 họ có 94630 người, cư trú ở các vùng bán sơn địa của các tỉnh trung du, miền núi phía bắc là: Thái Nguyên (28471 người), Vĩnh Phúc (23544 người), Tuyên Quang (18133 người), ngoài ra còn có ở Chí Linh – Hải Dương. Người Sán Dìu di cư từ Trung Quốc vào Việt Nam khoảng 300 năm nay. Ban đầu họ đến Quảng Ninh rồi sau đó toả ra các nơi như hiện nay. Họ có những tên gọi khác là: Trai Đất, Mán Đất, Mán Đất, Mán Quần Cộc, Slản Dáo, Sơ Man.Trong thực tế tiếng Sán Dìu về đại thể còn chưa được nghiên cứu, ngôn ngữ này cũng chưa có chữ viết. 2. Khái quát về điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: Tuyên Quang là một tỉnh Miền Núi Phía Bắc có toạ độ địa lí 21030’ – 22040’o vĩ độ bắc và 104053’ – 105040’o kinh đông, cách thủ đô Hà Nội 165km. diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5868km2, chiếm 1.78% diện tích cả nước. Các đường giao thông trên tỉnh là quốc lộ 2 di ưua địa bàn tỉnh là 90km từ Phú Thọ lên Hà Giang, quốc lộ 37 từ TháI Nguyên đI qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn đi Yên Bái. Hệ thông sông ngòi có gần 500 sông suối lớn nhỏ chạy qua các sông chính: Sông Lô, Sông Gâm, Sông Phó Đáy. Địa hình: Tuyên Quang bao gồm vùng núi cao chiếm 50% diện tích. Toàn tỉnh gồm toàn bộ huyện Na Hang, 11 xã vùng cao của huyên Chiêm hoá và 2 xa vùng cao của huyện Hàm Yên. Vùng núi thấp và trung du chiếm khoảng 50% diện tích của tỉnh bao gồm các xã còn lại của 2 huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương, điểm cao nhất là đỉnh núi Chạm Chu (Hàm Yên ) có độ cao 1587m so với mực nước biển. Khí hậu: mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á Trung Hoa, có hai mùa rõ rệt: mùa đông và mùa hè. Các hiện tượng mưa đá, gió lốc thường xảy ra trong mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm đạt tới 22-24oC, cao nhất trung bình 33-35oC, thấp nhất trung bình 12-13oC, tháng lạnh nhất là tháng 11 và 12 (âm lịch) gây ra các hiện tượng sương muối. Sơn Dương là một huyện của tỉnh Tuyên Quang mà trong đợt thực tế này chúng tôi đã có dịp đến tận nơi để tìm hiểu những nét văn hoá, đặc biệt là ngôn ngữ của dân tộc Sán Dìu ở đây, huyện Sơn Dương có diện tích 78925 ha với số dân là 174118 người. Xã Ninh Lai là một xã có số người thuộc dân tộc Sán Dìu đông nhất của huyện với diện tích 2468 ha, có 12 thôn, dân số là 7230 người/1450 hộ. Với địa hình khá phức tạp, phía Bắc giáp với xã Thiện Kế, phía Tây giáp với xã Sơn Lam, phía Đông giáp với núi Tam Đảo, phía Nam giáp với huyện Đạo Trù tỉnh Vĩnh Phúc. Trong xã có 4 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Sán Dìu chiếm 70-75%, dân tộc Kinh chiếm khoảng 10%, còn lại là dân tộc Cao Lan và Dao. 3. Con người xã Ninh Lai Con người Ninh Lai có những truyền thống và nét văn hoá đẹp và đáng quý. Trước hết đó là truyền thống lao động. Đại đa số người dân ở đây từ xa xưa là dân lao động làm nông nghiệp là chủ yếu. Chính truyền thống ấy đã tạo nên đức tính thân thiện, gần gũi và nhiệt tình giúp cho đoàn của chúng tôi trong đợt thực tế này dễ dàng tìm hiểu và hoàn thành kế hoạch thực tập. II. NỘI DUNG 1. Câu phân loại theo mục đích nói 1.1. Câu tường thuật 1. Tôi ăn cơm.    2. Cháu đi học.    3. Chúng tôi đang xem ti vi.    4. Đàn gà đang ăn thóc.    5. Bố em làm bác sĩ.    6. Hôm qua, trăng rất sáng.    7. Trong nhà kê một bộ bàn ghế.    8. Những cô gái đang hát.    9. Ông tôi đã già.    10. Cái nhà này mới xây.    11. Con suối này rất nông.    12. chị ấy rất chăm chỉ làm việc.    13. Lúa ngoài đồng đã chín.    14. Chiếc áo màu đỏ.    15. Mùa xuân đi chơi hội.    16. Con đường đất đỏ.    17. Ánh nắng ấm áp.    18. Mọi người ra đồng rất sớm.    19. Những ngôi nhà nhỏ bé.    20. Hoa cau đang nở ngoài vườn.    21. Tôi viết thư cho bố mẹ.    22. Cô ấy có mái tóc đen óng.    23. Ngày xưa đám cưới vui hơn bây giờ.    24. Có rất nhiều người lên rẫy.    25. Bác ấy đi làm rất sớm.   1.2. Câu nghi vấn    1. Vì sao chị không cho cháu đi học    2. Sao không đi làm?    3. Chị làm việc ở đâu?    4. Ở đâu có nhiều người dân tộc?    5. Khi nào bạn đi làm?    6. Bao giờ anh ra đồng?    7. Bác ăn cơm chưa?    8. Năm nay bác bao nhiêu tuổi?    9. Bài toán này làm cách nào?    10. Có bao nhiêu người trong nhà?    11. Tại sao mưa nhiều vậy?    12. Cô đi chợ chưa?    13. Bao giờ ăn cơm?    14. Chú đã có vợ chưa?    15. Trạm xá có xa không?    16. Em học lớp mấy rồi?    17. Em yêu anh không?    18. Mấy giờ em tan học?    19. Ai đánh cháu?    20. Hôm nay là thứ mấy?    21. Sao chị đi làm về muộn thế?    22. Thế sáng mai bác đi đâu?    23. Rau ở đây nhiều không?    24. Nhà bác được mùa không?    25. Nhà bác làm nhiều nương nhỉ?    1.3. Câu mệnh lệnh    1. Đừng về muộn nhé.    2. Tắt đài đi anh.    3. Hôm nay nấu cơm sớm nhé!    4. Chiều nay phải làm xong đấy!    5. Hãy ăn cơm đi!    6. Chớ đi đâu đấy.    7. Nên đi học đừng ở nhà.    8. Đừng có khóc nữa.    9. Đừng đi làm nữa.    10. Hãy ra sân chơi đi    11. Chớ có ngủ nữa.    12. Không ăn nữa.    13. Nên đi học sớm.    14. Phải học thật giỏi.    15. Chiều phải đến đấy.    16. Nhớ ăn uống đầy đủ nhé!    17. Không nên vừa làm vừa chơi.    18. Không nên thức khuya.    19. Làm ơn đừng ồn.    20. Mong cô đúng hẹn.    1.4. Câu cảm thán    1. Ngoài sân nắng ấm quá!    2. Ôi cô ấy xinh thật!    3. Chà! Đau quá.    4. Con chó dữ quá!    5. A mẹ đã về!    6. Nhìn anh ta chán nhỉ?    7. Tôi thấy rất hạnh phúc.    8. Đứa trẻ thật đáng yêu!    9. Ái chà nhiều tiền nhỉ?    10. Thật là vui!    11. Thật là tuyệt vời!    12.Ôi trời ơi! mệt.    13. Tôi thấy bực mình rồi đấy!    14. Đẹp nhỉ?    15. Giá như có nhiều tiền nhỉ?    16. Khiếp! ghê quá.    17. Ôi vui nhỉ?    18. Trời nóng quá nhỉ?    19. Kìa! Cháy nhà.    20. Thật đen đủi!    2. Câu phủ định 1. Tôi không ăn cơm.    2. Tôi không bao giờ nói dối.    3. Nó chưa học bài.    4. Bà tôi không thích ăn cá.    5. Tôi chưa bao giờ đọc truyện.    6. Không nên yêu cô ta.    7. Không thể làm như vậy.    8. Tết năm nay, trời không mưa.    9. Nó chưa chịu trả sách cho tôi.    10. Em chả dám!    11. Cháu chịu thôi.    12. Tôi có biết chuyện đó đâu.    13. Anh ấy làm gì có ở nhà?    14. Chẳng ai làm như thế cả.    15. Không phải cái áo này.    16. Không phải tôi mà là cô ấy.    17. Nó chưa kịp hỏi anh ấy đã đi.    18. Chẳng phải quyển sách này của tôi?    19. Chẳng người nào bị sao cả.    20. Trên trời không một vì sao.    3. Câu chủ động 1. Tôi cho nó quyển sách.    2. Mẹ mua nhiều đồ ăn.    3. Bố đi làm rất sớm.    4. Tôi đi học sớm.    5. Tôi cho Hà mượn sách.    6. Chị ấy đi chợ.    7. Hôm nay chúng tôi ngủ sớm.    8. Hải làm hết bài tập.    9. Anh ấy đến nhà tôi thường xuyên.    10. Tôi về quê.    11. Tôi sẽ đi học vào sáng mai.    12. Cô giáo ra bài tập cho tôi.    13. Anh ấy xây nhà.    14. Cô giáo dạy tiếng Anh.    15. Mẹ đi chợ sớm.    16. Tôi mua hai cái bút.    17. Nó uống rất nhiều rượu.    18. Hải cho tôi kẹo.    19. Nông dân đi gặt lúa.    20. Nga học hát.    4. Câu bị động 1. Tôi bị mất tiền.    2. Ngô được trồng nhiều ở đây.    3. Cái bàn bị gãy chân.    4. Nhà vừa được xây xong.    5. Bút vừa bị hết mực.    6. Quyển sách vừa bị mất bìa.    7. Cả nhà bắt cô ấy lấy chồng.    8. Cô ta bị ngã xe.    9. Tỉnh Tuyên Quang được nhà nước đầu tư nhiều.    10. Lúa được thu hoạch trong tháng tới.    11. Cây được trồng khắp nơi.    12. Rau được tưới mỗi buổi sáng.    13. Lúa bị đổ bởi trận bão.    14. Ngôi nhà này vừa bị đập đổ.    15. Xe vừa bị hết xăng.    16. Dép vừa bị hỏng.    17. Nam bị bố bắt đi cắt tóc.    18. Vườn hoa được cô ấy chăm sóc cẩn thận.    19. Nó bị rét vì không mặc áo ấm.    20. Quyển sách sẽ được phát hành vào tuần sau.    5. Câu hiện tại 1. Dân số đang gia tăng.    2. Nhiệt độ đang nóng lên.    3. TôI là sinh viên.    4. Hà đang quét nhà.    5. Cô ấy là giáo viên.    6. Nga đang hát.    7. Đường ở đây mấp mô.    8. Cô ấy ngày càng già.    9. Tôi 20 tuổi.    10. Anh ấy đang đọc sách.    11. Hoa Ban nở trắng.    12. Ti vi đang có thời sự.    13. ở đẩy đang mưa.    14. Nông dân đang cấy.    15. Họ đang cãi nhau.    16. Trời đang mưa.    17. Chúng tôi đang nói chuyện    18. Mùi hoa thơm phức.    19. Nghe nhạc nên đau đầu.    20. Tôi đói quá.    6. Câu quá khứ 1. Hôm qua, tôi ngủ muộn.    2. Tôi vào Đại Học năm 20005.    3. Tôi sinh năm 1987.    4. Năm ngoái, lúa mất mùa.    5. Tháng 7 mưa suốt.    6. Tôi tốt nghiệp Đại Học 3 năm rồi.    7. Mùa hè năm trước, tôi đã đi du lịch.    8. Tôi đã không khóc.    9. Chúng tôi ở đây 3 năm rồi.    10. Hôm qua, trời nắng to.    11. Cô ấy lấy chồng năm 20 tuổi.    12. Anh ấy đã từng đi bộ đội.    13. Anh trai ôi vừa lấy vợ.    14. Tôi đã đi vào Huế chơi.    15. Tôi đã ăn sáng.    16. Năm 1947 có trận lũ lịch sử.    17. Tuần trước chúng tôi nghỉ làm.    18. Ngày xưa, mẹ rất khổ.    19. Trường học này xây năm trước.    20. Cô ấy đã đóng hai bộ phim.    7. Câu tương lai 1. Ngày mai, anh ấy sẽ về.    2. Cô ấy sẽ trở thành người mẹ tốt.    3. Mấy hôm nữa, hoa sẽ nở.    4. 11h, chúng ta phải đi ăn.    5. Hai tháng nữa, tôi sẽ tốt nghịêp.    6. Sắp tết rồi.    7. Anh ấy sẽ là một bắc sĩ.    8. Môi trường sẽ bị ô nhiễm.    9. Thuỷ điện Sơn La sắp xây xong.    10. Thuỷ điện Sơn La xây sắp xong.    11. Tôi sẽ tốt nghiệp vào 2 tháng tới.    12. Tháng tới, cô ấy sẽ lấy chồng.    13. Bao giờ ang ấy sẽ đi chơi.    14. Anh ấy sẽ về Tuyên Quang chứ.    15. Tháng tới là mùa xuân.    16. Tháng sau, học sinh sẽ nghỉ hè.    17. Năm sau, chưa chắc ngôi nhà sẽ xây xong. 18. Ngôn ngữ dân tộc sẽ dần mất đi.    19. Sắp tới đồng tiền sẽ mất giá.    20. Bao giờ quê hương mình đổi mới?    8. Câu đơn đăc biệt 1. Một tiếng kêu hãi hùng    2. Một chút thẹn thùng.    3. Cười rúc ríc    4. Hôi hám, ngứa ngáy, bực mình.    5. Nhà Bác Hải.    6. Im lặng quá.    7. Cháy nhà!    8. Trên bàn bày lọ hoa.    9. Trong nhà có khách.    10. ồn ào một hồi lâu.    11. Trên tường treo một bức tranh.    12. Bỗng xuất hiện hai nguời lạ mặt.    13. Trăng khuyết.    14. Quanh nhà toàn cây cối.    15. Gà, chết hết rồi.    16. Chết rồi.    17. Mưa! mưa rồi.    18. Đồ ngốc.    19. Nóng quá.    20. Chân đèo Hải ân.    9. Câu ghép 1. Lan hát, còn tôi gẩy đàn    2. Mẹ đi chợ về, và mẹ lại nấu cơm    3. Vì tôi ngủ dậy muộn, nên tôi nghỉ học.    4. Nếu bố cho tiền, thì tôI sẽ mua sách để học.    5. Tuy ngôi nhà nhỏ, nhưng cái sân rất rộng.    6. Nam không những thông minh mà em ấy còn rất chăm.    7. Nó không giúp, tôi cũng làm được..    8. Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.    9. Cô bực, cô bực quá!    10. Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.    11. Dù trời mưa nhưng tôi vẫn đi học.    12. Nếu tôi không đến thì anh đừng đợi nữa.    13. Nếu anh có tiền thì cho tôI vay.    14. Vì cô giáo giảng bài hay nên học sinh rất trật tự.    15. Lan đi học còn Nam xem ti vi.    16. Tôi đi mua sách và sau đó tôi đến trường.    17. Gà mẹ kiếm mồi và gà con theo sau.    18. Tại thời tiết lạnh nên lúa chết hết.    19. Tôi đang ăn cơm thì Nga đến.    20. Cô ấy càng nói anh ấy lại càng tức giận.    10. Danh ngữ 1. Một đàn gà.    2. Những cái áo.    3. Các bác nông dân.    4. Những người trí thức.    5. Ba tỉnh lớn.    6. Những người đó.    7. 3kg ngô.    8. Ba miếng thịt này.    9. Cuốn sách này    10. Công viên rộng.    11. Cái cây xanh.    12. Quyển sách dày.    13. Cái áo cũ.    14. Những con mèo đen.    15. Ba anh sinh viên ấy.    16. Cả hai tỉnh nhỏ ấy.    17. Một đoàn sinh viên.    18.Một anh sinh viên khoa văn    19. Năm ấy nó mới 6 tuổi.    20. Những tấm ảnh cũ của tôi.    11. Động ngữ 1. Tích cực làm việc.    2. Đánh chết.    3. Khẽ kêu.    4. Lác đác rơi.    5. Chóng phai.    6. Lâu mòn.    7. Căn bản hoàn thành.    8. ào ào chảy.    9. Ăn đứng.    10. Đập vỡ.    11. Bẻ gãy.    12. Đều đã ngủ.    13. Cũng phải làm.    14. Vẫn đang ngủ.    15. Cứ nói mãi.    16. Còn đang chơi.    17. Vừa bắt đầu.    18. Mới ăn.    19. Sẽ học bài.    20. Rất mệt.    III. NHẬN XÉT Trên đây mới chỉ là những dẫn chứng tiêu biểu mà chúng tôi đưa ra để có thể đi đến nhận xét một cách tương đối như sau: ngôn ngữ Sán Dìu tuy có nhiều sự khác biệt về ngữ âm và từ vựng so với Tiếng Việt. Tuy nhiên qua việc so sánh các cấu trúc câu giữa Tiếng Việt và tiếng Sán Dìu, chúng tôi thấy rằng có sự tương đương về phương diện trật tự các thành phần cấu tạo trong câu. Theo chúng tôi sự giống nhau này là do Tiếng Việt và tiếng Sán Dìu cùng thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Nhìn chung xét về mặt ngữ pháp ngôn ngữ Sán Dìu và Tiếng Việt rất giống nhau. Giống nhau về cấu trúc câu, ý nghĩa chức năng của các câu. IV. KẾT LUẬN Trong đợt thực tế này nhờ có sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên và sự giúp đỡ người dân ở xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương (đặc biệt ông Ôn Cát Đức,thôn Ninh Phú - Ninh Lai), chúng tôI đã hoàn thành chuyến đI thực tế và đã thu được những kết quả đáng quý. Tuy nhiên, đây mới chỉ là nét sơ bộ về ngôn ngữ dân tộc Sán Dìu trên một địa bàn cụ thể. Xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang là địa bàn cư trú của các dân tộc Dao, Cao Lan, Sán Dìu. Mỗi dân tộc lại có những đặc điểm kinh tế xã hội riêng biệt. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán, ở đây đồng bào làm nông nghiệp chiếm đại da số, nên vấn đề về ngôn ngữ , văn hoá chưa được phát triển. Qua quá trình khảo sát chúng tôI nhận thấy rằng cần phảI có giải pháp để khôi phục lại tiếng dân tộc vì tình hình ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số đang ngày càng có nguy cơ bị mai một, những người ở độ tuổi dưới lao động ít ai còn có thể sử dụng tốt tiếng dân tộc mình. Cho nên, việc tìm ra một chính sách hợp lí cho vấn đề này ở địa bàn xã Ninh Lai là một vấn đề cần được quan tâm xem xét. Vịêc hoạch định thế nào để vừa thoả mãn ý thức dân tộc của đồng bào dân tộc trong xã, vừa phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội cần được mọi người quan tâm. Với những nội dung đã trình bày ở phần trên, chúng tôI đã phác thảo những cấu trúc câu đơn giản của ngôn ngữ Sán Dìu ở địa bàn xã Ninh Lai. Qua việc phân tích, miêu tả, lí giải hiện trạng sử dụng câu, chúng tôi đã rút ra những nhận xét, đánh giá. Từ đó, góp phần vào kho tư liệu của việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Hơn nữa với một địa bàn cụ thể với những đặc điểm riêng biệt của xã Ninh Lai, chúng tôi mong muốn góp một cái nhìn thực tế để những nhà hoạch định chính sách ngôn ngữ có thể đưa ra những chiến lược, sách lược khác nhau để giải quyết vấn đề ngôn ngữ ở địa bàn. Xuất phát từ những địa bàn cụ thể như vậy để hướng tới một chính sách chung cho tất cả ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Đảng bộ xã Ninh Lai. Lịch sử Đảng bộ xã Ninh Lai 2. Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt/ NXB ĐHQGHN - 2004 3. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ và tiếng Việt/ NXB GD - 2005 4. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp. Tiếng Việt thực hành/ NXB ĐHQGHN – 1999 MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 1 1. Khái quát về dân tộc Sán Dìu 1 2. Khái quát về điều kiện tự nhiên 1 3. Con người xã Ninh Lai 2 II. NỘI DUNG 3 1. Câu phân loại theo mục đích nói 3 1.1. Câu tường thuật 3 1.2. Câu nghi vấn 4 1.3. Câu mệnh lệnh 4 1.4. Câu cảm thán 5 2. Câu phủ định 6 3. Câu chủ động 7 4. Câu bị động 7 5. Câu hiện tại 8 6. Câu quá khứ 9 7. Câu tương lai 10 8. Câu đơn đăc biệt 10 9. Câu ghép 11 10. Danh ngữ 12 11. Động ngữ 13 III. NHẬN XÉT 14 IV. KẾT LUẬN 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16