Đề tài Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển

Với chính sách đa phương hoá các hoạt động kinh tế quốc tế và thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu của Đảng và nhà nước, hoạt động xuất khẩu thời gian qua đã có những bước tiến vượt bậc. Đến nay sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 150 nước thuộc khắp các châu lục. Đặc biệt, trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê đã đạt được những kết quả khả quan.

doc13 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/ Lời mở đầu Với chính sách đa phương hoá các hoạt động kinh tế quốc tế và thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu của Đảng và nhà nước, hoạt động xuất khẩu thời gian qua đã có những bước tiến vượt bậc. Đến nay sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 150 nước thuộc khắp các châu lục. Đặc biệt, trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê đã đạt được những kết quả khả quan. Cà phê trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau gạo, khối lượng xuất khẩu tăng với tốc độ khá nhanh, là một trong những mặt hàng chủ lực của cả nước. Sự phát triển của ngành cà phê đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Nó mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn, tạo vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần vào quá trình phủ xanh đất trồng, đồi trọc, chuyển đổi tích cực cơ cấu cây trồng …Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam còn có những khó khăn và hạn chế nhất định. Vì vậy, em đã chọn đề tài: “Tình Hình Xuất Khẩu Cà Phê Của Việt Nam - Những Vấn Đề Đặt Ra Và Giải Pháp Phát Triển” Do kiến thức và tầm hiểu biết có hạn nên bài tiểu luận của em không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. B/ Nội dung I/ Khái Niệm Về Xuất Khẩu: Xuất khẩu là hoạt động buôn bán kinh doanh nhưng phạm vi kinh doanh vượt ra khỏi biên giới quốc gia hay là hoạt động buôn bán với nước ngoài trên phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao đời sống kinh tế của nhân dân. Thông qua hoạt động xuất khẩu có thể đem lại những lợi nhuận to lớn cho nền sản xuất trong nước. Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại những hiệu quả đột biến nhưng có thể gây thiệt hại vì nó phải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong nước tham gia xuất khẩu không dễ dàng khống chế được. II/ Vai Trò Của Hoạt Động Xuất Khẩu : 1. Tạo nguồn vốn chủ yễu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và dịch chuyển cơ cấu kinh tế. 2. Thúc đẩy sản xuất phát triển. 3. Tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. 4. Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại ở nước ta. III/ Khái Quát Về Tình Hình Xuất Khẩu Cà Phê Của Việt Nam Trong Thời Gian Qua: 1. Tình hình xuất khẩu chung: Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong số những mặt hàng nông sản có thế mạnh hàng đầu Việt Nam. Vào cuối những năm 80 thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam được phân bố khá đều giữa các nước Châu Âu, Châu á(chiếm 31, 8%), Châu Mĩ mà chủ yếu là thị trường Mĩ chiếm 16, 67%. Chúng ta cả nước mới có 20. 000 ha, với sản lượng không quá 10. 000 tấn vào thời gian này. Nhưng đến năm 2000 là 516000 ha và 66 000 tấn và đến nay có khoảng 600000 ha và khoảng 688000 tấn. Với kết quả sản xuất như vậy, Việt Nam cùng Braxin, Côlômbia là 3 nước sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Việt Nam sản xuất cà phê chủ yếu là để xuất khẩu, nhu cẩu tiêu dùng trong nước không đáng kể, chiếm khoảng 10% sản lượng cà phê. Trong những năm qua, khối lượng xuất khẩu cà phê tăng với tốc độ khá nhanh. Vụ 1992-1993:135500 tấn, vụ 1993-1994:15852tấn, vụ19941995:212038tấn, vụ 1995-1996:233000 tấn, vụ 1996-1997:346000 tấn, vụ 1997-1998:395000 tấn Vụ 1998-1999:410000 tấn, vụ 1999-2000:660000 tấn, đạt tốc độ tăng 72, 7% đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê sau Braxin. Sản lương xuất khẩu cà phê trong 4 năm từ 1996-2000 đã tăng gấp 3 lần, chiếm 13, 05% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu toàn thế giới. Về thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam, trước những năm 1990 chủ yếu là xuất khẩu sang Liên Xô cũ và các nước Đông Âu theo hiệp định và phải xuất khẩu qua nước trung gian, chủ yếu là Singapo chiếm 68, 69% lượng cà phê của Việt Nam, Đức, Pháp, Balan, Italia…Từ cuối năm 1993, Mĩ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, xuất khẩu cà phê sang Singapo giảm dần chỉ chiếm 3, 63% và xuất khẩu sang thị trường Mĩ tăng mạnh. Ngành cà phê đã có vị trí nhất định và uy tín ngày càng tăng trên thị trường khu vực và thế giới. Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam ngày càng mở rộng, đến nay cà phê của Việt Nam đã có mặt tới khoảng 64 nước trên thế giới. Một số thị trường lớn có quan hệ thương mại, nhập khẩu cà phê của Việt Nam là :EU, Mĩ, Nhật Bản, ASEAN, Châu Phi, Trung Cận Đông, Trung Quốc, Canada Đức, Singapo là thị trường trọng điểm của Việt Nam qua trong cà phê xuất khẩu. 2. Điều tiết của nhà nước trong xuất khẩu cà phê ở Việt Nam : Những năm qua, Nhà nước đã có vai trò quan trọng trong điều tiết các mặt hàng nông sản xuất khẩu và đã mang lại những thành công đánh kể, đặc biệt là đối với mặt hàng xuất khẩu cà phê. 2. 1 Nhà nước đã lập quỹ hỗ trợ sản xuất, đây là một việc làm đúng, phù hợp. Bởi vì trong điều kiện sản xuất ít thuận lợi, gặp sự thay đổi giá cả trên thị trường khiến người nông dân lo ngại trong sản xuất cà phê, thậm chí chặt phá cà phê. Do vậy lập quỹ này, không phải là biện pháp mang tính bao cấp, mà là biện pháp cần có trong nền kinh tế thị trường, giúp họ an tâm sản xuất. 2. 2 Chính phủ đã phê duyệt dự án phát triển cà phê chè 40000 ha trong 5 năm (1997-2000) bằng vốn trong nước và vốn vay ưu đãi của quỹ phát triển Pháp (CFD). Đây là một biện pháp nhằm mở rộng thêm diện tích cà phê chè ở Việt Nam. 2. 3 Nhà nước đã ban hành nhiểu chủ trương chính sách để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất. Đặc biệt phải kể đến là việc Nhà nước cho các hộ nông dân vay trực tiếp vốn từ các ngân hàng nhà nước mà trước năm 1990 nông dân không được tham gia ở các nguồn này. Chính những chủ trương trên của Nhà nước đã thực sự giúp nông dân, tiếp thêm sức mạnh cho họ có vốn đầu tư vào sản xuất. Và cuối năm 2000 đầu năm 2001, Chính phủ đã chỉ đạo cho các doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng 0% lãi suất để thu mua tạm trữ 60000 tấn cà phê, tiếp đó lại quy định giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, và ngày 13-2-2001 Chính phủ có quyết định 140, tiếp tục thu mua tạm trữ 90000 tấn nâng tổng số 150 000 tấn cà phê đưa ra khỏi lưu thông. Quyết định này đã giúp nông dân hạn chế bán cà phê ra, gia cà phê trong nước đã vững lên và có phần tăng giá, giá chào bán cà phê ổn định từ 440-450 USD/tấn FOB. Đây là việc làm cần thiết của Nhà nước, giúp nông dân yên tâm, tin tưởng vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Ngành ngân hàng cũng đã có những quy định khoanh nợ và tiếp tục cho nông dân cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn. Đó cũng chính là biện pháp tiếp thêm ngành năng lượng cho nguồn cà phê phát triển. 2. 4 Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ giá trợ cước vận chuyển một số mặt hàng thiết yếu và vật tư sản xuất, cho vay vốn để phát triển sản xuất, đối với các hộ nghèo vay vốn qua ngân hàng được giảm lãi xuất từ 15-30%. 2. 5 Quỹ hỗ trợ xuất khẩu được ban hành, có chức năng hỗ trợ về lãi xuất, tài chính có thời hạn đối với các mặt hàng xuất khẩu bị lỗi do thiếu sức cạnh tranh hoặc gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan và thưởng về tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu. Như vậy, việc Nhà nước ban hành và sử dụng quỹ hỗ trợ xuất khẩu là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp, góp phần thúc đẩy xuất khẩu của cả nước. 2. 6 Văn phòng Chính phủ cũng đã có văn bản số 1158/CP-KTTH ngày 21-12-2001, nêu ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ cà phê sau tạm giữ. Cho phép sử dụng nguồn ngân sách đã bố trí để hỗ trợ 70% khoản lỗ do xuất khẩu cà phê tạm trữ, nhưng không vượt quá số lỗ kinh doanh chung của doanh nghiệp sau khi bù trừ các khoản hỗ trợ của Nhà nước đối với cà phê xuất khẩu trong năm 2001. Nhìn chung, thực trạng điều tiết của Nhà nước đối với mặt hàng cà phê xuất khẩu thời gian qua đã đạt được những kết quả khả quan. Chính sách thương mại đã được thay đổi căn bản :Từ độc quyền chuyển sang tự do hoá lưu thông với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia mua bán kinh doanh cà phê đã làm sống động thị trường. Tự do lưu thông với đặc trưng là thị trường không bị chia cắt theo địa giới hành chính, tình trạng ngăn sông cấm trợ bị xoá bỏ, thị trường cà phê với nhiều thành phần kinh tế cạnh tranh trong kinh doanh, giá cả được hình thành trên cơ sở tương quan cung cầu. Nhà nước đã xoá bỏ việc chỉ định đầu mối xuất khẩu và cho phép mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân đều có thể trực tiếp xuất khẩu cà phê nếu có đủ điều kiện theo quy định và một số chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước rất thành công. IV/Những Khó Khăn Và Hạn Chế Trong Xuất Khẩu Cà Phê Ơ Việt Nam 1. Cà phê xuất khẩu, những điểm yếu cần khắc phục Chất lượng cà phê xuất khẩu ở nước ta đang chứa đựng nhiều bất cập, nên trong mấy năm đổ lại đây hiệu quả kinh tế trong xuất khẩu cà phê bị giảm trầm trọng, nhiều nơi đã phá cây cà phê để chuyển sang trồng loại cây khác có lợi ích cao hơn. Tình trạng này được gây ra bởi nhiều yếu tố. 1. 1 Ngay từ khâu giống đã tồn tại nhiều bất cập. Giống cà phê ở nước ta từ trước đến nay vẫn chủ yếu là do bà con nông dân tự chọn, ươm giống và trồng nên không đảm bảo chất lượng. Cây phát triển kém, hạt nhỏ, tỷ lệ đồng đều giữa các hạt thấp. Đầu tử trong lĩnh vực thuỷ lợi để tưới cho cà phê đạt thấp. Nhiều vùng vào mùa khô hạn không đủ nước tưới ảnh hưởng xấu đến tình hình sinh trưởng của cây. Thêm nữa ở nước ta vẫn thu hái theo kiểu tuốt cành là phổ biến, quả xanh chín lẫn lộn, dẫn đến chất lượng cà phê chế biến thấp, tỷ lệ tổn thất sau quy hoạch cũng cao. 1. 2 Trong khâu chế biến, nước ta hiện vẫn đang sử dụng hai phương pháp, chế biến khô và chế biến ướt. ở nuớc ta phương pháp chế biến khô đang được dùng phổ biến. Phương pháp này hương vị cà phê không bằng chế biến ướt. Mặt khác, lại phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, tốn nhiều công phơi đảo, đòi hỏi diện tích kho và sân phơi lớn. ở nước ta hiện nay chế biến cà phê vẫn chủ yếu ở quy mô gia đình. Vì thế tính đồng bộ kém, thiết bị chế biến đơn giản, chủ yếu là các máy xát nhỏ. Hiện cả nước mới có 50 dây chuyền chế biến công nghiệp, trong đó có 14 dây chuyền nhập ngoại, số còn lại được chế tạo trong nước với tổng công suất 100000 tấn nhân/năm. Từ những thực tế trên đây, mặc dù chất lượng vốn có của cà phê vối trồng ở nước ta được đánh gia cao, loại kích thước hạt 45-60% đạt tiêu chuẩn loại 1, chất lượng thử nếm :có 35% rất tốt, 50% tốt, 10% ở mức trung bình và chỉ có 5% là loại trung bình kém. Song trên thực tế, chất lượng cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam lại không thể hiện được những chỉ tiêu trên. Mờy năm gần đây, tỷ lệ cà phê xuất khẩu loại một của nước ta chỉ đạt ở mức 20%. 1. 3 Sự đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch chưa tương xứng với tốc độ tăng nhanh của sản lượng. 1. 4 Giá thành sản xuất cà phê ở nước ta so với các nước khác là tương đối cao. Giá thành sản xuất tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Cà phê Việt Nam là khoảng 13-15 triệu đồng /tấn, ở khu vực tư nhân giá thành khoảng dưới 10 triệu /tấn. Có thực tế này là do khấu hao cơ bản và xây dựng hạ tầng chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành. Chi phí về chế biến có sự dao động lớn phụ thuộc vào quy mô, loại hình và mức độ trang bị. 1.5 Vấn đề đánh giá chất lượng cà phê của nước ta cũng có sự bất cập với các tiêu chuẩn quốc tế gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả xuất khẩu. Cách tính lỗi của tiêu chuẩn Việt Nam quy định theo %, trong khi tiêu chuẩn thị trường kì hạn London tính lỗi theo cách đếm. Tiêu chuẩn Việt Nam quy định kích cỡ hạt trên sàng số 16 trong khi nhiều khách hàng nước ngoài lại yêu cầu cà phê loại kích thước trên sàng là số 18. Đây là những cơ chế mà người sản xuất cũng như các doanh nghiệp cần khắc phục trong thời gian tới. Giải quyết điều này mới mong cây cà phê đem lại những hiệu quả kinh tế tương ứng với vị thế nước xuất khẩu cà phê có tiếng tăm trên thế giới. 2. Những khó khăn tồn tại ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của cà phê Việt Nam. 2. 1 Hạt cà phê của Việt Nam chưa đồng đều. Theo các quan chức của VINACAFE thì hiện nay Việt Nam có trên 80 tổ chức xuất khẩu cà phê, vì vậy chất lượng cà phê xuất khẩu của các công ty và tổ chức kể cả nhà nước và tư nhân khó đảm bảo một cách đồng đều và ổn định. Từ đó giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam biến động lớn và thường thấp hơn giá các nước sản xuất lớn. 2. 2 Chúng ta còn thiếu hệ thống kho, hệ thống tổ chức thu mua chuyên nghiệp, nhất là chúng ta thiếu vốn dự trữ, thông tin còn yếu kém, cạnh tranh chưa lành mạnh vẫn còn tình trạng tranh mua tranh bán nên chúng ta rất bị động trong xuất khẩu mặt hàng cà phê, làm tổn thất cho lợi ích của cộng đồng những người sản xuất, chế biến, xuất khẩu và lợi ích chung của xã hội. 2. 3 Chưa có kinh nghiệm thuê tàu buôn, chưa có nhiều kinh nghiệm trong thương mại và giao dịch với thị trường cà phê thế giới, trình độ tiếp thị, quảng cáo còn sơ đẳng. điều này giải thích tại sao chúng ta xuất khẩu vẫn phải thông qua thị trường trung gian. 2. 4 Công nghệ chế biến có quy mô nhỏ, các cơ sở chế biến phần lớn trong tình trạng sử dụng thiết bị, công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên liệu. Thiết bị chế biến chủ yếu phơi trên sân đất, phần lớn chưa có sân xi măng. Sản xuất cà phê còn trong tình trạng tự phát, kĩ thuật chăm sóc kém. Bên cạnh đó còn có những hộ gia đình pha trộn cà phê chè với cà phê vối nhằm kiếm lời. điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của nhà xuất khẩu, một yếu tố rất quan trọng trong kinh doanh xuất nhập khẩu. 2. 5 Chúng ta chưa có được hệ thống cơ sở hạ tầng vững mạnh để hỗ trợ cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê, tái chế, dự trữ trong kho, để có nhiều mặt hàng phong phú cho cà phê như cà phê tan, cà phê ở dạng uống giải khát, cà phê rang, cà phê cô đặc…Hoặc sử dụng các sản phẩm phụ của quả cà phê như thịt quả làm rượu vang, vỏ quả làm phân hữu cơ. 2. 6 Cần có tổ chức đủ mạnh, có đủ tư cách pháp nhân, có trách nhiệm khép kín trong thu mua cà phê để xuất khẩu để quản lý ngành xuất khẩu. 2. 7 Tốc độ phát triển của các loại cà phê còn chưa được đồng đều. Cà phê chè phát triển thua xa cà phê vối vì cà phê chè có chất lượng cao nhưng khó trồng lại bị hạn chế do sâu bệnh và một số điều kiện khó khăn khác mà nay ta chưa khắc phục được. 3. Những hạn chế trong sự điều tiết của Nhà nước. Trong sự điều tiết của Nhà nước cũng tồn tại những hạn chế. Chẳng hạn như vai trò của quỹ xuất khẩu, có thể nói rằng tỷ lệ quỹ này dành cho cà phê thời gian qua trong tổng thực chi là tương đối lớn. Bởi vì trong điều kiện ngân sách của nhà nước còn hạn hẹp thì việc chi đã được xem xét đã hợp lý chưa ? Vấn đề là làm thế nào để có được cách thức và mức độ hỗ trợ hợp lý của Nhà nước trong điều kiện hội nhập kinh tế và thương mại quốc tế, trong điều kiện mà sự bảo hộ đối với nông sản đang có xu hướng tăng trên thị trường thế giới, kể cả đối với các nước phát triển. Và chính sách hỗ trợ còn dàn trải, thiếu chọn lọc, gây tâm lý ỷ lại. Các chính sách hầu như tập chung nhiều vào hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm xuất khẩu, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và quy mô của quỹ này còn quá nhỏ, nguồn thu ít. Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu còn tồn tại vấn đề là nợ quá hạn quá cao, cơ chế cho vay ưu đãi triển khai quản lý chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng sử dụng vốn không hiệu quả. Nhìn chung chính sách đưa ra còn chưa đồng bộ, chưa toàn diện và tính hiệu quả chưa cao. Và tình trạng các công ty sản xuất kinh doanh của Việt Nam còn thiếu vốn, không có đủ khả năng tài chính để giữ hàng lại cũng là vấn đề cần chú trọng. Nhà nước chưa có chính sách chỉ đạo quản lý chặt chẽ ngành cà phê, chưa có chính sách đầu tư hữu hiệu vào khâu chế biến sản phẩm, mà đây là công đoạn rất quan trọng. Nếu chế biến mà không tốt thì dù các công đoạn trước có tốt đến mấy thì không thể nào cho ra được những lô hàng đạt chất lượng tốt. V/Phương Hương Và Giải Pháp 1. Một số giải pháp: 1. 1 Trong tình hình hiện nay giá cà phê đang giảm mạnh chúng ta không nên trồng thêm cà phê mà tập trung chăm sóc tối đa để cải tiến chất lượng, giảm giá thành. Mặt khác nên tập trung giảm diện tích cà phê già đã hết tuổi kinh doanh cà phê tái sinh cho năng suất chất lượng thấp, cà phê tại những khu vực có điều kiện thời tiết không thuận lợi nên năng suất thấp. 1. 2 Đẩy mạnh công nghiệp chế biến. Cần có kế hoạch dài hạn phát triển công nghiệp chế biến cà phê, đầu tư xứng đáng mau chóng đối với công nghệ. 1. 3 Mở rộng thị trường toàn cầu, tăng uy tín và vị thế cà phê Việt Nam. Để thực hiện điều này chúng ta cần phải triển khai nội dung sau cuảng cố thị trường hiện có mở rộng vào các thị trường mới bằng nhiều hình thức như các kênh phân phối gián tiếp, tổ chức hội chợ triển lãm thương mại quốc tế 1. 4 Tăng lượng cà phê tinh chế, giảm tỷ lệ cà phê nhân xuất khẩu, thực hiện dấu hiệu hàng hoá thống nhất. 1. 5 Nhà nước quy định giá sàn và tăng cường hoạt động tạm trữ dưới nhiều hình thức khác nhau thông qua tổng công ty hoặc công ty xuất nhập khẩu. 1. 6 Nhà nước nên giảm mức thuế đối với những sản phẩm cà phê trên thị trường nội địa. Miễn thuế buôn cho các hộ kinh doanh trên thị trường nội địa 1. 6 Ngân hàng nên cho những người trồng cà phê vay vỗn trong thời gian dài để hỗ trợ giữ được cây cà phê, tránh tình trạng chặt hết như cây ca cao. Chặt hết, giá giảm đến khi giá phục hồi lại bắt đầu trồng mới gây lãng phí 2. Một số biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam. 2. 1 Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giữ vững diện tích và sản lượng hợp lý Có thể nói, thị trường cà phê thế giới đã đạt tới ngưỡng cung vượt cầu, vì vậy nên hạn chế việc tiếp tục trồng mới. Nhu cầu của người tiêu dùng đòi hỏi những loại sản phẩm cà phê mới tốt hơn, ngon hơn, cà phê đặc biệt. Chính vì vậy, về phía cung phải có được loại cà phê chất lưọng cao, ít sử dụng hoá chất trong sản xuất, giá thành hạ để sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Đó chính là mục tiêu của một nền sản xuất cà phê bền vững. 2. 2 Mục tiêu về sản lượng :Con số an toàn nhất là 10 triệu bao cà phê tức là 600000 tấn/năm. Về cơ cấu, tỷ lệ sản phẩm cà phê chè và vối trên thế giới là 67-70/40-30. Song với điều kiện tự nhiên của Việt Nam tỷ lệ này vẫn là 25:75, tức là hàng năm sản xuất ra khoảng 150000 tấn cà phê chè và 450000 tấn cà phê vối. 2. 3 Về diện tích :Tổng diện tích giữ ở mức 450000 ha. Trong đó :Cà phê vối 350000 ha, năng suất 1, 2-1, 3 tấn /ha, cà phê chè 100000 ha, năng suất 1, 5 tấn/ha. Điều chỉnh diện tích hiện có cho phù hợp với mục tiêu :Theo thống kê, hiện nay cả nước có 520000 ha cà phê, trong đó có tới 500000 ha cà phê, trong đó có tới 500000 ha cà phê vối. Trong 500000 ha cà phê vối, đã có khoảng 100000 ha do dân tự phát trồng trên đất xấu kém, nên năng suất thấp, giá thành sản xuất quá cao cần huỷ bỏ để trồng cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, và chuyển 60000 ha cà phê vối ở những vùng có điều kiện thích hợp với cà phê chè hơn. Cà phê chè hiện đã có 20000 ha, cần trồng mới 20000 ha và 60000 ha do chuyển đổi cơ cấu giống từ cà phê vối sang, để có tổng cộng 100000 ha. Duy trì, chăm sóc 350000 ha cầ phê vối, 100000 ha cà phê chè, cộng thêm 10% dự tính trồng mới để thay thế luân phiên các vườn đã đến tuổi già cỗi, thường xuyên ta có xấp xỉ 500000 ha cà phê. 2. 4 Đối với cà phê vối :So với các nước khác trồng loại này trên thế giới, thì cà phê vối của Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để cạnh tranh. Để những tiềm năng này trở thành hiện thực thì trong thời gian tới cần : - Chuyển đổi những diện tích cà phê vối đã trồng ở những nơi qua xa nguồn nước tưới, nguồn nước ngầm không đảm bảo, trên những loại đất không thích hợp, đất có độc tố quá lớn sang trồng các loại cây ca cao, điều…tuỳ theo từng loại đất - Chuyển đổi một số diện tích cà phê vối ở những nơi có điều kiện sinh thái thích hợp sang trồng cà phê chè - Thay thế những cây cà phê vối có năng suất thấp, quả bé, dễ nhiễm bệnh gỉ sắt bắng cách cưa bỏ để ghép với những tinh dòng có năng suất cao, cỡ hạt lớn và chống được sâu bệnh. - áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật canh tác, hạn chế việc sử dụng phân bón khoáng, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, tiết kiệm nước tưới và chỉ sử dụng khi cần thiết nhằm g
Tài liệu liên quan