Đề tài Ứng dụng gis đánh giá thích nghi đất đai phát triển cây dâu tằm, địa bàn huyện lâm hà, tỉnh Lâm Đồng

Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một hệ thống được sử dụng để thu thập, lưu trữ, cập nhật, phân tích và truy xuất thông tin địa lý hỗ trợ ra quyết định cho công tác quy hoạch, quản lý tài nguyên. Trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nông nghiệp nói chung và đánh giá thích nghi cây trồng nói riêng, GIS đang được ứng dụng mạnh mẽ và đã chứng tỏ được những ưu thế nổi bật so với các phương pháp đánh giá thích nghi truyền thống. Sau một thời gian dài nhiều biến động, ngành dâu tằm của huyện Lâm Hà hiện đang có những bước hồi phục mạnh mẽ. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu dâu tằm ổn định thì việc lựa chọn vùng không gian thích nghi là điều tất yếu. Yêu cầu đó đòi hỏi phải có công tác quy hoạch đất đai cũng như những nghiên cứu đánh giá thích nghi của cây dâu tằm trên từng vùng không gian. Với các lý do trên, nghiên cứu “Ứng dụng GIS đánh giá thích nghi cho phát triển cây dâu tằm, địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” đã được triển khai nhằm xây dựng mô hình thích nghi cho cây dâu tằm trên toàn bộ vùng không gian huyện Lâm Hà. Trình tự của việc xây dựng mô hình như sau: xác định các yếu tố ảnh hưởng, xác định trọng số ảnh hưởng, xây dựng dữ liệu cho mô hình, xây dựng mô hình, triển khai đánh giá mô hình. Việc xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố dựa trên đánh giá của các chuyên gia. Kết quả đã xác định được 11 yếu tố tự nhiên thuộc 03 phân lớp (khí hậu - thủy văn, địa hình, thổ nhưỡng), 01 yếu tố kinh tế xã hội (hiện trạng sử dụng đất) có ảnh hưởng mạnh nhất đến đối tượng. Các yếu tố sẽ được xây dựng thành các lớp dữ liệu không gian theo 04 phân cấp thích nghi là: rất thích nghi, thích nghi trung bình, ít thích nghi và không thích nghi. Trọng số của các yếu tố được xác định theo phương pháp phân tích thống kê tổng hợp. Tất cả các lớp dữ liệu sử dụng mô hình hóa đều được chuyển sang dạng raster. Phương pháp phân tích chủ đạo là phân tích chồng lớp, thực hiện qua 02 bước lớn: chồng lớp thích nghi các yếu tố tự nhiên và chồng lớp thích nghi kết hợp các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Kết quả cuối cùng của nghiên cứu là xây dựng mô hình đánh giá thích nghi 04 cấp độ cho phát triển cây dâu tằm trong vùng không gian toàn bộ huyện Lâm Hà. Nghiên cứu cung cấp những thông tin khá chi tiết và đầy đủ các quy trình, phương pháp tiến hành mô hình hóa cũng như các thông tin về kết quả đánh giá thích nghi. Mặt khác, nghiên cứu này mang tính điển hình, hoàn toàn có thể áp dụng cho những cây trồng khác, ở những vùng không gian khác.

doc103 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2673 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng gis đánh giá thích nghi đất đai phát triển cây dâu tằm, địa bàn huyện lâm hà, tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN KHOA ĐỊA LÝ ……c&d…… KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC ĐỊA LÝ ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI PHÁT TRIỂN CÂY DÂU TẰM, ĐỊA BÀN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG Giảng viên hướng dẫn: ThS Phạm Bách Việt Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Thành Chuyên ngành Bản đồ - Viễn thám - GIS Khóa 2004 - 2008 TP Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2008 Khóa luận Tốt Nghiệp được bảo vệ tại: Khoa Địa Lý, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Thời gian: Thứ….. ngày….. tháng….. năm 2008 Cán bộ hướng dẫn khoa học: Cán bộ phản biện: Quyết định của hội đồng chấm khóa luận Tốt Nghiệp: Điểm đạt được: Nhận xét của hội đồng chấm khóa luận Tốt Nghiệp: TP Hồ Chí Minh, ngày….. tháng….. năm 2008. Chủ tịch hội đồng: Ý KIẾN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TP Hồ Chí Minh, ngày….. tháng….. năm 2008. Giảng viên hướng dẫn: ThS Phạm Bách Việt LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận Văn Tốt Nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên, chỉ bảo tận tình của quý thầy cô, các cơ quan, gia đình, bạn bè. Xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến: - Quý thầy cô trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn đã dạy dỗ, đào tạo trong suốt 04 năm qua. - Th.S Phạm Bách Việt, TS Lê Minh Vĩnh, các cán bộ, giảng viên bộ môn Bản đồ - Viễn thám - GIS, khoa Địa Lý, đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện Luận Văn Tốt Nghiệp. - Phân viện Quy hoạch & Thiết kế Nông Nghiệp miền Nam, sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng, sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng, phòng Tài nguyên - Môi trường & phòng Nông Nghiệp huyện Lâm Hà, cán bộ địa chính các xã trong huyện Lâm Hà, lãnh đạo trạm khí tượng - thủy văn các tỉnh Đắk Lắk, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện Luận Văn Tốt Nghiệp. - Cán bộ, giảng viên, sinh viên khoa Nông học, khoa Tài nguyên & Môi trường, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội; khoa Nông nghiệp & Tài nguyên Thiên nhiên, Đại học An Giang; khoa Quản lý Tài nguyên & Môi trường, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện Luận Văn Tốt Nghiệp. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bè bạn đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! Trần Xuân Thành MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Đặt vấn đề trang 1 1.2 Mục tiêu và giới hạn nghiên cứu trang 2 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu trang 2 1.2.2 Giới hạn nghiên cứu trang 2 1.3 Nội dung nghiên cứu trang 2 1.4 Phương pháp thực hiện trang 3 CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Khái niệm đánh giá thích nghi đất đai trang 4 2.1.1 Định nghĩa trang 4 2.1.2 Phân loại khả năng thích nghi đất đai trang 4 2.2 Các nghiên cứu về đánh giá thích nghi đất đai trang 6 2.2.1 Tình hình nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai trên thế giới trang 6 2.2.2 Tình hình nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai ở Việt Nam trang 8 2.3 Các nghiên cứu ứng dụng GIS trong đánh giá thích nghi đất đai trang 9 2.3.1 Ứng dụng GIS trong đánh giá thích nghi đất đai trên thế giới trang 9 2.3.2 Ứng dụng GIS trong đánh giá thích nghi đất đai ở Việt Nam trang 10 2.3.3 Các nghiên cứu trên địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng có liên quan đến đề tài trang 11 2.4 Tổng quan vùng nghiên cứu trang 13 2.4.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trang 13 2.4.2 Thực trạng kinh tế – xã hội trang 14 2.4.3 Thực trạng về ngành dâu tằm trang 21 2.5 Tổng quan về cây dâu tằm trang 26 2.5.1 Đặc điểm sinh học trang 26 2.5.2 Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái trang 27 CHƯƠNG 3: CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3.1 Khái niệm GIS trang 30 3.1.1 Mô hình dữ liệu GIS trang 32 3.1.2 Phân tích dữ liệu GIS trang 32 3.2 Phân tích đa tiêu chuẩn trang 35 3.2.1 Phân tích thống kê tổng hợp trang 35 3.2.2 Phân tích thứ bậc 9 mức độ trang 36 3.2.3 Phân tích thứ bậc 3 mức độ trang 36 3.3 Mô hình hóa không gian trang 37 3.3.1 Một số khái niệm trang 37 3.3.2 Các chức năng phân tích không gian trên dữ liệu raster được sử dụng trang 38 3.4 ModelBuilder trong phân tích không gian của ArcView trang 40 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Dữ liệu trang 42 4.1.1 Dữ liệu bản đồ trang 42 4.1.2 Các loại dữ liệu khác trang 43 4.1.3 Các thuật toán sử dụng trang 43 4.2 Phần mềm trang 43 4.3 Phân tích đánh giá các yếu tố trang 43 4.3.1 Xác định trọng số trang 43 4.3.2 Phân tích đánh giá thích nghi trang 47 4.3.3 Phân tích chồng lớp theo trọng số và chồng lớp số học trang 58 CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5.1 Phân vùng thích nghi các điều kiện tự nhiên trang 61 5.1.1 Địa hình trang 61 5.1.2 Khí hậu - Thủy văn trang 63 5.1.3 Thổ nhưỡng trang 66 5.1.4 Phân vùng thích nghi tự nhiên trang 72 5.2 Phân vùng thích nghi điều kiện kinh tế - xã hội trang 73 5.3 Phân vùng thích nghi tổng thể các điều kiện tự nhiên & kinh tế - xã hội trang 74 5.4.1 Vùng thích nghi cấp 1 (không thích nghi) trang 76 5.3.2 Vùng thích nghi cấp 2 (ít thích nghi) trang 76 5.3.3 Vùng thích nghi cấp 3 (thích nghi trung bình) trang 76 5.3.4 Vùng thích nghi cấp 4 (rất thích nghi) trang 76 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ 6.1 Kết luận trang 78 6.2 Đề nghị trang 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1: Thống kê các loại đất huyện Lâm Hà trang 16 Bảng 2.2: Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng lá dâu tằm huyện Lâm Hà thời kì 2000 – 2006 trang 23 Bảng 2.3: Diễn biến diện tích dâu tằm theo khu vực thời kì 2000 – 2006 trang 24 Bảng 2.4: Diễn biến sản lượng dâu tằm theo khu vực thời kì 2000 – 2006 trang 25 Bảng 4.1: Các dữ liệu dạng bản đồ trang 42 Bảng 4.2: Các loại dữ liệu khác trang 43 Bảng 4.3: Tổng hợp thông tin điều tra trang 45 Bảng 4.4: Xử lý thông tin điều tra trang 46 Bảng 4.5: Kết quả tính toán trọng số cho 12 yếu tố phân tích trang 47 Bảng 4.6: Đánh giá thích nghi yếu tố lượng mưa trang 50 Bảng 4.7: Đánh giá thích nghi yếu tố ngập lũ trang 51 Bảng 4.8: Đánh giá thích nghi yếu tố điều kiện nước tưới trang 51 Bảng 4.9: Đánh giá thích nghi yếu tố độ cao trang 53 Bảng 4.10: Đánh giá thích nghi yếu tố độ dốc trang 53 Bảng 4.11: Đánh giá thích nghi yếu tố thành phần cơ giới trang 54 Bảng 4.12: Đánh giá thích nghi yếu tố độ dày tầng đất hiện hữu trang 54 Bảng 4.13: Đánh giá thích nghi yếu tố đá lộ đầu trang 55 Bảng 4.14: Đánh giá thích nghi yếu tố độ sâu gley hóa trang 55 Bảng 4.15: Đánh giá thích nghi yếu tố độ sâu kết von trang 56 Bảng 4.16: Đánh giá thích nghi yếu tố độ sâu đá lẫn trang 56 Bảng 4.17: Đánh giá thích nghi yếu tố hiện trạng sử dụng đất trang 57 Bảng 5.1: Phân vùng thích nghi lớp độ cao trang 61 Bảng 5.2: Phân vùng thích nghi lớp độ dốc trang 62 Bảng 5.3: Phân vùng thích nghi lớp lượng mưa trang 63 Bảng 5.4: Phân vùng thích nghi lớp ngập lũ trang 64 Bảng 5.5: Phân vùng thích nghi lớp nước tưới trang 65 Bảng 5.6: Phân vùng thích nghi lớp thành phần cơ giới trang 66 Bảng 5.7: Phân vùng thích nghi lớp tầng dày trang 67 Bảng 5.8: Phân vùng thích nghi đá lộ đầu trang 68 Bảng 5.9: Phân vùng thích nghi lớp độ sâu đá lẫn trang 69 Bảng 5.10: Phân vùng thích nghi lớp độ sâu kết von trang 70 Bảng 5.11: Phân vùng thích nghi lớp độ sâu gley trang 71 Bảng 5.12: Phân vùng thích nghi tự nhiên trang 72 Bảng 5.13: Phân vùng thích nghi lớp quy hoạch sử dụng đất trang 73 Bảng 5.14: Phân vùng thích nghi phát triển cây dâu tằm trang 74 DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1: Vị trí huyện Lâm Hà trang 10 Hình 2.2: Phân vùng sản xuất dâu tằm trang 22 Hình 4.1: Quy trình đánh giá thích nghi đất đai phát triển cây dâu tằm trang 49 Hình 4.2: Các tiến trình đánh giá thích nghi đất đai cho phát triển cây dâu tằm trang 59 Hình 5.1: Phân vùng thích nghi lớp độ cao trang 61 Hình 5.2: Phân vùng thích nghi lớp độ dốc trang 62 Hình 5.3: Phân vùng thích nghi lớp lượng mưa trang 63 Hình 5.4: Phân vùng thích nghi lớp ngập lũ trang 64 Hình 5.5: Phân vùng thích nghi lớp nước tưới trang 65 Hình 5.6: Phân vùng thích nghi lớp thành phần cơ giới trang 66 Hình 5.7: Phân vùng thích nghi lớp tầng dày trang 67 Hình 5.8: Phân vùng thích nghi đá lộ đầu trang 69 Hình 5.9: Phân vùng thích nghi lớp độ sâu đá lẫn trang 69 Hình 5.10: Phân vùng thích nghi lớp độ sâu kết von trang 70 Hình 5.11: Phân vùng thích nghi lớp độ sâu gley trang 71 Hình 5.12: Phân vùng thích nghi tự nhiên trang 72 Hình 5.13: Phân vùng thích nghi lớp hiện trạng sử dụng đất trang 73 Hình 5.14: Phân vùng thích nghi phát triển cây dâu tằm trang 75 DANH SÁCH THUẬT NGỮ CHUYÊN DÙNG AHP (Analyst Hierarchy Proccess): Phân tích thứ bậc. DEM (Digital Evaluation Model): Mô hình độ cao số. DSS (Decision Support System): Hệ hỗ trợ ra quyết định. ES (Expert System): Hệ chuyên gia. FAO (Food & Agriculture Organization): Tổ chức Nông - Lương Liên hợp quốc. GIS (Geography Information System): Hệ thống thông tin địa lý. MCA (Multi Criteria Analysis): Phân tích đa tiêu chuẩn. MCDM (Multi Criteria Decision Making) : Ra quyết định đa tiêu chuẩn. MODSS (Multi Objective Decision Support System): Hệ hỗ trợ ra quyết định đa mục tiêu. N (Non Suitable): Không thích nghi. S1 (Hight Suitable): Rất thích nghi. S2 (Monderately Suitable): Thích nghi trung bình. S3 (Marginally Suitable): Ít thích nghi. SI (Statistics Intergrated):Phân tích thống kê tổng hợp. TIN (Triangle Irregular network): Mạng lưới tam giác không đều. UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization): Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học Liên hợp quốc. WWF (World Wild Fund): Quỹ quốc tế bảo vệ động vật hoang dã. TÓM TẮT Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một hệ thống được sử dụng để thu thập, lưu trữ, cập nhật, phân tích và truy xuất thông tin địa lý hỗ trợ ra quyết định cho công tác quy hoạch, quản lý tài nguyên. Trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nông nghiệp nói chung và đánh giá thích nghi cây trồng nói riêng, GIS đang được ứng dụng mạnh mẽ và đã chứng tỏ được những ưu thế nổi bật so với các phương pháp đánh giá thích nghi truyền thống. Sau một thời gian dài nhiều biến động, ngành dâu tằm của huyện Lâm Hà hiện đang có những bước hồi phục mạnh mẽ. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu dâu tằm ổn định thì việc lựa chọn vùng không gian thích nghi là điều tất yếu. Yêu cầu đó đòi hỏi phải có công tác quy hoạch đất đai cũng như những nghiên cứu đánh giá thích nghi của cây dâu tằm trên từng vùng không gian. Với các lý do trên, nghiên cứu “Ứng dụng GIS đánh giá thích nghi cho phát triển cây dâu tằm, địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” đã được triển khai nhằm xây dựng mô hình thích nghi cho cây dâu tằm trên toàn bộ vùng không gian huyện Lâm Hà. Trình tự của việc xây dựng mô hình như sau: xác định các yếu tố ảnh hưởng, xác định trọng số ảnh hưởng, xây dựng dữ liệu cho mô hình, xây dựng mô hình, triển khai đánh giá mô hình. Việc xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố dựa trên đánh giá của các chuyên gia. Kết quả đã xác định được 11 yếu tố tự nhiên thuộc 03 phân lớp (khí hậu - thủy văn, địa hình, thổ nhưỡng), 01 yếu tố kinh tế xã hội (hiện trạng sử dụng đất) có ảnh hưởng mạnh nhất đến đối tượng. Các yếu tố sẽ được xây dựng thành các lớp dữ liệu không gian theo 04 phân cấp thích nghi là: rất thích nghi, thích nghi trung bình, ít thích nghi và không thích nghi. Trọng số của các yếu tố được xác định theo phương pháp phân tích thống kê tổng hợp. Tất cả các lớp dữ liệu sử dụng mô hình hóa đều được chuyển sang dạng raster. Phương pháp phân tích chủ đạo là phân tích chồng lớp, thực hiện qua 02 bước lớn: chồng lớp thích nghi các yếu tố tự nhiên và chồng lớp thích nghi kết hợp các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Kết quả cuối cùng của nghiên cứu là xây dựng mô hình đánh giá thích nghi 04 cấp độ cho phát triển cây dâu tằm trong vùng không gian toàn bộ huyện Lâm Hà. Nghiên cứu cung cấp những thông tin khá chi tiết và đầy đủ các quy trình, phương pháp tiến hành mô hình hóa cũng như các thông tin về kết quả đánh giá thích nghi. Mặt khác, nghiên cứu này mang tính điển hình, hoàn toàn có thể áp dụng cho những cây trồng khác, ở những vùng không gian khác. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trồng dâu và chế biến các sản phẩm từ tơ tằm là ngành kinh tế đã có từ lâu đời ở Việt Nam. Các sản phẩm từ tơ tằm từ lâu đã góp phần tạo nên những thương hiệu nổi tiếng cho tơ lụa Việt Nam như lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Tây), lụa Lãnh Mỹ A (Tân Châu, An Giang)… Đi cùng với việc sản xuất, các vùng nguyên liệu dâu tằm cũng đã được định hình với quy mô lớn ở đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên trong đó Tây Nguyên với đầu tàu là tỉnh Lâm Đồng đã trở thành vùng trọng điểm của ngành dâu tằm cả nước. Với tỉnh Lâm Đồng, cây dâu xuất hiện chưa lâu nhưng đã có bước phát triển mạnh, nhanh chóng trở thành một trong ba cây công nghiệp chủ lực của tỉnh (cùng với cà phê và chè). Nhưng vài năm sau, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cây dâu và nghề tằm tang ở nhiều địa phương trong tỉnh Lâm Đồng ngày càng sa sút cùng với sự phá sản hàng loạt của các doanh nghiệp tơ tằm. Các vùng nguyên liệu cũng bị phá vỡ nhanh chóng. Cho đến những năm đầu của thế kỉ 21, diện tích dâu tằm toàn tỉnh chỉ còn chưa tới 7000 hecta, cho sản lượng lá chỉ chừng 50.000 tấn/năm. Gần đây, ngành dâu tằm của tỉnh đang có dấu hiệu phục hồi nhanh chóng, đặc biệt là ở huyện Lâm Hà. Diện tích cây dâu và sản lượng lá dâu của Lâm Hà không ngừng tăng trong giai đoạn từ năm 2002 đến nay. Năm 2006, Lâm Hà có 2.781 ha, sản lượng 25.609 tấn, bằng 37% diện tích dâu và 47% sản lượng lá dâu của tỉnh Lâm Đồng, qua đó trở thành vùng trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh cũng như cả nước ở quy mô cấp huyện. Dâu tằm cũng trở thành cây trồng có diện tích lớn thứ ba toàn huyện, chỉ sau cà phê và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng nguyên liệu có xu hướng tiếp tục được mở rộng. Các nhà máy xe tơ bắt đầu hoạt động trở lại (Niên giám thống kê huyện Lâm Hà – 2006). Không giống như chè, cà phê hay những cây trồng khác trong huyện, ngành dâu tằm mới chỉ phục hồi lại sau một thời gian dài gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy yếu tố nguyên liệu có vai trò hết sức quan trọng để phục hồi và dần phát triển ngành kinh tế này. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu dâu tằm ổn định thì việc lựa chọn vùng trồng có các yếu tố phù hợp là điều tất yếu. Yêu cầu đó đòi hỏi phải có công tác quy hoạch đất đai cũng như những nghiên cứu đánh giá thích nghi của cây dâu tằm trên từng vùng không gian. Xuất phát từ nhu cầu trên, đề tài: “Ứng dụng GIS đánh giá thích nghi đất đai cho phát triển cây dâu tằm, địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” đã được triển khai. 1.2 MỤC TIÊU VÀ GIỚI HẠN 1.2.1 Mục tiêu Mục tiêu tổng quát của đề tài là sử dụng kỹ thuật phân tích không gian trong GIS để đánh giá thích nghi đất đai cho phát triển cây dâu tằm trên một địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Các mục tiêu chi tiết như sau: - Phân tích các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thích hợp cho sự phát triển của cây dâu tằm dựa trên các đặc tính sinh lý, sinh thái của cây dâu tằm để chỉ ra mức độ thích hợp cho phát triển cây dâu tằm.. - Phân tích GIS đánh giá thích nghi không gian cho phát triển cây dâu tằm dựa trên kết quả các phân tích trước đó. Trên cơ sở này xây dựng bản đồ đề xuất vùng thích hợp cho phát triển cây dâu tằm trong huyện Lâm Hà. 1.2.2. Giới hạn nghiên cứu a. Thời gian: 6 tháng (từ 01/2008 đến 06/2008). b. Không gian: vùng không gian thuộc huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. 1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Trên cơ sở những mục tiêu nghiên cứu đã được xác định, nội dung nghiên cứu tập trung vào các vấn đề sau: - Nghiên cứu các cơ sở lý thuyết: tìm hiểu về công nghệ GIS, các ứng dụng của công nghệ GIS vào đánh giá thích nghi cây trồng, các phương pháp mô hình hóa không gian… - Tìm hiểu, đánh giá các thực thể và hệ thống các tiêu chuẩn tham gia vào bài toán đánh giá thích nghi cho cây dâu tằm: + Các yếu tố tự nhiên: khí hậu – thủy văn (lượng mưa, ngập lũ, nước tưới); thổ nhưỡng (tầng dày, thành phần cơ giới, đá lộ đầu, độ sâu xuất hiện đá lẫn, độ sâu xuất hiện kết von, độ sâu xuất hiện gley); địa hình (độ cao, độ dốc). + Các yếu tố kinh tế – xã hội: hiện trạng sử dụng đất. - Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, phương pháp tính toán trọng số cho từng tiêu chuẩn, hình thành các mức đánh giá để lựa chọn vùng không gian thích nghi trồng dâu tằm. - Mô hình hóa bài toán đánh giá thích nghi vùng nguyên liệu trong GIS. 1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Phương pháp phân tích không gian: Phân tích không gian dạng mô hình hóa thông qua xác định các phép toán phân tích không gian thích hợp phục vụ phân tích các lớp dữ liệu nhằm tạo ra lớp dữ liệu vùng không gian thích hợp. - Phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn kết hợp phương pháp chuyên gia để lượng hóa các tiêu chuẩn, xác định bộ trọng số cho các tiêu chuẩn. - Phương pháp luận đánh giá thích nghi đất đai theo tiêu chuẩn của FAO để xác định mức thích nghi cho các yếu tố. CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 KHÁI NIỆM ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI 2.1.1 Định nghĩa Đánh giá khả năng thích nghi đất đai hay còn gọi là đánh giá thích nghi đất đai (Land Evaluation) là quá trình dự đoán tiềm năng đất đai khi sử dụng cho các mục đích cụ thể hay là dự đoán tác động của mỗi đơn vị đất đai đối với mỗi loại hình sử dụng đất. Có hai loại thích nghi trong hệ thống đánh giá thích nghi đất đai của FAO (Food Agriculture Organization - Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc): thích nghi tự nhiên và thích nghi kinh tế - xã hội. - Đánh giá thích nghi tự nhiên: Chỉ ra mức độ thích hợp của loại hình sử dụng đất đối với điều kiện tự nhiên không tính đến các điều kiện kinh tế - xã hội. Với các loại hình sử dụng đất đặc thù thì nếu không thích nghi về mặt tự nhiên, vẫn phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đánh giá kinh tế để đề xuất phát triển. - Đánh giá thích nghi kinh tế - xã hội: Các quyết định sử dụng đất đai thường cân nhắc về mặt kinh tế - xã hội và dùng để so sánh các loại hình sử dụng đất có cùng mức độ thích nghi về mặt tự nhiên. Tính thích nghi về mặt kinh tế - xã hội có thể được xác định bằng các yếu tố: sử dụng đất, tổng giá trị sản xuất, lãi ròng, tỉ suất chi phí/lợi nhuận… Sản phẩm quan trọng cuối cùng của quá trình đánh giá thích nghi đất đai là bản đồ thích nghi đất đai (Suitability Map). Tài liệu này là cơ sở quan trọng giúp các nhà quy hoạch và quản lý ra quyết định cho việc sử dụng đất một cách hiệu quả (“Cẩm nang đánh giá đất phục vụ trồng rừng”, Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương - 2005). 2.1.2 Phân loại khả năng thích nghi đất đai Hệ thống phân loại khả năng thích nghi đất đai gồm 4 cấp: 1. Bộ (Orders): phản ánh các loại thích nghi. Trong bộ phân làm 2 lớp: thích nghi (S) và không thích nghi (N). 2. Lớp (Classes): phản ánh mức đ
Tài liệu liên quan