Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổchức Thương mại quốc tế, quan hệ
thương mại quốc tếngày càng mởrộng, khảnăng phát sinh tranh chấp càng lớn,
không chỉcác dịch vụpháp lý mà cảNhà nước cũng phải bước vào những vấn đề
pháp lý không quen thuộc. Việc giải quyết tốt những tranh chấp phát sinh là một
trong những yếu tốthúc đẩy quá trình phát triển kinh tếvà hội nhập, góp phần
xây dựng môi trường kinh doanh an toàn, bình đẳng, tạo tâm lý tốt cho các nhà
kinh doanh và đầu tư. Thếnhưng, một dịch vụpháp lý quan trọng trong hoạt
động thương mại quốc tếlà trọng tài thương mại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
hội nhập nói trên. Hiện nay, vấn đềtrọng tài thương mại nhất là trong lĩnh vực tư
pháp quốc tế đang thiếu trầm trọng cảlượng và chất. Vấn đềcần đặt ra hiện nay
là hoàn thiện hệthống pháp lý của Việt Nam vềtrọng tài thương mại trong tư
pháp quốc tếsao cho phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước
Ởnhững nước có nền kinh tếthịtrường phát triển mạnh, việc giải quyết
tranh chấp trong lĩnh vực kinh tếthương mại bằng trọng tài là một trong những
phương thức giải quyết tranh chấp rất phổbiến. Với chủtrương phát triển kinh tế
và hội nhập, yêu cầu đổi mới toàn diện và sâu sắc các phương thức giải quyết
tranh chấp kinh tế, trong đó có hình thức trọng tài, là vấn đềcấp bách. Tuy nhiên,
nhìn chung, cho đến nay, các văn bản pháp luật hiện hành chưa thật sựtạo nên
một khung pháp lý đầy đủ, thông thoáng và phù hợp với các nguyên tắc của pháp
luật trọng tài thương mại quốc tế. Đồng thời, các văn bản bản này còn chứa nhiều
bất cập so với thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Việt Nam
56 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2152 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trọng tài thương mại trong tưpháp quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MSSV HỌ TÊN TÊN ĐỀ TÀI ĐIỂM
5044047 Trương Văn
Mạnh
Trọng tài thương
mại trong tư pháp
quốc tế.
8.5
Giáo viên hướng dẫn:
Th.s Bùi Thị Mỹ Hương
GV: Bộ môn Kinh doanh thương mại
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
---oOo---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA 2004 - 2008
Đề tài:
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TRONG
TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Cần Thơ, 5/2008
Sinh viên thực hiện:
Trương Văn Mạnh
Lớp: Luật Thương Mại – K30
MSSV: 5044047
I.Văn bản quy phạm pháp luật:
1. Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 08/2003/PL-UBTVQH11 ngày
25 tháng 02 năm 2003 về trọng tài thương mại.
2. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.
3. Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004.
4. Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng
dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại.
5. Công ước New York về việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài
nước ngoài năm 1958.
6. Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế (UNCITRAL) năm 1976.
II. Tài liệu nghiên cứu lý luận:
1. Những điều cần biết về tố tụng trọng tài; Luật sư. Phan Thông Anh; Tạp chí
Dân chủ và pháp luật; NXB Bộ tư pháp; Số chuyên đề trọng tài thương mại quốc
tế, 2005.
2. Quyền lựa chọn pháp luật áp dụng của các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực tư
pháp quốc tế; ThS. Nguyễn Bá Chiến; Tạp chí Nhà nước và pháp luật; NXB Viện
Nhà nước và pháp luật, Số 02, 2006.
3. Bài giảng Tư pháp quốc tế, Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh, Khoa Luật,
Trường Đại học Cần Thơ, 2002.
4. Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt Nam với luật mẫu về trọng tài thương mại
của UNCITRAL, TS. Trần Thái Dương, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 01,
2004.
5. Tranh chấp thương mại xử bằng trọng tài: Tại sao không?, Th. Dương, Báo
kinh tế và đô thị, 2007.
6. Trọng tài thương mại Việt Nam trong tiến trình đổi mới, Dương Văn Hậu,
NXB Chính trị quốc gia, 1999.
7. Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế, Phan Huy Hồng, Báo Pháp
luật Việt Nam, Chuyên đề số 02, 2007.
8. Thủ tục giải quyết các yêu cầu liên quan đến hoạt động của trọng tài thương
mại Việt Nam, TS. Phan Chí Hiếu, Tạp chí Luật học, Số Đặc san về Bộ luật tố
tụng dân sự, 2005.
9. Về những điểm mới của Pháp lệnh Trọng tài thương mại, Nguyễn Hồng
Tuyến, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 2003.
10. Pháp lệnh Trọng tài thương mại – những thử thách phía trước, LS Trần Hữu
Huỳnh, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 04, 2003.
11. Trọng tài thương mại – Phương thức mới giải quyết hiệu quả các tranh chấp
thương mại, Khắc Kiên, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, 2007.
12. Về thẩm quyền của Trọng tài thương mại và những lưu ý trong hoạt động thụ
lý các tranh chấp có thoả thuận trọng tài, ThS. Nguyễn Thị Hằng Nga, Tạp chí
Luật học, Số 7, 2006.
13. Những điểm khác biệt về pháp luật trọng tài thương mại của Việt Nam so với
các nước trên thế giới, ThS. Nguyễn Đình Thơ, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
số 09, 2006.
14. Một số ý kiến về Pháp lệnh trọng tài thương mại, Nguyễn Thái Phúc, Tạp chí
Khoa học pháp lý, Số 02, 2003.
15. Về các giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ tố tụng trọng tài
thương mại, ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số
03, 2006.
16. Về các giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ tố tụng trọng tài
thương mại, ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số
03, 2006.
17. Công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương mại tại Việt Nam,
TS. Nguyễn Trung Tín, NXB Tư pháp, 2005.
LỜI CẢM ƠN!
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Bùi Thị Mỹ Hương, người đã
tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Đồng
thời, tôi muốn gửi lời ảm ơn đến quý thầy cô trong Khoa Luật đã tạo nền tảng
kiến thức cho tôi trong suốt khóa học. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Thư viện
Khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ, Thư viện Thành phố Cần Thơ đã giúp tôi
có được những tài liệu tham khảo có giá trị trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành gia đình và bạn bè - những
người đã động vên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, tháng 5 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Trương Văn Mạnh
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế, quan hệ
thương mại quốc tế ngày càng mở rộng, khả năng phát sinh tranh chấp càng lớn,
không chỉ các dịch vụ pháp lý mà cả Nhà nước cũng phải bước vào những vấn đề
pháp lý không quen thuộc. Việc giải quyết tốt những tranh chấp phát sinh là một
trong những yếu tố thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và hội nhập, góp phần
xây dựng môi trường kinh doanh an toàn, bình đẳng, tạo tâm lý tốt cho các nhà
kinh doanh và đầu tư. Thế nhưng, một dịch vụ pháp lý quan trọng trong hoạt
động thương mại quốc tế là trọng tài thương mại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
hội nhập nói trên. Hiện nay, vấn đề trọng tài thương mại nhất là trong lĩnh vực tư
pháp quốc tế đang thiếu trầm trọng cả lượng và chất. Vấn đề cần đặt ra hiện nay
là hoàn thiện hệ thống pháp lý của Việt Nam về trọng tài thương mại trong tư
pháp quốc tế sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước1.
Ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, việc giải quyết
tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế thương mại bằng trọng tài là một trong những
phương thức giải quyết tranh chấp rất phổ biến. Với chủ trương phát triển kinh tế
và hội nhập, yêu cầu đổi mới toàn diện và sâu sắc các phương thức giải quyết
tranh chấp kinh tế, trong đó có hình thức trọng tài, là vấn đề cấp bách. Tuy nhiên,
nhìn chung, cho đến nay, các văn bản pháp luật hiện hành chưa thật sự tạo nên
một khung pháp lý đầy đủ, thông thoáng và phù hợp với các nguyên tắc của pháp
luật trọng tài thương mại quốc tế. Đồng thời, các văn bản bản này còn chứa nhiều
bất cập so với thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Việt Nam.
Vấn đề trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế được điều chỉnh chủ yếu
bởi Pháp lệnh số 08/2003/PL-UBTVQH11, và một số văn bản khác có liên quan
như: Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của
pháp lệnh trọng tài thương mại, Bộ luật tố tụng dân sự 2004,… Có thể nói, Pháp
lệnh về trọng tài thương mại đã được ban hành hơn bốn năm, đã trở nên lỗi thời
không còn phù hợp với tình hình mới của đất nước. Một mặt, các quy định về
trong tài thương mại trong tư pháp quốc tế chưa được quy định thành một luật
riêng, các quy định còn tản mạn ở các văn bản pháp luật khác nhau nên không
thống nhất; mặt khác, các quy định giữa pháp luật Việt Nam và quốc tế về trọng
1Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế, Phan Huy Hồng, Báo Pháp luật Việt Nam, Chuyên đề số
02, 2007.
tài thương mại còn nhiều vấn đề chưa tương thích, đã gây khó khăn cho hoạt
động của trọng tài khi tham gia giải quyết các vụ tranh chấp có yếu tố nước
ngoài. Nhìn chung, pháp luật về trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế hiện
nay còn nhiều bất cập và trở thành rào cản đối với hoạt động của trọng tài.
Do đó, việc nghiên cứu và phân tích những vướng mắc về vấn đề trọng tài
thương mại trong tư pháp quốc tế là một vấn đề cấp bách nhằm góp phần tìm ra
giải pháp cho vấn đề này. Đó chính là lí do người viết chọn nội dung này làm
trọng tâm nghiên cứu của đề tài khóa luận: “Trọng tài thương mại trong tư pháp
quốc tế”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu nhằm tìm hiểu một cách tổng quát các quy định hiện
hành của Việt Nam về vấn đề trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế, đồng
thời phân tích những điểm còn vướng mắc trong các quy định đó.
Qua đề tài này, người viết hy vọng góp phần nhỏ trong việc tìm ra giải pháp
giải quyết vấn đề này từ việc phân tích các vấn đề tồn tại trong các quy định của
pháp luật Việt Nam.
3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản bao gồm những nội dung cụ
thể sau:
Lời nói đầu
Chương 1: Tổng quan về vấn đề trọng tài thương mại trong tư pháp quốc
tế.
Chương 2: Một số vấn đề về trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế
theo pháp luật Việt Nam.
Chương 3: Một số vướng mắc trong quy định của pháp luật Việt Nam về
vấn đề trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế.
Kết luận.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, người viết vận dụng phương pháp duy vật biện
chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp phân tích luật viết, so sánh, tổng
hợp khi xem xét những mặt còn hạn chế của pháp luật Việt Nam so với các quy
định của quốc tế về vấn đề trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế.
5. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về kiến thức pháp luật, nguồn tài liệu thực tiễn về các lĩnh vực
liên quan cũng như trong khuôn khổ của đề tài khóa luận nên người viết chỉ tập
trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản mang tính chất gợi mở cũng như những
hạn chế trong các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề trọng tài thương
mại trong tư pháp quốc tế. Do đó, sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận
đượ sự phê bình góp ý của quý thầy cô, các bạn sinh viên và những người quan
tâm đến đề tài, để tôi rút kinh nghiệm và hiểu rõ hơn về vấn đề này.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
1.1. Khái quát chung về trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế
Trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế khác với trọng tài thương mại
quốc gia. Trọng tài thương mại của quốc gia được thành lập theo pháp luật quốc
gia đó nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp trong phạm vi quốc gia. Trong khi
đó, trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế là trọng tài do các bên lựa chọn
hoặc thành lập nhằm giải quyết một tranh chấp nhất định nào đó trong thương
mại quốc tế. Tranh chấp này có thể có một bên hoặc các bên là người nước
ngoài; hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ có tranh chấp phát sinh
ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan ở nước ngoài. Các bên trong quan hệ phát
sinh tranh chấp có thể thỏa thuận chọn trọng tài của quốc gia mà một trong các
bên mang quốc tịch hoặc của quốc gia thứ ba để giải quyết. Theo pháp luật Việt
Nam, việc giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài được quy định như sau: Vụ
tranh chấp có yếu tố nước ngoài theo thoả thuận của các bên, có thể giải quyết
tại Hội đồng Trọng tài do Trung tâm Trọng tài tổ chức hoặc tại Hội đồng Trọng
tài do các bên thành lập theo quy định của Pháp lệnh trọng tài.
1.1.1.2. Thỏa thuận trọng tài
Về lý thuyết, thuật ngữ thỏa thuận trọng tài có thể đề cập tới hai loại thỏa
thuận là: điều khoản trọng tài, có trong hợp đồng ký kết giữa các bên; và thỏa
thuận trọng tài, các bên có thể lập vào thời điểm tranh chấp phát sinh và trong
trường hợp các bên không quy định điều khoản trọng tài trong hợp đồng.
Theo khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh trọng tài thương mại: “Thoả thuận trọng tài
là thoả thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp
có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại” 2. Trong khi đó,
ở những nước theo luật châu Âu lục địa, cả hai khái niệm trên đều được định
nghĩa rõ ràng. Ví dụ: Ở Pháp, điều khoản trọng tài được gọi là “la clause
compromissoire” trong khi thoả thuận trọng tài thì gọi là “le compromis
d'arbitrage”.
2 Khoản 2, Điều 2, Pháp lệnh số 08/2003/PL-UBTVQH11 ngày 25 tháng 02 năm 2003 về trọng tài
thương mại.
Hiệu lực của một thỏa thuận trọng tài đặc biệt quan trọng. Nhìn chung, các
nguyên tắc pháp lý được áp dụng để xác định hiệu lực của thỏa thuận trọng tài là
những nguyên tắc được sử dụng trong việc xác định hiệu lực của một hợp đồng
thương mại thông thường; bởi thực tế thỏa thuận trọng tài thường dưới dạng một
điều khoản của hợp đồng thương mại. Điều khoản trọng tài thường được điều
chỉnh bởi luật điều chỉnh những điều khoản còn lại của hợp đồng và hiệu lực của
điều khoản trọng tài sẽ được xem xét theo luật đó. Tuy nhiên, có thể điều khoản
trọng tài được điều chỉnh bởi một luật trong khi phần còn lại của hợp đồng được
điều chỉnh bởi một luật khác.
Thông thường, vấn đề về hiệu lực của một thỏa thuận trọng tài được một
trong các bên nêu ra vào một giai đoạn nào đó trong quá trình tố tụng trọng tài.
Khi bắt đầu tố tụng trọng tài, một bên có thể tìm kiếm khước từ thỏa thuận trọng
tài với lý do thỏa thuận đó không có hiệu lực. Bên bị tố tụng trọng tài chống lại
sẽ là bên đưa ra khước từ. Sự khước từ có thể đưa ra chính ủy ban trọng tài hoặc
một toà án có thẩm quyền xem xét quyết định.
1.1.2. Đặc điểm
1.1.2.1. Phát sinh khi có thỏa thuận
Một điều khoản trọng tài soạn thảo không rõ ràng, hoặc không đầy đủ sẽ đi
ngược lại sự mong đợi của các bên, những người phải nhờ đến trọng tài.
Giống như tòa án quốc gia, trọng tài cũng là một phương thức tài phán giải
quyết tranh chấp thương mại. Nhưng trọng tài là một phương thức giải quyết
tranh chấp riêng tư và bí mật, dựa trên thỏa thuận của các bên. Nguyên tắc chung
là “không có thỏa thuận giải quyết bằng phương thức trọng tài, không có tố tụng
trọng tài”. Trừ một số ngoại lệ, các bên phải thỏa thuận trong hợp đồng là sử
dụng phương thức này, và xác định chi tiết các quy tắc điều chỉnh tố tụng (chỉ
định trọng tài viên, v.v...) hoặc dựa vào các quy tắc tố tụng trọng tài của một tổ
chức trọng tài thường trực. Ngoài việc thỏa thuận giải quyết tranh chấp phát sinh
bằng trọng tài, các bên còn có thể thỏa thuận về các vấn đề như: luật áp dụng,
thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, ngôn ngữ dùng trong xét xử,…
1.1.2.2. Thủ tục giải quyết đơn giản
Nhìn chung, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thủ tục giải quyết
đơn giản, đảm bảo giải quyết nhanh chóng các tranh chấp, tiết kiệm thời gian của
các bên. Tố tụng trọng tài được đánh giá là linh hoạt, đảm bảo tốt hơn quyền định
đoạt của các bên trong vụ tranh chấp, cụ thể là: tự quyết định chọn hình thức
trọng tài là ad-hoc hay thể chế, tổ chức trọng tài cũng như trọng tài viên mà mình
tin tưởng, thời gian, địa điểm giải quyết,…
Trong tố tụng trọng tài, các bên có thể tự do thay đổi thủ tục theo mong
muốn và yêu cầu của mình trong giới hạn của luật áp dụng liên quan. Thông
thường, ủy ban trọng tài sẽ phải tính đến mong muốn và nguyện vọng của các
bên khi tiến hành tố tụng.
Trong trọng tài quốc tế, tính độc lập của các bên được thể hiện rất rõ. Các
bên tự do thiết lập thủ tục tố tụng bằng cách dẫn chiếu quy tắc tố tụng trọng tài
sẵn có hoặc soạn thảo quy tắc của riêng họ. Các bên có thể chọn trọng tài viên, ấn
định thời hạn hoặc để bên thứ ba ấn định thời hạn. Các bên tự do thỏa thuận về
luật áp dụng cho nội dung và luật áp dụng cho thủ tục trọng tài. Các bên cũng tự
do xác định ngôn ngữ dùng trong xét xử trọng tài và trong tài liệu đệ trình,
phương pháp thu thập chứng cứ và lịch trình tố tụng. Tuỳ thuộc vào thỏa thuận
giữa các bên, cách tiến hành tố tụng trọng tài có thể khác hoặc không khác cách
tiến hành tố tụng tại một toà án quốc gia. Có thể nhận thấy rằng, các quy tắc tố
tụng trọng tài thường linh hoạt hơn và ít thủ tục hơn các quy tắc của pháp luật
quốc gia.
Hơn nữa, do phán quyết của trọng tài là chung thẩm và bên thua kiện không
được chống án, vì trọng tài thương mại chỉ đứng ra xét xử khi cả hai bên đương
sự chấp nhận và thành lập ra để xét xử 3. Việc chấp nhận và thành lập ra trọng tài
thể hiện hai bên đương sự tự nguyện và tin tưởng vào sự công bằng của trọng tài
thể hiện ở phán quyết của cơ quan xét xử này. Vì vậy, khi trọng tài ra phán quyết
cuối cùng, nó có giá trị chung thẩm và bắt buộc thi hành, trừ trường hợp quyết
định trọng tài bị tòa án quốc gia hủy theo quy định của pháp luật. Các bên đương
sự không phải đối mặt với những thủ tục chống án kéo dài tốn nhiều thời gian,
công sức như trong tố tụng tòa án. Giải quyết nhanh chóng các tranh chấp phát
sinh luôn được sự ưa chuộng của các doanh nghiệp trong nến kinh tế thị trường
hiện nay.
1.1.2.3. Trọng tài không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị
Bên cạnh những ưu điểm trên, trọng tài thương mại còn được lựa chọn bởi
tính độc lập của nó với các yếu tố chính trị. Trọng tài không đại diện cho quyền
lực nhà nước do vậy rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp mà các bên có quốc
tịch khác nhau (toà án nói là được độc lập nhưng cũng dễ bị chi phối bởi quyền
lợi dân tộc, do đó các bên tranh chấp có quốc tịch khác nhau thường không thích
3 Bài giảng Tư pháp quốc tế, Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh, Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ,
2002.
chọn toà án của nhau). Họ thường thích chọn trọng tài, nhất là trọng tài của nước
thứ ba để đảm bảo tính khách quan trong việc giải quyết tranh chấp.
Khi giải quyết tranh chấp, trọng tài thương mại có thể áp dụng luật của một
quốc gia nào đó do các bên thỏa thuận hoặc không áp dụng luật của bất kỳ quốc
gia nào, trọng tài có thể đưa ra phán quyết dựa trên tập quán thương mại quốc tế.
Vì vậy, các bên trong vụ tranh chấp có thể yên tâm khi phán quyết đưa ra dựa
trên những căn cứ mà họ cho rằng có lợi nhất cho mình.
1.1.2.4. Xét xử không công khai
Có thể thấy, tính bí mật áp dụng cho trọng tài thường bảo đảm sự tĩnh lặng
hơn trong tố tụng so với một toà án quốc gia, nơi mà những phiên xét xử là công
khai. Nguyên tắc xét xử không công khai, tức là không ai có quyền tham dự
phiên họp xét xử nếu không được sự đồng ý của các bên, đồng thời, phán quyết
trọng tài cũng không được công bố rộng rãi. Cơ chế này đảm bảo bí mật kinh
doanh và uy tín nghề nghiệp cho các thương nhân có liên quan tới vụ tranh chấp.
Có thể nói đây là một trong những đặc điểm thu hút ngày càng nhiều doanh
nhân lựa chọn trọng tài là phương thức giải quyết các tranh chấp phát sinh trong
hoạt động của mình. Thông thường, các doanh nghiệp không muốn cho các đối
tác khác biết về tình hình kinh doanh của họ nhất là khi đang xảy ra tranh chấp.
Điều đó sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến việc kinh doanh cũng như uy tín của doanh
nghiệp. Việc xét xử công khai, một mặt có thể tiết lộ bí mật kinh doanh của
doanh nghiệp; mặt khác việc đưa tin về vụ tranh chấp của báo chí đôi khi không
khách quan. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp họ luôn mong muốn giải quyết nhanh
chóng và hạn chế đến mức thấp nhất việc đồn thổi những thông tin đó ra bên
ngoài. Đáp ứng được yêu cầu đó, trọng tài trở thành phương thức giải quyết được
lựa chọn.
1.1.2.5. Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm
Về nguyên tắc, phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm và bên thua kiện
không được chống án. Cơ hội để bác phán quyết trọng tài thường bị giới hạn bởi
các thiếu sót thủ tục căn bản. Phán quyết chung thẩm là phán quyết cuối cùng,
giải quyết chung thẩm mọi vấn đề được chuyển cho ủy ban trọng tài. Phán quyết
có tác dụng phân xử giữa các bên, đồng thời phán quyết cuối cùng sẽ chấm dứt
tranh chấp giữa các bên. Một khi phán quyết được ban hành, ủy ban trọng tài sẽ
hết trách nhiệm bởi ủy ban trọng tài đã hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Các phán quyết của trọng tài sẽ đương nhiên có hiệu lực thi hành nếu như
bên thua kiện không yêu cầu tòa án xem xét hủy phán quyết trọng tài. Cần lưu ý
là tòa án chỉ có quyền hủy phán quyết trọng tài theo thủ tục hủy phán quyết trọng
tài, trong đó tòa án không xem xét lại sự việc mà chỉ xem xét việc tuân thủ các
điều kiện và thủ tục tố tụng. Một khi phán quyết của trọng tài có hiệu lực, nó có
giá trị bắt buộc thi hành như một bản án. Nếu, bên thua kiện không tự nguyện thi
hành thì bên kia có quyền yêu cầu cơ quan có trách nhiệm thi hành án của quốc
gia đảm bảo việc thi hành.
1.2. Cơ sở lý luận về vấn đề trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế
1.2.1. Lược khảo về trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế các nước
trên thế giới
Trên thế giới, nhất là ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển, giải quyết
tranh chấp thông qua trọng tài là hình thức được các doanh nghiệp ưa chuộng
nhất. Vì