Đề tài Ứng dụng mô hình vecto tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát Việt Nam

Lạm phát không phải là một khái niệm mới mẻ đối với các nhà hoạch định chính sách cũng dân cư. Nó thay đổi liên tục, có khi tạm lắng, có khi thuyên giảm, có khi lại lên cơn sốt, trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế xã hội lạm phát có những sắc thái riêng. Lạm phát mỗi lần xuất hiện đều mang theo một sức mạnh tiềm ẩn, làm rối loạn nền kinh tế, làm phức tạp xã hội và làm giảm mức sống của người dân. Chính vì thế, việc xác định những nhân tố đã và đang tác động đến lạm phát từ đó đề ra những giải pháp thích hợp cho thực trạng lạm phát Việt Nam là một vấn đề bức thiết hiện nay. Điều đó đã thôi thúc chúng tôi nghiên cứu đề tài “ Ứng dụng mô hình vecto tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát việt nam”.

pdf92 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3784 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng mô hình vecto tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƢỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2011” TÊN CÔNG TRÌNH: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VECTO TỰ HỒI QUY VAR KIỂM ĐỊNH VÀ DỰ BÁO THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VIỆT NAM THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt Danh mục bảng Danh mục phụ lục PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT 1.1. Các quan điểm về lạm phát – cách đo lƣờng lạm phát. .................................. 1 1.1.1. Các quan điểm về lạm phát. ..................................................................... 1 1.1.1.1. Luận thuyết “lạm phát lưu thông tiền tệ”. .................................. 1 1.1.1.2. Luận thuyết “ lạm phát cầu dư thừa tổng quát”............................ 1 1.1.2. Cách đo lường lạm phát. ........................................................................... 2 1.1.2.1. Các đo lường lạm phát trên thế giới. ............................................ 2 1.1.2.2. Cách đo lường lạm phát của Việt Nam. ....................................... 3 1.2. Các loại lạm phát. .............................................................................................. 4 1.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát. .......................................................................... 5 1.3.1. Lạm phát do cầu kéo. ................................................................................ 5 1.3.2. Lạm phát do chi phí đẩy ............................................................................ 7 1.4. Tác động của lạm phát. ..................................................................................... 8 1.5.Các nhân tố đƣợc xem xét khi nhắc đến lạm phát. ....................................... 111 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 2.1. Tình hình lạm phát của Việt Nam từ 2000 đến 2011...................................... 13 2.1.1. Lạm phát trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2003. ............................ 13 2.1.2. Lạm phát Việt Nam giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006. ..................... 14 2.1.3. Lạm phát giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009. ..................................... 16 2.1.4.Lạm phát Việt Nam từ năm 2010 đến nay. ............................................... 17 2.2. Nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát ở Việt Nam từ 2000 đến 2011. ......... 19 2.2.1. Nhóm nguyên nhân trong nước. .............................................................. 19 2.2.1.1. Đầu tư công kém hiệu quả. ........................................................ 19 2.2.1.2. Chính sách tiền tệ . .................................................................... 21 2.2.1.3. Chính sách mở cửa của Việt Nam trong tiến trình hội nhập. ...... 22 2.2.1.4.Yếu tố tâm lý, đầu cơ, làm giá. ................................................... 23 2.2.1.5. Thu nhập của dân cư. ................................................................ 24 2.2.1.6. Vai trò điều hành của NHNN và sự phối hợp của các cơ quan chức năng. ..... ………………………………………………………………………...24 2.2.1.7. Tăng giá điện, xăng dầu............................................................. 25 2.2.2. Nhóm nguyên nhân ngoài nước............................................................... 25 2.2.2.1. Tác động của dòng tiền nóng. .................................................... 25 2.2.2.2. Chi phí nguyên vật liệu nhật khẩu gia tăng. ............................... 26 2.2.2.3. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. ................ 26 CHƢƠNG 3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT VÀ DỰ BÁO 3.1. Các mô hình đo lƣờng lạm phát. ..................................................................... 30 3.1.1. Một số mô hình đo lường lạm phát truyền thống. .................................... 30 3.1.1.1. Mô hình đường cong Phillips. ................................................... 30 3.1.1.2. Mô hình chi phí đẩy. ................................................................. 31 3.1.1.3. Mô hình lạm phát do cầu kéo. ................................................... 34 3.1.1.4. Mô hình lạm phát theo quan điểm kỳ vọng. ............................... 35 3.1.1.5. Mô hình lạm phát theo trường phái tiền tệ. ................................ 36 3.1.2. Một số mô hình nghiên cứu lạm phát trong thời gian vừa qua và ý nghĩa của nó. ...................................................................................................................... 40 3.2. Giới thiệu mô hình tự hồi quy vecto VAR ( Vecto Autoregression). ............. 44 3.2.1. Mô hình tự hồi quy vecto VAR. .............................................................. 44 3.2.1.1. Khái niệm . ................................................................................ 45 3.2.1.2. Phương pháp ước lượng mô hình Var. ....................................... 46 3.2.1.3. Một số vấn đề trong xây dựng mô hình Var. .............................. 46 3.2.2. Ứng dụng Mô hình VAR cấu trúc nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ trên thế giới. .......................................................................................................... 46 3.2.2.1. Ứng dụng mô hình tự hồi quy vecto VAR ở Mỹ. ....................... 47 3.2.2.2. Mô hình VAR cấu trúc nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ đến lạm phát trên 7 quốc gia Đông Á. ....................................................................... 48 3.3. Ứng dụng mô hình VAR cơ bản kiểm định các yếu tố tác động đến lạm phát Việt Nam. ................................................................................................................ 49 3.3.1. Cơ sở dữ liệu. ......................................................................................... 49 3.3.2. Xây dựng mô hình VAR cơ bản kiểm định các yếu tố tác động đến lạm phát. ......................................................................................................................... 50 3.3.2.1. Lựa chọn biến cho mô hình . ..................................................... 50 3.3.2.2. Mô hình VAR cơ bản phù hợp ở Việt Nam. .............................. 52 3.3.3. Dự báo lạm phát trong thời gian sắp tới. ................................................. 54 CHƢƠNG 4 NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM KIỀM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 4.1. Những giải pháp tình thế. ............................................................................... 57 4.2. Các biện pháp chủ yếu chống lạm phát ở Việt Nam. .................................... 58 PHẦN KẾT LUẬN Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT FED Cục dự trữ liên bang Mỹ NHTW Ngân hàng trung ương NHNN Ngân hàng nhà nước ĐTNN Đầu tư nước ngoài NHTM Ngân hàng thương mại CSTT Chính sách tiền tệ DNNN Doanh nghiệp nhà nước TTCP Thủ tướng chính phủ DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 : Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm từ năm 2000 đến năm 2003 Bảng 2.2 : Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2004 Bảng 2.3 : Tốc độ tăng giá tiêu dùng qua các quý giai đoạn 2004 – 2006 Bảng 2.4 : Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm từ năm 2007 đến năm 2009 Bảng 2.5 : Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm 2010 và 5 tháng đầu năm 2011 Bảng 2.6 : Hệ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 1995-2010 Bảng 2.7 : Mức lương tối thiểu trong cơ quan nhà nước từ năm 1999 đến 2010 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 : Thâm hụt ngân sách, vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài 2000-2010 Hình 2.2 : Cơ cấu đầu tư của khu vực nhà nước, ngoài nhà nước và FDI Hình 3.1 : Cơ chế dẫn truyền của lãi suất đến lạm phát. Hình 3.2 : Chi phí tăng đẩy giá lên cao Hình 3.3 : Mô hình chi tiêu quá khả năng cung ứng Hình 3.4 : Mô hình tổng cung-tổng cầu DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1 : Hệ 10 phương trình trong mô hình VAR cơ bản kiểm định các yếu tố tác động đến lạm phát Việt Nam giai đoạn từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2010. Phụ lục 2 : Dữ liệu sử dụng trong mô hình tự hồi quy vecto VAR cơ bản. Phụ lục 3 : Kết quả kiểm định độ trễ của mô hình VAR 10 biến. Phụ lục 4 : Kết quả kiểm định mô hình VAR cơ bản 10 biến. Phụ lục 5 : Kết quả kiểm định phần dư của Mô hình. Phụ lục 6 : Kết quả dự báo của Mô hình. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lạm phát không phải là một khái niệm mới mẻ đối với các nhà hoạch định chính sách cũng dân cư. Nó thay đổi liên tục, có khi tạm lắng, có khi thuyên giảm, có khi lại lên cơn sốt, trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế xã hội lạm phát có những sắc thái riêng. Lạm phát mỗi lần xuất hiện đều mang theo một sức mạnh tiềm ẩn, làm rối loạn nền kinh tế, làm phức tạp xã hội và làm giảm mức sống của người dân. Chính vì thế, việc xác định những nhân tố đã và đang tác động đến lạm phát từ đó đề ra những giải pháp thích hợp cho thực trạng lạm phát Việt Nam là một vấn đề bức thiết hiện nay. Điều đó đã thôi thúc chúng tôi nghiên cứu đề tài “ Ứng dụng mô hình vecto tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát việt nam”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Xây dựng được một mô hình thực sự phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam, có thể chỉ ra đâu là nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát trong những khoản thời gian nhất định và có thể dự báo được tình hình lạm phát trong thời gian sắp tới. Từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm kiểm soát thực trạng lạm phát Việt Nam. 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp định tính, định lượng, thống kê, so sánh và tổng hợp nhằm làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng được sử dụng trong bài là mô hình Tự hồi quy vecto VAR nhằm phân tích và làm rõ vai trò của các biến số kinh tế vĩ mô góp phần đẩy lạm phát lên cao. 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Tổng quan về lạm phát và các tác động của lạm phát. Chương 2: Phân tích các yếu tố đã gây nên thực trạng lạm phát ở Việt Nam từ năm 2000 đến 5/2011. Chương 3: Tìm hiểu về các mô hình đo lường và kiểm định lạm phát từ đó xây dựng một mô hình kiểm định các yếu tố tác động đến lạm phát trong nước và dự bào tình hình lạm phát trong thời gian sắp tới. Chương 4: Đề ra một số biện pháp kiểm soát tình thế và các biện pháp lâu dài nhằm kiểm soát chặt chẽ lạm phát và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. 5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đề tài là một bức tranh tổng quan về thực trạng lạm phát Việt Nam, nguyên nhân cũng như diễn biến lạm phát từ năm 2000 đến năm 2011. Đồng thời, đề tài cũng đóng góp một công cụ định lượng giúp cho các nhà điều hành chính sách vĩ mô có một cái nhìn rõ hơn về các yếu tố tác động đến lạm phát từ đó có các giải pháp điều chỉnh thích hợp giúp kiểm soát tình hình lạm phát. 6. HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI Đề tài hướng đến việc xác định tất cả các nhân tố kinh tế khách quan lẫn chủ quan, trong nước và ngoài nước tác động lên lạm phát và dự báo tình hình lạm phát sắp tới của Việt Nam. Bài nghiên cứu cũng gặp không ít hạn chế và thiếu sót. Vì thế, hướng đi tiếp theo của đề tài là tiếp tục nghiên cứu và kiểm định các nhân tố vĩ mô cũng như vi vô tác động đến lạm phát. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT 1.1. Các quan điểm về lạm phát – cách đo lƣờng lạm phát 1.1.1. Các quan điểm về lạm phát Lạm phát là vấn đề không mấy xa lạ với một nền kinh tế và hầu hết chúng ta đều có thể chứng kiến hay trải qua thời kỳ lạm phát tùy theo mức độ khác nhau. Cho đến thời điểm này, nhiều nhà kinh tế học đã đưa ra các khái niệm về lạm phát. Song chúng ta vẫn chưa được thống nhất hoàn toàn về lạm phát. Có người tiếp cận lạm phát theo những nguyên nhân của nó, có người tiếp cận theo hướng tập trung vào những ảnh hưởng của lạm phát. Chính vì điều đó, có thể kể ra một số quan điểm về lạm phát sau đây: 1.1.1.1. Luận thuyết “lạm phát lưu thông tiền tệ” Quan điểm này cho rằng lạm phát là đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông làm cho giá cả tăng lên. Lạm phát trong mọi lúc mọi nơi đều là hiện tượng cầu lưu thông tiền tệ. Lạm phát xuất hiện và chỉ xuất hiện khi số lượng tiền trong lưu thông tăng lên với nhịp độ nhanh hơn so với sản xuất. 1.1.1.2. Luận thuyết “ lạm phát cầu dư thừa tổng quát” Các tác giả theo luận thuyết tiền tệ ở Mỹ giải thích rằng: “Lạm phát là cầu dư thừa” thường xuyên do phát hành tiền quá mức. Nguyên nhân chủ yếu của lạm phát là những vi phạm quá trình tái sản xuất nằm trong lĩnh vực tiền tệ. Vì lưu thông tiền tệ có ảnh hưởng mang tính quyết địng tới sự phát triển tích cực của nền kinh tế. 1.1.1.3. Luận thuyết “lạm phát giá cả” Những người theo luận thuyết này coi sự gia tăng giá cả là lạm phát. Bất cứ thời kỳ nào mà giá hàng hóa tằn không kể lâu hay mai, có tính chất chu kỳ hay đột xuất đều là thời kỳ của lạm phát. 2 Trên đây mới chỉ là một vài luận điểm về lạm phát. Điều đó cũng đủ cho chúng ta nhận định rằng lạm phát là vấn đề hết sức phức tạp và nghiên cứu rất khó khăn. Khi nói đến lạm phát, có những người nghĩ ngay đến lạm phát tiền tệ, nhưng cũng có người lại không nghỉ vậy, vì nếu đưa tiền vào lưu thông đúng quy luật khiến giá cả hàng hóa không tăng thì đó không là lạm phát. Ngược lại, với một lý do đột biến nào đó mà làm cho giá cả hàng hóa tăng lên, dĩ nhiên không liên quan đến việc phát hành tiền, là biểu hiện của lạm phát….Tóm lại, có hai quan điểm về lạm phát được ủng hộ và sử dụng phổ biến nhất: Thứ nhất, đó là lạm phát là sự dư thừa tiền trong lưu thông dẫn đến sự gia tăng trong giá cả hàng hòa. Thứ hai, đó là lạm phát là sự suy giảm trong sức mua của đồng tiền một cách quá mức. Sức mua của đồng tiền được đo lường bởi sự biến đổi nghịch đảo của mức giá chung. Hai quan điểm này tuy khác nhau về nguyên nhân nhưng lại thống nhất với nhau về kết quả lạm phát đều làm cho giá cả hàng hóa tăng lên. 1.1.2. Cách đo lƣờng lạm phát. 1.1.2.1. Các đo lường lạm phát trên thế giới. Ở Mỹ, cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) chọn chỉ số trượt giá tổng tiêu dùng cá nhân làm cơ sở cho các quyết định của mình. Chỉ số này rộng hơn CPI và không bị ảnh hưởng bới sự thay đổi thói quen tiêu dùng trong dân chúng nên nó là thước đo rất tốt cho tình trạng lạm phát hiện thời. Với các nước khác, ngân hàng trung ương (NHTW) thường sử dụng CPI đã được hiệu chỉnh yếu tố mùa vụ vì không có được số liệu trượt giá tổng tiêu dùng cá nhân tốt như Mỹ. FED và một số NHTW của ÚC, New Zealand, Nhật Bản loại bỏ một số hàng hóa có độ biến thiên lớn ( lương thực, năng lượng…) ra khỏi hàng hóa tính CPI lạm phát cơ bản. Lập luận này là những thành phần mặc dù có độ dao động lớn nhưng về lâu dài không làm ảnh hưởng đến xu hướng chung của lạm phát. Ngoài ra, sự biến động của 3 những yếu tố này thường nằm ngoài khả năng kiểm soát và tầm ảnh hưởng của NHTW. 1.1.2.2. Cách đo lường lạm phát của Việt Nam Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá bản lẻ của một lượng lớn các hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế. Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tập hợp với nhay để đưa ra mức giá cả trung bình gọi là mức giá trung bình của tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá, là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc. Lạm phát được đo lường bằng tỷ lệ lạm phát, là suất tăng của mức giá tổng quát theo thời gian. Hai thước đo thông dụng phản ảnh mức tổng quát là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số thu nhập quốc dân điều chỉnh. Chỉ số giá tiêu dùng là tỷ số phản ánh giá của rổ hàng hóa trong nhiều năm khác nhau so với giá của cùng rổ hàng hóa trong năm gốc. Chỉ số giá này phụ thuộc vào năm được chọn làm năm gốc và sự lựa chọn rổ hàng hóa tiêu dùng. Trên cơ sở xác định chỉ số giá tiêu dùng bình quân, tỷ lệ lạm phát phản ánh sự thay đổi mức giá bình quân của giai đoạn này so với giai đoạn trước theo công thức: Tỷ lệ lạm phát = (mức giá hiện tại – mức giá năm trước)/ mức giá năm trước X 100%. Nhược điểm của chỉ số này là mức độ bao phủ cũng như sử dụng trọng số cố định trong tính toán. Mức độ bao phủ của chỉ số này chỉ giới hạn đối với một số hàng hóa cơ bản của người dân thành thị mua vào năm gốc. những nhược điểm mà chỉ số này gặp phải khi phản ánh giá cả sinh họat là không phản ánh sự biến động của giá cả hàng hóa cơ bản, không phản ánh sự biến đổi trong cơ cấu hàng hóa tiêu dùng cũng như sự thay đổi trong phân bổ chỉ tiêu của người tiêu dùng cho những hàng hóa khác nhau về mặt thời gian. 4 1.2. Các loại lạm phát Tùy vào các tiêu chuẩn khác nhau mà người ta có thể phân chia lạm phát thành nhiều loại khác nhau: Căn cứ vào mức độ biểu hiện của giá cả trên thị trường, lạm phát được chia thành 2 loại: lạm phát ngầm và lạm phát công khai. Căn cứ vào biểu hiện bên ngoài của bản chất lạm phát người ta chia ra thành lạm phát lưu thông tiền tệ, lạm phát giá cả, lạm phát sức mua và lạm phát suy thoái. Căn cứ vào nguyên nhân lạm phát chia ra thành các loại lạm phát: cầu dư thừa tổng quát, lạm phát cung, lạm phát chi phí, lạm phát cơ cấu, lạm phát nhập khẩu, lạm phát tài chính – tín dụng, lạm phát hệ thống bốn yếu tố. Căn cứ vào tốc độ lạm phát, được chia thành 3 loại: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã, siêu lạm phát. 1.2.1. Lạm phát vừa phải Mức độ tăng của giá cả cao hơn từ trên vài phần trăm đến mức lớn hơn không nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm được gọi là lạm phát vừa phải lạm phát kiểm soát được. Đối với loại này thì tùy theo chiến lược và chiến thuật phát triển kinh tế mỗi thời kỳ mà các chính phủ có thể chủ động định hướng mức khống chế trên cơ sở duy trì một tỷ lệ lạm phát là bao nhiêu để gắn với một số mục tiêu kinh tế khác như kích thích tăng trưởng kinh tế, tăng cường xuất khẩu, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong các năm tài khóa nhất định. 1.2.2. Lạm phát phi mã Mức độ tăng của giá cả hàng hóa lúc này cũng như một con ngựa bất kham đang tung vó để chạy. Nhìn chung lạm phát phi mã duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, đồng tiền sẽ mất giá nhanh, cho nên mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho giao dịch hằng ngày. Mọi người có xu hướng tích trữ hàng hóa, mau bất động sản, chuyển sáng sử dụng vàng và các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch lớn và tích lũy của cải. 5 Khi lạm phát phi mã xảy ra, sản xuất đình trệ, tài chính của nền kinh tế bị phá hoại và nếu không có biện pháp thích hợp để ghìm chân chú ngựa thì nền kinh tế sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng siêu lạm phát 1.2.3. Siêu lạm phát Siêu lạm phát là lạm phát xảy ra ở mức độ lớn hơn lạm phát phi mã. Siêu lạm phát thường xảy ra do các biến cố lơn dẫn đến đảo lộn trật tự xã hội như: chiến tranh, khủng hoảng chính trị…Khi những biến cố lớn xảy ra, sự thâm hụt ngân sách khiến chính phủ phải phát hành tiền giấy để bù đắp dẫn đến siêu lạm phát. Siêu lạm phát có sức phá hủy toàn bộ hoạt động nền kinh tế, dẫn đến suy thoái nghiêm trọng. Một trường hợp được ghi nhận chi tiết về siêu lạm phát là nước Đức sau thế chiến thứ nhất. Giá một tờ báo đã đăng từ 0,3DM vào tháng 1 năm 1992 đã lên đến 70.000.000 DM chỉ trong chưa đầy 2 năm sau đó. Giả cả các mặt hàng khác cũng tăng tương tự. Từ tháng 1/1992 đến tháng 11/1993, chỉ số giá đã tăng từ 1 lên 10.000.000.000. Như vậy, có thể phân loại lạm phát theo nhiều mức độ khác nhau để có những biện pháp kiểm soát thích hợp. Song biện pháp phòng bệnh hay chữa bệnh cũng còn phải căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. 1.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát Có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, song nguyên nhân trực tiếp của bất kỳ cuộc lạm phát nào cũng xuất phát từ các lý do đẩy tổng cầu tăng quá mức (lạm phát do cầu kéo) hoặc tổng cung giảm do chi phí tăng lên (lạm phát do chi phí đẩy). 1.3.1. Lạm phát do cầu kéo Lạm phát do cầu kéo hay lạm phát nhu cầu là lạm phát xảy ra do tổng
Tài liệu liên quan