Tỉnh Vĩnh Long ngày nay là một vùng đất đồng bằng châu thổsông Cửu
Long bốn mùa sông nước ngọt ngào với những cù lao xanh cây trái, những
cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay bên những mái đình làm xôn xao bến nước
nhịp sống bình yên, thành quảlao động của những tháng ngày “khai hoang mở
đất”.
Từxưa, khi đơn vịhành chính đầu tiên ra đời mang tên Long HồDinh cho
đến nay bao thếhệ, cưdân đã khai phá, xây dựng và gìn giữquê hương. Biết
bao biến cốthăng trầm của lịch sử đã đểlại dấu ấn trong truyền thuyết địa
danh, truyền thuyết lịch sửhiện diện khắp nơi trên mảnh đất này.
Truyền thuyết bất cứvùng đất nào cũng gắn với công cuộc lao động sản
xuất và chiến đấu hào hùng bảo vệquê hương từbuổi “khai sơn phá thạch”.
Truyền thuyết ởNam Bộnói chung và Vĩnh Long nói riêng tuy ra đời muộn
so với vùng ngoài nhưng đểlại ấn tượng khá tiêu biểu. Đặc sắc nhất là nhóm
truyền thuyết nhằm tôn vinh các anh hùng khai phá, anh hùng lịch sửvới vẻ
đẹp gần với con người của cuộc sống đời thường. Ký ức dân gian dành cho
những bậc tiền nhân lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đã hòa trộn với sinh
hoạt tín ngưỡng thành một tập quán ở đất phương Nam.
281 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2858 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Truyền thuyết gắn với đình, chùa, đền, miếu ở Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP.HCM
________________
Voõ Thò Ngoïc Giang
TRUYEÀN THUYEÁT GAÉN VÔÙI
ÑÌNH, CHUØA, ÑEÀN, MIEÁU ÔÛ VÓNH LONG
Chuyeân ngaønh : Văn học Việt Nam
Maõ số : 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒ QUỐC HUØNG
Thaønh phố Hồ Chí Minh – 2009
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tỉnh Vĩnh Long ngày nay là một vùng đất đồng bằng châu thổ sông Cửu
Long bốn mùa sông nước ngọt ngào với những cù lao xanh cây trái, những
cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay bên những mái đình làm xôn xao bến nước…
nhịp sống bình yên, thành quả lao động của những tháng ngày “khai hoang mở
đất”.
Từ xưa, khi đơn vị hành chính đầu tiên ra đời mang tên Long Hồ Dinh cho
đến nay bao thế hệ, cư dân đã khai phá, xây dựng và gìn giữ quê hương. Biết
bao biến cố thăng trầm của lịch sử đã để lại dấu ấn trong truyền thuyết địa
danh, truyền thuyết lịch sử hiện diện khắp nơi trên mảnh đất này.
Truyền thuyết bất cứ vùng đất nào cũng gắn với công cuộc lao động sản
xuất và chiến đấu hào hùng bảo vệ quê hương từ buổi “khai sơn phá thạch”.
Truyền thuyết ở Nam Bộ nói chung và Vĩnh Long nói riêng tuy ra đời muộn
so với vùng ngoài nhưng để lại ấn tượng khá tiêu biểu. Đặc sắc nhất là nhóm
truyền thuyết nhằm tôn vinh các anh hùng khai phá, anh hùng lịch sử với vẻ
đẹp gần với con người của cuộc sống đời thường. Ký ức dân gian dành cho
những bậc tiền nhân lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đã hòa trộn với sinh
hoạt tín ngưỡng thành một tập quán ở đất phương Nam.
Ở vùng đất mới, cư dân phần lớn là nông dân sống chủ yếu bằng phương
thức canh tác trồng lúa nước. Chính vòng quay tuần tự của thiên nhiên và mùa
vụ tạo trong tâm linh con người những nhu cầu tín ngưỡng, hoạt động lễ hội.
Sự gặp gỡ những truyền thuyết anh hùng khai phá và hoạt động tín ngưỡng
thờ phụng của nhân dân vùng này đã tạo nên một diện mạo khá tiêu biểu cho
sự tồn tại của thể loại.
Tìm hiểu truyền thuyết gắn với đình, chùa, đền, miếu ở Vĩnh Long vì vậy
là một cách tiếp cận thể loại trong lĩnh vực văn hóa tín ngưỡng trên đất Nam
Bộ vốn là nơi hội tụ, đan xen nhiều nền văn hóa tín ngưỡng của các tộc người.
2. Lịch sử vấn đề
Từ trước đến nay, truyền thuyết ở vùng này được chú ý ở nhiều góc độ
khác nhau. Có thể kể đến một số công trình sưu tầm ở dạng tổng hợp các thể
loại như Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long [50], Nam Kỳ Cố
Sự [48], Văn học dân gian Bạc Liêu [23], Văn học dân gian Sóc Trăng
[24]... Hầu như ở các công trình trên, người ta chỉ chú trọng ghi chép tư liệu
tác phẩm và khảo sát vài giá trị nội dung là chính. Còn truyền thuyết gắn với
đình, chùa, đền, miếu chưa được quan tâm nghiên cứu với tư cách là một đối
tượng riêng biệt.
Khác với nhóm tư liệu này, một số công trình sưu tầm, biên soạn, khảo
cứu có những bài viết hoặc một phần nhỏ liên quan đề tài như :Vĩnh Long
xưa và nay [78], Kiến Hòa xưa [77], Địa chí Bến Tre [96], Nghìn năm bia
miệng [115]... đều ít nhiều có giới thiệu đình, chùa, đền, miếu liên quan đến
những truyền thuyết. Những tư liệu này thực ra không chủ định nghiên cứu về
mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian gắn với đình, chùa, đền, miếu. Dù
sao đây cũng là những gợi ý bổ ích cho đề tài mà luận văn đang thực hiện.
Thực ra hướng nghiên cứu này đã được quan tâm khá lâu. Có những công
trình mang tính chỉ dẫn đáng lưu ý. Chẳng hạn tác giả Vũ Ngọc Khánh trong
tư liệu Lễ hội Việt Nam cho rằng: “Lễ hội là nhu cầu không thể thiếu của con
người Việt Nam. Lễ hội mang nhiều ý nghĩa và có nét chung và riêng của
từng dân tộc, vùng miền”. Trong phần Lễ hội miền Nam, tác giả ghi lại
những lễ hội như: Lễ Cúng Biển Mỹ Long-Vĩnh Long, Lễ hội Lăng Ông ở
Trà Ôn, Lễ hội Chol-Chnam-Thmey, Lễ hội đua ghe Ngo. Những công trình
này định hướng, cung cấp kiến thức để tác giả luận văn làm cứ liệu nghiên
cứu vấn đề.
Một số công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian Nam Bộ đã có những
đóng góp nhất định để chúng tôi thực hiện đề tài. Chẳng hạn, Một số lễ tục
dân gian người khmer đồng bằng sông Cửu Long [16], Văn hóa người
khmer vùng đồng bằng sông Cửu long[72], Tìm hiểu văn hóa tâm linh
Nam Bộ [47]...đã phác họa một số khía cạnh nào đó của văn hóa Nam Bộ
trong đó xuất hiện mối quan hệ giữa truyền thuyết với tín ngưỡng. Công trình
Văn hóa dân gian Nam Bộ những phác thảo đã chỉ rõ: “Mỗi lễ hội người
Khmer đều gắn với một truyện dân gian và truyện dân gian nhằm giải thích lễ
hội ấy”. Ngoài việc cung cấp kiến thức khái quát về lễ hội, một khía cạnh
trong văn hóa dân gian, Nguyễn Chí Bền với Tìm hiểu hiện tượng văn hóa
dân gian Bến Tre nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Hà Nội hay Trần Văn Bổn
với công trình Một số lễ tục người khmer đồng bằng sông Cửu Long nhà
xuất bản Văn Hóa Dân Tộc Hà Nội... đã đề cập đến những truyền thuyết dân
gian dưới hình thức liệt kê, miêu tả như truyền thuyết về Mẫu, Cá Ông ,
truyền thuyết gắn với Lễ Vào Năm Mới, Lễ Cúng Trăng... Từ thực tế trên,
chúng tôi đã rút tỉa được một số truyền thuyết gắn với đình, chùa, đền, miếu
để phục vụ cho đề tài luận văn.
Như vậy, có thể thấy vấn đề tìm hiểu truyền thuyết gắn với đình, chùa,
đền, miếu ở Vĩnh Long cho đến nay dù ở mức độ nào vẫn còn khoảng trống
đáng quan tâm. Nhìn chung mà nói, các công trình nghiên cứu về văn hóa
dân gian Nam Bộ của các tác giả đi trước thường tập trung vào những
phương diện sau:
Thứ nhất là mô tả, phân tích kỹ lưỡng các bình diện thuộc về văn hóa để
làm rõ bản sắc vùng miền. Hướng nghiên cứu thứ hai, nhiều nhà khoa học
chú ý khi tiếp cận với văn hóa dân gian ở đồng bằng sông Cửu Long có chú ý
đến khía cạnh tâm linh. Chính đời sống tâm linh tạo nên môi trường cho
truyền thuyết tồn tại và phát triển. Do đó, một cái nhìn hệ thống đối với
truyền thuyết trong quan hệ chứng tích đình, chùa, đền, miếu là cần thiết.
Quan trọng hơn, hướng đến lý giải các hiện tượng truyền thuyết trực tiếp hay
gián tiếp trở thành bộ phận của tín ngưỡng, lễ hội để từ đó hiểu rõ hơn sự tồn
tại thực tế của một bộ phận truyền thuyết ở phía Nam đất nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài “Truyền thuyết gắn với đình, chùa, đền, miếu ở Vĩnh Long” nhằm
mục đích hệ thống, phân loại, miêu tả kết cấu của những nhóm truyền thuyết
và tìm hiểu mối quan hệ giữa truyền thuyết với lĩnh vực văn hóa - tín
ngưỡng- lễ hội. Qua đó góp phần làm rõ sức sống và sự vận động của những
truyền thuyết trong đời sống tinh thần của nhân dân Vĩnh Long. Việc tìm
hiểu về bản chất truyền thuyết không phải là mới mẻ nhưng nét mới ở đề tài
này là chúng tôi đi sâu vào khảo sát quan hệ giữa truyền thuyết với các hoạt
động tín ngưỡng, nghi lễ gắn với “không gian thiêng” đình, chùa, đền, miếu.
Từ việc định hướng tiếp cận trên, luận văn phải thực hiện ba nhiệm vụ
khoa học cơ bản sau:
- Một là tổng hợp những tư liệu được công bố bằng văn bản, tiến
hành đi điền dã và sưu tầm để bổ sung thêm tư liệu; đặc biệt tìm hiểu đời
sống thực tế của truyền thuyết.
- Hai là hệ thống, phân loại và lược đồ kết cấu của các nhóm truyền
thuyết trên.
- Ba là tìm hiểu mối quan hê giữa truyền thuyết với các lĩnh vực Văn
hóa – Tín ngưỡng –Lễ hội.
4. Đối tượng nghiên cứu
Theo định hướng trên, tất cả truyền thuyết có gắn với đình, chùa, đền,
miếu ở Vĩnh Long là đối tượng nghiên cứu của luận văn. Vì vậy, việc xác lập
tiêu chí để chọn lọc tác phẩm được khảo sát kỹ. Mặt khác, các lĩnh vực đời
sống tâm linh của các cộng đồng cư dân cũng được xem là đối tượng nghiên
cứu trong mối quan hệ với truyền thuyết.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện mục tiêu khoa học của đề tài, chúng tôi sẽ sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống giúp cho việc tìm hiểu,
những quy luật vân động của truyền thuyết và mối quan hệ với văn hóa tín
ngưỡng. Mặt khác, tiếp cận hệ thống truyền thuyết trong môi trường mà thể
loại này sinh thành và phát triển sẽ giúp chúng ta thấy đươc ít nhiều những cơ
sở hình thành nên lễ hội, bản chất của lễ hội ở vùng đất mới Vĩnh Long.
- Phương pháp sưu tầm và thẩm định tư liệu: Chúng tôi sưu tầm tác phẩm,
khoanh vùng nguồn tài liệu và trực tiếp khảo sát, nghe, ghi chép những điều
mắt thấy tai nghe. Mỗi truyền thuyết đều được ghi vào hồ sơ riêng để đối
chiếu với tài liệu của người đi trước. Chúng tôi chú trọng những dị bản,
những cách kể từng tác phẩm trong hệ thống tư liệu khác nhau từ nhiều
người khác nhau để tìm hiểu sự vận động của tác phẩm trong đời sống thực tế.
- Phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học: Đây là phương pháp thường
ứng dụng cho các ngành khoa học xã hội, nghĩa là chú trọng tới những yếu tố
thống kê, phân tích các giá trị dựa trên những tỉ lệ điều tra thực tế. Chúng tôi
vận dụng phương pháp khảo sát, điều tra ở mức độ thu thập thông tin, sưu tầm
những tư liệu hiện tồn trong đời sống. Thu thập và trao đổi thông tin, khảo sát
những tư liệu trong không gian sinh tồn của truyền thuyết. Từ đó làm cơ sở
cho việc đánh giá và hệ thống nguồn tư liệu.
- Phương pháp thống kê, miêu tả: Sử dụng yếu tố thống kê làm cơ sở kết
luận cho phán đoán khoa học về sức sống của truyền thuyết, sự phong phú
của từng nhóm truyện…Miêu tả kết cấu, nội dung chính, yếu tố lặp lại trong
từng tác phẩm và nhóm truyền thuyết…để làm cơ sở kết luận khoa học.
- Phương pháp so sánh, mô hình hóa: So sánh là thao tác nghiên cứu được
sử dụng trong nhiều ngành khoa học khác nhau và trong nghiên cứu văn hóa
dân gian. Phương pháp so sánh ở đây được chú trọng đối chiếu giữa truyền
thuyết của người đi trước ghi chép với tư liệu ghi chép điền dã. Từ việc so
sánh đối chiếu ấy, chúng tôi rút ra những kết luận bản kể nào của truyền
thuyết được phổ biến rộng rãi nhất thì được xem là dạng cổ xưa nhất. Ngoài
ra, so sánh để khảo sát kết cấu, mô hình hóa và sự biến đổi của những yếu tố
trong những truyền thuyết dân gian. Từ nhiều cách kể, chúng tôi khảo sát mô
hình chung, nhận thức tính địa phương, yếu tố lịch sử hóa… trong truyền
thuyết.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn nhằm hệ thống tư liệu có liên quan đến đời sống, tín ngưỡng và
phân loại nhóm truyền thuyết gắn với các lĩnh vực trên ở vùng Vĩnh Long.
Bước đầu có những nhận xét về các mối quan hệ trên.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm ba
chương.
Chương 1: DIỆN MẠO VĂN HÓA VÙNG ĐẤT VĨNH LONG
1.1 Môi trường tự nhiên của vùng đất Vĩnh Long
1.2 Đời sống văn hóa xã hội của vùng đất Vĩnh Long
Trong chương này, chúng tôi tập trung đi sâu vào diện mạo văn hóa đặc
biệt chú trọng đời sống tâm linh. Đây là môi trường truyền thuyết tồn tại và
phát triển.
Chương 2: TÌNH HÌNH TƯ LIỆU VÀ VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI TƯ LIỆU
2.1. Tình hình tư liệu
Tư liệu được công bố
Tư liệu sưu tầm, điền dã
2.2. Phân loại tư liệu
Trong chương này, chúng tôi khảo sát tất cả những tư liệu được công bố
và đối sánh đối chiếu với tư liệu điền dã của bản thân. Việc miêu tả những
dạng tư liệu, so sánh và bước đầu phân loại, lý giải sự khác biệt hay độ vênh
của từng nhóm tư liệu nhằm xác định sự sinh tồn đích thực của truyền thuyết
trong không gian và thời gian.
Chương 3: TRUYỀN THUYẾT TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA -
TÍN NGƯỠNG- LỄ HỘI
3.1. Mối quan hệ tín ngưỡng với truyền thuyết dân gian
3.2. Truyền thuyết gắn với tín ngưỡng thờ thần Hổ
3.3. Truyền thuyết gắn với tín ngưỡng thờ Nhân Thần
3.4. Truyền thuyết gắn với tín ngưỡng thờ Nữ Thần, Cá Ông, NeakTa
3.5. Truyền thuyết gắn với lễ hội Chol Chhnam Thmây và lễ hội
Oc-Om-Bok
Trong chương này, chúng tôi miêu tả và lý giải các hiện tượng truyền
thuyết trực tiếp hay gián tiếp trở thành bộ phận của tín ngưỡng, lễ hội. Khảo
sát và miêu tả truyền thuyết gắn với nghi lễ trong tín ngưỡng, lễ hội.
Chương 1: DIỆN MẠO VĂN HÓA VÙNG ĐẤT VĨNH LONG
1.1. Môi trường tự nhiên của vùng đất Vĩnh Long
Nói đến văn hóa của vùng đất Vĩnh Long sẽ là một vấn đề lớn và đòi hỏi
sự nghiên cứu liên ngành của nhiều lĩnh vực. Trong phạm vi phục vụ đề tài
luận văn, chúng tôi chỉ khái quát một số yếu tố văn hóa có tác động đến thể
loại truyền thuyết gắn với đình, chùa, đền, miếu. Tác giả Nguyễn Từ Chi,
trong Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người đã có ý kiến xác đáng khi
cho rằng:
“Có hai diện mạo chính quyết định nền văn hóa tộc người. Đó là môi
trường tự nhiên mà tộc người đó định cư. Sống ở khí hậu nhiệt đới ẩm ướt
phù hợp với sự phát triển cây lúa nước và trồng cây lúa làm nghề chính đã
hình thành nền văn minh nông nghiệp lúa nước từ rất sớm. Hai là nguồn gốc
văn hóa tộc người. Những dân tộc sống trong môi trường khác nhau sẽ có nền
văn hóa khác nhau. Trong quá trình cư trú, văn hóa đã hình thành để thích
nghi môi trường mới nhưng văn hóa cũ vẫn để lại dấu ấn hết sức quan trọng
trong nền văn hóa mới. Nguồn gốc tộc người có sự giao lưu văn hóa nhưng
điều kiện cho nền văn hóa ra đời môi trường mới là quan trọng nhất” [20, tr.
415].
Những yếu tố có sự tác động đến truyện dân gian nói chung và truyền
thuyết nói riêng là môi trường tự nhiên gồm vị trí, đất đai thổ nhưỡng, sông
ngòi, khí hậu và môi trường xã hội gồm văn hóa tộc người, sinh hoạt văn hóa
tâm linh.
Trước hết, về vị trí địa lý, Vĩnh Long nằm ở trung tâm đồng bằng sông
Cửu Long cách Thành phố Hồ Chí Minh một trăm ba mươi kilômet theo quốc
lộ 53 về hướng Tây Nam và cách Thành phố Cần Thơ ba mươi kilômet. Được
thành lập vào năm Minh Mạng thứ 13 (năm 1832), ranh giới tỉnh Vĩnh Long
bấy giờ không rộng lớn như trấn Vĩnh Thanh nhưng không hẹp như hiện nay.
Theo ghi chép của Trương Vĩnh Ký thì vào năm 1840 (đời vua Thiệu Trị),
tỉnh Vĩnh Long trải rộng trên toàn bộ ba tỉnh Vĩnh Long – Trà Vinh – Bến Tre
hiện nay. Nhìn xa hơn, “địa hình của Vĩnh Long qua gần ba thế kỷ, nghĩa là
trước khi được triều Minh Mạng ranh định đã có xê dịch do sự lấn dần ra phía
Đông. Sự bồi đắp phù sa xuất hiện các cồn nổi giữa sông Tiền và sông Hậu
hình thành các cù lao văn minh miệt vườn mà có học giả cho rằng đó là văn
minh Sông Tiền hay là Văn minh các cù lao” [10, tr.13].
Giống các vùng khác, miền Tây Nam Bộ, đặc điểm nổi bật của điều kiện
địa lý tự nhiên Vĩnh Long là nhiều sông rạch và gần biển cả. Riêng yếu tố
biển đã trở nên gần gũi gắn bó với con người Vĩnh Long về đời sống vật chất
lẫn sinh hoạt tinh thần.
Đất đai thổ nhưỡng và sông ngòi kênh rạch:
Ở Vĩnh Long, sự kiến tạo thổ nhưỡng đã hình thành những giồng cát xen
kẽ một số vùng trũng. Chính sự cư trú trên những vùng đất nổi (giồng) đã tạo
nên những môtíp không gian về giồng đất nổi, gò nổi trong truyền thuyết.
Theo các tư liệu, Vĩnh Long xưa là vùng đất có nhiều sông ngòi kênh rạch,
đôi nhánh sông Cửu Long góp phần hình thành nên Vĩnh Long, Trà Vinh
trước đây. Dọc bờ sông Cổ Chiên ra biển có nhiều sông rạch lớn nhỏ, theo số
liệu thống kê năm 1978 thì trung bình cứ 100 mét vuông đất tự nhiên ở Vĩnh
Long có khoảng 09 mét vuông sông rạch. Những dòng sông, con rạch với
thủy triều lên xuống hai lần trong ngày, những cánh đồng mênh mông là
những tác nhân quan trọng đối với sự phát triển văn hóa dân gian nơi đây.
Sông nước chuyển tải văn hóa dân gian đến mọi vùng trong khu vực. Đây là
nét đặc trưng nổi bật so với miền Trung hay miền Bắc nước ta. Nói sông nước
là đặc điểm quan trọng của địa lý Vĩnh Long quả không sai. Có nơi ở Vĩnh
Long bám vào đất liền nhưng lại có thể hiểu là cù lao vì sông nước bao vây tứ
phía. Chính đất đai, hệ thống sông ngòi kênh rạch nơi đây có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng tạo nên cốt cách và đặc trưng con người, con người cởi mở, phóng
khoáng hơn và hình thành nên đặc trưng “Văn minh sông nước” ở vùng đất
Chín Rồng này.
Dọc theo sông Tiền, sông Hậu có nhiều chứng tích văn hóa đình, chùa,
đền, miếu và mỗi chứng tích ấy đều liên quan đến truyền thuyết như : Tiên
Châu Cổ Tự với truyền thuyết Bãi Tiên, những Lăng Ông với truyền thuyết về
Cá Ông… Những dòng sông lớn, những địa danh của một thời dù rất thực
nhưng vẫn ẩn chứa tâm lý của người dân đi “mở đất” như Kỳ Hà, Đìa Sấu,
Giồng Ông Hổ…
Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi những truyện kể dân gian truyền
thuyết ở đây bắt đầu với môtíp quen thuộc “Sông này xưa lắm sấu, vùng này
xưa lắm cọp”. Thiên nhiên sông nước khơi nguồn cảm xúc là môi trường giao
lưu, gặp gỡ, là tác nhân quan trọng hình thành và lưu truyền những truyền
thuyết dân gian.
Khí hậu:
Theo tài liệu Tìm hiểu Văn hóa Vĩnh Long (1732 – 2000), khí hậu Vĩnh
Long có nhiều nét đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mùa nắng
trùng với mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 03 năm sau lượng mưa
không đáng kể[10, tr.18]. Vào lúc tiết trời khô ráo, người dân thường tổ chức
vui chơi, hội hè. Lễ Kỳ yên ở đình làng thường vào rằm tháng hai âm lịch. Lễ
Chol Chnam Thmây vào tháng tư dương lịch mà mục đích là cầu xin mùa khô
qua mau. Lễ cúng ở các miếu NeakTà vào lúc nắng hạn… Từ đó, cư dân đã
hình thành tín ngưỡng cầu mưa trong mùa khô. Mùa mưa tập trung từ tháng
tư đến tháng mười một hàng năm. Lễ hội Óc – Om – Bok được xem là nghi
thức tống tiễn thần nước, thần của mùa mưa. Chính điều kiện khí hậu, thiên
nhiên đã tạo nên đặc trưng đậm nét trong văn hóa mà con người phải hòa
mình để tồn tại và phát triển. Những đặc trưng ấy đã góp phần hình thành nên
những sinh hoạt, lễ hội dân gian nhằm cầu mưa, cầu mùa, cầu an.
1.2. Môi trường xã hội của vùng đất Vĩnh Long
1.2.1. Vài nét về văn hóa tộc người
Vĩnh Long xưa là một trong những vùng đồng bằng sông Cửu Long đã
hình thành và phát triển nền văn hóa cổ nổi tiếng: Văn hóa Óc Eo. Do tác
động về địa lý, sinh thái và “biển tiến” vào đầu thế kỷ thứ VII và sau đó nền
văn hóa cổ suy tàn. Sau nhiều thế kỷ, Vĩnh Long lại được khai phá bởi những
lưu dân thuộc nhiều tộc người. Thế kỷ thứ XVIII, dân cư tuy còn ít nhưng nơi
đây là sự cộng cư của các dân tộc Việt, Khmer, Hoa, Chăm. Ngay từ buổi đầu
khai phá, các dân tộc cùng sống chung xen kẽ với nhau. Đây là điểm khác biệt
so với bất cứ vùng nào trên đất nước Việt Nam và mỗi dân tộc đều có sắc thái
văn hóa của riêng mình. Người Việt với văn hóa người Việt Cổ. Người
Khmer với văn hóa núi và người Chăm văn hóa sông biển… Tất cả hội nhập
làm phong phú văn hóa chung của vùng đất.
Người Việt: là tộc người đông dân nhất, là “chủ nhân của nền văn minh
lúa nước” ở Vĩnh Long. Các tài liệu lịch sử cho thấy các thế hệ người Việt đặt
chân lên vùng đất Vĩnh Long vào khoảng thế kỷ XVII. Đó là những người
trọng nghĩa khinh tài, những người dân mong tìm vùng đất mới lập nghiệp…
Dù xuất thân từ tầng lớp nào, người Việt vẫn có cội nguồn là người Việt Cổ
sinh sống chủ yếu trên lưu vực sông Hồng. Trong hành trang di dân mở cõi
của cư dân có đủ các yếu tố văn hóa tinh thần mang tính truyền thống, văn
hóa cội nguồn chi phối đời sống sinh hoạt tinh thần.
Tuy vậy, trên bước đường khai phá, di dân về phương Nam, người Việt đã
có thời gian tạm dừng chân trên dãy đất miền Trung và có sự giao lưu, tiếp
biến, dung nạp vào hành trang tín ngưỡng của mình nhiều yếu tố văn hóa
Chăm. Điều này làm cho lưu dân người Việt ở Vĩnh Long có ít nhiều sự khác
biệt về sinh hoạt, ứng xử… so với cội nguồn.
Người Khmer:
“Người Khmer là thành viên trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, cư
dân nông nghiệp sinh sống lâu đời ở đồng bằng sông Cửu Long”. Dựa vào
những cứ liệu lịch sử, “Vĩnh Long là vùng cư trú cổ xưa của người Khmer
đồng bằng sông Cửu Long”. Các tư liệu viết về Văn hóa người Khmer đồng
bằng sông Cửu Long đều có sự gặp gỡ khi cho rằng:
“Quan sát diện mạo văn hóa người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long,
chúng ta biết rằng dân tộc này từ xa xưa đã chịu ảnh hưởng sâu nặng nền văn
hóa Ấn Độ, thông qua đạo Bà-La-Môn rồi đạo Phật. Văn hóa Ấn Độ thâm
nhập vào đây không thông qua con đường xâm nhập, cưỡng bức mà qua con
đường truyền đạo của giáo sĩ và thương nhân nên sắc thái văn hóa của nó dần
dần được Khmer hóa, nhuần nhị như chính sự phát triển tự thân của văn hóa
bản địa Khmer… Đời sống tinh