Đề tài Tình hình sử dụng và quản lý vốn lưu động tại công ty Thạch Bàn và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Ở nước ta trong một thời gian dài nền kinh tế chỉ tồn tại 2 thành phần là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, các thành phần kinh tế khác là đối tượng cải tạo xã hội chủ nghĩa. Cũng từ đó trong cơ cấu kinh tế, đặc biệt trong công nghiệp xây dựng, vận tải, thương nghiệp, dịch vụ kinh tế quốc doanh đã chiếm ưu thế tuyệt đối. Nhưng 2 thành phần kinh tế này ngày càng tỏ ra kém hiệu quả và sự yếu kém của nó là một trong những nguyên nhân làm cho nền kinh tế trì trệ. Nhận ra sự không hợp quy luật của nền kinh tế chỉ duy trì chế độ sở hữu nhà nước và tập thể về tư liệu sản xuất trong các lĩnh vực sản xuất và lưu thông, đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986 đã có quyết sách chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khẳng định nền kinh tế nước ta cần hình thành cơ cấu đa sở hữu. Với nhiều thành phần kinh tế như vậy, mỗi thành phần có một vị trí vai trò riêng của nó. Tuy nhiên, với thực trạng hiện nay trang thiết bị lạc hậu, trình độ quản lý chưa theo kịp với đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không thể giữ và làm tốt vai trò của mình. Khó khăn cộng với sự bất cập của các cơ chế chính sách quản lý đã làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp còn cần phải có những thay đổi mới phù hợp hơn, tích cực hơn.

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình sử dụng và quản lý vốn lưu động tại công ty Thạch Bàn và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ở nước ta trong một thời gian dài nền kinh tế chỉ tồn tại 2 thành phần là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, các thành phần kinh tế khác là đối tượng cải tạo xã hội chủ nghĩa. Cũng từ đó trong cơ cấu kinh tế, đặc biệt trong công nghiệp xây dựng, vận tải, thương nghiệp, dịch vụ kinh tế quốc doanh đã chiếm ưu thế tuyệt đối. Nhưng 2 thành phần kinh tế này ngày càng tỏ ra kém hiệu quả và sự yếu kém của nó là một trong những nguyên nhân làm cho nền kinh tế trì trệ. Nhận ra sự không hợp quy luật của nền kinh tế chỉ duy trì chế độ sở hữu nhà nước và tập thể về tư liệu sản xuất trong các lĩnh vực sản xuất và lưu thông, đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986 đã có quyết sách chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khẳng định nền kinh tế nước ta cần hình thành cơ cấu đa sở hữu. Với nhiều thành phần kinh tế như vậy, mỗi thành phần có một vị trí vai trò riêng của nó. Tuy nhiên, với thực trạng hiện nay trang thiết bị lạc hậu, trình độ quản lý chưa theo kịp với đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không thể giữ và làm tốt vai trò của mình. Khó khăn cộng với sự bất cập của các cơ chế chính sách quản lý đã làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp còn cần phải có những thay đổi mới phù hợp hơn, tích cực hơn. Vốn là yếu tố quan trọng để tiến hành sản xuất kinh doanh đồng thời nó cũng là tiền đề để các doanh nghiệp tồn tại, phát triển và đứng vững trong cơ chế thị trường. Vì vậy, vấn đề quản trị và sử dụng vốn nói chung hay vốn lưu động nói riêng của các nhà quản trị doanh nghiệp là yếu tố chiến lược quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong sự cạnh tranh quyết liệt của nền kinh tế thị trường. Điều này đã chính là những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động không còn là vấn đề mới mẻ nhưng lại luôn đặt ra cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Với ý nghĩa đó, tôi xin chọn đề tài:" Tình hình sử dụng và quản lý vốn lưu động tại công ty Thạch Bàn và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động" Bài báo cáo gồm 3 phần sau: Phần I: Lý luận chung về vốn và vốn lưu động của doanh nghiệp Phần II: Thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Gạch Thạch Bàn Phần III: Những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Gạch Thạch Bàn Bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý và thông cảm của các thầy cô giáo và các bạn. PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP I. KHÁI NIỆM VỀ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm về vốn của doanh nghiệp Vốn là tiền đề hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì để tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có vốn. Vốn kinh doanh phải có trước khi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, vốn được gọi là số tiền được ứng trước cho kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có thể vận dụng các phương thức đầu tư vốn khác nhau với mục tiêu có mức doanh lợi cao và nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Như vậy, vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi. 2. Phân loại vốn Căn cứ vào hình thái biểu hiện, vốn được chia làm 2 loại: vốn hữu hình và vốn vô hình Căn cứ vào phương thức luân chuyển, vốn được chia làm 2 loại: Vốn cố định và Vốn lưu động Căn cứ vào thời hạn luân chuyển, vốn được chia làm 2 loại: vốn ngắn hạn và vốn dài hạn Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn được hình thành từ 2 nguồn cơ bản là nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Căn cứ vào nội dung vật chất, vốn được chia làm 2 loại: vốn thực( còn gọi là vốn vật tư, hàng hoá) và vốn tài chính( còn gọi là vốn tiền tệ) 3. Vấn đề bảo toàn vốn Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp bảo toàn được vốn kinh doanh cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã đứng vững và phát triển được trong cạnh tranh. Biểu hiện về mặt kinh tế là quy mô kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng, đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện, khả năng thanh toán đối với khách hàng và nghĩa vụ đóng góp với nhà nước cũng được đầy đủ và nâng cao. Vì vậy bảo toàn vốn luôn luôn là mục tiêu phấn đấu của tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Theo quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước được ban hành kèm theo nghị định 59 CP và sửa đổi bổ sung theo nghị định 27/1999/NĐ-CP của chính phủ, các doanh nghiệp nhà nước được nhà nước đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ ban đầu nhưng không thấp hơn tổng mức vốn pháp định của các ngành nghề mà doanh nghiệp đó kinh doanh. Ngoài số vốn ban đầu, doanh nghiệp phải tự huy động vốn để phát triển kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về việc huy động và sử dụng vốn của mình. Doanh nghiệp nhà nước có quyền hạn sau đối với số vốn được giao: quyền sử dụng vốn và quỹ của mình để phục vụ kinh doanh theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; quyền thay đổi cơ cấu vốn, tài sản phục vụ cho phát triển kinh doanh; quyền sử dụng vốn, tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp; quyền sử dụng số tiền khấu hao tài sản cố định để tái đầu tư, thay thế đổi mới tài sản cố định; quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố, nhượng bán, thanh lý những tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo tuân thủ những quy định của nhà nước… Ngược lại, doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo toàn vốn của nhà nước giao theo đúng quy định: thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo quy đinh; mua bảo hiểm tài sản theo quy định. II. VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1. Tài sản lưu động và vốn lưu động của doanh nghiệp 1.1. Khái quát chung về TSLĐ của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm TSLĐ Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tư liệu lao động, các doanh nghiệp còn cần có các đối tượng lao động. Khác với tư liệu lao động, các đối tượng lao động như: nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm…chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, gía trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm Những tư liệu lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là các TSLĐ, còn xét về hình thái giá trị thì được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp . 1.1.2. Đặc điểm và phân loại - Trong các doanh nghiệp người ta thường chia TSLĐ thành 2 loại: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông + TSLĐ sản xuất bao gồm các nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang… đang trong quá trình dự trữ sản xuất hoặc chế biến. + TSLĐ lưu thông bao gồm các thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước… - Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyển hoá lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục - Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá- tiền tệ, để hình thành các TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông, các doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn đầu tư ban đầu nhất định. Vì vậy cũng có thể nói vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư, mua sắm các TSLĐ của doanh nghiệp. 1.2. Vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm: Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài các tư liệu lao động, các doanh nghiệp còn cần có các đối tượng lao động như đã nói ở trên. Những đối tượng lao động này về hình thái hiện vật được gọi là TSLĐ nhưng xét về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Như vậy vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ hay vốn lưu động là lượng giá trị ứng trước cho toàn bộ TSLĐ của doanh nghiệp 1.2.2. Nội dung vốn lưu động Vốn lưu động bao gồm: vốn bằng tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn han, các khoản phải thu, hàng tồn kho và TSLĐ khác - Vốn bằng tiền bao gồm: tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn bao gồm: các khoản đầu tư chứng khoán, vốn góp liên doanh và đầu tư tài chính khác có thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm hay trong một chu kỳ kinh doanh. - Các khoản phải thu bao gồm: phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, phải thu nội bộ, các khoản phải thu khác - Hàng tồn kho bao gồm: hàng mua đang đi trên đường, nguyên vật liệu tồn kho, công cụ dụng cụ tồn kho, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm tồn kho, hàng hoá tồn kho, hàng gửi bán TSLĐ khác bao gồm: các khoản tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản cầm cố, ký cược ký quỹ ngắn hạn. 1.2.3. Phân loại vốn lưu động Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, cần thiết phải tiến hành phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Thông thường có các cách phân loại sau: - Theo vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh, theo cách phân loại này VLĐ được chia làm 3 loại: + VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ lao động nhỏ + VLĐ trong khâu sản xuất: bao gồm giá trị sản phẩm dở dang, nửa thành phẩm tự chế và vốn về chi phí trả trước + VLĐ trong khâu lưu thông: bao gồm giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán( các khoản phải thu, tạm ứng…) - Theo hình thái biều hiện: VLĐ trong doanh nghiệp được chia thành 2 loại: + Vốn hàng tồn kho( hay vốn vật tư, hàng hoá) + Vốn tiền tệ: bao gồm vốn bằng tiền, các khoản phải thu, các khoản tạm ứng - Theo nguồn hình thành, VLĐ được chia làm 2 loại: + Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả 1.2.4. Kết cấu VLĐ và các nhân tố ảnh hưởng Từ các cách phân loại trên, doanh nghiệp có thể xác định được kết cấu VLĐ của doanh nghiệp mình theo những tiêu thức khác nhau. Kết cấu VLĐ phản ánh thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần trong tổng số VLĐ của doanh nghiệp. O các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu VLĐ cũng không giống nhau. Việc phân tích kết cấu VLĐ của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số VLĐ mà mình đang quản lý và sử dụng. Từ đó xác định đúng các trọng điểm và biện pháp quản lý VLĐ có hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ của doanh nghiệp có thể chia thành 3 nhóm chính: - Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư như: khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng, đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp - Các nhân tố về mặt sản xuất: đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo, độ dài của chu kỳ sản xuất… - Các nhân tố về mặt thanh toán như: phương thức thanh toán được lựa chọn theo các hợp đồng bán hàng, thủ tục thanh toán… III. NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết của doanh nghiệp Xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao là một nội dung quan trọng của quản trị tài chính doanh nghiệp. Trong điều kiện các doanh nghiệp chuyển sang thực hiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, mọi nhu cầu VLĐ cho sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều phải tự tài trợ thì điều này càng có ý nghĩa quan trọng vì: - Tránh được tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn hợp lý và tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ - Đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường và liên tục - Không gây nên sự căng thẳng giả tạo về nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp - Là căn cứ quan trọng cho việc xác định các nguồn tài trợ nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp Xác định nhu cầu VLĐ quá cao sẽ không khuyến khích doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tàng, tìm mọi biện pháp cải tiến hoạt động sản xuất để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, gây nên ứ đọng vật tư hàng hoá, vốn chậm luân chuyển, làm cho phát sinh những chi phí không cần thiết đồng thời làm tăng gía thành sản phẩm Xác định nhu cầu VLĐ thấp quá sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: doanh nghiệp thiếu vốn sẽ không đảm bảo sản xuất liên tục gây nên những thiệt hại do ngừng sản xuất, không có khả năng thanh toán và thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, giảm thấp tương đối nhu cầu VLĐ không cần thiết doanh nghiệp cần tìm các biện pháp phù hợp tác động đến nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp sao cho có hiệu quả nhất. 2. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết của doanh nghiệp 2.1. Phương pháp trực tiếp Nội dung: Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để xác định nhu cầu của từng khoản vốn lưu động trong từng khâu rồi tổng hợp lại toàn bộ nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp 2.1.1. Xác định nhu cầu VLĐ cho khâu dự trữ sản xuất Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thường phải sử dụng nhiều loại vật tư khác nhau. Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, doanh nghiệp phải luôn có một lượng vật tư dự trữ nhất định. VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm: giá trị các loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật tư đóng gói, công cụ dụng cụ. * Đối với nhu cầu vốn nguyên vật liệu chính Công thức: Vnl = Mn x Nnl Vnl: nhu cầu vốn nguyên vật liệu chính năm kế hoạch Mn: Mức tiêu dùng bình quân một ngày về chi phí nguyên vật liệu chính năm kế hoạch Nnl: số ngày dự trữ hợp lý Tổng chi phí sử dụng NNVL chính trong năm KH Mn = 360 ngày - Nnl bao gồm: số ngày đi trên đường + (số ngày nhập kho cách nhau x hệ số xen kẽ vốn) + số ngày kiểm nhận nhập kho + số ngày chuẩn bị sử dụng + số ngày bảo hiểm. - Hệ số xen kẽ vốn là tỷ lệ % giữa mức dự trữ bình quân một ngày về NVLC với mức dự trữ cao nhất về nguyên vật liệu chính của doanh nghiệp * Đối với các khoản vốn khác trong khâu dự trữ sản xuất như: vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế… nếu sử dụng nhiều và thường xuyên có thể áp dụng phương pháp tính như đối với nguyên vật liệu chính ở trên. * Đối với các khoản vốn được sử dụng không nhiều và không thường xuyên, mức tiêu dùng ít biến động thì có thể áp dụng phương pháp tính theo tỉ lệ % với tổng mức luân chuyển của loại vốn đó trong khâu dự trữ sản xuất. Công thức: Vnk = Mlc x T % Vnk : nhu cầu vốn trong khâu dự trữ của loạI vốn khác Mlc : tổng mức luân chuyển của loạI vốn đó trong khâu dự trữ T% : tỉ lệ % của loạI vốn đó so với tổng mức luân chuyển. 2.1.2. Xác định nhu cầu vốn lưu động trong khâu sản xuất * Xác định nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo: Sự tồn tại của các sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất là cần thiết để đảm bảo sự sản xuất của các doanh nghiệp được tiến hành liên tục. Để xác định nhu cầu vốn này phải căn cứ vào 3 yếu tố: Mức chi phí sản xuất bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch (Pn), độ dài chu kỳ sản xuất sản phẩm (Ck), hệ số sản phẩm đang chế tạo (Hs) Công thức: Vdc = Pn x Ck x Hs Vdc: Nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo Pn = Tổng mức chi phí trong kế hoạch / 360 ngày - Tổng chi phí chi ra trong kỳ kế hoạch = số lượng sản phẩm sản xuất kỳ kế hoạch x giá thành sản xuất đơn vị từng loại sản phẩm - Chu kỳ sản xuất sản phẩm (Ck) là khoảng thời gian kể từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khi sản phẩm được chế tạo xong và kiểm tra nhập kho - Hs là tỷ lệ % giữa giá thành bình quân sản phẩm đang chế tạo và giá thành sản xuất sản phẩm. * Xác định nhu cầu vốn chờ kết chuyển (chi phí phân bổ dần) - Khái niệm: chi phí chờ kết chuyển là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào giá thành sản phẩm trong kỳ mà được phân bổ dần vào nhiều kỳ tiếp theo để phản ánh đúng đắn tác dụng của chi phí và không gây biến động lớn đến giá thành sản phẩm. - Chi phí chờ kết chuyển bao gồm: các chi phí sửa chữa lớn, chi phí nghiên cứu, thí nghiệm, chế thử sản phẩm mới, chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng một lần có giá trị lớn, chi phí các công trình tạm… - Cách tính: Vpb = Vpd + Vpt – V pg Vpb: vốn chi phí chờ kết chuyển trong kỳ kế hoạch Vpd: vốn chi phí chờ kết chuyển đầu kỳ kế hoạch Vpt: vốn chi phí chờ kết chuyển tăng trong kỳ kế hoạch Vpg: Vốn chi phí chờ kết chuyển được phân bổ vào giá thành sản phẩm trong kỳ kế hoạch 2.1.3. Xác định nhu cầu vốn lưu động trong khâu lưu thông: * Khái niệm: là nhu cầu vốn lưu động để lưu giữ, bảo quản sản phẩm, thành phẩm ở kho với quy mô cần thiết trước khi xuất ra cho các hàng. * Cách tính: Vtp = Zsx x Ntp Vtp: vốn thành phẩm kỳ KH Zsx: giá thành sản xuất hàng hoá bình quân mỗi ngày kỳ kế hoạch Ntp: số ngày luân chuyển của vốn thành phẩm Zsx = tổng giá thành sản xuất hàng hoá thành phẩm cả năm/ 360 Ntp là khoảng thời gian từ khi sản phẩm, thành phẩm được nhập kho đến khi đưa đi tiêu thụ và thu được tiền về. Nó bao gồm: số ngày dự trữ ở kho thành phẩm + số ngày xuất kho và vận chuyển + số ngày thanh toán. Sau khi xác định được nhu cầu vốn lưu động cho từng loại vốn trong từng khâu kinh doanh, tổng hợp lại sẽ có toàn bộ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch. 2.2. Phương pháp gián tiếp: * Nội dung: Dựa vào số vốn lưu động bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch và khả năng tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp năm kế hoạch. * Cách tính: Công thức 1: Vnc = VLĐ0 x M1/M0 x (1 ± t%) Vnc: nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch. M1, M0: tổng mức luân chuyển năm kế hoạch và năm báo cáo VLĐ0: số dư bình quân vốn lưu động bình quân năm báo cáo t%: tỷ lệ tăng hoặc giảm số ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch so với năm báo cáo. M = Tổng doanh thu – thuế gián thu VLĐ0 = (Vđq1/2 + Vcq1 + Vcq2 + Vcq3 + Vcq4/2)/ 4 Vđq1: vốn lưu động đầu quý 1 Vcq1, Vcq2, Vcq3, Vcq4: vốn lưu động cuối quý 1,2,3,4 (K1- K0) t% = x 100 K0 K1: kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch K0: kỳ luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo Công thức 2: Vnc = M1/ L1 M1: tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch L1: số vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch Để xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết năm kế hoạch cho từng khâu kinh doanh theo phương pháp tính toán gián tiếp, doanh nghiệp có thể căn cứ vào tỷ trọng vốn lưu động được phân bổ hợp lý trong các khâu kinh doanh theo thống kê kinh nghiệm ở các năm trước. Phương pháp gián tiếp trong xác định nhu cầu vốn lưu động có ưu điểm là tương đối đơn giản, giúp doanh nghiệp ước tính được nhanh chóng nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch để xác định nguồn tài trợ phù hợp, phù hợp với điều kiện kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. IV. BẢO TOÀN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 1. Ý nghĩa của việc quản lý vốn lưu động - VLĐ trong cùng một lúc được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Muốn quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, doanh nghiệp phải có đủ lượng VLĐ đầu tư vào các hình thái khác nhau đó, khiến cho việc chuyển hoá hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi. Nếu doanh nghiệp nào đó bị thiếu vốn thì việc chuyển hình thái sẽ gặp khó khăn, VLĐ không luân chuyển được và quá trình sản xuất cũng bị gián đoạn. - Trong các doanh nghiệp, sự vận động của VLĐ phản ánh sự vận động của vật tư hàng hoá. Số VLĐ nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư hàng hoá dự trữ trong các khâu nhiều hay ít. Quản lý VLĐ là một bộ phận trọng yếu của công tác quản lý hoạt động tài chính của doanh nghiệp. - Ý nghĩa của việc quản lý VLĐ + Đảm bảo sử dụng VLĐ hợp lý, tiết kiệm
Tài liệu liên quan