Đề tài Vài nét về đất nước Campuchia

Campuchia nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, Tây và tây bắc giáp Thái lan (2100km), Đông giáp Việt Nam (1137 km), Đông bắc giáp Lào (492km), Nam giáp biển (400km). Sông ngòi tập trung trong 3 lưu vực chính (Tonlé thom, Tonlé sáp và Vịnh Thái Lan). Phân bố địa hình; đồng bằng chiếm 1/2 diện tích, còn lại là núi, đồi bao quanh đất nước. * Vị trí địa lý khá thuận lợi, những đường biên giới kéo dài với Thái Lan, Lào, Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu buôn bán, phát triển kinh tế của đất nước.

doc10 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vài nét về đất nước Campuchia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 - Tên nước : Vương quốc Campuchia - Diện tích : 181.035 km2. - Thủ đô : Nụng-phờnh (Phnom Penh). - Các tỉnh, thành phố lớn: Phnom Penh, Battambang, Kompong Cham, Sihanoukville, Seam Reap. - Dân số: 13.091.000 người (tính đến giữa năm 2004). Tỉ lệ tăng dân số: 2,24%/năm. I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1. Vị trí địa lý Campuchia nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, Tây và tây bắc giáp Thái lan (2100km), Đông giáp Việt Nam (1137 km), Đông bắc giáp Lào (492km), Nam giáp biển (400km). Sông ngòi tập trung trong 3 lưu vực chính (Tonlé thom, Tonlé sáp và Vịnh Thái Lan). Phân bố địa hình; đồng bằng chiếm 1/2 diện tích, còn lại là núi, đồi bao quanh đất nước. * Vị trí địa lý khá thuận lợi, những đường biên giới kéo dài với Thái Lan, Lào, Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu buôn bán, phát triển kinh tế của đất nước. 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên * Campuchia có khí hậu nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 10 - 380C. có các mùa mưa nhiệt đới. Gió Tây nam từ vịnh Thái Lan, Ấn Độ Dương đi vào đất liền theo hướng Đông bắc mang theo hơi ẩm tạo thành những cơn mưa từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó lượng mưa lớn nhất vào khoảng tháng 9 - 10; gió Đông bắc thổi theo hướng Tây nam về phía biển trong mùa khô từ tháng 11-3 với thời kỳ mưa ít nhất là tháng 1-2, thuận lợi cho nông nghiệp trồng lúa nước, cây nông sản. * Tài nguyên thiên nhiên khá phong phú cả về tài nguyên rừng và biển, có nhiều tài nguyên quý hiếm như đá quý, hồng ngọc, vàng, gỗ v.v… II. DÂN CƯ XÃ HỘI VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ 1. Dân cư Campuchia là quốc gia thuần nhất về dân cư với hơn 90% dân số là người Khơmer và nói tiếng Khơmer, là ngôn ngữ chính thức. Các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 3% dân số. Dân tộc Chăm theo đạo Hồi là nhóm sắc tộc thiểu số lớn nhất. Có nhóm sắc tộc thiểu số khác sống tại các khu vực miền núi và cao nguyên. Ở đây còn có một ít cư dân người Việt và người Hoa. 2. Xã hội Do tình hình chính trị của Campuchia mới được ổn định trong những năm gần đây, kể từ khi chế độ Khơmer đỏ bị lật đổ năm 1979, nên các vấn đề xã hội của Campuchia chưa được phát triển trên tất cả các lĩnh vực. * Giáo dục: Dân cư thất học nhiều và cơ sở hạ tầng còn kém chất lượng. Sau khi gia nhập WTO ngày 13/10/2004 với những khoản đầu tư nhận được từ nước ngoài, giáo dục Campuchia đã bắt đầu phát triển, xóa dần nạn mùa chữ. Tiếng Pháp được nhiều người Campuchia được sử dụng là ngôn ngữ thứ hai và thông thường là ngôn ngữ phải học trong các trường phổ thông và đại học. Trong những năm gần đây tiếng Anh đã được ưa chuộng hơn và nó trở nên phổ biến rộng rãi hơn. * Y tế. Từ năm 1979 đến năm 2001 ngành Y tế còn kém chất lượng cả về thiết bị lẫn cơ sở hạ tầng. Trong những năm gần đây nhờ chính sách gồm đối ngoại liên kết với các nước bạn láng giềng, ngành y tế đã bước đầu được cải thiện. * Tôn giáo: Đạo Phật (khoảng 90%) được coi là quốc đạo. 3. Chế độ chính trị 3.1. Lịch sử hình thành Vương quốc Khơme ra đời vào cuối thế kỷ thứ 9 trên lónh thổ của Phự-nam và Chõn-lạp trước đây. Kinh đô lúc đó là Angkor. Từ cuối thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 13, Vương quốc Khơme phát triển cực thịnh. Từ thế kỷ 13 đến nửa đầu thế kỷ 19, các cuộc nội chiến và chinh phục của ngoại bang đó làm cho Vương quốc Khơ-me suy yếu. - Những năm 60 của thế kỷ 19 thực dân Pháp vào Đông Dương. Năm 1863, Pháp buộc Vua Norodom phải ký Hiệp ước đặt Campuchia dưới sự bảo hộ của Pháp và đến 1884 Campuchia hoàn toàn trở thành thuộc địa của Pháp. - Năm 1941, Norodom Sihanouk sau khi lên ngôi lần thứ nhất đó vận động cuộc đấu tranh giành lại nền độc lập cho Campuchia. Ngày 09/11/1953, Pháp tuyên bố trao trả độc lập cho Campuchia. Tháng 4/1955, Sihanouk thoái vị nhường ngôi Vua cho cha là Norodom Suramarith để thành lập Cộng đồng xó hội bỡnh dõn. Trong cuộc tuyển cử 9/1955, Cộng đồng xó hội bỡnh dõn đó giành được thắng lợi lớn, Sihanouk trở thành Thủ tướng, tập trung mọi quyền lực vào tay mỡnh. Năm 1960, Quốc vương Norodom Suramarith qua đời, Sihanouk được Quốc hội bầu làm Quốc trưởng Campuchia. - Ngày 18/3/1970, Lon Nol-Siric Matak, được sự hậu thuẫn của Mỹ đảo chính Sihanouk, thành lập "Cộng hoà Khơ-me" (10/1970). Sihanouk và Hoàng tộc sang cư trú tại Trung Quốc và sau đó thành lập Mặt trận Đoàn kết dân tộc Campuchia (FUNK) và Chính phủ Đoàn kết dân tộc Vương quốc Campuchia (GRUNK) đặt trụ sở tại Bắc Kinh. - Ngày 17/4/1975, Pol Pot lật đổ chế độ Cộng hoà của Lon Nol, thành lập nước "Campuchia dân chủ", thực hiện chế độ diệt chủng tàn khốc nhất trong lịch sử của Campuchia. - Ngày 2/12/1978, Mặt trận giải phóng dân tộc Campuchia ra đời do ông Heng Samrin làm Chủ tịch. Ngày 07/1/1979, với sự giúp đỡ của quân tỡnh nguyện Việt Nam, nhõn dõn Campuchia đó đứng lên lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot-Iêng Xary, thành lập nước "Cộng hoà Nhân dân Campuchia", năm 1989 đổi thành "Nhà nước Campuchia" (SOC). - Ngày 23/10/1991, Hiệp định hoà bỡnh Campuchia được ký kết giữa 19 nước và 4 phái Campuchia tại thủ đô Paris (Pháp). Ngày 23-25/5/1993, Tổng tuyển cử lần thứ nhất ở Campuchia do Cơ quan quyền lực lâm thời của Liên hợp quốc (UNTAC) tổ chức. Kết quả FUN giành 58 ghế, CPP: 51 ghế, BLDP: 10 ghế và Molinaka: 1 ghế. Ngày 24/9/1993, Quốc hội mới và Chính phủ Liên hiệp CPP-FUNCINPEC (FUN) nhiệm kỳ I được thành lập, tên nước đổi thành Vương quốc Campuchia theo chế độ Quân chủ lập hiến, thực hiện chế độ đa đảng và nền kinh tế thị trường. N. Sihanouk lên ngôi Vua lần thứ hai. - Ngày 26/7/1998, Tổng tuyển cử lần thứ hai. CPP được 64 ghế, FUN: được 43 ghế, đảng đối lập Sam Rainsy (SRP) được 15 ghế. Quốc hội Campuchia do Hoàng thân Ranariddh làm Chủ tịch. Chính phủ Hoàng gia nhiệm kỳ II tiếp tục là Chính phủ liên hiệp giữa CPP và FUNCINPEC. - Ngày 27/7/2003, Tổng tuyển cử lần thứ ba bầu 123 ghế trong Quốc hội, 3 đảng lớn giành thắng lợi là CPP: 73 ghế, FUN: 26 ghế, SRP: 24 ghế. Ngày 15/7/2004, Chính phủ liên hiệp CPP-FUNCINPEC nhiệm kỳ III được thành lập, Xăm-đéc Hun Sen tiếp tục giữ chức Thủ tướng, Hoàng thân Ranariddh giữ chức Chủ tịch Quốc hội. Cơ cấu quyền lực được phõn chia theo cụng thức 60-40 (CPP: 60; FUN: 40). - Ngày 06/10/2004, Quốc vương Norodom Sihanouk tuyên bố thoái vị; ngày 08/10/2004, Quốc hội Campuchia bỏ phiếu thông qua Luật về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Ngôi Vua; ngày 11/10/2004, Thượng viện Campuchia thông qua và Quyền Quốc trưởng Chia Sim ký ban hành Luật này; ngày 14/10/2004, Hội đồng Ngôi Vua bầu Hoàng tử Norodom Sihamoni làm Quốc vương mới. Ngày 29/10/2004 Quốc vương N. Sihamoni chính thức đăng quang. 3.2. Thể chế chính trị 1- Thể chế nhà nước: Theo Hiến pháp năm 1993 qui định Campuchia là quốc gia Quân chủ lập hiến. Hệ thống quyền lực được phân định rừ giữa lập phỏp, hành phỏp và tư pháp gồm: Vua, Hội đồng ngôi Vua, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Hội đồng Hiến pháp và các cơ quan hành chớnh cỏc cấp. 2- Hành phỏp: Đứng đầu nhà nước: Quốc vương Norodom Sihamoni, lên ngôi ngày 29/10/2004. Đứng đầu Chính phủ hiện nay gồm 01 Thủ tướng và 06 Phó Thủ tướng. Nội các: Hội đồng Bộ trưởng do Vua ký sắc lệnh bổ nhiệm. 3- Lập phỏp: Lưỡng viện. - Quốc hội : Chủ tịch Quốc hội Xăm-đéc Heng Xom-rin (CPP) sau khi N. Ranarith (FUN) từ chức; có 123 ghế, bầu đại biểu theo chế độ phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Campuchia đó tổ chức bầu cử Quốc hội 3 lần (1993, 1998, 2003), bầu cử Quốc hội khúa 4 diễn ra vào năm 2008. - Thượng viện : Chủ tịch: Xăm-đéc Chea Sim (CPP); nhiệm kỳ 5 năm; Thượng viện có 61 ghế, trong đó 02 ghế do Vua bổ nhiệm, 02 ghế do Quốc Hội chỉ định. Thượng viện nhiệm kỳ I thành lập tháng 3/1999 không qua bầu cử, các đảng có chân trong Quốc hội bổ nhiệm thành viên theo tỉ lệ số ghế có trong Quốc hội. Bầu cử Thượng viện nhiệm kỳ II diễn ra ngày 22/1/2006 thông qua bỏ phiếu kín và phi phổ thông, kết quả CPP giành 45 ghế, FUNCINPEC: 10 ghế và SRP: 02 ghế. - Tư pháp: Hội đồng Thẩm phán tối cao (được Hiến pháp quy định, thành lập 12/1997); Toà án Tối cao và các Toà án địa phương. - Các đảng chính trị: Hiện nay, ở Campuchia có 3 Đảng lớn là: Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Đảng Mặt trận đoàn kết dân tộc vỡ một nước Campuchia độc lập, trung lập, hoà bỡnh và thống nhất (FUNCINPEC) là hai đảng chính đang cầm quyền. Đảng Sam Rainsy (SRP) là đảng đối lập chính và khoảng 58 đảng phái khác. 4. Chính sách đối ngoại 1- Theo quy định của Hiến pháp, Campuchia thực hiện chính sách trung lập, không liên kết vĩnh viễn, không xâm lược hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Chính sách phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, khách du lịch, tích cực hội nhập quốc tế và khu vực đó đạt nhiều thành tựu. Hiện Campuchia là thành viên thứ 10 của ASEAN (tháng 4/1999), thành viên chính thức thứ 148 của WTO (tháng 9/2003), gia nhập ASEM tại Hội nghị cấp cao ASEM 5 (tháng 10/2004) tại Hà Nội; và đang tích cực chuẩn bị để tham gia APEC trong thời gian sớm nhất. Campuchia cũng là thành viên tích cực trong hợp tác khu vực như: Uỷ hội Mekong quốc tế (MRC) ; Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia (CLV); Tiểu vùng sông Mê kông mở rộng (GMS); Chiến lược hợp tác kinh tế ba dũng sụng Ayeyawadi-Chao Praya-Mekong (ACMECS); Hành lang Đông Tây (WEC)... 2- Campuchia cũng chú trọng quan hệ với các nước lớn, các nước tài trợ, các nước láng giềng; tăng cường quan hệ mọi mặt, nhất là kinh tế-thương mại với Trung Quốc; tiếp tục tranh thủ Mỹ; thoả thuận giải quyết xong vấn đề biên giới trên bộ trong năm 2006 với Thỏi Lan, xỳc tiến giải quyết biờn giới với Lào 5. Văn hóa Nổi bất nhất trong nền văn hóa Campuchia là các công trình kiến trúc cổ. Kiến trúc của Campuchia phần lớn được biết đến nhờ vào những công trỡnh được xây dựng từ thời thời người Khơme cổ đại (Khoảng cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13).Đạo Phật và tư duy huyền thoại có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật trang trí các công trỡnh kiến trỳc vĩ đại này. Đặc trưng cơ bản của kiến trúc giai đoạn này là được xây dựng từ vật liệu gỗ, tre nứa hoặc rơm rạ và đá. Nhưng những gỡ cũn lại ngày nay chỳng ta cú vinh hạnh được chiêm ngưỡng là các công trỡnh bằng đá tảng như các bức tường thành, đường sá,...và các ngôi đền. Với con đường thỡ đó là những bao lơn tạc hỡnh con rắn chớn đầu, vươn cao từ 2-3m, xũe rộng phủ búng xuống mặt đường dạo. Cũn hỡnh thức chung của cỏc ngụi đền là có đỉnh chóp nhọn, bốn mặt đền được chạm trổ các bức phù điêu miêu tả cuộc sống con người ở thế giới bên kia, hoặc cuộc sống hiện tại của người dân Campuchia bấy giờ, hay cuộc chiến với nước láng giềng Chămpa. Ta như thấy được sự sống động, náo nhiệt của ngày hội Angkor hàng năm qua hỡnh ảnh những vũ nữ dõn gian (Ápsara)với thõn hành mềm mại, cõn đối đang múa khá uyển chuyển, và sự tham gia của cả những con khỉ, con ngựa trong sử thi Ramanaya của Ấn Độ. Bên cạnh đó, hỡnh thức khắc những ký tự hay con số cũng rất phổ biến ở cụng trỡnh. Cỏc ngụi đền thường có 1 cửa cũn ở ba phớa cũn lại của đền cũng có cửa nhưng chỉ là giả, để tạo cảm giác đối xứng cho ngôi đền. Công trỡnh nổi tiếng nhất ở đây là ngôi đền Bayon với 200 gương mặt của thần Avaloteshvara. Chiêm ngưỡng những công trỡnh này, ta khụng thể khụng khõm phục sức mạnh phi thường và bàn tay tài ba của những người dân Khơme cổ đại. Kiến trúc của Campuchia cũng có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc của Thái Lan và người Chăm của Việt nam.  Đền Angkor_Wat của Campuchia III. KINH TẾ Sự phát triển của nền kinh tế Campuchia bị chậm lại một cách đáng kể trong thời kỳ 1997 - 1998 bị khủng hoảng kinh tế trong khu vực. Bạo lực và xung đột chính trị. Đầu tư nước ngoài và Du lịch giảm mạnh. Trong năm 1999, năm đầu tiên có được hòa bình thực sự trong vòng 30 năm, đã có những biến đổi cải cách kinh tế và tăng trưởng đạt được ở mức 5%. Mặc dù bị ngập lụt tràn lan, GDP tăng trưởng ở mức 5% trong năm 2000; 6,3% năm 2001; và 5,2% năm 2002. Du lịch là ngành công nghiệp tăng trưởng mạnh nhất của Campuchia, với số du khách tăng 30% trong năm 2000 và 40% năm 2001. Mặc dù đạt được những sự tăng trưởng như vậy, nhưng sự phát triển dài hạn của nền kinh tế sau hàng chục năm chiến tranh vẫn là một thách thức to lớn. Sự lo ngại về không ổn định chính trị và tẹ nạn tham nhũng trong một bộ phận chính quyền làm chán nản các nhà đầu tư nước ngoài và làm chậm trễ các khoản trợ giúp quốc tế. chính quyền đang phải giải quyết các vấn đề này với sự hỗ trợ của các tổ chức song phương và đa phương. Ngày 13/10/2004 Campuchia đã gia nhập tổ chức thương mại Thế giới WTO, gia nhập tổ chức này những khó khăn trong việc vốn đầu tư đã dần dần được giải quyết và nền kinh tế của Campuchia đã có những bước phát triển đáng kể trong những năm gần đây. Nền công nghiệp của Campuchia còn yếu kém. Năm 2005 Campuchia đã sản xuất được gần 6 triệu tấn thóc (tăng 43% so với năm 2004) đạt sản lượng cao nhất trong 27 năm qua. Mức tăng trưởng kinh tế năm 2005 đạt 6,3% (so với năm 2004 là 6%). Bình quân đầu người là 320USD/năm (so với năm 2004). Tại hội nghị khách hàng tài trợ cho Campuchia lần thứ 8, các nước đã cam kết tài trợ cho Campuchia khoảng 1,4 tỷ USD cho giai đoạn 2006-2008. Riêng năm 2006 là 623 triệu USD. * Thị trường xuất khẩu chính của Campuchia là Mỹ, EU, Trung Quốc và Thái Lan. Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường - mặt hàng Thị trường Cam-pu-chia Năm 2005 Mặt hàng  Đơn vị tính  Số lượng  Kim ngạch   Tổng kim ngạch    535.971   Cao su  Tấn  1.150  1.490   Dầu mỡ động thực vật  1000 USD  -  1.757   Dây điện và dây cáp điện  1000 USD  -  2.101   Giày dộp  1000 USD  -  542   Gỗ và sản phẩm gỗ  1000 USD  -  1.207   Hàng thủ cụng mỹ nghệ  1000 USD  -  -   Hàng thủy sản  1000 USD  -  8.016   Hạt điều  Tấn  58  214   Mỏy vi tớnh và linh kiện  1000 USD  -  534   Mỳ ăn liền  1000 USD  -  23.083   Rau, củ, quả  Tấn  -  2.095   Sản phẩm dệt may  1000 USD  -  323   Sản phẩm nhựa  1000 USD  -  22.949   Sữa và sản phẩm sữa  1000 USD  -  1.863   Kinh tế Campuchia chủ yếu dựa vào 3 ngành chính là xuất khẩu dệt may, du lịch và xây dựng. Tuy nhiên nền kinh tế còn lạc hậu và gặp nhiều khó khăn, 50% ngân sách Chính phủ dựa vào viện trợ và cho vay nước ngoài. MỤC LỤC I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1 1. Vị trí địa lý 1 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1 II. DÂN CƯ XÃ HỘI VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ 1 1. Dân cư 1 2. Xã hội 1 3. Chế độ chính trị 2 3.1. Lịch sử hình thành 2 3.2. Thể chế chính trị 4 4. Chính sách đối ngoại 5 5. Văn hóa 6 III. KINH TẾ 7 MỤC LỤC 10