Trong xã hội Á đông truyền thống, vai trò, vị trí của người phụ nữ luôn bị đánh giá thấp. Họ luôn bị những quy định ràng buộc chặt chẽ của xã hội phong kiển trói buộc như : “ tam tòng tư đức, công - dung - ngôn - hạnh ” Người phụ nữ luôn phải nín nhịn, chấp nhận địa vị hèn kém của mình cả trong gia đình và ngoài xã hội.
Ngày nay, xã hội đã làm cho quan niệm lỗi thời đó dần mất đi. Người phụ nữ được quyền phát huy năng lược, khẳng định vị thế của mình cả trong gia đình và ngoài xã hội. Nhiều người phụ nữ đã vươn lên chiếm lấy những đỉnh cao trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật
Tuy nhiên, những định kiến đối với phụ nữ vẫn còn ít nhiều tồn tại nhất là ở các vùng nông thôn nước ta. Người phụ nữ vẫn còn chịu sự phân biệt đối xử theo những tư tưởng tập quán lạc hậu của xã hội cũ. Điều này đặt ra cho chúng ta phải làm như thế nào để góp phần xóa đi những định kiến, quan niệm lỗi thời đó. xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là : “ Tìm hiểu định kiến xã hội đối với nữ giới ” (Nghiên cứu tại xã Mỹ lộc- huyện Hậu Lộc- tỉnh Thanh Hoá).
49 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2657 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu định kiến xã hội đối với phụ nữ (Xã Mỹ Lộc - Huyện Hậu Lộc - Tỉnh Thanh Hoá), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập
Đề tài : Tìm hiểu định kiến xã hội đối với phụ nữ
(Xã Mỹ Lộc - Huyện Hậu Lộc - Tỉnh Thanh Hoá)
PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lý do chọn đề tài :
Trong xã hội Á đông truyền thống, vai trò, vị trí của người phụ nữ luôn bị đánh giá thấp. Họ luôn bị những quy định ràng buộc chặt chẽ của xã hội phong kiển trói buộc như : “ tam tòng tư đức, công - dung - ngôn - hạnh ”…Người phụ nữ luôn phải nín nhịn, chấp nhận địa vị hèn kém của mình cả trong gia đình và ngoài xã hội.
Ngày nay, xã hội đã làm cho quan niệm lỗi thời đó dần mất đi. Người phụ nữ được quyền phát huy năng lược, khẳng định vị thế của mình cả trong gia đình và ngoài xã hội. Nhiều người phụ nữ đã vươn lên chiếm lấy những đỉnh cao trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật…
Tuy nhiên, những định kiến đối với phụ nữ vẫn còn ít nhiều tồn tại nhất là ở các vùng nông thôn nước ta. Người phụ nữ vẫn còn chịu sự phân biệt đối xử theo những tư tưởng tập quán lạc hậu của xã hội cũ. Điều này đặt ra cho chúng ta phải làm như thế nào để góp phần xóa đi những định kiến, quan niệm lỗi thời đó. xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là : “ Tìm hiểu định kiến xã hội đối với nữ giới ” (Nghiên cứu tại xã Mỹ lộc- huyện Hậu Lộc- tỉnh Thanh Hoá).
2. Mục đích nghiên cứu :
- Nhằm đưa ra thực trạng về định kiến đối với nữ giới ở địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất những giải pháp kiến nghị góp phần khắc phục định kiến đối với người phụ nữ.
3. Đối tượng nghiên cứu :
Định kiến của người dân về người phụ nữ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu :
4. 1. Nghiên cứu lý luận
- Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề định kiến và định kiến giới.
- Làm rõ các khái niệm : Giới và giới tính, định kiến xã hội, định kiến giới, khuôn mẫu giới, vai trò giới, bình đẳng giới.
4. 2. Nghiên cứu thực tiễn :
- Nhận thức của người dân tại địa bàn nghiện cứu thể hiện định kiến với người phụ nữ.
- Thái độ đánh giá thể hiện định kiến với người phụ nữ.
- Xu hướng hành vi thể hiện định kiến với người phụ nữ.
5. Khách thể và phạm vi nghiên cứu :
5. 1. Khách thể nghiên cứu :
Khách thể nghiên cứu gồm 150 người dân tại địa bàn xã Mỹ Lộc- Huyện Hậu Lộc- Tỉnh Thanh Hoá, được xác định trên tiêu chí cụ thể về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn.
Bảng 1 : Tóm tắt những đặc điểm của mẫu nghiên cứu :
STT
Tiêu chí
Nội dung
Số lượng ngưới
Tỷ lệ%
1
Giới tính
Nam
Nữ
79
80
55%
54%
2
Tuổi
Dưới 25 tuổi
Từ 25 đến 40 tuổi
Trên 40 tuổi
42
80
37
27, 1%
5, 5%
28%
3
Trình độ học vấn
Cấp1, cấp2
Cấp 3
Cao đẳng, đại học
Không trả lời
50
55
33
9
33, 2%
36, 4%
20, 2%
5, 4%
4
Tổng số
5. 2. phạm vinghiên cứu :
Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi chỉ tìm hiểu định kiến với nữ giới thể hiện các khía cạnh sau :
5. 2. 1 Định kiến với người phụ nữ về cương vị, vai trò của người phụ nữ trong xã hội, khả năng thành công của họ so với nam giới khi nắm giữ các chức vụ quan trọng trong xã hội Định kiến về các mối quan hệ xã hội của nữ giới …
5. 2. 2 Định kiến với phụ nữ trong lao động sản xuất : người quyết định trong lao động sản xuất trong nhà, tính toán kinh tế trong gia đình, chủ hôn lễ.
6. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi :
Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài này. Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đua ra bảnh hỏi gồm 20 câu hỏi đề cập đến các nội dung nghiên cứu ở phần trên
- Phương pháp phân tích tài liệu : Chúng tôi tham khảo các tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu nhằm xây dưng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu của mình.
- Phương pháp quan sát : Trong quá trình điều tra, phỏng vấn, chúng tôi kết hợp quansát đối tượng để thu thập thông tin từ phía khách thể nghiên cứu.
- Trong báo cáo này, chúng tôi có sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu.
7. Giả thuyết nghiên cứu :
Định kiến với nữ giới thể hịên ở các mặt : Người dân tại địa bàn nghiên cứu cho rằng người phụ nữ không có khả năng đảm nhiện những cương vị, vị trí quan trọng trong xã hội, trong lao động sản xuất, người phụ nữ không có quyền phân công lao động và phân phối sản phẩm lao động. Trong gia đình, người phụ nữ luôn bị đánh giá thấp trong việc thực hiện chức năng của mình. Điều đó làm cản trở sự phát triển và thực hiện vai trò của người phụ nữ.
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I : Cơ sở lý luận của đề tài.
1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
1.1. Các nghiên cứu về định kiến và định kiến giới trên thế giới :
Năm 1933, D. Katz và k. Braly đã tiến hành nghiên cứu về định kiến dân tộc trên khách thể nghiên cứu là sinh viên. kết quả nghiên cứu cho thấy định kiến dân tộc được xác lập trên cơ sở thiếu hụt giao tiếp giữa các sinh viên với đại diện các dân tộc đó.
Năm1947, Clark đã nghiên cứu ảnh hưởng của định kiến dân tộc đối với phản ứng của những đứa trẻ về những con búp bê hoặc con rối có màu da khác nhau. Clark đã nhận thấy hầu hết những đúa trẻ da đen được thực nghiệm đều thích con bút bê màu trắng. chúng cho rằng búp bê màu là tốt, con bút bê màu đen là xấu. Từ kết quả nghiên cứu ông rút ra kết luận : Một số trẻ em da đen đã có tình cảm căm thù và nhầm lẫn trong cảm xúc tự động hoá, một sự khinh miệt lạc hướng, chống lại chính bản thân mình.
Năm 1960 M. Robeach đã nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến định kiến dân tộc. Ông cho rằng : Định kiến nảy sinh trên cơ sở sự khác biệt về niềm tin mang tính nhận thức. Người ta thường thích những người có niềm tin và giá trị giống với mình và không thích những người có niềm tin và giá trị khác với mình. Chính quan niệm về giới khác với mình là nguyên nhân dẫn tới định kiến với mục đích xác định vai trò của những xung đột giữa các nhóm trong sự hình thành định kiến, Sherif đã tiến hành thực nghiệm ở hai nhóm con trai không quen biết nhau. Trước hết mỗi nhóm có hoạt động riêng. sau đó, ông đề nghị tổ chức những trò chơi tranh đua giữa hai nhóm. Ông nhận thấy rằng : hai nhóm thiết lập những phân biệt rõ nét giữa nhóm này với nhóm khác. Đối với mỗi em, nhóm của mình được coi là giỏi hơn và cả hai nhóm bắt đầu khinh thường nhau. Ông rút ra kết luận :
- Các định kiến tác động như những chuẩn mực của nhóm, những chuẩn mực này tạo một tập hợp những thái độ bất lợi đối với bên ngoài. Điều này có hậu quả là trừng phạt bất cứ thành viên nào trong nhóm biểu lộ một thái độ tích cực đối với một thành viên thuộc nhóm khác.
- Sự phát triển của các định kiến đem lại cảm giác về sự trội hơn và tăng thêm giá trị của bản thân. Mỗi thành viên sẽ cảm thấy tự tin và mạnh mẽ hơn khi tự gán cho mình những phẩm chất mà mình phát hiện thấy ở trong nhóm.
- Sự đoàn kết và tình bạn bè giữa các thành viên trong nhóm thực hiện đối với nhau. Điều này được hiểu như là một sự khác biệt với những ngưới khác, xa cách và loại trừ tất cả những ai không được thừa nhận là bộ phận của nhóm.
Năm 1968, Rosenthal và Jacobfon đã tiến hành thực nghiệm ở một lớp thuộc trường tiểu học nhằm xác định hiệu ựng Pygmalion trong định kiến. Hai ông đã chọn ngẫu nhiên 20% số học sinh của mỗi lớp và thông báo với các giáo viên là các em có khả năng phát triển trí tuệ trong tương lai gần. Sau vài tháng, những em học sinh được coi là có khả năng phát triển trí tuệ trong tương lai gần đã có hệ thông minh cao hơn hẳn so với những em thuộc nhóm đối chứng. Điều nay lý giải là do thái độ tích cực và sự mong đợi của các giáo viên đã dẫn đến những đánh giá tốt và cho điển cao hơn chứ không phải do có một sự thông minh lớn hơn. Hiệu ứng này cho thấy : sự đánh giá phản chất hay những thành đạt của người khác phụ thuộc rất lớn vào sự mong đợi của mỗi người.
Các định kiến về giới tính cũng đã dược nghiên cứu. Theo kết quả nghiên cứu của Rosen Krantz : Phụ nữ bị quy là người nói dai, dịu dàng, quan tâm tới bề ngoài, có nhu cầu được che chở, còn đàn ông được coi là người có tính độc lập, khách quan, tư duy lô gic, năng động, tự tin và nhiều tham vọng. Đàn ông và chính những người phụ nữ cũng thấy những nét tiêu biểu gắn liền với đàn ông là có giá tri và những nét gắn liền với phụ nữ là những nét tiêu cực.
Một nghiên cứu khác về định kiến giới của Jackson và Grabski cho thấy: phụ nữ thường có những trông đợi về sự nghiệp của mình thấp hơn so với nam giới. Đối với những công việc có địa vị cao hoặc trung bình, phụ nữ yêu cầu mức lương chính thức thấp hơn nam giới.
1.2. Các nghiên cứu vềđịnh kiến và định kiến giới ở trong nước.
Vấn đề định kiến cũng đã bắt đầu được quan tâm nghiên cứu ở nước ta. Những nghiên cứu này phần lớn là khoá luận tốt nghiệp của sinh viên và một số nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành.
Tác giả Đỗ Hoàng thông qua việc nghiên cứu “ áp lực của một số định kiến xã hội đối với nam giới” đã cho thấy nam giới vẫn được nhìn nhận theo quan điểm truyền thống : Phải có tính mạnh mẽ, là chủ gia đình, có địa vị xã hội …. Điều này gây nên áp lực lớn, cản trở sự phát triển tự nhiên của nam giới.
Tác giả khánh Phượng đã nghiên cứu : “ Định kiến giới của các bậc cha me trong hoạt động giáo dục con cái tại gia đình” đã rút ra kết luận : Định kiến giới trong giáo dục con cái vẫn còn tồn tại. Tuỳ theo đứa trẻ là trai hay gái mà cha mẹ có những định hướng giáo dục và gắn cho trẻ những phẩm chất và tính cách nhất định như con trai phải mạnh mẽ, can đảm, con gái phải hiền lành, đảm đang.
Tác giả Phạm Đức Chuẩn trong luận văn thạc sĩ Tâm lý học đã nghiên cứu “ Định kiến xã hội đối với nữ giới ” ( 2004). Tác giả rút ra kết luận : Định kiến với nữ giới vẫn còn tồn tại ở nhiều mặt như đánh giá về các nét tính cách xấu của nữ giới, đánh giá thấp khả năng lãnh đạo của nữ giới, cơ hội tiếp cận nguồn lực của nữ giới thấp hơn nam giới.
Trên đây là những nét sơ lược về nghiên cứu định kiến và định kiến giới cả trong và ngoài nước. Nghiên cứu về định kiến nói chung và định kiến giới nói riêng là một vấn đề khó khăn cần phải tiếp tục đi sâu hơn nữa.
2. Các khái niêm cơ bản.
2.1. Khái niệm giới tính và giới.
2. 1. 1. Khái niệm giới tính
Giới tính chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. Sự khác biệt nay chủ yếu liên quan đến chức năng tái sản xuất giống nòi và do các yếu tố di truyền tự nhiên quy định.
Giới tính có đặc trưng cơ ban sau :
- Tính bẩm sinh di truyền : Về phương tiện sinh học, giới tính được quyết định bởi hệ nhiễm sắc thể mà ở phụ nữ là XX, còn nam giới có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y. Cả nam giới và nữ giới đều có Tetosteron( hoóc môn giới tính nam) và ostrgen ( hoóc môn giới tính nữ ) nhưng với liều lượng khác nhau. Các yếu tố này quy định sự khác biệt giữa đàn ông và đàn bà ngay từ khi ở trong bào thai và ảnh hưởng đến sự phát triển khác nhau giữa nam và nữ. Tính trung bình nam giới cao hơn, nặng hơn và có cơ bắp hơn ( khoảng7 %) so với phụ nữ. Đây là những đặc điểm được hình thành tự nhiên không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
- Tính đồng nhất : Mọi đàn ông cũng như mọi đàn bà trên khắp thế giới và ở mọi thế hệ đều có cấu tạo giống nhau về mặt sinh học. Người phụ nữ ở bất kỳ địa phương nào cũng đều có khả năng mang thai, Sinh con và cho con bú bằng sữa mẹ còn đàn ông thì có chức năng sinh sản.
- Tính không biến đổi : Giới tính nói lên tính ổn định về tương quan giữa hai giới trong quá trình sinh sản. Chức năng sinh sản của phụ nữ và nam giới là không thể thay đổi hoặc dịch chuyển cho nhau. Giới tính là bất biến về thời gian cũng như không gian.
2. 1. 2. Khái niệm giới.
Giới dùng để chỉ các mối quan hệ xã hội, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn mà xã hội quy định cho nam giới và nữ giới. Nói đến giới là nói đến sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới từ góc độ xã hội.
* Những đặc điểm cơ bản của giới :
- Do dạy và học mà có : Sự hình thành những phẩm chất đặc trưng cho phụ nữ hay đàn ông do chính sự giáo dục từ khi còn rất nhỏ, đứa trẻ phải học hỏi để trở thành con trai, con gái.
- Đa dạng : Giới thể hiện các đặc trưng xã hội của phụ nữ và nam giới rất đa dạng. Những đặc trưng về giới như cách ứng sử, phân công lao động, sự hưởng thụ vật chất, văn hoá, cách ăn mặc….. đều chịu ảnh hưởng của nền văn hoá và điều kiện kinh tế xã hội.
- Luôn biến đổi : Cùng với sự phát triển của xã hội, tương quan giới cũng dần có sự biến đổi theo. Ngày xưa, người phụ nữ luôn bị đánh giá thấp song ngày nay mối tương quan ấy đã dần được thay đổi và tiến tới sự bình đẳng giữa nam và nữ.
Như vậy, khái niệm giới và khái niệm giới tính là hai khái niệm cặp đôi với nhau, luôn gắn liền với nhau. Giới chỉ có thể hiểu đúng khi so sánh với giới tính. Vấn đề quan trọng là cần phân biệt những đặc điểm về giới có thể thay đổi được. Định kiến giới tính được hình thành và củng cố là do sự đánh đồng những khác biệt sinh học và những khác biệt xã hội giữa nam và nữ - khẳng định sự thống trị và thành đạt của nam giới là khả năng không thể đảo ngược bởi có sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ. Xét từ khía cạnh phát triển, việc quá nhấn mạnh những ưu thế sinh học của nam giới sẽ gây ra những tác hại làm hạn chế tiềm lực của người phụ nữ. Mặt khác, nam giới cũng phải chịu nhiều áp lực do quyền lợi họ có được luôn gắn với trách nhiệm nặng nề. Điều này làm hạn chế sự phát triển của cả hai giới. vì vậy, hiểu đúng mối quan hệ chặt chẽ giữa hai khái niệm giới và giới tính sẽ đảm bảo sự bình đẳng, sự phát triển hài hoà của cả nam và nữ giới.
2.2. Khái niệm định kiến xã hội.
Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về định kiến, tuỳ theo góc độ nghiên cứu khác nhau.
Trong cuốn từ điển Tâm lý học do Vũ Dũng chủ biên : Định kiến xã hội là quan niệm đơn giản, máy móc thường không đúng sự thật thể hiện trong lĩnh vự nhận thức hằng ngày về một khách thể nào đó. Định kiến xã hội tìm kiếm những đặc tính không đặc trưng của khách thể dù chúng có thể có tính bền vững tương đối. Những hiện tượng xuất hiện trong lĩnh vực giao tiếp giữa các cá nhân và trong tri giác xã hội như tâm thế xã hội, ấn tượng của vinh quang, những biểu hiện lần đầu mới tạo điều kiện cho tồn tại và mở rộng định kiến xã hội.
Theo J. P. Chaplin : Định kiến là thái độ tích cực hay tiêu cực được hình thành trên cơ sở các yếu tố cảm xúc, là niềm tin một cách không thiện cảm làm cho chủ thể có cách nghĩ hoặc cách ứng xử tương tự với người khác.
Theo Krames và Manne : Định kiến là một thành tố của nhận thức, tình cảm hành vi. Nó là biểu hiện của trí tuệ, nó khơi dạy tình cảm hoặc cảm xúc của con người, là thực sự thực thi những suy nghĩ của mình về người khác bằng những hàng vi cụ thể.
G. Allport quan niệm một cách đơn giản : Định kiến được xem như thái độ có tính ác cảm và thù địch đối với các thành viên của nhóm.
Định nghĩa của Trần Hiệp : Định kiến là thái độ có sẵn về đối tượng, về một sự kiện nào đó, thường mang hàm ý xấu. Định kiến xã hội được hiểu là thái độ của một cá nhân trong từng nhóm xã hội, nó thường là tiêu cực đối với người khác, nhóm khác trong mối quan hệ xã hội với nhau.
Quan niệm khác nhìn nhận định kiến là sự tổng hợp của ba yếu tố :
Một là, Sự tác động của các yếu tố cảm xúc ( affects) ; Hai là, Xu hướng hành vi ( behavion tendency) ; Ba là, Sự nhận thức của cá nhân ( cognition) Người ta gọi đó là các thành tố ABC của thái độ. Một người định kiến trước hết không có cảm tình với khách thể, sau đó có sự tin tưởng mù quáng vào cảm nhận đó có khuynh hướng phân biệt đối xử.
Từ những quan điểm trên, ta có thể nêu ra định nghĩa về định kiến xã hội như sau : Định kiến xã hội là những thái độ tiêu cực được nảy sinh trên cơ sở của những cảm nhận không có cơ sở chắc chắn, những đặc điểm bề ngoài, những ấn tượng xấu … về một cá nhân, về một nhóm người hay một cộng đồng người nào đó.
2.3. Định kiến giới.
Vấn đề định kiến giới còn hoàn toàn mới mẻ trong các ấn phẩm khoa học ở nước ta. việc đưa ra định nghĩa và cách hiểu định kiến giới cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất.
Một định nghĩa thường được nhắc tới cho rằng : Định kiến giới là suy nghĩ mà mọi người có về những gì mà phụ nữ và nam giới có khả năng về những công việc mà họ có thể làm. Định nghĩa này đã nêu lên được đặc điểm chung của định kiến. Đó là sự lẫn lộn giữa thực tế khách quan và ý nghĩa chủ quan. Sự nhận thức không dựa vào thực tế mà lại xuất phát từ “ suy nghĩ mà mọi người có. ” Do vậy, quan niệm định kiến thường không phản ánh được sự đa dạng và phong phú của các thành viên cũng như tiềm năng của nhóm.
Định kiến giới có những đặc điểm khác biệt và có tính chất phức hợp, xuất phát từ vị thế của đặc điểm giới và bị chi phối bởi vô số yếu tố hoàn cảnh. Các đặc điểm chính của định kiến giới được thể hiện ở khá nhiều khía cạnh.
- Thứ nhất là, định kiến giới được hình thành trên cơ sở niềm tin của mọi người về nam giới và nữ giới với đặc trưng điển hình nhất định “ vẫn phải có. ” Điều này được thể hiện dưới dạng kỳ vọng mà mọi người mong muốn thành viên của cả hai giới nam và nữ đều phải có và phải thực hiện.
- Thứ hai là, một đặc trưng nổi bật của định kiến giới là “ chỉ định gán cho. ” Tính chất này được hình thành trên cơ sở quan hệ tương tác và giao tiếp xã hội.
- Các nhân học được kinh nghiệm phân loại người theo giới tính từ khi còn rất nhỏ. “chỉ định gán cho” của định kiến giới có ảnh hưởng sâu đậm và kéo dài trong đời người.
Định kiến giới được biểu hiện dưới nhiều hình thức, thể hiện nổi bật ở ba khí cạnh sau của cuộc sống :
Quan niệm về cương vị, vị trí của nam giới và nữ giới trong xã hội; sự phân công các công việc của nam giới và nữ giới cũng như sự phân phối sản phẩn lao động và vị trí công việc của nam giới và nữ giới trong gia đình. Theo ba khía cạnh đó người mang định kiến với nữ giới sẽ cho rằng : Người phụ nữ không có khả năng nắm giữ những chức vụ quan trọng trong xã hội. Trong lao động sản xuất, đàn ông sẽ là người quyết định kế hoạch sản xuất, áp dụng kỹ thuật, phân phối thành quả lao động. Trong gia đình người phụ nữ chỉ là thứ yếu, làm những công việc vặt, không có quyền tham gia những công việc quan trọng, những nghi thức quan trọng trong gia đình, làng xóm….. ba khía cạnh biểu hiện định kiến với nữ giới nói trên được thể hiện cả trong nhận thức, niềm tin, thái đội đánh giá và xu hướng hành vi của chủ thể mang định kiến đó. Đây cũng chính là cơ sở để chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu của mình.
2.4 Khuôn mẫu giới.
Khuôn mẫu được coi là cơ chế quan trọng để duy trì các định kiến. Việc phân tích khuôn mẫu giới sẽ cho phép chúng ta lý giải nguồn gốc, sự hình thành và tồn tại định kiến giới.
Trong cuốn những Khái niệm cơ bản của Tâm lý học xã hội (NXB Thế giới- Hà nội- 1992), tác giả Fishercho rằng : khuôn mẫu dùng để chỉ các phạm trù mô tả được đơn giản hoá mà chúng ta tìm cách đặt người khác hay các cá nhân vào đó. Nói cách khác, khuôn mẫu là một phương thức cứng nhắc và quá đơn giản để nhìn nhận một con người không dựa trên phẩm chất thực tế của ngưới đó mà dựa trên những thuộc tính nhóm hoặc của giai cấp của người đó.
Trong hoàn cảnh thiếu hụt thông tin, hạn chế về thời gian, những biểu tượng được đơn giản hoá giúp cá nhân có hình ảnh giản ước về đối tượng, rút ngắn quá trình nhận thức. Khuôn mẫu bao giờ cũng được phát triển trong bối cảnh xã hội, trong sự đồng nhất hoá các thành viên của nhóm. Khi nhận thức về một người nào đó ta thường bị nhóm qui chiếu tác động vào nhận thức. Khuôn mẫu có thể tích cực hoặc tiêu cực và khi mang sắc thái tiêu cực, khuôn mẫu sẽ trở thành định kiến.
Từ đây, chúng ta có thể hiểu khuôn mẫu giới là những ý tưởng mọi người nghĩ phụ nữ và nam giới nên như thế nào và nên làm những công việc gì. Khuôn mẫu giới ở đây được hiểu là những thái độ tình cảm và cách cư xử được cho là phù hợp với mỗi giới xuất phát từ mong đợi cơ hội đối với nam hay nữ.
Ngay từ khi còn nhỏ, đứa trẻ đã được giáo dục theo khuôn mẫu giới tính. Vào tuổi trưởng thành, trẻ lại tin rằng một số năng lực có ở phụ nữ và nam giới là do bẩm sinh di truyền chứ không phải do giáo dục mà nên. Khi trưởng thành, các bậc cha mẹ lại áp đặt những phẩm chất tính cách mang đặc điểm giới lên con cái tuỳ theo giới tính của chúng. Điều này đã làm cho quá trình biến đổi định kiến