Như chúng ta đã biết, Công đoàn là thành viên của hệ thống chính trị. Từ khi ra đời Công đoàn đã có được vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với lịch sử nước nhà. Công đoàn cùng với Đảng, Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên. lãnh đạo công nhân, nông dân, trí thức và các tầng lớp lao động khác đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi cho dân tộc, giai cấp và cho người lao động. Khi đất nước thống nhất, Công đoàn vẫn gánh trên vai mình sứ mệnh lịch sử cao cả đó là bảo vệ lợi ích dân tộc, lợi ích của giai cấp mình bằng những việc làm cụ thể hữu ích.
70 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1763 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của Công đoàn đối với công nhân, lao động tại công ty cổ phần dụng cụ số 1 trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Sau 3 tháng làm việc khẩn trương, Khoá luận tốt nghiệp ngành Xã hội học với đề tài “Vai trò của Công đoàn đối với công nhân, lao động tại công ty cổ phần dụng cụ số 1 trong giai đoạn hiện nay” (Qua khảo sát xã hội học tại công ty cổ phần dụng cụ số 1) đã được hoàn thành.
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Tống Văn Chung, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ em trong việc nghiên cứu đề tài. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, chú tại phòng Tổ chức lao động, phòng Công đoàn công ty cổ phần dụng cụ số 1. Là một sinh viên khoa xã hội học, em mạnh dạn chọn đề tài về Công đoàn, kiến thức còn hạn chế, cũng như chưa có thực tế kinh nghiệm nhiều, nên trong đề tài không tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong được sự thông cảm và góp ý của thầy cô, các bạn để khoá luận được hoàn thiện.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
phần I: mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Như chúng ta đã biết, Công đoàn là thành viên của hệ thống chính trị. Từ khi ra đời Công đoàn đã có được vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với lịch sử nước nhà. Công đoàn cùng với Đảng, Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên... lãnh đạo công nhân, nông dân, trí thức và các tầng lớp lao động khác đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi cho dân tộc, giai cấp và cho người lao động. Khi đất nước thống nhất, Công đoàn vẫn gánh trên vai mình sứ mệnh lịch sử cao cả đó là bảo vệ lợi ích dân tộc, lợi ích của giai cấp mình bằng những việc làm cụ thể hữu ích.
Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh. Để có thể nắm bắt được thời cơ và phát huy cao độ nội lực thì chúng ta cần phải quan tâm tới mỗi con người nói chung cũng như mỗi công nhân, lao động nói riêng. Việc bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân có liên quan tới: việc làm, thời gian lao động, tiền lương lao động, nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, phòng chống độc hại...
Hiện nay, việc làm là vấn đề quan trọng, bức xúc đối với công nhân, lao động. Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, cho nên vấn đề việc làm của công nhân, lao động đã bớt gay gắt, tỷ lệ người không có việc làm giảm bớt. Tuy vậy, hàng năm vẫn còn từ 6 - 7% số công nhân lao động thất nghiệp và thiếu việc làm. Điều này đòi hỏi phải có những việc làm cụ thể, tích cực hơn nữa trong vấn đề này, bởi Việt Nam vẫn là nước có tỷ lệ thất nghiệp vào loại cao trên thế giới và khu vực.
Tiền lương là nguồn thu nhập chính của công nhân, viên chức và lao động, tuy đã từng bước được nâng lên, nhưng còn thấp so với nhu cầu tối thiểu, chưa đáp ứng được mức sống và sự thay đổi cơ cấu tiêu dùng của người lao động, nhất là những công nhân, viên chức, lao động về nghỉ hưu, nghỉ hưởng trợ cấp một lần, nghỉ do sắp xếp lại sản xuất, lao động ngoài nguồn lương hưu hoặc trợ cấp; họ không có nguồn thu nhập khác. Do vậy, đời sống còn gặp nhiều khó khăn.
Điều kiện làm việc trong nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã, cơ sở sản xuất cá thể, tình trạng công nghệ, thiết bị lạc hậu, lao động thủ công, nặng nhọc và độc hại vẫn chiếm tỷ lệ cao; công nhân lao động vẫn phải làm việc trong điều kiện môi trường bị ô nhiễm, không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, an toàn lao động.
Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp còn nghiêm trọng. Hàng năm, theo báo cáo chưa đầy đủ, có khoảng 4000 người bị tai nạn lao động, trong đó bị chết khoảng 400 người. Việc chăm sóc sức khoẻ, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động có nhiều nơi chưa quan tâm đúng mức, sức khoẻ của một bộ phận công nhân bị giảm sút. Các vi phạm về an toàn và vệ sinh lao động không được xử lý nghiêm minh, kịp thời.
Trong 5 năm (1998 - 2002) thì vấn đề tranh chấp lao động tập thể và đình công diễn ra phức tạp và có xu hướng tăng lên. Bình quân hàng năm có trên 70 vụ, xảy ra trong tất cả các loại hình doanh nghiệp, tập trung nhiều ở các tỉnh, thành phố lớn và các khu công nghiệp tập trung, ở các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Từ những vấn đề trên cho ta thấy tổ chức Công đoàn nói chung cũng như Công đoàn công ty cổ phần dụng cụ số 1 cần lựa chọn những vấn đề trọng tâm, tập trung chỉ đạo nghiên cứu để cụ thể hoá thành chương trình hành động, để nâng cao đời sống công nhân, lao động; góp phần vào sự vững mạnh của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng, tính cấp thiết của tổ chức Công đoàn ở mỗi giai đoạn lịch sử, nhất là vai trò của Công đoàn với giải quyết việc làm, tiền lương, tiền công, công tác bảo hộ đối với công nhân, lao động tại công ty. Nghiên cứu vai trò của Công đoàn có ý nghĩa quan trọng không chỉ về lý luận mà cả về thực tiễn, nên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Vai trò của Công đoàn đối với công nhân, lao động tại công ty cổ phần dụng cụ số 1 trong giai đoạn hiện nay”.
2. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
2.1 ý nghĩa khoa học.
Nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta hình thành quan niệm đúng đắn, khoa học về lý luận và nghiệp vụ Công đoàn, đặc biệt đề tài chỉ ra vai trò to lớn của Công đoàn đối với công nhân, viên chức và lao động cũng như đối với quá trình phát triển của đất nước. Qua đó chúng ta thấy được sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước trên con đường đổi mới đất nước. Đồng thời thấy được sự lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị, trong đó có tổ chức Công đoàn.
Thông qua nghiên cứu đề tài, phần nào làm sáng tỏ các hệ thống khái niệm, phương pháp nghiên cứu xã hội học và nó được vận dụng một cách sáng tạo trong việc thu thập và xử lý thông tin, đặc biệt là lý thuyết vai trò.
2.2 ý nghĩa thực tiễn.
Đề tài chỉ ra được vai trò của Công đoàn công ty cổ phần dụng cụ số 1 trong giai đoạn hiện nay. Qua đây giúp cho cán bộ Công đoàn nhận thức đúng cũng như hiểu biết sâu sắc vai trò to lớn của Công đoàn trong việc tham gia giải quyết việc làm cho công nhân, lao động, tham gia vấn đề tiền lương, tiền công của công nhân, lao động và trách nhiệm trong công tác bảo hộ, an toàn vệ sinh lao động. Từ đó, cán bộ công đoàn xác định phải làm gì, làm như thế nào và làm bằng cách nào để đạt hiệu quả cao nhất. Công đoàn đã đem lại lợi ích gì cho công nhân, lao động của công ty cũng như của đất nước? Đồng thời tìm hiểu và vận dụng phương thức hoạt động, tổ chức Công đoàn quản lý theo phương thức làm việc mới của công ty và góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
3. Đối tượng, khách thể, mục đích và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Mục đích nghiên cứu.
Mục đích chính của đề tài là làm sáng tỏ “vai trò của Công đoàn đối với công nhân, lao động tại công ty Cổ phần dụng cụ số 1 trong giai đoạn hiện nay”. Để thực hiện mục tiêu này tôi đã đặt ra các nhiệm vụ sau:
+ Hoạt động của Công đoàn công ty trước cổ phần hoá.
+ Vai trò của Công đoàn công ty từ khi cổ phần hoá cho đến nay.
+ Đưa ra khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn công ty.
3.2 Đối tượng nghiên cứu.
Vai trò của Công đoàn đối với công nhân, lao động tại công ty cổ phần dụng cụ số 1 trong giai đoạn hiện nay.
3.3 Khách thể nghiên cứu.
Công nhân, viên chức và lao động đang làm việc tại công ty cổ phần dụng cụ số 1.
3.4 Phạm vi nghiên cứu đề tài.
a. Không gian.
Địa bàn khảo sát tại công ty cổ phần dụng cụ số 1 - 108 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
b. Thời gian.
Đề tài thực hiện trong thời gian từ 7/2 -> 7/5/2004.
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1 Phương pháp luận chung.
Đề tài nghiên cứu lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm phương pháp luận chung, đồng thời sử dụng các nguyên lý cơ bản khác của xã hội học Mác xít làm cơ sở nhận thức luận. Trong quá trình nghiên cứu dựa trên những nguyên lý cơ bản sau:
Nguyên lý phát triển: sự biến đổi và phát triển của xã hội có nguyên nhân sâu xa là sự phát triển của lực lượng sản xuất, lực lượng sản xuất phát triển đến một giai đoạn lịch sử nhất định, đòi hỏi quan hệ sản xuất cũ lỗi thời, lạc hậu phải thay đổi, để thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Đó là quá trình tiến hoá phù hợp với các quy luật khách quan. Chính trong nguyên lý này đã chỉ rõ bản chất tồn tại và phát triển của xã hội cũng như động lực của sự phát triển đó.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: tất cả các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người luôn có mối quan hệ tác động qua lại; tức là khi chúng ta phân tích xã hội học thì phải coi xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, đồng thời phải coi xã hội là một hệ thống tự vận hành và phát triển. Là hệ thống nên xã hội có một cơ cấu cụ thể, trong đó các yếu tố cấu thành nên xã hội có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau. Đó là tổng hợp những hình thức hoạt động khác nhau của con người, các quan hệ xã hội; các hình thức cộng đồng của con người với tính ổn định, tính hoàn chỉnh và tính quy luật.
Vận dụng nguyên lý trên nghiên cứu vai trò của Công đoàn, nghĩa là xem xét hoạt động của Công đoàn phải đặt trong mối quan hệ chỉnh thể, theo từng giai đoạn lịch sử và phát triển cụ thể, phù hợp với quy luật khách quan. Vai trò của Công đoàn được thể hiện thông qua những hoạt động cụ thể đó là bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng cho công nhân, lao động cả về vật chất lẫn tinh thần. Vai trò của Công đoàn có sự biến đổi theo từng giai đoạn lịch sử để phù hợp với yêu cầu, phù hợp với sự biến đổi và phát triển xã hội. Công đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội nên có một hệ thống tổ chức và hoạt động hoàn chỉnh riêng, nó tự vận hành và phát triển, nó gắn liền với từng thời kỳ của các giai đoạn trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Ta cũng thấy rằng, tổ chức là một hệ thống mở, vì vậy trong quá trình tồn tại và phát triển thì tổ chức Công đoàn luôn luôn có mối quan hệ với các tổ chức trong và ngoài hệ thống chính trị, đặc biệt là với Đảng và Chính quyền. Thông qua mối quan hệ chặt chẽ này thì Công đoàn càng có điều kiện phát huy vai trò của mình với công nhân, lao động.
Như vậy, phương pháp luận chung cho phép ta một quan điểm toàn diện, lịch sử, cụ thể và đúng đắn để nhìn nhận, đánh giá vấn đề trong quá trình nghiên cứu.
Để thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi còn sử dụng một số lý thuyết xã hội học làm công cụ cho quá trình nghiên cứu của mình:
* Lý thuyết cấu trúc - chức năng:
Cấu trúc là kiểu quan hệ giữa con người và xã hội được hình thành một cách ổn định, bền vững.
Chức năng là nhu cầu, lợi ích, sự cần thiết, sự đòi hỏi, hệ quả, tác động mà một thành phần, bộ phận tác động ra hay thực hiện để đảm bảo sự tồn tại, vận động của cả hệ thống.
Lịch sử của thuyết này gắn liền với tên tuổi của các nhà xã hội học August Comte, Herbert Spencer, Emile Dukheim…
Về mặt chủ thuyết chức năng còn gọi là thuyết cấu trúc - chức năng hay thuyết chức năng - cấu trúc. Nhưng dù với tên gọi nào đi chăng nữa, các tác giả của chủ thuyết này đều nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể mà mỗi bộ phận đều có chức năng nhất định góp phần đảm bảo sự tồn tại của chỉnh thể đó với tư cách là một cấu trúc tương đối ổn định, bền vững.
Các luận điểm của lý thuyết cấu trúc - chức năng đều nhấn mạnh tính cân bằng, ổn định và khả năng thích nghi của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân bằng chung của cấu trúc. Thuyết này cho rằng một xã hội tồn tại được, phát triển được là do các bộ phận cấu thành của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân bằng chung của cả cấu trúc; bất kì một sự thay đổi nào cũng kéo theo sự thay đổi khác. Sự biến đổi của cấu trúc tuân theo quy luật tiến hoá, thích nghi khi môi trường sống thay đổi, sự biến đổi của cấu trúc luôn hướng tới thiết lập lại trạng thái cân bằng ổn định. Đối với cấu trúc xã hội, các đại diện của chủ thuyết này vừa nhấn mạnh tính hệ thống của nó vừa đề cao vai trò của hệ thống giá trị, hệ chuẩn mực xã hội trong việc tạo dựng sự nhất trí, ổn định, trật tự xã hội .
Thuyết này hướng vào giải quyết vấn đề bản chất của cấu trúc xã hội và hệ quả của cấu trúc. Đối với bất kỳ sự kiện, hiện tượng xã hội nào, những người theo thuyết này đều hướng vào phân tích các thành phần cấu tạo nên cấu trúc của chúng, xem các thành phần đó có mối quan hệ với nhu cầu chung của sự tồn tại, phát triển sự kiện, hiện tượng đó. Đồng thời phải tìm hiểu cơ chế hoạt động của từng thành phần để phân biệt chúng có chức năng, tác dụng gì đối với sự tồn tại một cách cân bằng, ổn định của cấu trúc xã hội.
Đại diện là Talcott Parsons - nhà xã hội học người Mỹ (1920 - 1979). Ông cho rằng bất kỳ hệ thống hoạt động xã hội nào (một xã hội, một thể chế, một nhóm...) đều có những nét nổi bật chung, đó là nhu cầu cơ bản: thích nghi với môi trường thông qua hoạt động xã hội, theo đuổi những mục tiêu được hình thành theo xã hội bởi các chuẩn mực được thể chế trong xã hội. Đồng thời chính các mục tiêu và chuẩn mực này được nảy sinh từ hệ thống giá trị của nền văn hoá vượt trội mà trên đó có sự đồng cảm tương ứng với mỗi nhu cầu xã hội nêu trên, có một phương tiện nhất định để thoả mãn nó: 1 - Thích nghi: một hệ thống phải đương đầu với các nhu cầu khẩn yếu của hoàn cảnh bên ngoài. Nó phải thích nghi với môi trường của nó và làm cho môi trường thích nghi với các nhu cầu của nó; 2 - Đạt được mục tiêu: một hệ thống phải xác định và đạt được các mục tiêu cơ bản; 3 - Phối hợp: một hệ thống phải điều hoà mối tương quan của các thành tố bộ phận. Nó cũng phải điều hành mối quan hệ trong ba yếu tố tất yếu; 4 - Sự tiềm tàng: một hệ thống phải cung cấp, duy trì và kiến tạo cả động lực thúc đẩy của các cá thể cũng như các khuôn mẫu văn hoá đã sáng tạo và duy trì động lực thúc đẩy.
Vận dụng lý thuyết này ta thấy Công đoàn có một hệ thống hoạt động riêng, đảm bảo cho tổ chức tồn tại và phát triển để thực hiện được chức năng của mình; trong đó bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân lao động là hết sức quan trọng. Cấu trúc - chức năng của Công đoàn phải phù hợp với nhau và hài hoà với lợi ích của đất nước, của nhân dân và chức năng của Công đoàn phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển lịch sử. Có như vậy, Công đoàn mới thực sự là tổ chức của công nhân, lao động; mới có thể thu hút đông đảo công nhân, lao động tham gia sinh hoạt.
* Lý thuyết biến đổi xã hội:
Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác đã chỉ ra rằng: sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử tự nhiên, sự phát triển đó, trải qua các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn bắt đầu bằng một cuộc cách mạng xã hội. Động lực quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội là đời sống vật chất của xã hội. Phương thức sản xuất xã hội (lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phù hợp với nó). Trong mỗi giai đoạn xã hội, lực lượng sản xuất được phát triển không ngừng và đòi hỏi có một quan hệ sản xuất phù hợp vớ nó. Khi quan hệ sản xuất trở nên chật hẹp, lỗi thời, mâu thuẫn với sự lớn mạnh của lực lượng sản xuất sẽ dẫn tới cuộc cách mạng xã hội, thay xã hội cũ bằng xã hội mới, phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
Xã hội luôn vận động, biến đổi và phát triển. Đặc biệt như ngày nay, ta thấy điều này càng được khẳng định trong thực tế. Vậy biến đổi xã hội là gì?
Theo từ điển xã hội học, biến đổi xã hội là: một quá trình xã hội về những thay đổi trong cơ cấu của một hệ thống xã hội. Những thay đổi này liên quan đến các đặc trưng của nó.
Theo “xã hội học đại cương”, nhà xuất bản chính trị Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh thì biến đổi xã hội là: sự thay đổi xã hội từ một ngưỡng phát triển này sang một ngưỡng phát triển khác (cao hơn hoặc thấp hơn) về chất, xét dưới góc độ tổng thể các thiết chế và cấu trúc.
Như vậy, sự biến đổi xã hội là kết quả của sự tác động qua lại giữa hoạt động tích cực của con người với môi trường con người, thông qua các hoạt động sáng tạo của mình trong lao động và tổ chức xã hội, đồng thời làm thay đổi môi trường tự nhiên. Đến lượt nó, sự thay đổi môi trường này ảnh hưởng ngược lại tới sự thay đổi xã hội.
Sự biến đổi xã hội diễn ra theo quy luật không đều về nhịp độ, tốc độ, về quy mô không gian, thời gian trong mỗi xã hội và các xã hội khác nhau.
Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng của biến đổi xã hội, người ta có thể chia nó thành hai cấp độ:
- Những biến đổi vĩ mô: đó là những biến đổi diễn ra và trải rộng trên một phạm vi lớn và chúng được diễn ra trong khoảng thời gian dài.
- Những biến đổi vi mô: đó là những biến đổi nhỏ, nhanh và được tạo bởi những quyết định, những hành vi trong quan hệ tương tác của con người với đời sống.
Vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu, vai trò của Công đoàn cũng có sự biến đổi là một tất yếu và phù hợp với xu thế khách quan. Có như vậy thì Công đoàn mới có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình trong từng điều kiện lịch sử cụ thể, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do vậy, tổ chức Công đoàn phải đổi mới nội dung, hình thức sao cho phù hợp.
* Lý thuyết vai trò:
Đây là một trong những lý thuyết quan trọng và được sử dụng rất nhiều trong nghiên cứu xã hội học.
Theo từ điển xã hội học thì vai trò - tập hợp những kỳ vọng ở trong một xã hội gắn với hành vi của những người mang các điạ vị... ở mức độ này thì vai trò riêng là một tổ hợp hay nhóm các kỳ vọng hành vi.
Vai trò thực ra là nói đến cả một nhóm các khái niệm trực thuộc với nhau mà sau đó tạo thành lý thuyết vai trò như là một hệ thống khái niệm: vai trò, địa vị (thân thế), kỳ vọng (kỳ vọng - có thể - nên - phải), hình thức thưởng phạt (tích cực, tiêu cực) nhóm quy chiếu, hành vi (được kỳ vọng và thực tế). Sau đó là những khái niệm bổ sung như năng lực - cái tôi, quyền lực, bản thân, sự đồng nhất, tính được sử dụng, tình huống, tầng lớp và những phân hóa của vai trò như vai trò quy gán và vai trò giành được...
Vận dụng lý thuyết này vào đề tài, vai trò của Công đoàn được thể hiện qua các hoạt động cụ thể của mình: tham gia giải quyết việc làm; Công đoàn với vấn đề tiền lương, tiền công lao động; Công đoàn tham gia công tác bảo hộ, an toàn và vệ sinh lao động... Do vậy, Công đoàn có một cơ cấu tổ chức phù hợp, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình.
4.2 Phương pháp cụ thể.
Để nghiên cứu đề tài này mội cách khách quan, khoa học và mang tính đặc thù của ngành xã hội học, tôi có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể của xã hội học sau:
4.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu.
Đây là phương pháp xem xét các thông tin có sẵn trong các tài liệu để rút ra những thông tin cần thiết nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của một đề tài nhất định. Tài liệu chính là nguồn thông tin để trả lời cho câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu này.
Khi thực hiện đề tài này, tôi đã dựa vào văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, văn kiện Đại hội Công đoàn lần thứ IX, báo cáo Đại hội Công đoàn công ty cổ phần dụng cụ số 1, đồng thời kết hợp với các văn bản pháp quy, các số liệu thống kê về Công đoàn Việt Nam và Công đoàn công ty. Ngoài ra, tôi còn tiếp thu có chọn lọc những tác phẩm sách báo, những công trình, đề tài nghiên cứu xã hội học, nghiên cứu về Công đoàn của một số tác giả đi trước. Qua việc thu thập thông tin, tôi đã tiến hành phân tích đánh giá vấn đề để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.
4.2.2 Phỏng vấn bằng bảng hỏi.
Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến cho việc thu thập thông tin trong các nghiên cứu xã hội học. Trong phương pháp này, người được hỏi tiến hành trả lời các câu hỏi bằng cách tự ghi ý kiến của mình vào bảng hỏi. Thông tin thu được là toàn bộ câu trả lời thể hiện quan điểm, thái độ và ý thức của người đó đối với vấn đề nghiên cứu.
Khi thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành trưng cầu 100 bảng hỏi đối với những người đang làm việc tại công ty. Trong đó cơ cấu của mẫu khảo sát: Giới: nam 67%, nữ 33%; Tuổi: 50 tuổi 20%; Trình độ học vấn: cấ