Đề tài Tổ chức thanh niên trực diện nhằm kích thích hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, tự lực cho học sinh dân tộc nội trú khi dạy phần “Điện tích, Điện trường” và “Dòng điện không đổi” (vật lý 11)
Mục tiêu của dạy học ngày nay là đào tạo ra những con người có nhân cách có năng lực, có thể tham gia vào các lĩnh vực đa dạng của cuộc sống. Để đáp ứng được yêu cầu đó đòi hỏi nghành giáo dục phải đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương pháp dạy học. Trong Luật giáo dục Việt Nam, điều 28.2 đã chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. Trong khối các trường phổ thông, trường phổ thông DTNT là nơi tạo nguồn cán bộ cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, luôn được Đảng, nhà nước và đồng bào các dân tộc đặc biệt quan tâm. Hệ thống trường DTNT không ngừng được mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng, có vị trí và đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giáo dục của cả nước. Tuy nhiên thực tế cho thấy giáo dục nói chung và dạy học nói riêng, ở các trường DTNT hiện nay còn nhiều bất cập. Do những đặc trưng của HS dân tộc, sinh sống tại các vùng miền khác nhau, đa số là những vùng còn chậm phát triển nên việc tiếp thu lĩnh hội tri thức còn nhiều hạn chế. Làm thế nào để phát huy tính tích cực, tự lực và tạo hứng thú học tập của học sinh? Hiện nay chúng ta đang đổi mới rất mạnh mẽ về nội dung và phương pháp dạy hoc ở bậc trung học phổ thông. Đối với các trường phổ thông DTNT cũng đã không ngừng xây dựng và đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc trưng của nhà trường và đã có được những thành công nhất định. Việc nghiên cứu phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và tạo hứng thú học tập của HS là một vấn đề được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Đối với 2 các môn khoa học thực nghiệm nói chung và môn vật lý nói riêng thì việc đổi mới đó gắn liền với việc tăng cường sử dụng TN trong quá trình dạy học. Việc tăng cường sử dụng TN trong giờ học vật lý là yếu tố then chốt trong đổi mới phương pháp dạy học vật lý. Việc nghiên cứu sử dụng TN trong giờ học vật lý từ trước đến nay cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu, tuy nhiên việc tổ chức sử dụng TN trực diện trong giờ học vật lý ở bậc trung học phổ thông thì hầu như chưa có tác giả nào nghiên cứu. Hơn nữa từ trước đến nay, các TN thuộc các chương “Điện tích, Điện trường” và “Dòng điện không đổi” nói chung, nhất là ở miền núi chưa được quan tâm một cách đúng mức, cho dù có những TN rất đơn giản, có thể tận dụng những vật liệu rẻ tiền để hướng dẫn HS làm một số TN góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy học các nội dung kiến thức ở trên. Với lí do nói trên chúng tôi đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: Tổ chức TN trực diện nhằm kích thích hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, tự lực cho HS dân tộc nội trú khi dạy phần “Điện tích, Điện trường” và “Dòng điện không đổi”(vật lý 11).