Đề tài Tìm hiểu về đạo Ixlam

Trước khi đạo Ixlam ra đời, tình hình tôn giáo ở A rập khá phức tạp - Đa số người A rập sùng bái đa thần, trong đó ba vị đại nữ thần là : Al. Lat (thần mặt trời); Al Uzza (thần vạn năng) và Manat (thần vận mệnh). Mỗi bộ lạc thông qua nghi thức tế lễ có một thần bảo hộ riêng cho bộ lạc mình. - Đạo Do thái và đạo Cơ đốc thờ một thần đã được truyền bá vào A rập. - Trước khi đạo Ixlam ra đời, trên bán đảo đã xuất hiện phái Hary có khuynh hướng nhất thần luận, chỉ thờ một thần duy nhất nhưng lại chưa có giáo nghĩa hoàn chỉnh, chỉ chú trọng tu luyện cá nhân. Tuy nhiên, sự tồn tại của nó cũng là yếu tố thúc đẩy sự ra đời của đạo Ixlam.

doc11 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1844 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu về đạo Ixlam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN : TÂM LÝ HỌC TÔN GIÁO TÌM HIỂU VỀ ĐẠO IXLAM Đạo Ixlam ra đời vào đầu thế kỷ VII, từ bán đảo ARập, chủ yếu lưu hành ở châu Á(Trung Quốc gọi là đạo Hồi). Sự ra đời của đạo Ixlam gắn liền với tên tuổi của Mohammed. Tín đồ đạo Ixlam gọi là Muslim, có tới khoảng 750 triệu người. Từ những năm 1970 đến nay, các quốc gia theo đạo Ixlam đã phát huy được những ảnh hưởng ngày càng lớn trong đời sống chính trị quốc tế. Hiện nay, trong những tôn giáo lớn trên thế giới, đạo Ixlam đang là đạo có nhiều biến động nhất với những tranh chấp tôn giáo xảy ra liên miên, khủng bố, bạo loạn kéo dài. (Điển hình là cuộc chiến tranh liên miên chưa biết ngày kết thúc của hai nước Ixaren và Palestin) Đây cũng là vấn đề chưa có hướng giải quyết khiến cho các tổ chức quốc tế cũng như những người ưa chuộng hoà bình vẫn luôn đang trăn trở. 1.Sự ra đời của Đạo Ixlam. 1.1 Bối cảnh xã hội Đạo Ixlam ra đời trong thời đại lịch sử xã hội A rập có nhiều biến động. Trình độ phát triển xã hội của các khu vực trên bán đảo lúc đó không đồng đều. Miền nam : là nơi cư trú của người Miha, người Xapôích và người Ximuê, điều kiện tự nhiên khí hậu thuận lợi, thích nghi phát triển nông nghiệp. Đây được coi là mảnh đất giàu có của A rập. Trước thời điểm này, người dân ở đây cũng đã trải qua các vương ttriều chế độ nô lệ, do nhiều nguyên nhân đã suy yếu và sụp đổ. Miền bắc : tưng xuất hiện một số tiểu vương quốc A rập nhưng sau đó trở thành phiên thuộc của Batư và Bygiăngtin Miền trung : là nơi cư trú của người dân du mục Pêtuin, trình độ xã hội lạc hậu, kinh tế chăn nuôi là chủ yếu. Vùng đất miền trung đang trong quá trình tan rã thị tộc, dần hình thành xã hội có giai cấp. Tại thành thị Mecca: nằm giữa điểm chốt giao thông giữa ba châu lục á, Âu, Phi, do đó sự phát triển thương nghiệp dẫn tới một sự phân hoá tất yếu --> chiến tranh tàn sát giữa các bộ lạc thị tộc, bộ lạc du mục và những cư dân buôn bán định cư. Sự trả thù này đã trở thành phong tục tập quán. Hai đế quốc Bygiăng và Batư cũng xảy ra chiến tranh do tranh giành con đường buôn bán ở A rập. Thiên tai, lũ lụt tàn phá làm tổn thất nhiều công trình nông nghiệp và xã hội ( miền Nam nhanh chóng suy yếu. A rập đối mặt với các nguy cơ xã hội ngày càng gay gắt, sự xâm nhập và uy hiếp của ngoại tộc, các tầng lớp trong xã hội đều tìm cách thoát ly khỏi tình trạng cùng cực. Trong hoàn cảnh đó, việc liên minh các dân tộc, xây dựng một đấ nước thống nhất đã trở thành một nhu cầu lịch sử khách quan và tất yếu. 1.2 Tình hình các tôn giáo Trước khi đạo Ixlam ra đời, tình hình tôn giáo ở A rập khá phức tạp Đa số người A rập sùng bái đa thần, trong đó ba vị đại nữ thần là : Al. Lat (thần mặt trời); Al Uzza (thần vạn năng) và Manat (thần vận mệnh). Mỗi bộ lạc thông qua nghi thức tế lễ có một thần bảo hộ riêng cho bộ lạc mình. Đạo Do thái và đạo Cơ đốc thờ một thần đã được truyền bá vào A rập. Trước khi đạo Ixlam ra đời, trên bán đảo đã xuất hiện phái Hary có khuynh hướng nhất thần luận, chỉ thờ một thần duy nhất nhưng lại chưa có giáo nghĩa hoàn chỉnh, chỉ chú trọng tu luyện cá nhân. Tuy nhiên, sự tồn tại của nó cũng là yếu tố thúc đẩy sự ra đời của đạo Ixlam. 1.3 Mohammed - khởi nguồn sáng lập đạo Ixlam Mohammed sinh năm 570, xuất thân từ một gia đình quý tộc sa sút ở Mecca có ông nội là người quản lý Thánh điện Mecca , rất có uy tín. Cha của Mohammed là một thương nhân nghèo, đã mất trước khi Mohammed ra đời. Mẹ của Mohammed mất khi ông lên sáu, Mohammed được bác nhận nuôi dưỡng. Năm 25 tuổi, Mohammed thành hôn với một bà goá, từ đó trở nên giàu có và ổn định. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sáng tạo tôn giáo – chính trị của ông sau này. Trước bối cảnh xã hội lịch sử của A rập thời bấy giờ, Mohammet với sự từng trải xã hội đã có những nhận thức sâu sắc về tình hình xã hội và tôn giáo trên bán đảo. Trước yêu cầu cấp bách của quần chúng, bị trào lưu xã hội thúc đẩy, ông đã bước lên võ đài cách mạng lịch sử to lớn. Tương truyền khi 40 tuổi (năm 610) Mohammet vào hang nhỏ ở núi Xira một mình tu luyện. Trong một đêm, thánh Allah (Allah chân chủ) đã cử thiên sứ Yibrail đến truyền đạt thần dụ và lần đầu tiên “Khải thị” cho Mohammet chân lý của kinh Coran, khiến ông trở thành “Thánh thụ mệnh”. Từ đó về sau, Mohammet tự xưng là sứ mệnh của “chân chủ”, bắt đầu đi truyền bá đạo Ixlem. Ban đầu, ông bí mật truyền giáo cho bạn bè thân thiết, về sau dần dần chuyển sang công khai với tất cả quần chúng Mecca nói chung. Trong khi hành đạo, Mohammet khuyên nhủ mọi người từ bỏ sùng bái đa thần, thờ Thánh Allah độc nhất vô nhị. Kinh thuyết của ông được giảng với lời lẽ xúc tích, ngắn gọn, có tiết tấu, giàu hình tượng nên có sức truyền cảm nhất định. Trước tình hình đó, các giai tầng quý tộc lo lắng cho lợi ích của mình vì vậy đã công kích và bức hại Mohammet và Muslin. Do đó, Mohammet truyền đạo được 13 năm ở Mecca dưới sự ủng hộ của dân nghèo nhưng vẫn chưa mở ra được cục diện. Năm 622, được sự hoan nghênh của Muslin về đổi mới tôn giáo, Mohammet cùng tín đồ đã thành công trong chuyến di chuyển giáo đồ về Yathrit. Để kỷ niệm sự kiện này, Muslim đã lấy năm 622 làm năm đầu của lịch Ixlam và ngày 16/7/622 là ngày Nguyên đán năm đầu tiên. Năm 630, Mohammet kéo quân đến Mecca và thành công trong cuộc chinh chiến tôn giáo. Chỉ trong một năm, tất cả các nhà thờ đã quy thuận đạo Ixlam. Trong đại hội mùa xuân năm 632, tụ họp lên tới 10 vạn tín đồ, Mohammet nhân danh thánh Allah tuyên bố “ hôm nay ta đã thiết lập xong một tôn giáo cao cả cho tất cả các người. Ta dâng trọn một ân huệ cho các người, ta đã lựa chọn đạo Hồi làm tôn giáo cho tất cả các người” Kể từ ngày đó, bán đảo A rập được thống nhất dưới lá cờ đạo Hồi. Ngày 8/6/632, Mohammet qua đời tại Madina, hưởng thọ 63 tuổi. 2. Những yếu tố dẫn tới thành công + Cuộc cách mạng tôn giáo do Mohammed tiến hành sở dĩ nhanh chóng đi tới thành công là do những yếu tố sau: + Cuộc cách mạng tôn giáo đó sở dĩ thành công là do nó phù hợp với tiến trình lịch sử xã hội Ảrập, phù hợp với yêu cầu khách quan từ phân tán tiến tới thống nhất của bán đảo A rập thời bấy giờ. Khi cách mạng tôn giáo của Mohammet thành công, mở ra cho chủ nô, quý tộc một viễn cảnh bán buôn rộng lớn trong một bán đảo thống nhất. Với tầng lớp dân nghèo và những người buôn bán vừa và nhỏ, giờ đây thương nghiệp phát triển, công việc làm ăn cũng dễ dàng hơn. Vì vậy cuộc cách mạng này được đông đảo giai tầng xã hội ủng hộ. + Xét một cách khách quan, cuộc cách mạng của Mohammet có ý nghĩa về kinh tế và chính trị, thế nhưng nó lại được tiến hành đưới cái áo khoác ngoài là tôn giáo. Chính sự kỳ diệu của tôn giáo đã thôi thúc các giai tầng khác nhau trong xã hội tìm kiếm hạnh phúc và lý tưởng của mình. + Ngay từ đầu, cuộc cách mạng tôn giáo đã lựa chọn con đường chính trị và tôn giáo hợp nhất. Công xã tôn giáo là một đảm bảo về tổ chức giúp Mohammed đi tới thành công. Thông qua tổ chức công xã tôn giáo, Mohammed thực hiện một loạt chế độ quân sự, chính trị, tôn giáo và nhiều chế độ khác, đặt cơ sở vững chắc cho thắng lợi của cách mạng tôn giáo. Đặc biệt sau khi vào thành Mecca, từ việc nắm giữ một thành phố, Mohammed tiến tới khống chế, chinh phục, thôn tính thành công toàn bộ bán đảo A rập. + Tài trí lãnh đạo khéo léo, linh hoạt cuộc cách mạng của Mohammed tùy theo sự phát triển của cuộc đấu tranh cách mạng tôn giáo, trong thời kỳ khác nhau, áp dụng những sách lược khác nhau cũng là một nhân tố quan trong dẫn tới thành công. 3. Giáo nghĩa cơ bản Giáo nghĩa đạo Hồi do ba bộ phận cấu thành : tín ngưỡng tôn giáo (Imani) ; nghĩa vụ tôn giáo (Ipatatơ) ; và thiện hành (Ybad) Tín điều cơ bản của đạo Ixlam là : “mọi vật không phải là chúa, chỉ có chân chúa”; tôn giáo Ixalem chỉ có một thần , thờ độc thần là thánh Allah, Mohammed không phải là thần, chỉ là sứ giả của thánh Allah. 3.1 Cương lĩnh, tín ngưỡng của các tín đồ Hồi Giáo Đạo Hồi có 6 tín ngưỡng gọi là "lục tín" đó là: + Tin chân thánh: Tức là tin rằng "ngoài thánh Allah không còn vị thần nào khác", "Thánh Allah là duy nhất, là độc nhất". Đây là nền tảng, là hạt nhân tín ngưỡng của Đạo Hồi không được phép thỏa hiệp hay xem thường. Đạo Hồi đòi hỏi các tín đồ "trong lòng thành" "ngoài miệng tụng niệm", "thân thể tuân hành". Tuyệt đối không được hoài nghi, tranh biện, có như vậy mới đạt được "toàn tín". + Tin Thiên sứ: Đây là điều tin thứ hai. Theo kinh Koran thì có rất nhiều thiên sứ, mỗi thiên sứ cai quản một công việc. Chẳng hạn có thiên sứ đảm nhiệm việc truyền đạt, có thiên sứ giữ vững trọng trách quan sát vũ trụ, và vạn vật. Theo truyền thuyết Hồi Giáo, trước khi thánh Allah lấy đất tạo ra con người đầu tiên, đã láy ánh sáng tạo ra thiên sứ để trung thành chấp hành mọi mệnh lệnh của đấng Allah, quan sát ghi chép không hề bỏ sót tất cả mọi hành vi thiện ác, tốt xấu của con người trong suốt cả cuộc đời. + Tin kinh điển: Tin rằng bộ kinh Koran là bộ kinh thần thánh do đấng Allah khải thị cho nhà tiên tri Mohammed, từ đó xây dựng uy quyền tuyệt đối của kinh Koran. Thấm nhuần đức tin này, các tín đồ Hồi Giáo cho rằng dù là về nội dung hay về mặt hành văn, kinh Koran là một kỳ tích có một không hai, không tiền hậu, không có gì có thể so sánh. + Tin sứ giả: "sứ giả" được coi là "quan hệ khổ sai" của Thánh Allah, nhận mệnh lệnh của thuyết truyền bá nhất thần giáo cho người đời. Tín điều này đòi hỏi các tín đồ Hồi giáo tôn sùng Mohammed, sứ giả và nhà tiên tri của đấng Allah. Trong Đạo Hồi có 124 nghìn nhà tiên tri và 28 vị sứ giả. Mohammed là một trong số những nhà sứ giả nổi tiếng. Nhà tiên tri là người trực tiếp nhận những khải thị của thánh Allah và đưa ra những điều dự đoán, còn sứ giả thì nhận những sứ mệnh chuyên môn do thánh Allah ủy thác. Do vậy địa vị của sứ giả cao hơn nhà tiên tri. Trong các thư dịch Hồi Giáo, khi nói đến sứ giả và nhà tiên tri đều nhằm chỉ Mohammed. + Tin kiếp sau: Các tín đồ Hồi Giáo tin rằng sau khi chết con người có thể sống lại và chịu sự phán xét của thánh Allah vào ngày tận thế. Theo giáo lý Đạo Hồi, cuộc đời con người ngắn ngủi nhưng kiếp sau tồn tại vĩnh hằng đây mới chính là nơi ở thực sự của mọi con người. Đến ngày tận thế, tất thảy mọi sự vật đều sẽ bị hủy diệt. Những con người đã chết từ ngày sáng thế tới nay đều sẽ được thánh Allah cho sống lại, rồi tề tựu đến trước mặt Thánh, tiếp nhận những lời phán xét. Ngày ấy được gọi là "Ngày phục sinh" hoặc"Ngày thanh toán","ngày thưởng thiện, báo ác". Thánh Allah sẽ phán xét từng người dựa vào công tội trên cõi đời này do thiên sứ đã ghi tỉ mỉ ai sẽ là người được đến thiên đường, ai sẽ là người phải xuống địa ngục. + Tin tiền định: Là hạt nhân của thuyết định mệnh Hồi Giáo. Các tín đồ Hồi Giáo tín ngưỡng rằng số phận con người do thánh Allah an bài. Trước khi chào đời, tất cả được sắp đặt xong xuôi, con người không có cách gì cưỡng lại. Đó là định mệnh. 3.2 Nghĩa vụ tôn giáo Nghĩa vụ tôn giáo mà Muslim phải thực hành có 5 mục: + Niệm tức là tụng niệm "thanh châm ngôn" không những phải "nội tâm thành tín" mà còn cần phải "mồm lưỡi nói ra". Đọc ra âm để công khai bộc lộ hoặc "làm chứng" sự tín ngưỡng đối với đạo Ixlam. + Lễ Lễ tức là lễ bái đây là một loại nghi thức tôn giáo biểu thị sự quy thuận, cảm ơn, tán tụng, khẩn cầu, bẩm báo của Muslim đối với Allah, lấy cái đó để bảo trì tâm linh thuần khiết, cầu phúc diệt tai họa. Thời kỳ đầu, các tín đồ ở Mecca lễ bái 2 lần. Sau khi tới Mactina đổi thành lễ bái 5 lần. Trước khi lễ bái cần phải làm "lễ tinh". Nơi lễ bái phải sạch sẽ, lúc lễ bái phải hướng mặt về phía thánh đường Mecca. Hoàn thành 1 loạt động tác như đứng nghiêm, tán tụng, cong lưng, cúi đầu… + Trai Cứ đến tháng 9 theo lịch Ixlam trai giới 1 tháng. Thời gian này, mỗi ngày từ sáng tinh mơ tới lúc mặt trời lặn cấm ăn uống và động phòng. Người ốm, người lữ hành, phụ nữ có thai vào thời gian cho con bú sữa có thể ngoại lệ, lấy việc kéo dài trai giới và thí xá để chuộc tội. + Khóa Tức là giao nạp thiên khóa. Đây là 1 loại thuế tôn giáo, lấy danh nghĩa Allah để trưng thu của các tín đồ. Hiện nay, trong các quốc gia Ixlam tình hình không giống nhau, có nước chỉ coi thiên khóa là một loại tự do thí xả về mặt tôn giáo, tách biệt hẳn với việc thu thuế Nhà nước. + Triều Tức là triều bái, Đạo Ixlam quy định, phàm thanh niên nam nữ Muslim thân thể mạnh khỏe, đường đời xuôi thuận, có năng lực kinh tế, trong đời ít nhất phải đến thánh đường Mecca một lần. Hoạt động triều bái là một lễ hội to lớn vô cùng náo nhiệt của cộng đồng Muslin trên toàn thế giới. Những năm gần đây, số người hàng năm triều bái đã lên tới 2 triệu người. 3.3 Thiện hành (Ybad) Đạo Ixlam có một số quy định về phương diện cuộc sống thường ngày, trở thành phong tục tập quan truyền thống của nhiều dân tộc tín ngưỡng đạo Ixlam. Đạo Ixlam chú trọng về xu hướng thanh khiết, trong sạch, đối với điều này có yêu cầu nghiêm khắc. Về mặt ăn uống, không ăn thịt súc vật chết, tiết lợn và những loài gia cầm, gia súc giết mổ chưa tụng tên thánh Ala. Đối với việc uống rượu đạo Ixlam coi nó cũng như đánh bạc, có tác hại rất lớn, cần phải ngăn cấm. Đạo Ixlam có 3 ngày tết chủ yếu. Tết khai trại (ngày 1/10 theo lịch Ixlam). Tết giết súc vật (10/12 theo lịch Ixlam), Tết thánh (10/03 lịch Ixlam). 4. Kinh Koran 4.1 Lai lịch kinh Koran Kinh Koran là kinh điển thần thánh duy nhất của Đạo Ixlam, là nguồn gốc chế độ tín ngưỡng và tôn giáo của đạo Ixlam, là nguyên tắc căn bản của pháp lý đạo Ixlam, và lập pháp nhà nước Ixlam, là chuẩn mực tối cao để chỉ đạo mọi hành vi cá nhân và đời sống xã hội Muslim. Từ Koran tiếng A rập có nghĩa là tụng niệm, truyền giảng. Theo truyền thuyết thì kinh Koran chính là lời phán truyền của thánh Ala được lưu giữ trên 7 tầng mây, được thiên thần Capeli truyền lại cho vị sứ giả cao cả Mohammed. Kinh được khải thị trong suốt 23 năm truyền giáo của Mohammed Chương Hòn Máu được khải thị đầu tiên. Cứ mỗi lần khải thị một số tiết hoạch một số tiết có chương ngắn (chương đầu gồm 7 tiết có chương dài chương 6-165 tiết). Lúc đầu kinh được ghi chép lộn xộn trên da thú, xương bả vai cừu… Sau khi Mohammed qua đời, dưới thời kỳ Khalifa tức người kế nghiệp đầu tiên Abu Bekr, những tín đồ thuộc kinh phần lớn đã hy sinh trong chiến trận. Lo sợ kinh bị thất truyền Abu Bekr đã ra lệnh cho một số đệ tử còn thuộc kinh thu thập và chỉnh lý lại rồi do đích thân Abu Bekr cất giữ. Đến khi Abu qua đời Khalifa thứ hai Omar tiếp tục bảo quản kinh. Sau khi ông mất, vợ con ông tiếp tục cất giữ. Đến đời Khalifa thứ 3 Osman, để tránh tình trạng tam sao thất bản, ông ra lệnh chép lại bộ kinh do vợ con Omar cất giữ thành 7 bản, phân phát cho các thành phố và hủy bỏ tất cả các dị bản khác. Bộ kinh được gọi là bản gốc hoặc bản Osman. 4.2 Nội dung Toàn bộ kinh Koran gồm 30 quyển, 114 chương, 6236 tiết. Tên cũng như thứ tự các tiết do Mohammed sắp xếp. Thứ tự các chương là do độ dài ngắn, chương dài trước chương ngắn ở sau. Chương mở đầu là trường hợp ngoại lệ, tuy ngắn nhưng được xếp lên trên đầu. Các chương tiết Mecca và các chương tiết Medina khác hẳn nhau về nội dung và phong cách. Các chương Mecca nói về thời kỳ Mohammed gian khổ thành lập tôn giáo mới. Các chương tiết phần lớn đều ngắn gọn, sáng sủa. Nội dung chủ yếu đề cập đến các giáo lý hồi giáo, tuyên bố thánh Ale là đấng sáng tạo duy nhất. Các tín đồ Hồi Giáo, nếu làm đúng lời thánh Ala dạy sẽ được báo đáp trên thiên đường. Nếu không sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc nơi địa ngục. Các chương Medina được khải thị trong thời kỳ Đạo Hồi phát triển thuận lợi. Phần lớn đều rất dài, lập luận ôn hòa. Chủ yếu trình bày các giáo pháp của Đạo Hồi. Bên cạnh việc trình bày các nghi lễ thờ cúng trai giới, triều bái còn nói đến việc cấm rượu chè, cờ bạc, ăn thịt súc vật chết… hoặc những đạo luật dân sự, hình sự về tội giết người ăn trộm, ly hôn… Kinh Koran còn viện dẫn nhiều truyền thuyết thần thoại, ngôn ngữ… nhằm mục đích truyền giáo. Các tín đồ Hồi Giáo coi Kinh Koran như vật linh thiêng, thần thánh, nó đã thâm nhập vào đời sống con người và trở thành di sản văn hóa quý báu. 4.3 Ý nghĩa của Kinh Koran Về mặt ngôn ngữ: Kinh Koran đã làm cho ngôn ngữ A rập thống nhất và được bảo tồn. Sau khi Đạo Hồi được xác lập, cùng với sự khuyên trương đối ngoại của các đời Khalifa, sự hình thành đế quốc A rập, sự truyền bá tôn giáo, ngôn ngữ A rập, ngôn ngữ kinh điển dùng trong kinh Koran được quy định thành ngôn ngữ chính của các địa phương và quốc gia bị chinh phục. Sự ra đời của Kinh Koran thúc đẩy sự phát triển của văn hóa A rập – Hồi Giáo. Về mặt văn hóa: Các tín đồ Hồi Giáo muốn hiểu rõ ý nghĩa, nội dung và hình thức diễn đạt của kinh văn đã đi sâu nghiên cứu ngữ nghĩa, ngữ pháp tu từ của ngôn ngữ A rập tiêu chuẩn. Ngoài ra còn một số người ra công thu thập các bài thơ, ngạn ngữ, sâm ký… biên soạn thành sách, cơ sở quý giá cho việc nghiên cứu văn học cổ đại A rập. Thêm nữa, nội dung Kinh vô cùng phong phú chứa đựng nhiều câu chuyện lịch sử, truyền thuyết là nguồn cảm hứng dạt dào cho biết bao thế hệ nhà thơ, nhà văn, họa sĩ… Tóm lại sự ra đời của đạo IXLam đã có những ý nghía lịch sử xã hội nhất định. Tồn tại ngày càng lớn mạnh cho đến ngày nay, tuy có nhiều biến động nhưng đạo Ixlam là đã trở thành một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới, có ảnh hưởng to lớn trên mọi phương diện : văn hoá, kinh tế, chính trị. Mục Lục 1.Sự ra đời của Đạo Ixlam. 1 1.1 Bối cảnh xã hội 1 1.2 Tình hình các tôn giáo 2 1.3 Mohammed - khởi nguồn sáng lập đạo Ixlam 2 2. Những yếu tố dẫn tới thành công 4 3. Giáo nghĩa cơ bản 5 3.1 Cương lĩnh, tín ngưỡng của các tín đồ Hồi Giáo 5 3.2 Nghĩa vụ tôn giáo 6 3.3 Thiện hành (Ybad) 7 4. Kinh Koran 8 4.1 Lai lịch kinh Koran 8 4.2 Nội dung 9 4.3 Ý nghĩa của Kinh Koran 9
Tài liệu liên quan