Đề tài Tìm hiểu về nhân vật lịch sử Trần Thúc Nhẫn(1841 – 1883)

Trần Thúc Nhẫn hay còn được gọi là Trần Thúc Bình (1841- 1883), là một trong những nhân vật quan trọng, trong khúc quanh của lịch sử nước nhà, nữa cuối thế kỷ XIX. Khi mà ở giai đoạn này nhiều vấn đề phức tạp của lịch sử nhân loại và dân tộc đã liên tiếp xảy ra, nó giống như một “ma trận”mà không nước nào có thể cưỡng lại và thoát ra được cụ thể: Về thế giới đó là sự phát triển ngày càng lớn mạnh và hoàn thiện của chủ nghĩa tư bản, theo sau đó là quá trình bành trướng và xâm lược thuộc địa. Còn ở trong nước đó là những mưu đồ và công cuộc xâm lược một cách trắng trợn của bọn thực dân Pháp và phong trào kháng chiến chống pháp của nhân dân ta, sự phân hóa về mặt nội bộ triều đình Huế với những cuộc đấu tranh về mặt tư tưởng, chính trị, nên hòa hay nên chiến? chiến thì như thế nào? Còn hoà thì như thế nào mà giữ được độc lập?.Thực tế đó đòi hỏi cần phải có một sự nhận thức một cách đúng đắn và khoa học. Là một nhân vật được sinh ra và ra làm quan trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động và phức tạp với những “khúc xạ” khác nhau. Do đó cuộc đời và sự nghiệp của Trần thúc Nhẫn cần được phải xem xét, đánh giá một khách quan và khoa học, giống như giới nghiên cứu đã từng làm đối với các nhân vật trước, sau hoặc cùng thời với ông như: Phan Thanh Giản,Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường , để rồi từ đó mới có thể giải quyết được những vướng mắc trong nhận thức và cách đánh giá của hậu thế mỗi khi nhìn nhận về sự nghiệp và cuộc đời của ông. Như vậy với ý nghĩa đó, thiết nghĩ theo tôi việc nghiên cứu toàn diện về nhân vật TrầnThúc Nhẫn trong giai đoạn này là một việc làm hết sức cần thiết.

doc48 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 6550 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về nhân vật lịch sử Trần Thúc Nhẫn(1841 – 1883), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 0 I. Mục đích, ý nghĩa, lý do chọn đề tài 1 II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 III. Giới hạn nghiên cứu vấn đề 3 IV. Phương pháp nghiên cứu 3 V. Đóng góp của đề tài 4 VI.Bố cục của đề tài 5 CHƯƠNG I: BỐI CẢNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM NỬA SAU XIX 7 I.Bối cảnh thế giới 7 1. Tình hình chung. 7 2. Nước Pháp và công cuộc chuẩn bị xâm chiếm Việt Nam. 8 II. Bối cảnh trong nước: 13 1.Vài nét về tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược: 13 2.Cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp của triều đình phong kiến Huế và nhân dân Việt Nam( 1/9/1858 đến 24/6/1867): 16 CHƯƠNG II: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA TRẦN THÚC NHẪN 23 I. Vài nét về tiểu sử, gia thế Trần Thúc Nhẫn: 23 II. Trần Thúc Nhẫn với sự nghiệp chống thực dân Pháp xâm lược (1867-1883): 24 Chương III. ĐÁNH GIÁ NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRẦN THÚC NHẪN 31 I. Những đóng góp: 31 II. Những hạn chế: 36 KẾT LUẬN. 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 PHỤ LỤC 40 MỞ ĐẦU I. Mục đích, ý nghĩa, lý do chọn đề tài Trần Thúc Nhẫn hay còn được gọi là Trần Thúc Bình (1841- 1883), là một trong những nhân vật quan trọng, trong khúc quanh của lịch sử nước nhà, nữa cuối thế kỷ XIX. Khi mà ở giai đoạn này nhiều vấn đề phức tạp của lịch sử nhân loại và dân tộc đã liên tiếp xảy ra, nó giống như một “ma trận”mà không nước nào có thể cưỡng lại và thoát ra được cụ thể: Về thế giới đó là sự phát triển ngày càng lớn mạnh và hoàn thiện của chủ nghĩa tư bản, theo sau đó là quá trình bành trướng và xâm lược thuộc địa. Còn ở trong nước đó là những mưu đồ và công cuộc xâm lược một cách trắng trợn của bọn thực dân Pháp và phong trào kháng chiến chống pháp của nhân dân ta, sự phân hóa về mặt nội bộ triều đình Huế với những cuộc đấu tranh về mặt tư tưởng, chính trị, nên hòa hay nên chiến? chiến thì như thế nào? Còn hoà thì như thế nào mà giữ được độc lập?...Thực tế đó đòi hỏi cần phải có một sự nhận thức một cách đúng đắn và khoa học. Là một nhân vật được sinh ra và ra làm quan trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động và phức tạp với những “khúc xạ” khác nhau. Do đó cuộc đời và sự nghiệp của Trần thúc Nhẫn cần được phải xem xét, đánh giá một khách quan và khoa học, giống như giới nghiên cứu đã từng làm đối với các nhân vật trước, sau hoặc cùng thời với ông như: Phan Thanh Giản,Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường…, để rồi từ đó mới có thể giải quyết được những vướng mắc trong nhận thức và cách đánh giá của hậu thế mỗi khi nhìn nhận về sự nghiệp và cuộc đời của ông. Như vậy với ý nghĩa đó, thiết nghĩ theo tôi việc nghiên cứu toàn diện về nhân vật TrầnThúc Nhẫn trong giai đoạn này là một việc làm hết sức cần thiết. Là một sinh viên khoa lịch sử, tôi không thể không quan tâm đến các nhân vật lịch sử, nhất là đối với những con người từng có công trạng lớn như Trần Thúc Nhẫn. Chính vì vậy tôi mà đã quyết định chọn đề tài “tìm hiểu về nhân vật lịch sử Trần Thúc Nhẫn(1841 – 1883)” để làm bài niên luận cuối khóa cho năm học của mình, tôi nghĩ rằng qua nghiên cứu đề tài này nó sẽ giúp ích rất nhiều cho tôi trong công tác nghiên cứu khoa học và thực tiễn và hơn nữa nó sẽ đóng góp trong việc giải quyết một phần nhỏ những vấn đề còn khúc mắc đối với một nhân vật lịch sử còn nhiều điều “ẩn chứa”này. II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nói về lịch sử nghiên cứu vấn đề, thực chất ở đây đó chính là quá trình nhận thức về vấn đề được nghiên cứu, cụ thể hơn đó chính là nhân vật lịch sử Trần Thức Nhẫn. Tại đây nó luôn được thể hiện ở rất nhiều những góc độ khác nhau, những cái nhìn khác nhau… Đó hoặc là các “nghệ sĩ dân gian” những con người đương thời, các sử gia phong kiến, tư sản, các học giả nước ngoài…, các nhà sử học Mácxít, thông qua việc dựa trên những địa vị, mỗi thời kì, cũng như những khác biệt về chế độ chính trị, mà cách nhận thức về nhân vật lịch sử có những quan điểm, lập trường khác nhau, đúng hay là sai, khoa học hay là phản khoa học. Do là người được sinh ra, lớn lên và ra làm quan trong thời buổi loạn lạc cho nên hiện nay những nguồn sử liệu viết về ông buổi đương thời cũng như hiện nay là hết sức hạn hẹp, nếu có chăng đi nữa thì đó cũng chỉ là những bước phác thảo, sơ lược về tên tuổi và cuộc đời của ông ví như đó là các cuốn sách như Đại Nam Thục Lục, Đại Nam liệt truyện, Việt Nam danh nhân từ điển, Huế 1885 – Thái Vũ, Bản sơ yếu lí lịch về di tích lăng mộ về Trần Thúc Nhẫn ở Huế, hay là các cuốn sách giáo khoa như “ Lịch sử Việt Nam tập II” của giáo sư Đinh Xuân làm chủ biên, “Trần Văn Giàu tổng tập….”…vv hoặc kế đó gần hơn nữa ngay chính trong gia phả của dòng họ ông ở thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế thì những “kỉ niệm” viết về ông cũng thật sự không nhiều thậm chí đôi khi chỉ còn là những “sự tích”, còn đọng lại qua các lời kể của những thế hệ sau ông. Như vậy qua đó để cho chúng ta thấy rằng khi nghiên cứu về nhân vật lịch sử Trần Thúc Nhẫn tôi dường như không có nhiều nguồn tư liệu để “phục chế” lại một cách toàn diện nhất, cũng như là những mặt đối chiếu, so sánh giữa các nguồn tư liệu một cách tốt nhất. Mà chỉ có thể phản ánh, xác minh với một cố gắng cao nhất có thể. III. Giới hạn nghiên cứu vấn đề Như ở phần trước đã nêu cho thấy việc nghiên cứu về Trần Thúc Nhẫn tuy rằng không phải là nhiều. Nhưng những đóng góp của ông trong sự nghiệp quan trường và đấu tranh giữ gìn đất nước thì ít nhiều cũng đã được ghi nhận qua các bài viết, sách, sổ tay, hồ sơ và quan trọng hơn nữa là với qui mô của một bài niên luận đã không cho phép tôi có tham vọng gì lớn, mà chỉ có thể nghiên cứu một phần nào đó về cuộc đời và sự nghiệp của ông bằng việc trên cơ sở những khung thời gian, và nguồn tư liệu hiện có trong tay. IV. Phương pháp nghiên cứu Vốn được xem là một điều “bất di bất dịch” mà khoa Mác xít đã chỉ rõ : “Trong mọi vấn đề thuộc khoa học xã hội, phương pháp chắc chắn và cần thiết để thể hiện có được một thói quen và đề cập vấn đề một cách đúng đắn mà không bị xa đắm vào nhiều những chi tiết và thật nhiều ý kiến đối lập nhau, thì điều quan trọng thứ nhất của khoa học là không nên quên sự liên hệ lịch sử căn bản, là nhận xét vấn đề theo quan điểm sau đây : Một hiện tượng nào đó đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào ? Các giai đoạn phát triển của nó là gì? Mà đứng trên quan điểm của sự phát triển của nó, để xem hiện tượng đó đã trở nên như thế nào?” Qua đó cho chúng ta thấy rằng, như vậy muốn nghiên cứu hay đánh giá một nhân vật lịch sử thì việc đầu tiên là phải xem xét bối cảnh lịch sử và trực tiếp xem xét bản thân sự kiện lịch sử hay nhân vật lịch sử đó, để qua đó mà có thể tránh được những khuynh hướng tách rời điều kiện lịch sử cụ thể với những điều kiện đặt ra một cách quá đáng. Hay dùng tiêu chí hiện nay để làm chuẩn mực khi nhìn về quá khứ. Vì như thế nó sẽ làm mất đi tính trung thực, khách quan của lịch sử. Do đó tại niên luận này ngoài những phương pháp chính của sử học MácXít như: phương pháp lịch sử, phương pháp logic…, thì bên cạnh đó trong quá trình nghiên cứu vấn đề này người viết bài còn sử dụng cả những phương pháp như: phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu sử liệu…bởi lẽ với một điều đơn giản rằng: đây là một giai đoạn đầy uẩn khúc trong suốt quá trình phát triển của lịch sử nước nhà, cũng do vậy mà việc đánh giá một nhân vật lịch sử với tư cách là sản phẩm của thời đại, là một vấn đề không hề đơn giản. Do đó cần phải luôn đặt nó trong những mối liên hệ vào những hoàn cảnh lịch sử nhất định, để rồi mới có thể thấy được những công việc đã làm được hoặc chưa làm được của ông so với những nhu cầu của đất nước đặt ra, và qua đó cũng tìm ra được những kết luận, đánh giá về ông một các khách quan nhất. V. Đóng góp của đề tài Mặc dù rất khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn tư liệu, và có nhiều điều còn bỡ ngỡ trong việc bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu, cũng như là khả năng tư duy còn hạn chế, hơn thế nó còn là một đề tài tương đối rộng qua sự xâu chuỗi của một quá trình lịch sử từ trước khi thực dân pháp xâm lược 1858 cho đến sự kiện thất thủ Thuận An 1883 và một phần nhỏ trong giai đoạn sau đó, cũng như những dư âm còn đọng lại trong nhân gian cho đến nay đã làm cho mỗi chúng ta cần phải có sự cân nhắc khi chọn và nghiên cứu đề tài này. Song với sự say mê, niềm tâm huyết bước đầu của một nhà nghiên cứu, cộng với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các anh chị sinh viên trước và cùng khóa dường như đã tiếp thêm cho tôi một động lực, một sức mạnh giúp tôi nhanh chóng hoàn thành đề tài này. Qua đề tài này mặc dù tuy không đủ, toàn diện trong khi nghiên cứu, song tôi cũng hi vọng mình có thể cung cấp những thông tin cần thiết, có thể nhất về bối cảnh lịch sử, cuộc đời và sự nghiệp của ông, cũng như là những lời nhận xét của riêng cá nhân mình, cho những ai vốn quan tâm đến các nhân vật trong lịch sử nước nhà. Xa hơn nữa là có thể đóng góp một phần nào đấy vào sự nghiệp của nền sử học nước nhà khi nghiên cứu về các nhân vật lịch sử, bằng việc trên cơ sở dựa vào những nguồn tư liệu, sự lập luận, cách đánh giá của chính bản thân cá nhân tôi. VI.Bố cục của đề tài Do yêu cầu của bài viết cũng như là tham vọng không quá lớn của tác giả, nên tại niên luận này của tôi về cơ bản được chia làm 3 chương chính, ngoài lời mở đầu, kết luận và phục lục. Cụ thể nội dung niên luận sẽ được giải quyết ở những vấn đề sau. Chương I. Bối cảnh lịch sử lịch sử Thế Giới và Việt Nam nữa cuối thế kỷ XIX. I. Bối cảnh thế giới 1. Tình hình chung. 2. Nước Pháp và công cuộc chuẩn bị xâm chiếm Việt Nam. II. Bối cảnh trong nước 1. Vài nét về tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược. 2. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp của triều đình phong kiến Nguyễn và nhân dân Việt Nam( 1-9-1858 đến 24/61867). a. Công cuộc kháng chiến của triều đình phong kiến. b. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp của nhân dân ta. Chương II. Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Thúc Nhẫn I. Vài nét về tiểu sử,gia thế Trần Thúc Nhẫn. II.Trần Thúc Nhẫn với sự nghiệp chống thực dân Pháp xâm lược (1867-1883). Chương III. Đánh giá về nhân vật lịch sử Trần Thúc Nhẫn I. Những đóng góp. II. Những hạn chế. CHƯƠNG I: BỐI CẢNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM NỬA SAU XIX: I.Bối cảnh thế giới 1. Tình hình chung. Có thể tạm nhận định một điều rằng: Vào buổi giao thời giữa thời trung đại và cận đại thuộc địa của các nước Châu Âu ở Châu Á, Châu Phi là chưa nhiều . Khi mà Bồ Đào Nha cường quốc thuộc địa của châu Âu vào cuối thế kỷ XV- đầu XVI cũng mới chỉ dừng lại ở những vùng ven của bờ biển châu Phi, vịnh Pécxích, Đông Nam Á chủ yếu là ở Indonesia, hay người Tây Ban Nha cũng mới chỉ là ở hướng Tây bán cầu. Tuy nhiên từ nữa cuối XVII đến nữa đầu XIX, Nhất là cuối XIX với sự hoàn thiện dần và phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thông qua việc xác lập, thắng lợi của các cuộc cách mạng Tư sản (như ở Anh 1640, Pháp 1789, Đức 1848, Ý 1848-1849…), Cách mạng công nghiệp (ở Anh vào cuối thế kỷ XVIII, Pháp 1848-1852 và được hoàn thành vào những năm 60 của XIX….). Tất cả những điều đó đòi hỏi các nước tư bản Châu Âu cần phải có những chính sách về mặt thị trường và thuộc địa, mới có thể đáp ứng được những “nguyện vọng” đang phát triển một cách cực kỳ nóng bỏng của nền kinh tế và lòng tham của các chính giới Tư sản. Cũng vì vậy mà nguy cơ bị xâm lược của các quốc gia vốn còn đang trong tình trạng mông muội, lạc hậu về văn hoá , trì trệ về kinh tế, mang nặng tính độc tôn, bản vị hẹp hòi, chưa có ý thức nảy nở về khu vực và thế giới ở các quốc gia châu Á là một điều khó tránh khỏi. Là một trong những quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á - Một khu vực có diện tích khoảng trên 4 triệu Km2 trải ra trên một phần đất từ 920 đến 1400 Kinh đông và từ khoảng 280 Vĩ bắc chạy qua xích đạo đến 150 Vĩ nam. Tại đây, cùng với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú , thì Đông Nam Á còn được coi là một khu vực có vị trí chiến lược quan trọng “là hành lang, cầu nối giữa thế giới Trung Quốc, Nhật Bản với khu vực Tây Á và Địa Trung Hải” [10;5], nơi có eo biển Malacca là trung tâm vận chuyển dầu mỏ cực kỳ quan trọng và là cửa ngõ chiến lược để đi vào khu vực châu Á- Thái Bình Dương” [7;242]. Do vậy, là một nước có vị trí đầu cầu, nút cổ chai để đi vào bên trong Đông Nam Á lục địa, cũng như là địa vị trung tâm của cả khu vực. Việt Nam ngay từ rất lâu đã luôn trở thành đối tượng dòm ngó của nhiều nước tư bản Âu – Mỹ, trong số đó lớn nhất, nguy hiểm nhất và thực tế nhất là đế quốc Pháp. 2. Nước Pháp và công cuộc chuẩn bị xâm chiếm Việt Nam. Cũng không nằm ngoài tham vọng trong số những nước tư bản Âu – Mỹ khác. Đứng trước sự phát triển đang ngày một mạnh mẽ của nền kinh tế, cùng những “thúc dục” trong công cuộc chạy đua thuộc địa, nhất là với đế quốc Anh và nhiều nước Tư bản khác. Nước Pháp, đặc biệt kể từ sau khi đã bước đầu hoàn thành cuộc cách mạng tư sản (1789) của mình cũng đã nhanh chóng lao chân vào công cuộc mở rộng thuộc địa cho riêng mình trên tất cả các lục địa. Tại châu Á, quá trình đó đã bắt đầu được thực hiện manh nha ngay từ những năm đầu của XVI-XVII, đặc biệt trong số đó tại Việt Nam để có thể “ chen chân” mình vào một cách sâu hơn, thì ban đầu giới thương nhân và giáo sĩ Pháp đã không ngần ngại tìm đủ mọi thủ đoạn, chịu đựng mọi gian khổ để mong có được một “thế” đứng vững chắc, qua đó nhằm phục vụ cho những mưu toan lâu dài. Trong sốs đó mối quan hệ giữa Nguyễn Ánh và Bá Đa Lộc là một dịp không có lúc nào tốt hơn cho nước Pháp, cụ thể: Tại đây lợi dụng những “ân hụê” của Bá Đa Lộc đã giành cho Nguyễn Ánh trong cuộc chiến tranh “cướp đoạt” lại vương quyền từ nhà Tây Sơn và sự “đền ơn”mà Nguyễn Ánh đã trả lại cho những người Pháp đã từng giúp đỡ mình. Nước Pháp dường như đã “cài lại một số nhà gián điệp” làm quan cho nhà Nguyễn như Jean Baptiste, Chaigneau, Vannier… và thực tế những người này tuy làm quan nhưng họ chưa bao giờ quên đi “ mẫu quốc”(chỉ nước Pháp ĐVN), trái lại họ luôn rắp tâm tìm cơ hội phục vụ quyền lợi. Tuy nhiên trong giai đoạn này do cuộc chiến tranh cách mạng chống lại liên minh phong kiến châu Âu can thiệp và bọn lưu vong đã không cho nước Pháp có thể hành động trực tiếp, tuy vậy nước Pháp vẫn không ngừng dòm ngó Việt Nam. Sang thời Bonaparte sau khi dựa vào giai cấp tư sản và quân đội để làm cuộc đảo chính thắng lợi và thiết lập nền chuyên chính quân chủ của giai cấp tư sản . Mặc dù rất bận chiến tranh với các nước Anh, Áo, Nga…nhưng nước Pháp chưa bao giờ quên đi Việt Nam, biểu hiện: Ngày 25/11/1801, viên toàn quyền Pondichery là Charpentier de Conssigny đã gửi báo cáo về nước đề nghị chính phủ Pháp cử gấp sứ thần vào tàu chiến sang Việt Nam để “ ký một hiệp ước liên minh hữu nghị và thương mại” với Gia Long. Song lúc đó , Bonapate đang phải đối đầu với việc cấp bách cả về đối nội lẫn đối ngoại nên đành bỏ rơi ý đồ đó và phải đến sau khi hoà ước Amiens ( 27/3/1802), chiến tranh Anh – Pháp tạm thời chấm dứt, thì mới tìm cách “ hợp pháp hoá” việc bành trướng của nước Pháp và trong nhiệm vụ đó tướng Decaen được giao trọng trách cầm đầu một đội quân viễn chinh trong vùng Ấn Độ Dương, đã gặp Dayot báo cáo tình hình cụ thể tại Việt Nam, cùng lúc giao cho Decaen một số bản đồ chi tiết về giao thông đường biển và xung phong nhận phái viên tại Việt Nam, vì Dayot cho rằng: “ Tôi ( Dayot) biết rất kỷ xứ nằy , nhà vua ở đó lại luôn có lòng yêu mến tôi”[5;6]. Hơn nữa sau khi lên ngôi ( 1804) Bonapate còn cho rằng : “ sự thiết lập một căn cứ quân sự của Pháp tại vùng biển Trung Hoa về mặt quân sự là một điều kiện có lợi, trong trường hợp Pháp đánh nhau với Anh” [5;6.] và trong việc thực hiện nhiệm vụ đó ông ta đã đặt nhiều tin tưởng vào vai trò của giáo hội và các giáo sĩ giúp ích có lợi cho chúng tôi (nước Pháp) ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ. “Tấm áo của họ sẽ dùng để che dấu những mưu đồ chính trị và thương mại”[5;6]). Tới đó năm 1811, Napoleon I lại giao cho triều đình xem xét lại đề nghị của Dayot . Sang đầu 1812 lại bắt thượng thư bộ hải quân báo cáo tỉ Mỹ về phái đoàn Bá Đa Lộc măm 1787, với việc không nằm ngoài ý định đưa vào một văn kiện vốn đã từng bị bỏ rơi suốt trong 17 năm qua ( 1787-1804)- Hoà ước Versaile 28/11/1787. Song tất cả những ý đồ này của Napoleon I đều không có điều kiện thực hiện vì : Ngay sau khi hoà ước Amiens bị xé (1803) tình hình châu Âu lại có những chuyển biến bất lợi cho Pháp, để cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của Napoleo I ( 1815- sau trận đánh lịch sử Warteclo) . Tuy vậy, ngay trong 100 ngày “phục hồi” của đế chế thứ nhất, mặc dù đang còn rất nguy khốn trước sự liên minh tấn công của phe đồng minh, song nước Pháp vẫn không chịu rời bỏ âm mưu nhòm ngó Việt Nam bằng việc các thương gia và giáo sĩ vẫn tiếp tục gửi những báo cáo “ mật” về cho chính phủ Pháp. Nối tiếp sau Napoleon I, sang thời louis XVIII (1815), ông lại tiếp tục sự nghiệp còn “ dang dở” của các vị hoàng đế “tiền nhiệm” trước đó. Với việc liên tiếp cử các đoàn tàu thương mại, những phái bộ sang Việt Nam ( nhất là trong khoảng thời gian từ 1815 – 1817) chủ yếu là đến các cảng biển lớn như: Sài gòn, Đà Nẵng, qua đó đánh dấu sự trở lại của nước Pháp trên mảnh đất Việt Nam, và cũng trong khoảng thời gian này lợi dụng sự tiếp đãi “nồng hậu, dễ dãi” ( nhấn mạnh) của triều đình Gia Long, nhiều thương gia, giáo sĩ và các quan chức Pháp đã “ trà trộn” một cách nhanh chóng cho những âm mưu của mình, điển hình là vụ Boret- một tay mại biển ngay sau khi vừa đến Huế, đã tìm ngay đến nhà của Chaigneau và Vannier , cũng tại đây chính Boret đã đánh giá cao lòng “ sốt sắng” và nhiệt tình của hai người này “ Họ thật xứng đáng với lòng biết ơn của hoàng đế nước Pháp và mọi người dân Pháp luôn luôn tha thiết với bất cứ một việc nào có thể góp phần vào nền thịnh vượng chung của Tổ quốc nước Pháp[5;7]. Mặt khác, cũng chính trong thời gian này hầu tước và thủ tưởng Richelieu cũng đã có ý định khuyếch trương thế lực của nước Pháp tại Việt Nam với việc tự mình hoặc cử các phái viên như ; Kerganou… tìm mọi cách liên lạc với các quan cấp người Pháp đang làm việc trong triều đình Huế như: Chaigneau, Vannier. Đi liền với đó là các công ty thương mại ở các thành phố lớn của Pháp như Nantes, Lorient, Bordeaux… với sự khuyến khích và nâng đỡ của chính phủ Pháp cũng đã tăng cường khuyếch trương hoạt động tại Việt Nam. Tuy vậy, một lần nữa dưới thời trị vì của Louis XVIII, công cuộc để tiến hành một cuộc can thiệp vũ tranh vào Việt Nam, cũng vẫn chưa có thể thực hiện đựoc vì : Tình hình nước Pháp lúc đó rất không thuận lợi cho một cuộc vũ trang xâm lược nơi xa xôi như Việt Nam, bởi dưới quyền thống trị của vua Louis XVIII, bọn đại tư sản và chủ nhà băng nước Pháp ngày càng lún sâu vào con đường thối nát một cách đáng sợ, sự công phẫn của quần chúng đã lên đế điểm tột cùng,kết quả là một sự lật đổ và ra đi của nhà vua đã xảy ra, thay vào đó là sự thiết lập nền đệ nhị cộng hoà. Như vậy, với sự sụp đỗ của triều vua Lousi XVIII (hay còn gọi là nền quân chủ tháng bảy), thì nước Pháp về cơ bản vẫn chưa thực hiện được “ước nguyện” của mình. Cuối cùng bằng việc dựa trên sự ủng hộ của bọn đại tư sản, của giáo hội và sức mạnh của lưỡi lê. Ngày 2/12/1852 Louis Napoleon đã leo lên vị trí hoàng đế, lập ra nền đế chế thứ hai. Đây thực sự là một nền chuyên chính tối phản động của bọn chủ nhà băng, bọn đầu cơ, quân phiệt với việc trong thì đàn áp, bóc lột nhân dân, ngoài thì ráo riết đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa. Song cũng trong buổi ban đầu, phần thì lo việc cũng cố ngôi vị, phần thì e ngại tư bản Anh nên Lousi Napoleon cũng chư dám hành động. Mà phải đợi đến 12/1856 khi mâu thuẫn Anh – Pháp tạm thời được hoà hoãn, để cùng nhau tiến hành cuộc chiến tranh can thiệp Trung Quốc, kết hợp với đó là các báo cáo của các giáo sĩ và sự ngày càng suy đốn của triều đình Huế, những cuộc “ phiến loạn” tại miền Bắc , cùng các nơi khác ở Việt Nam, những thuận lợi ở bên kia chiến trường Trung Quốc, thì một quyết định về một cuộc can thiệp vũ tranh mới chính thức được thông qua(7/1857). Ngược lại về phần các giáo sĩ và thương nhân thì ngay từ buổi đầu khi mới dòm ngó Việt Nam, các giáo sĩ và thương nhân Pháp đã hợp tác một cách chặt chẽ với nhau: giáo sĩ mở đường đi trước, thương nhân theo sau rồi cùng nhau đẩy mạnh h