Giáo dục và đào tạo Đại học là quá trình chuyển giao tri thức và nghiên cứu khoa học ở mức độ tương đối cao. Vì vậy, mà nhiệm vụ trọng tâm của bất kỳ trường Đại học nào cũng được xác định là đào tạo đội ngũ tri thức có trình độ đẻ phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
30 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phục vụ sinh viên tra tìm tài liệu tại trung tâm thông tin thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Giáo dục và đào tạo Đại học là quá trình chuyển giao tri thức và nghiên cứu khoa học ở mức độ tương đối cao. Vì vậy, mà nhiệm vụ trọng tâm của bất kỳ trường Đại học nào cũng được xác định là đào tạo đội ngũ tri thức có trình độ đẻ phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những trường trọng điểm trong hệ thống Đại học ở Việt Nam. Đào tạo đa nghành đa lĩnh vực nhằm đào tạo cho đất nước đội ngũ những nhà khoa học, cán bộ, những nhà quản lý, doanh nghiệp có trình độ cao. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã xác dịnh khả năng cung cấp nguồn tin để thúc đẩy việc tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Bởi vậy ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Ban Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã quan tâm xây dựng và phát triển Trung tâm Thông tin Thư viện theo mô hình một Trung tâm thông tin thư viện hiện đại nhằm năng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Đặc biệt là đối với công tác phục vụ quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên. Theo quyết định số 66/TCCB ngày 14/2/1997 trên cơ sở hợp nhất các thư viện thành viên của các trường đại học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký quyết định thành lập Trung tâm Thông tin Thư viện với nhiệm vụ tổ chức phục vụ tài liệu kịp thời, cập nhật và đầy đủ cho công tác đào taọ giáo dục của trường.
Trong chu trình hoạt động của Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội bao gồm rất nhiều công đoạn khác nhau, nhằm đảm bảo tốt nhất công tác phục vụ bạn đọc mà đối tượng chủ yếu ở đây là sinh viên. Trong đó công tác phục vụ tra cứu tài liệu của sinh viên giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Để thực hiện tốt công tác này cũng như các Trung tâm Thông tin Thư viện khác,Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội đã sử dụng các biện pháp, phương tiện truyền thống như các loại sổ và phích biên mục vốn tài liệu hiện có trong kho tài liệu cuả trung tâm Trung tâm để sinh viên tra tìm trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy nhiên việc tra tìm bằng các loại sổ và phích thủ công như vậy trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay đã không còn phù hợp và khiến cho sinh viên đặc biệt là những sinh viên năm thứ nhất lần đầu tiên tiếp cận với khối lượng tài liệu đồ sộ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tra tìm và sử dụng tài liệu hiện có của Trung tâm. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong công tác thông tin thư viện, việc ứng dụng đó bước đầu đã đạt được những hiệu quả thiết thực trong đó quan trọng nhất là đã giúp cho sinh viên tra tìm và sử dụng tài liệu có hiệu quả. Nhưng xã hội ngày càng phát triển, nguồn thông tin, tri thức ngày càng nhiều do vậy khối lượng tài liệu, sách báo, tạp trí, báo cáo khoa học, luận án, luận văn …, ngày càng lớn về số lượng và đa dạng về nội dung, cho nên nhu cầu tra cứu và sử dụng tài liệu, đặc biệt là đối với sinh viên thì ngày càng cần cụ thể và chính xác hơn. Vì vậy nghiên cứu một cách hệ thống về hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phục vụ nhu cầu tra cứu và sử dụng tài liệu của sinh viên của Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội là một nội dung khoa học có ý nghĩa hết sức thiết thực trong công tác phục vụ bạn đọc và sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động phục vụ sinh viên của Trung tâm. Chính vì những điều đó mà chúng tôi đã lựa chọn đề tài để làm báo cáo khoa học của mình là “Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phục vụ sinh viên tra tìm tài liệu tại trung tâm thông tin thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội”.
Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích chỉ ra những hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thư viện, đặc biệt là trong công tác phục vụ sinh viên tra tìm và sử dụng tài liệu của Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ đó đưa ra những khuyến nghị của bản thân nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin. Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin không còn là một đề tài mới mẻ, nó đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các báo cáo khoa học của sinh viên, các khoá luận tốt nghiệp cũng như các luận án tiến sĩ. Nhưng nghiên cứu hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phục vụ sinh viên tra tìm tài và sử dụng tài liệu là một vấn đề mang tính thực tế, một mặt nó góp phần chỉ ra hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin, mặt khác nó chỉ ra những hạn chế của việc ứng dụng này để từ đó có những biện pháp, phương pháp ứng dụng có hiệu qủa hơn.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như; phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp lịch sử và logic, nghiên cứu và khảo sát thực tế việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thư viện của Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội; nghiên cứu và phân tích các tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài; phương pháp phỏng vấn, thu thập ý kiến của sinh viên về hiệu qủa của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thư viện đặc biệt là trong công tác trực tiếp phục vụ sinh viên tra tìm và sử dụng tài liệu.
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình chúng tôi đã sử dụng nguồn tài liệu tham khảo sau:
- Những bài viết, liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thông tin thư viện;
- Khoá luận tốt nghiệp cử nhân, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thư viện:
- Sách về tin học hoá.
- Trang Web cuả Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội .
- Cùng một số tài liệu có liên quan khác.
Đề tài về ứng dụng công nghệ thông tin là một đề tài tương đối khó. Đối với những sinh viên năm thứ hai khi chưa có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn ít thì đây là một khó khăn lớn.Nhưng được sự ủng hộ, động viên và hướng dẫn nhiệt tình của PGS. Nguyễn Văn Hàm, và các cán bộ của Trung tâm chúng tôi đã hoàn thành được đề tài nghiên cứu của mình với những nội dung chính sau đây.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo bao gồm 3 phần sau:
1. Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội với vai trò phục vụ sinh viên tra tìm tài liệu.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin, hiệu quả đạt được trong công tác phục vụ sinh viên tra tìm tài liệu.
3. Một số kiến nghị.
Trong khi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này chúng tôi đã gặp phải những khó khăn nhất định.
- Nhận thức về kĩ năng thực hiện một báo cáo khoa học của chúng tôi còn hạn chế nên trong lúc thực hiện báo cáo chúng tôi còn gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý thông tin và số liệu.
- Khi phát bảng hỏi thì có một số sinh viên đã không nhiệt tình giúp đỡ trong việc trả lời các câu hỏi khiến cho phiếu thu về ít hơn số phiếu phát ra.
Tuy vậy trong quá trình thực hiện báo cáo chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo, động viên tận tình của thầy cô giáo trong khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, đặc biệt là người thầy trực tiếp hướng dẫn chúng tôi thực hiện đề tài này.
Qua đây chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các cô,chú, các anh,chị cán bộ của Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà nội nói chung và Trung tâm Thông tin Thư viện trụ sở phòng đọc Thượng Đình nói riêng đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tốt bài báo cáo khoa học này.
Chúng tôi cũng chân thành cảm ơn các bạn sinh viên của 2 trường Đại học Khoa học Tự Nhiên và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn đã nhiệt tình trả lời bảng hỏi của chúng tôi giúp chúng tôi có thể hoàn thành được báo cáo của mình môt cách khách quan nhất để tham gia hội nghị nghiên cứu khoa học lần này.
Một lần nữa, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy - cô, cán bộ công nhân viên Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà nội cùng các bạn sinh viên.
PHẦN NỘI DUNG
1. TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI. VAI TRÒ CÔNG TÁC PHỤC VỤ SINH VIÊN TRA TÌM TÀI LIỆU
1.1. Quá trình hình thành và phát triền của Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại Học Quốc Gia Hà Nội là một đại học đào tạo đa nghành đa lĩnh vực với chất lượng cao nhằm đào tạo ra một đội ngũ những nhà khoa học, những chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau; tự nhiên, xã hội, công nghệ…để đáp ứng nhu cầu và phục đất nước trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Đưa đất nước đi lên sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo của mình thì các trường đại học nói chung và Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng thì việc cung cấp tốt nguồn thông tin , tư liệu để phục vụ cho sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu, nâng cao trình độ hiểu biết của là một nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Nhận thức rõ điều đó nên các trường đại học nói chung và Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng đã chú trọng đầu tư phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn nữa hệ thống thư viện để phục vụ ngày càng tốt hơn:
Ngày 14/2/1997, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký quyết định số 6/TCCB thành lập Trung tâm Thông tin Thư viện. Trung tâm được thành lập trên cơ sở hợp nhất các thư viện: Trung tâm Thông tin Thư viện trường Đại Học Tổng Hợp; Thư viện trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 1; Thư viện Đại Học Ngoại Ngữ Hà Nội; có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và có tên giao dịch quốc tế là LIBRARY AND IMFORMATION CENTER, VIETNAMNATIONNAL UNIVERSITY, HANOI và tên viết tắt là LIC, có trang Web riêng là: LIC@VNU.EDU.VN(11 Trang web của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong những ngày đầu thành lập trung tâm đã gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cũng như nguồn nhân lực. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của trung tâm hầu như chưa có gì. Công tác kỹ thuật nghiệp vụ thư viện của các trường thành viên còn có nhiều điểm chưa tương đồng. Đặc biệt là khâu xử lý tài liệu, phục vụ tra tìm tài liệu cho bạn đọc mà đối tượng đông đảo là sinh viên. Đặc biệt là những sinh viên năm đầu và năm thứ hai mới bước đầu tiếp cận với thư viện ở môi trường đại học với khối lượng tài liệu thông tin đa dạng và phong phú. Để khắc phục tình trạng này, thì Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà nội đã bước đầu đưa công nghệ thông tin vào trong công tác thư viện nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của bạn đọc và đã đạt được những hiệu quả bước đầu.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội
Tri thức là nguồn tài nguyên của nhân loại; biểu hiện của trí tuệ con người và công nghệ. Tri thức cũng là nguồn tài nguyên quan trọng để giúp đem lại sự thịnh vượng của quốc gia vì nó tạo ra động lực để thúc đẩy kinh tế và đổi mới công nghệ mang tính xuyên nghành và xuyên quốc gia. Vậy ta có thể lấy tri thức từ đâu, có rất nhiều con đường khác nhau, tri thức từ kinh nghiệm thực tế của cuộc sống, từ những sách báo, bài viết của các nhà nghiên cứu, từ những bài giảng của thầy cô trên giảng đường trong mỗi buổi học…, nhưng chúng ta chỉ có thể có được tri thức đó khi chúng ta tìm tòi và nghiên cứu nó. Và thư viện là nơi tốt nhất để chúng ta có thể tìm và bổ sung cho mình một lượng tri thức lớn, bởi ở đây nó đã tập trung đầy đủ nhất nguồn tri thức của nhân loại từ những kinh nghiệm thực tế cuộc sống được viết lên thành sách để lưu truyền tới muôn đời;
Đại học Quốc gia Hà nội là một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học, đa nghành đa lĩnh vực, là nơi mà trí tuệ của con người được toả sáng nên nó mang phần trách nhiệm rất nặng nề trong sự nghiệp phát triển nguồn lực của con người của quốc gia;
Là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Thông tin Thư viện là một đơn vị hoạt động độc lập có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. cụ thể là:
1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ
Trung tâm có chức năng thông tin và thư viện phục vụ các công tác đào tạo giáo dục đại học của trường, trong đó quan trọng nhất là chức năng phục vụ việc học tập và nghiên cứu của sinh viên. Để thực hiện được chức năng của mình trung tâm có nhiệm vụ là nghiên cứu, thu thập, xử lí, thông báo và cung cấp thông tin, tư liệu về khoa học, giáo dục, ngoại ngữ và công nghệ phục vụ cho công tác đào tạo, học tập và nghiên cứu của cán bộ, sinh viên trong trường cụ thể là:
- Tham mưu cho quyết định của lãnh đạo về tổ chức và hoạt động thông tin tư liệu, thư viện nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập trong Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và chiến lược phát triển, tổ chức và điều phối toàn bộ hệ thống thông tin, tư liệu, thư viện trong Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Thu thập, bổ sung, trao đổi phân tích xử lý tài liệu tin, tổ chức sắp xếp, lưu trữ, bảo quản kho tư liệu Đại học Quốc gia Hà Nội bao gồm các loại hình ấn phẩm và vật mang tin.
- Xây dựng hệ thống tra cứu tìm tin thích hợp, thiết lập mạng lưới truy cập và tìm kiếm thông tin tự động hoá, tổ chức cho toàn thể bạn đọc Đại học Quốc gia Hà Nội khai thác, sử dụng thuận lợi có hiệu quả kho tin tài liệu của trung tâm và các nguồn tin bên ngoài.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm
Bộ máy tổ chức của Trung tâm gồm Ban Giám đốc, các phòng chuyên môn và chức năng.
- Ban Giám đốc gồm Giám đốc và Phó Giám đốc
- Các phòng chức năng gồm: Phòng Hành chính tổng hợp, Phòng Tài vụ
- Các phòng chuyên môn bao gồm:
+ Phòng bổ sung- trao đổi
+ Phòng phân loại biên mục
+ Phòng thông tin- thư mục- nghiệp vụ
+ Phòng máy tính và mạng
+ Hệ thống phục vụ bạn đọc gồm các phòng:
+ Phòng phục vụ chung
+ Phòng phục vụ Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn gồm: Phòng đọc, phòng mượn Thượng Đình, phòng đọc Mễ Trì, phòng đọc 19 Lê Thánh Tông.
+ Phòng đọc phục vụ Đại học Ngoại ngữ.
1.2.3. Đội ngũ cán bộ- nhân viên
Đội ngũ cán của trung tâm bao gồm 98 người: trong đó có 01 tiến sỹ, 06 thạc sỹ, 69 cử nhân, 22 trung cấp.
1.2.4. Tiềm lực của trung tâm
- Các trụ sở trực thuộc Trung tâm Thông tin Thư việnĐại học Quốc gia Hà Nội:
+ Trụ sở chính: 144 Xuân Thuỷ- Cầu Giấy- Hà Nội.
+ Trường Đại học Ngoại ngữ: số 1 Phạm Văn Đồng- Cầu Giây:
+ Khu đọc thượng đình 336 Nguyễn Trãi –Thanh Xuân – Hà Nội:
+ Kí túc xá Mễ Trì: 182 Lương Thế Vinh- Thanh Xuân – Hà Nội:
+ Khoa hoá trường Đại học Tự nhiên: 19 Lê Thánh Tông – Hà nội:
- Vốn tài liệu của trung tâm gồm có.
+ các loại sách báo, tạp chí.. bằng tiếng việt và nhiều loại tiếng nước ngoài khác.
+ Bộ sửutập tài liệu điện tử gồm 6 cơ sở dữ liệu bài đăng tạp chí khoa học nước ngoài trên CD-ROM.
+ Nguồn tin online gồm 3 cơ sở dữ liệu sách, báo, tạp chí, luận văn. (50.000 biểu ghi), 8 cơ sở dữ liệu do trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ Quốc Gia (NACESTID) cung cấp, gồm cơ sở dữ liệu sách của thư viện Quốc Gia, cơ sở dữ liệu sinh học, Năng lượng - Điện tử – Tin học… và một số các cơ sở dữ liệu khác như bài trích về khoa học công nghệ, các đề tài nghiên cứu khoa học đang tiến hành hoặc đã kết thúc ở Việt Nam.
- Hệ thống tin học hoá:
+ Mạng LAN hoàn chỉnh được kết nối mạng internet
+ Mạng LAN ở khu vực Thượng Đình được kết nối internet
+ Mạng LAN ở khu vực Mễ Trì
+ Sử dụng phần mềm thư viện điện tử Libol 5.0.
+ Gồm 05 máy chủ và hơn 100 máy trạm
+ Tủ quang 76 giá đĩa mỗi đĩa 9,1 GB.
1.3. Đặc điểm vốn tài liệu và đối tượng tra tìm tài liệu của Trung tâm Thông tin- Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội
1.3.1. Đặc điểm vốn tài liệu
Trung tâm Thông tin- Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội được hình thành trên cơ sở hợp nhất của thư viện các trường Đại học thành viên như Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Sư phạm I Hà Nội nên đã được thừa hưởng nguồn tài liệu đồ sộ của các trường thành viên với các loại tài liệu thuộc các ngành, các lĩnh vực khác nhau đúng như nhiệm vụ chức năng đào tạo của trường là đào tạo, nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực…
Hiện nay theo thống kê chưa đầy đủ thì trung tâm có khoảng:
- Sách: 200.000 tên sách với gần 1.000.000 bản
- Tạp chí: 3.4000 tên tạp chí với 450.000 bản
- Thác bản văn bia: gần 2.000 bản
- Băng hình, băng tiếng, đĩa CD: gần 300 băng và đĩa
Trong đó, số lượng tài liệu đã được sử lý và xây dựng cơ sở dữ liệu chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ:
- Cơ sở dữ liệu sách (hồi cố và bản mới) có khoảng 37.898 biểu ghi.
- Cơ sở dữ liệu luận án tiến sỹ và luận văn thạc sỹ được bảo vệ tại hội đồng của trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là 387 biểu ghi.
- Cơ sở dữ liệu luận án tiến sỹ và luận văn thạc sỹ được bảo vệ tại Đại học Sư phạm I Hà Nội là 2.025 biểu ghi.
- Cơ sở dữ liệu tạp chí là 1.657 biểu ghi.
Để nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thông tin, tài liệu trong công tác đào tạo, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên trong trường, trung tâm đã không ngừng bổ sung nguồn tài liệu bằng nhiều con đường khác nhau vì vậy vốn tài liệu của trung tâm không ngừng được nâng cao cả về số lượng và nội dung.
Qua đó, ta thấy rằng đặc điểm quan trọng nhất của nguồn vốn tài liệu hiện có của trung tâm là rất đa dạng và phong phú về môn loại, chuyên sâu và chuyên ngành. Vì vậy, để nhằm giúp cho bạn đọc đặc biệt là đối tương sinh viên có thể khai thác triệt để được đặc điểm này và cũng là thế mạnh của Trung tâm thì nhà trường và Tung tâm cần phải có những phương pháp tối ưu nhất nhằm phục vụ tốt nhất việc tra tìm tài liệu của sinh viên. Biện pháp đó chỉ có thể là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thư viện trong đó công tác phục vụ việc tra cứu tài liệu của sinh viên.
1.3.2. Đặc điểm đối tượng tra tìm tài liệu
Đại học Quốc gia Hà Nội là một trung tâm đào tạo lớn nhất trong cả nước với chức năng đào tạo và nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực nhằm đào tạo cho đất nước một nguồn nhân lực có trình độ Đại học, trên Đại học thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ kinh tế khoa học xã hội và nhân văn với chất lượng cao về năng lực phẩm chất và kiến thức, có đủ khả năng tự học tập, nghiên cứu để vươn lên trong cuộc sống. Là nơi thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu công nghệ mũi nhọn, tham gia nghiên cứu để giải quyết các vấn để do yêu cầu kinh tế, xã hội nước ta đặt ra, tham gia thẩm định về mặt khoa học và công nghệ các dự án, các công trình lớn của quốc gia, góp phần đưa ra các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ tiế tiến vào thực tiễn sản xuất, đời sống (2) Cho nên đối tượng tra tìm tài liệu tại trung tâm rất đông đảo, đa dạng và phong phú. Đối tượng này bao gồm các đối tượng:cán bộ giảng dạy; cán bộ nghiên cứu; cán bộ quản lý và phục vụ; nghiên cứu sinh; học viên cao học, sinh viên chính quy; sinh viên hệ tại chức… nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài thì đối tượng chủ yếu được chúng tôi đề cập đến là sinh viên hệ chính quy.
Hiện nay, Đại học Quốc gia Hà Nội có 29 khoa thuộc các trường Đại học thành viên và 05 khoa trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội với hàng trăm bộ môn tham gia đào tạo với 42 chương trình ngành học đào tạo cử nhân. Số lượng sinh viên hệ chính quy lên tớu 17.180 sinh viên. Nhu cầu tìm tài liệu do vậy mà rất lớn. Sinh viên tìm tài liệu không những để phục vụ cho chính môn học, ngành học được đào tạo, giảng dạy (được giáo viên cho biết tên sách, loại sách mà mình cần đọc) tầm hiểu biết của sinh viên thì không chỉ bó hẹp trong những kiến thức ở sách vở ma hầu hết sinh viên còn có nhu cầu nâng cao hiểu biết của mình nên họ còn muồn tìm đọc, tham khảo những tài liệu khác. Tuy nhiên, một khó khăn đối với các sinh viên khi tra tìm tài liệu là phương pháp tra cứu như thế nào, bằng cách nào đối với cả một khối lượng sách đồ sộ như hiện nay đặc biệt trong khi lại không đươc tra cứu trực tiếp. Một câu hỏi được đặt ra là họ tìm tài liệu bằng cách nào và trung tâm đã làm gì để cho việc tìm tài liệu của họ được nhanh chóng và chính xác nhất.
1.4. Công tác phục vụ sinh viên tra tìm tài liệu
Đại học Quốc gia Hà Nội là cái nôi của hầu hết các ngành khoa học cơ bản của nước ta. Là trung tâm đào tạo và nghiên cứu đa ngành, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau với số lượng sinh viên rất đông đảo. Vì vậy mà công tác phục vụ cho đối tượng này tra tìm tài liệu cũng gặp rất nhiều khó khăn nhưng đây lại là một giai đoạn rất quan trọng của công tác thông tin- thư viện. Nó có vai tr