Đề tài Ung thư hạch bạch huyết (lymphoma)

Bệnh u lympho Hodgkin được bác sĩThomas Hodgkin mô tảlần đầu tiên năm 1832. Bệnh Hodgkin là một trong những loại lymphoma (ung thưhạch bạch huyết), là ung thưcó nguồn gốc từhệbạch huyết. Ung thưhạch bạch huyết gồm hai loại chính: Hodgkin và Không-Hodgkin. - Hệthống bạch huyết là một phần trong hệthống miễn dịch của cơthể. Hệthống miễn dịch này có nhiệm vụchống lại các bệnh lý nhiễm trùng cùng các loại bệnh lý khác. - Hệbạch huyết có 2 thành phần chính: + Mạng lưới các mạch bạch huyết. + Các hạch bạch huyết: có kích thước từvài mm đến hơn 1 cm, thường xếp thành nhóm. Hạch bạch huyết là nơi khống chếvà loại trừnhững vi sinh vật cùng các chất nguy hại cho cơthể. - Hệbạch huyết còn là mạng lưới gồm nhiều mạch bạch huyết, phân nhánh tương tựmạch máu, đi vào các mô ởkhắp cơthể. - Mạch bạch huyết dẫn bạch huyết, một chất lỏng không màu sắc, chứa những tế bào lympho, hiện diện khắp cơthể. Trong mạng lưới này, có những bộphận nhỏ gọi là hạch bạch huyết. Các hạch bạch huyết là các hạt nhỏnằm khắp cơthể. Mỗi hạch có kích thước từ đầu đinh ghim đến bằng hạt đậu, thường xếp thành nhóm hay chuỗi hạch. Từng nhóm hạch bạch huyết nằm trong nách, hai bên bẹn, cổ, ngực, và ổbụng. Ngoài các hạch bạch huyết, lá lách, tuyến hung (thymus), amidan và tủy xương là những thành phần khác của hệbạch huyết. Dạdày, hỗng tràng và da cũng có những tếbào và mô bạch huyết.

pdf18 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2012 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ung thư hạch bạch huyết (lymphoma), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ung Thư Hạch Bạch Huyết (Lymphoma) Những bệnh ung thư bắt đầu từ hệ thống hạch bạch huyết được gọi là các u lympho. Có hai loại chính là: u lympho Hodgkin và u lympho không Hodgkin. Mặc dù đó là hai loại u lympho, vẫn có sự khác nhau giữa chúng, vì thế việc điều trị cũng khác nhau. I- U LYMPHO HODGKIN (HODGKIN LYMPHOMA) - Bệnh u lympho Hodgkin được bác sĩ Thomas Hodgkin mô tả lần đầu tiên năm 1832. Bệnh Hodgkin là một trong những loại lymphoma (ung thư hạch bạch huyết), là ung thư có nguồn gốc từ hệ bạch huyết. Ung thư hạch bạch huyết gồm hai loại chính: Hodgkin và Không-Hodgkin. - Hệ thống bạch huyết là một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hệ thống miễn dịch này có nhiệm vụ chống lại các bệnh lý nhiễm trùng cùng các loại bệnh lý khác. - Hệ bạch huyết có 2 thành phần chính: + Mạng lưới các mạch bạch huyết. + Các hạch bạch huyết: có kích thước từ vài mm đến hơn 1 cm, thường xếp thành nhóm. Hạch bạch huyết là nơi khống chế và loại trừ những vi sinh vật cùng các chất nguy hại cho cơ thể. - Hệ bạch huyết còn là mạng lưới gồm nhiều mạch bạch huyết, phân nhánh tương tự mạch máu, đi vào các mô ở khắp cơ thể. - Mạch bạch huyết dẫn bạch huyết, một chất lỏng không màu sắc, chứa những tế bào lympho, hiện diện khắp cơ thể. Trong mạng lưới này, có những bộ phận nhỏ gọi là hạch bạch huyết. Các hạch bạch huyết là các hạt nhỏ nằm khắp cơ thể. Mỗi hạch có kích thước từ đầu đinh ghim đến bằng hạt đậu, thường xếp thành nhóm hay chuỗi hạch. Từng nhóm hạch bạch huyết nằm trong nách, hai bên bẹn, cổ, ngực, và ổ bụng. Ngoài các hạch bạch huyết, lá lách, tuyến hung (thymus), amidan và tủy xương là những thành phần khác của hệ bạch huyết. Dạ dày, hỗng tràng và da cũng có những tế bào và mô bạch huyết. Tế bào lymphô nằm trong hạch bạch huyết, nếu sự phát triển bị rối loạn và trở thành ung thư, thì gọi là ung thư nguyên phát tại hạch. Phân biệt với hạch do ung thư di căn. Các tế bào lymphô ác tính không chỉ hiện diện ở các hạch bạch huyết mà còn ở những nơi khác. - Hạch thường xuất hiện đầu tiên ở hố thượng đòn bên trái (gấp 6 lần nhiều hơn bên phải), kích thước có thể nhỏ như hạt táo nhưng cũng có thể to bằng quả cam. Lúc đầu các hạch mọc riêng rẽ nên dễ nắn, giới hạn rõ rệt. Về sau các hạch có thể dính vào thành từng đám. Hạch ít khi bị loét gây nên lỗ rò ngoài da. Hạch thường không đau và khá chắc. - Bệnh thường gặp ở người lớn, tiến triển thành từng đợt. Mỗi đợt người bệnh thường bị sốt, ngứa và có số lượng hạch tăng nhiều hơn. Xét nghiệm máu có thể thấy tăng bạch cầu ái toan. - Cần chú ý tìm hạch ở nội tạng như trung thất , mạc treo. Trường hợp bệnh khởi đầu bằng các hạch to ở trung thất thì rất khó chẩn đoán, vì có khi cần phải chờ đến những đợt tiến triển kế tiếp để hạch xuất hiện ở ngoại vi. - Chẩn đoán xác định bằng sinh thiết hạch, thấy có hình thái đa dạng tế bào và nhất là tìm thấy tế bào Sternberg. - U lymphô (lymphôm) gồm 2 dạng chính là lymphôm Hodgkin và lymphôm không Hodgkin. Ung thư hạch loại không Hodgkin nhiều gấp 5 lần loại Hodgkin. - Khi bị ung thư Hodgkin, các tế bào trong hệ bạch huyết trở nên bất thường, chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh và sinh sản vô trật tự. Hệ bạch huyết hiện diện ở nhiều cơ quan, bộ phận của cơ thể, do đó khi ung thư bạch huyết xuất hiện, nó có thể xuất hiện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể. Bệnh Hodgkin có thể khởi phát từ một hay nhiều hạch bạch huyết, hoặc từ một bộ phận chứa hạch bạch huyết như lá lách hoặc tủy xương. Loại ung thư này thường phát triển từ nhóm hạch bạch huyết này sang nhóm hạch kế cận. Ví dụ, bệnh Hodgkin khởi phát từ hạch bạch huyết ở cổ sẽ lan đến những hạch bạch huyết ở vùng lân cận như vùng xương đòn, sau đó lan đến những hạch bạch huyết dưới nách và lồng ngực. Cuối cùng, bệnh sẽ lan rộng đến khắp cơ thể. A. Các yếu tố gia tăng nguy cơ bị bệnh Hodgkin Tuy nguyên nhân gây bệnh Hodgkin chưa biết rõ, cũng đã xác định được một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh: - Tuổi và giới tính: Bệnh Hodgkin thường gặp ở những người tuổi từ 15-34 và trên 55 tuổi, nam nhiều gấp đôi nữ - Người có thân nhân bị Hodgkin có nguy cơ bị ung thư Hodgkin cao hơn những người khác Nhiễm trùng: Virus Epstein-Barr (EBV) có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh Hodgkin. Người bị suy yếu hệ miễn dịch do bất kỳ nguyên nhân nào (HIV/AIDS, do sử dụng thuốc, sau đợt điều trị ung thư, do mẹ truyền sang con…) Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh Hodgkin mà không thấy các yếu tố nguy cơ trên. B. Triệu chứng - Phì đại (nhưng không đau) các hạch bạch huyết ở cổ, nách, háng - Sốt hồi quy không rõ nguyên nhân - Ra mồ hôi ban đêm - Sút cân - Ngứa ngáy Các triệu chứng này không nhất thiết phải do bệnh Hodgkin gây ra, nhưng nên đi khám để tìm nguyên nhân. - Đừng đợi đến khi hạch bạch huyết trở nên đau. - Bệnh Hodgkin lúc khởi đầu thường không gây đau. C. Chẩn Đoán Ngoài việc hỏi bệnh sử, cần khám tổng quát để phát hiện tình trạng phì đại các hạch bạch huyết. Có thể dùng thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán như: - Xquang phổi, xương - Siêu âm bụng - CT scan nhiều bộ phận của cơ thể - MRI nhiều bộ phận của cơ thể - Gallium scan - PET (Positron Emission Tomography) scan - Chụp mạch bạch huyết (lymphangiogram): Tiêm một loại hóa chất cản quang vào tĩnh mạch, rồi chụp Xquang để có được hình ảnh của hạch và mạch bạch huyết - Sinh thiết hạch bạch huyết để xét nghiệm, tìm dấu vết các tế bào Reed-Sternberg, là những tế bào bất thường, rất lớn thường gặp trong bệnh Hodgkin. Số lượng tế bào càng cao, ung thư càng nặng. - Xét nghiệm tuỷ đồ Giải phẫu bệnh lý: có giá trị chẩn đoán quyết định, phân loại thể bệnh và mức độ ác tính: - Là tổ chức Sternberg (tổ chức hạt) - Tổ chức này gồm: tế bào Sternberg, các lymphocytes, eosinophile, neutrophile, plasmocyte, tế bào sợi… - Tế bào Sternberg là tế bào đặc trưng: kích thước 30-60µm, nguyên sinh chất nhiều bắt màu kiềm, có từ 1-3 nhân. Nhân có hạt nhân và khoảng sáng quanh nhân. Đây là các tế bào dòng lympho: chúng phát triển mạnh làm đảo lộn, phá vỡ cấu trúc hạch, các vỏ xơ bao quanh hạch bị phá huỷ. - Tế bào Lympho biến đổi về hình thái, mang đặc điểm của tế bào ung thư: nhân lớn, nhân quái, nhân đang phân chia. * Tóm lại: - Hodgkin = tế bào Sternberg, tế bào viêm (N, E, P). - Non Hodgkin: lymphoblast hình thù quái dị. D. Xác định giai đoạn của ung thư Sau khi chẩn đoán bệnh Hodgkin, cần xác định giai đoạn của ung thư, xem ung thư đã di căn chưa, và nếu có, đã di căn đến đâu, trước khi quyết định điều trị. - Có bao nhiêu vị trí hạch bạch huyết đã bị ung thư? - Các hạch bạch huyết đã ung thư hoá này nằm ở vị trí nào của cơ thể? - Các khối hạch nằm ở một bên hay cả hai bên cơ hoành? - Ung thư đã di căn đến tủy xương, lách? - Đã di căn đến những bộ phận khác (ngoài các bộ phận chính của hệ bạch huyết) như gan? Giai đoạn “Giai đoạn” là một thuật ngữ dùng để mô tả kích thước, vị trí của ung thư và có di căn hay không. Điều này rất quan trọng bởi vì loại điều trị được áp dụng cho bệnh nhân phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Hệ thống phân loại của bệnh Hodgkin là: - Giai đoạn I: Một nhóm các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng nhưng u lympho chỉ ở một phía của cơ hoành. – Giai đoạn II: Hai hoặc nhiều hơn các nhóm hạch bạch huyết bị ảnh hưởng và u lympho chỉ bị ở một phía của cơ hoành. - Giai đoạn III: Có các tế bào u lympho trong các hạch bạch huyết ở trên và dưới cơ hoành. Lách cũng có thể bị tổn thương. - Giai đoạn IV: U lympho đã lan tràn ra ngoài các hạch bạch huyết, ví dụ như đến gan, - Cùng với việc đánh số cho mỗi giai đoạn, các bác sĩ còn sử dụng một mã ký tự, chữ A hoặc B để cho biết bệnh nhi có những triệu chứng cụ thể như sốt, giảm cân đáng kể (hơn 1/10 trọng lượng cơ thể trong 6 tháng gần đây nhất) hoặc ra mồ hôi ban đêm. Nếu bệnh nhân không có những triệu chứng đó thì u lympho sẽ được phân loại là A, còn nếu chúng có những triệu chứng đó thì được xếp độ là B. - Khi khám ung thư định kỳ, có thể cần dùng các xét nghiệm trên hoặc sinh thiết gan, tủy xương, và những bộ phận khác. - Khi sinh thiết tủy xương: Dùng một kim dài, đâm xuyên qua lớp cơ đến xương chậu để hút tủy xương. Đôi khi, cần phải dùng đến phương pháp nội soi ổ bụng để lấy mô làm sinh thiết E. Điều trị 1. Chuẩn bị cho việc chữa trị: Người bị bệnh Hodgkin nên tiêm phòng cúm, viêm phổi, viêm màng não. 2. Các phương thức điều trị: Xạ trị và hóa trị là hai phương thức điều trị thông thường nhất. Các phương pháp điều trị khác như cấy ghép tủy xương, ghép tế bào gốc, và trị liệu sinh học (biological therapy), điều trị trúng mục tiêu (target therapy) còn đang trong vòng thử nghiệm lâm sàng (clinical trial). 3. Xạ Trị: Dùng tia xạ để thiêu huỷ tế bào ung thư. Tùy theo giai đoạn của bệnh, có thể dùng xạ trị đơn độc hoặc kết hợp với hoá trị liệu. Tia xạ dùng điều trị bệnh Hodgkin là tia ngoài. Dùng máy chiếu tia xạ nhắm tới một bộ phận của cơ thể để điều trị tại chỗ khối u (local therapy) 4. Hóa trị: Phối hợp nhiều loại hóa chất (combination chemotherapy) để điều trị bệnh Hodgkin theo từng đợt. Đa số các hóa chất đều được dùng tiêm truyền tĩnh mạch, một vài loại thuốc dùng đường uống. Thuốc theo máu luân lưu khắp cơ thể, nên được xem là điều trị toàn thân (systemic therapy). Sau đây là một số phác đồ điều trị đầu tay bệnh Hodgkin (Hodgkin’s lymphoma). - Phác đồ MOPP (mechlorethamine, vincristine, procarbazine, prednisone) do Vincent DeVita và các đồng sự phát triển vào những năm 1960, chủ yếu có vai trò lịch sử. - Phác đồ ABVD (Adriamycin, bleomycin, vinblastine, dacarbazine) do Gianni Bonadonna và các đồng sự phát triển vào những năm 1970. Phối hợp này hiện đang là phác đồ điều trị chuẩn cho bệnh Hodgkin. - Phác đồ Stanford V (doxorubicin, vinblastine, mustard, bleomycin, vincristine, etoposide, prednisone) phát triển tại đại học Stanford University bởi Sandra Horning và các đồng sự. Dùng phối hợp nhiều thuốc trong một thời gian ngắn để giảm bớt tác dụng phụ - Phác đồ BEACOPP (bleomycin, etoposide, doxorubicin, cyclophosphamide, vincristine, procarbazine, prednisone) được phát triển ở Đức bởi Volker Diehl và đồng sự. - Các phác đồ điều trị cứu nguy: Dùng khi các phác đồ điều trị đầu tay thất bại: + ICE (ifosfamide, carboplatin, etoposide), + DHAP (cisplatin, cytarabine, prednisone), và + ESHAP (etoposide, methylprednisolone, cytarabine, cisplatin). + EPOCH (etoposide, vincristine, doxorubicin, cyclophosphamide, Prednisone) F. Biến chứng Khi điều trị bệnh Hodgkin, thường dùng các liệu pháp đủ mạnh để diệt tế bào ung thư, nhưng cũng gây tổn thương cả những tế bào bình thường, do đó sẽ gây ra nhiều biến chứng. Các biến chứng thường tùy thuộc vào loại hóa chất, liều lượng, cùng với lượng tia xạ sử dụng. Có thể phối hợp thêm các loại thuốc giảm đau, chống nôn v.v. để giúp bệnh nhân chịu đựng được việc điều trị. 1. Xạ Trị: Biến chứng tùy thuộc vào vị trí cơ thể được điều trị, bệnh nhân thường yếu sức và mệt mỏi: - Rụng tóc, rụng lông, viêm đỏ, khô rát, thẫm màu nơi vùng da chiếu tia - Xạ trị vùng cổ, ngực: khô, rát họng, nuốt khó, ho khan, khó thở - Xạ trị vùng bụng: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, tiểu rát - Xạ trị vùng xương chậu: Mất máu, dễ nhiễm trùng hoặc xuất huyết. Khi xảy ra các biến chứng này, nên ngưng xạ trị một thời gian cho tủy xương hồi phục trước khi tiếp tục điều trị 2. Hóa Trị Liệu: Tùy theo loại hóa chất và liều lượng thuốc sử dụng. Nhìn chung, các loại hóa chất điều trị bệnh Hodgkin thường ảnh hưởng đến những tế bào có tốc độ tăng trưởng nhanh của cơ thể. Các tế bào đó là: - Tế bào máu: bạch cầu (giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng), tiểu cầu (làm đông máu), hồng cầu (đem oxygen đi khắp cơ thể). Các tế bào máu bị hủy hoại khiến bệnh nhân thường dễ bị nhiễm trùng, xuất huyết (do máu không đông), và cảm thấy yếu sức, mệt mỏi (do thiếu máu, thiếu oxygen). - Tế bào ở chân tóc bị hủy hoại gây rụng tóc. Tóc có thể mọc trở lại nhưng màu tóc và sợi tóc có thể thay đổi. - Niêm mạc hệ tiêu hóa (từ miệng đến hậu môn): bệnh nhân bị lở miệng, môi, tiêu chảy, biếng ăn. 3. Cấy ghép tủy xương (bone marrow transplantation): Khi phải điều trị với một lượng hóa chất và tia xạ quá cao, các bệnh nhân thường bị nhiễm trùng, xuất huyết và kiệt sức. Ngoài ra, tế bào tủy dùng cho ghép có thể phản ứng lại với cơ thể (graft-versus-host disease, GVHD), nhất là trong trường hợp dị ghép (tế bào ghép đến từ người hiến tặng). Khi xảy ra GVHD, gan, da, và bộ phận tiêu hóa bị ảnh hưởng. Triệu chứng của GVHD có thể nhẹ (tiêu chảy, da tấy đỏ) hoặc rất nặng (viêm gan) và xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong thời gian ghép tủy, ngay cả nhiều năm sau khi điều trị. Dùng steroid để điều trị phản ứng này. 4. Trị liệu Sinh học: Các biến chứng thông thường như da ngứa ngáy, tấy đỏ, sốt, đau cơ, nhức đầu, là những triệu chứng tương tự cảm cúm (nên gọi là “flu-like”). Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể dễ bị chảy máu, giữ nước. 5. Phẫu Thuật: Biến chứng tùy thuộc vào vị trí mổ, phương pháp phẫu thuật và tình trạng sức khoẻ chung của bệnh nhân. Biến chứng thường gặp là mất sức, mệt mỏi nhiều ngày sau phẫu thuật. G. Những tác dụng phụ muộn - Một số ít trẻ em có thể gặp những tác dụng phụ sau nhiều năm. Các tác dụng phụ đó bao gồm sự giảm phát triển xương, thay đổi chức năng của tim và phổi, tăng nguy cơ phát triển các bệnh ung thư khác trong thời gian sau của cuộc đời. - Sau khi điều trị bằng hoá chất, một số trẻ em (đặc biệt là các bé trai) có thể bị vô sinh. Cha mẹ của các cậu bé lứa tuổi thanh thiếu niên có thể tính đến việc sử dụng ngân hàng tinh trùng trước khi việc điều trị bắt đầu. Khi đó, tinh trùng sẽ được lưu giữ, bảo quản để có thể sử dụng trong những năm sau này. - Bác sĩ của bệnh nhi cần giải thích thật kỹ về các tác dụng phụ muộn bất kỳ nào đó H- Tiếp tục theo dõi - Khoảng 9/10 trẻ em bị u lympho Hodgkin được chữa khỏi. Nếu ung thư tái phát, cần phải điều trị với liều cao hơn hoặc sử dụng các loại thuốc khác. - Sau khi kết thúc việc điều trị, bệnh nhi sẽ được kiểm tra thường xuyên bằng chụp cắt lớp vi tính và các xét nghiệm huyết học tại bệnh viện. - Nếu gia đình bệnh nhi có những lo lắng riêng về tình trạng và việc điều trị của con mình, thì nên thảo luận với bác sĩ điều trị, là người hiểu rõ về bệnh trạng của trẻ. - Trường hợp người bệnh đang có thai, tùy tình huống, BS có thể cho nạo phá thai hoặc cho sanh sớm hơn dự định. Thai kỳ cũng là một yếu tố làm bùng phát bệnh Hodgkin. Bệnh nhân chỉ được phép có thai trở lại khi bệnh đã được điều trị khỏi hoàn toàn và không cần sử dụng bất kỳ phương thức điều trị nào khác trong khoảng thời gian tối thiểu là 3 năm. - Hóa trị & xạ trị đều gây suy yếu hệ thống miễn dịch. Do đó, song song với việc điều trị, bệnh nhân nhất thiết phải được nghỉ ngơi hoàn toàn để phòng tránh các bệnh cơ hội khác như cảm lạnh, cúm hoặc các viêm nhiễm hô hấp, tiêu chảy, Nên phòng tránh các vết cắt, trầy xước hoặc chấn thương có thể xảy ra trong quá trình tập thể dục. Nên tích cực vận động sớm, sau mỗi đợt điều trị - Một vài bệnh nhân bị suy sụp tinh thần sau những đợt điều trị, lúc đó vai trò của các BS tâm lý là rất cần thiết. Người bệnh nên tham gia vào các hoạt động xã hội, hiệp hội hoặc các nhóm bệnh nhân cùng cảnh ngộ để cùng trao đổi với nhau tất cả những kinh nghiệm về bệnh và tâm tư tình cảm của mình. - Việc tái khám định kỳ rất quan trọng. Hầu hết lymphôm Hodgkin không tái phát sau điều trị. Tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp bị tái phát. Sau khi điều trị, hầu hết các bệnh nhân Hodgkin đều trở về cuộc sống bình thường, vẫn có thể lập gia đình và sinh sản như những người khác. II- U LYMPHO KHÔNG HODGKIN (Non Hodgkin Lymphoma) U lymphô không Hodgkin nguyên phát là loại bệnh lý ung thư của hệ tạo huyết. Tên gọi còn xa lạ với nhiều người, song bệnh này lại khá phổ biến. Tại Mỹ, năm 2006 có 58.870 trường hợp mới và 18.840 ca tử vong. Tại TP.HCM năm 2003, tỷ lệ bệnh ở nam giới là 4,6/100.000 dân và ở nữ giới là 3,2/100.000 dân. Bệnh Viện Ung Bướu TP.HCM mỗi năm tiếp nhận khoảng 500 trường hợp bệnh mới. Được hình thành từ những rối loạn của dòng tế bào lymphô, bệnh thường hay xuất phát đầu tiên tại hạch. Ung thư hạch được xếp thành 2 nhóm lớn: nhóm có diễn tiến chậm, thời gian sống sót hơn 10 năm và nhóm có diễn tiến nhanh nên thời gian sống sót ngắn hơn. Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy có một số yếu tố nguy cơ: - Suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV, do dùng thuốc chống thải ghép… - Nhiễm trùng (HIV, Helicobacter pylori, HCV…). - Tuổi trên 60. - Các yếu tố khác như béo phì, ngộ độc thuốc diệt cỏ, dioxin… Về triệu chứng: nổi hạch, sụt cân, sốt kéo dài, ho, khó thở , đau ngực, mệt mỏi, suy kiệt kéo dài, đau trướng bụng, đầy bụng. Khi các triệu chứng kéo dài quá 2 tuần thì phải đi khám để tìm nguyên nhân. A- Xác định bệnh Lymphô không Hodgkin là một bệnh toàn thân rất khó chẩn đoán, cần phải khám lâm sàng (cổ, nách, bẹn, bụng), làm xét nghiệm máu, chụp X-quang ngực, siêu âm bụng, làm sinh thiết hạch. B- Điều trị - Lymphô không Hodgkin là một trong những loại ung thư có khả năng trị khỏi, cả trong giai đoạn muộn; ngay cả khi ung thư đã di căn thì vẫn còn đến 40% khả năng đáp ứng điều trị lâu dài. - Khi đã xác định bị ung thư, việc xác định giai đoạn lâm sàng giúp cho việc tiên lượng bệnh. Các xét nghiệm cần làm là CT scan, MRI, siêu âm, làm tủy đồ. Bệnh có 4 giai đoạn: 1, 2, 3, 4. Ký hiệu A có nghĩa là không có triệu chứng, còn B là có triệu chứng (sốt, đổ mồ hôi đêm, sụt cân). C- Các phương pháp điều trị Lymphô không Hodgkin gồm tới 35 thể bệnh khác nhau, phương pháp điều trị cũng khác nhau. Một số trường hợp chỉ bắt đầu điều trị khi có triệu chứng. Phác đồ điều trị tùy thuộc vào diễn tiến và giai đoạn bệnh. - Xạ trị: có vai trò trong một số ca bệnh ở giai đoạn 1. - Hóa trị: là liệu pháp chủ yếu (truyền hóa chất qua đường tĩnh mạch hay uống hóa chất viên). - Phương pháp điều trị đúng mục tiêu: là liệu pháp tiên tiến với các dược phẩm mới hữu hiệu, lại ít gây tác dụng phụ như rituximab (Mab-Thera). Tuy nhiên giá thuốc rất cao (khoảng 30 triệu đồng/lần điều trị). - Ghép tế bào gốc (ghép tủy): được dùng trong các trường hợp có tiên lượng rất xấu, hoặc tái phát, hoặc không đáp ứng với điều trị. Tại sao cần phân biệt Hodgkin và non-Hodgkin mặc dù các bệnh cảnh lâm sàng và phương thức điều trị gần như giống nhau? Vấn đề là ở chỗ tỷ lệ điều trị thành công cao hay thấp. Nếu bệnh nhân được chẩn đoán là non-Hodgkin & được điều trị triệt để, tỷ lệ điều trị dứt bệnh là trên 70%. Tỷ lệ này tăng lên đến trên 90% trong một số trường hợp ung thư hạch, đặc biệt trong nhóm non-Hodgkin
Tài liệu liên quan