Đề tài Vấn đề dân tộc, giai cấp và mối quan hệ giữa chúng

Qua thực tiễn cách mạng Việt Nam và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay, trong chúng ta không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng của Người là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng, nhà nước và toàn thể dân tộc. Trước sự biến động phức tạp của tình hình thế giới: toàn cầu hóa, khủng bố, chiến tranh khu vực,. đặc biệt là chiến lược diễn biến hòa bình với nhiều hình thức mới, chúng ta cần phải quán triệt sâu sắc chủ trương tư tưởng của Người. Con đường đi lên chủ nghĩa cộng sản còn nhiều khó khăn và thử thách. Nhiệm vụ quan trọng lúc này là phải giữ vững bản lĩnh chính trị, lập trường giai cấp, tập hợp sức mạnh quần chúng tức là giải quyết triệt để các vấn đề dân tộc, giai cấp và mối quan hệ giữa chúng.

docx13 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vấn đề dân tộc, giai cấp và mối quan hệ giữa chúng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ: Qua thực tiễn cách mạng Việt Nam và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay, trong chúng ta không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng của Người là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng, nhà nước và toàn thể dân tộc. Trước sự biến động phức tạp của tình hình thế giới: toàn cầu hóa, khủng bố, chiến tranh khu vực,.. đặc biệt là chiến lược diễn biến hòa bình với nhiều hình thức mới, chúng ta cần phải quán triệt sâu sắc chủ trương tư tưởng của Người. Con đường đi lên chủ nghĩa cộng sản còn nhiều khó khăn và thử thách. Nhiệm vụ quan trọng lúc này là phải giữ vững bản lĩnh chính trị, lập trường giai cấp, tập hợp sức mạnh quần chúng tức là giải quyết triệt để các vấn đề dân tộc, giai cấp và mối quan hệ giữa chúng. Vấn đề dân tộc là những việc cần phải xem xét, nghiên cứu, giải quyết liên quan đến lợi ích của dân tộc, ở đây dân tộc được hiểu là toàn thể nhân dân Việt Nam. Vấn đề giai cấp là những việc cần phải xem xét, nghiên cứu, giải quyết liên quan đến lợi ích của giai cấp, ở đây giai cấp được hiểu là giai cấp công nhân. Thực tiễn đặt ra yêu cầu cần phải tìm hiểu, nghiên cứu, học tập và tiếp thu những quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp để áp dụng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, chúng ta sẽ đi tìm hiểu xem Hồ Chí Minh đã giải quyết mối quan hệ này như thế nào để có thể áp dụng vào thực tiễn phát triển của đất nước. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Quan điểm của Marx- Lenin về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp: Quan điểm của Marx- Engels: Đề cao khẳng định vai trò của vấn đề giai cấp đối với vấn đề dân tộc: “vấn đề dân tộc là một bộ phận của vấn đề giai cấp”. Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Marx –Engels đề cập đến vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp như sau: Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở giai đoạn đầu mang tính chất dân tộc, vì phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số. Vì vậy, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, không phải là cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu mang hình thức dân tộc. Như vậy, Marx-Engels đã thấy được mối quan hệ gắn bó giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Hai ông không xem nhẹ vấn đề dân tộc. Tuy nhiên, hai ông nhấn mạnh đến giải phóng giai cấp công nhân. Marx-Engels viết: "Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác sẽ được xóa bỏ" và: "Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo". Như vậy theo Marx-Engels, để giải quyết sự đối kháng dân tộc, trước hết phải giải quyết sự đối kháng giai cấp, giải phóng giai cấp là nhiệm vụ trung tâm, là điều kiện tiền đề để giải phóng dân tộc. Lenin từng nhận xét, đối với Marx, so với vấn đề giai cấp vô sản thì vấn đề dân tộc chỉ là vấn đề thứ yếu thôi. Trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định thì việc thực hiện nhiệm vụ dân tộc bao giờ cũng chủ yếu thuộc về một giai cấp tiêu biểu mà giai cấp đó đại diện cho PTSX tiến bộ. Ví dụ như: trong thời đại phong kiến: giai cấp phong kiến, trong thời đại tư bản: giai cấp tư bản, trong thời đại XHCN: giai cấp công nhân. Do Marx nghiên cứu mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp ở các nước châu Âu nên việc đề cao vai trò của vấn đề giai cấp là hoàn toàn phù hợp. Vì tại các nước này, mâu thuẫn cơ bản của xã hội là mâu thuẫn giữa hai giai cấp đối kháng: tư sản và vô sản; về cơ bản, ở châu Âu, vấn đề dân tộc đã được giải quyết trong cuộc cách mạng tư sản; vào thời của Marx, hệ thống thuộc địa đã có, nhưng các cuộc đấu tranh giành độc lập chưa phát triển mạnh. Quan điểm của Lenin: Đến thời Lenin, khi chủ nghĩa đế quốc trở thành hệ thống thế giới, cách mạng giải phóng dân tộc trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản, Lenin mới có cơ sở thực tiễn để phát triển vấn đề dân tộc thuộc địa thành một hệ thống lý luận. Lenin cho rằng cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chính quốc sẽ không giành được thắng lợi, nếu nó không liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Từ đó Người cùng với Quốc tế cộng sản bổ sung khẩu hiệu nêu trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại." Tuy nhiên, Lenin cũng cho rằng sự nghiệp cách mạng giai cấp ở các nước chính quốc có tính chất quyết định còn sự nghiệp cách mạng dân tộc ở các nước thuộc địa phụ thuộc vào sự nghiệp cách mạng giai cấp ở các nước chính quốc. Sau khi Lenin mất, Ban lãnh đạo Quốc tế cộng sản một thời gian dài đã nhấn mạnh vấn đề giai cấp, coi nhẹ vấn đề dân tộc, vì vậy không mấy quan tâm đến chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc của các nước thuộc địa, thậm chí còn coi đó là biểu hiện của chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi, trái với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Tóm lại: Marx - Engels, Lenin đã nêu ra những quan điểm cơ bản về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu, mục tiêu của cách mạng vô sản châu Âu, các ông vẫn tập trung nhiều hơn vào vấn đề giai cấp, vẫn "đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản". Vấn đề dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là sự vận dụng mà còn là sự phát triển một cách sáng tạo học thuyết Marx- Lenin. Và vấn đề xuyên suốt trong tư tưởng của Hồ Chí Minh- mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp- là một trong những sáng tạo của Người nhằm bổ sung làm phong phú hơn học thuyết Marx- Lenin. Tiếp thu chủ nghĩa Marx-Lenin trên nền tảng truyền thống yêu nước và nhân ái của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh có quan điểm riêng, độc đáo về vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc. Người cho rằng: Phải kết hợp và giải quyết hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, song phải đặt lợi ích dân tộc lên trên hết và trước hết (không thể tuyệt đối hóa vấn đề giai cấp mà quên vấn đề dân tộc và ngược lại. Nếu tuyệt đối hóa vấn đề giai cấp sẽ dẫn tới chủ nghĩa biệt phái, nếu tuyệt đối hóa vấn đề dân tộc thì sẽ rơi vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan). Vấn đề dân tộc và giai cấp có mối quan hệ gắn bó. Vấn đề dân tộc nhìn nhận trên quan điểm vấn đề giai cấp: Sự nghiệp cách mạng dân tộc phải do giai cấp công nhân lãnh đạo thực hiện. Sự nghiệp cách mạng dân tộc phải dựa vào hệ tư tưởng lý luận của giai cấp công nhân: chủ nghĩa Marx- Lenin. Trước khi học thuyết Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam thì các phong trào yêu nước của người Việt Nam chống thực dân Pháp liên tục nổ ra: phong trào Cần Vương, Duy Tân, Đông Du, khởi nghĩa Yên Thế,…, nhưng kết cục đều thất bại. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho các phong trào đó thất bại chính là do bế tắc về đường lối, mặc dù các bậc lãnh tụ của những phong trào yêu nước ấy đã dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp của mình, nhưng do họ không nhận thức được xu thế của thời đại, nên không thấy được giai cấp trung tâm của thời đại lúc này là giai cấp công nhân - giai cấp đại biểu cho một phương thức sản xuất mới, một lực lượng tiến bộ xã hội. Việc giải quyết vấn đề độc lập dân tộc theo ý thức hệ phong kiến và tư sản, trong khuôn khổ của chế độ phong kiến và chế độ tư bản chủ nghĩa không tránh khỏi những mâu thuẫn và những hạn chế bắt nguồn từ bản chất kinh tế và chính trị các chế độ ấy - những hình thái kinh tế - xã hội dựa trên các quan hệ tư hữu về tư liệu sản xuất và các quan hệ đối kháng giai cấp. Do đó, mục tiêu đi tới của những phong trào ấy không phản ánh đúng xu thế vận động của lịch sử và thời đại, nên không thể đem lại kết quả và triển vọng tốt đẹp cho sự phát triển của xã hội Việt Nam. Trước yêu cầu bức xúc của vấn đề giải phóng dân tộc, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước. ''Công lao to lớn đầu tiên của Bác đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam là đã tìm ra con đường cứu nước, khai phá con đường giải phóng dân tộc và các dân tộc bị áp bức trên thế giới''. Sau bao năm bôn ba nước ngoài, Người đã tìm được con đường cứu nước. Đó là khi Người đến với chủ nghĩa Marx- Lenin, sau khi Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về dân tộc và thuộc địa” của V.I.Lenin. “Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin. Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin. Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc: “Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!” Hình của Đảng lồng trong hình của Nước. Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười,” (“Người đi tìm hình của nước” – Chế Lan Viên) Vượt qua những mâu thuẫn và những hạn chế trong việc giải quyết vấn đề độc lập dân tộc theo lập trường phong kiến và tư sản chỉ có thể là con đường gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, tức là giải quyết độc lập dân tộc theo lập trường của giai cấp công nhân, của chủ nghĩa xã hội khoa học. Chính vì vậy, cuộc cách mạng dân tộc phải đi theo lập trường của giai cấp công nhân hay chính là lấy “ chủ nghĩa Marx- Lenin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động…”. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chỉ có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình thì mới có thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công”. Sự nghiệp cách mạng dân tộc được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Trong cuộc cách mạng dân tộc, khi xác định về lực lượng lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: bất cứ cuộc cách mạng nào cũng cần có người lãnh đạo để tập hợp sức mạnh chung, nếu không có người lãnh đạo thì chỉ là một đội quân ô hợp và Đảng cộng sản là người lãnh đạo duy nhất của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Đồng thời Người cũng khẳng định: Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản chất của giai cấp công nhân. Ngay khi tuyên bố thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã xác định rõ bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Ở đây, bản chất giai cấp công nhân của Đảng thể hiện không chỉ ở số lượng đảng viên xuất thân từ giai cấp công nhân mà điều cơ bản là ở chỗ lập trường của giai cấp công nhân và nền tảng tư tưởng của Đảng chính là chủ nghĩa Marx- Lênin. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng và với tư cách đó, giai cấp công nhân bao giờ cũng là đội tiên phong của cả dân tộc. Vì vậy, khi Người nói Đảng CSVN là Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, hay “Đảng cách mạng chân chính”, “Đảng mácxít - Lêninnít”… thì trong tư tưởng của Người, Đảng bao giờ cũng là “đội tiên phong dũng cảm và bộ tham mưu sáng suốt của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của cả dân tộc”. Và bản chất giai cấp của Đảng chỉ là một: Đảng mang bản chất giai cấp công nhân, được xây dựng theo nguyên tắc về Đảng kiểu mới của V.I Lênin. Sự nghiệp cách mạng dân tộc phải thực hiện khối liên minh công- nông- tri thức. Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân. Vì vậy để có thể thực hiện được cách mạng giải phóng dân tộc, cần có sự đoàn kết sức mạnh của tất cả các cá nhân, sức mạnh tập thể. Chính vì vậy mà mặt trận dân tộc thông nhất được thành lập. Mặt trận dân tộc thống nhất là thực thể tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, nơi quy tụ mọi con dân Việt Nam, song đó không phải là một tập hợp lỏng lẻo, ngẫu nhiên, tự phát của quần chúng nhân dân, mà là một khối đoàn kết chặt chẽ, có tổ chức trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí thức, do Đảng cộng sản lãnh đạo. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay muốn thành công triệt để nhất định phải đi theo quỹ đạo và là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản. Cuộc cách mạng đó phải đưa vào lực lượng của nhân dân, nòng cốt là liên minh công nông, do chính Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo- Đảng cộng sản. Sau khi cuôc cách mạng giành thắng lợi, chúng ta bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH và lập ra một Nhà nước của dân tộc Việt Nam. Nhưng như chúng ta đã biết, nhà nước là một phạm trù lịch sử, nó chỉ ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp xuất hiện. Do đó, nhà nước là sản phẩm tất yếu của một xã hội có giai cấp, nó bao giờ cũng mang bản chất của một giai cấp nhất định, không có một nhà nước nào là phi giai cấp, không có nhà nước nào đứng trên giai cấp. Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng mang bản chất của một giai cấp nhất định: giai cấp công nhân, do Đảng cộng sản lãnh đạo. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội: sau khi giành được độc lập phải đi lên CNXH. Cách mạng giải phóng dân tộc nhằm đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền của nhân dân. Để giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, ông cha ta đã sử dụng nhiều con đường gắn với những khuynh hướng chính trị khác nhau, sử dụng những vũ khí tư tưởng khác nhau. Tất cả các phong trào cứu nước dù diễn ra vô cùng anh dũng nhưng đều bị thực dân Pháp dìm trong biển máu.Chỉ đến khi Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Marx- Lenin, con đường giải phóng dân tộc mới được tìm ra. Người “ hoàn toàn tin theo Lenin và Quốc tế thứ ba” chính vì Lenin và Quốc tế thứ ba đã “ bênh vực cho các dân tộc bị áp bức”. Người thấy trong lý luận của Lenin một phương hướng mới để giải phóng dân tộc: con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”, “… chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng Việt Nam nếu chỉ dừng lại ở cuộc đấu tranh để giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân thì sự nghiệp cách mạng đó mới chỉ đi được một chặng đường ngắn mà thôi. Bởi có độc lập, có tự do mà nhân dân vẫn đói khổ, thì nền độc lập tự do ấy cũng chẳng có ý nghĩa gì. Người chỉ rõ: ''Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn''. Hồ Chí Minh đã thấu hiểu cảnh sống nô lệ, lầm than, đói rét và tủi nhục của nhân dân các dân tộc Việt Nam trong thời thực dân, phong kiến. Bởi vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định của sự nghiệp giải phóng xã hội, giải phóng con người, theo Hồ Chí Minh là phải xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu, vươn tới xây dựng cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc thật sự cho tất cả mọi người. Đó là ước nguyện, là ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh và là ước nguyện mong mỏi bao đời nay của nhân dân các dân tộc Việt Nam. Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Thực hiện được ước nguyện đó, theo Hồ Chí Minh chính là nhằm giải quyết một cách triệt để và thiết thực vấn đề dân tộc ở một nước thuộc địa nửa phong kiến. Chứng kiến cảnh sống lầm than, khổ cực, bị bóc lột tới thậm tệ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở thuộc địa và chính quốc, chứng kiến cảnh sống trái ngang của bọn tư sản, thực dân giàu có và gian ác, nên con đường giải phóng xã hội, giải phóng con người mà cả Hồ Chí Minh và K.Marx, F.Engels, V. I. Lenin đều khẳng định là phải tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, chứ không phải là đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, càng không phải là quay trở lại chế độ phong kiến. Đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định trước sau như một, là chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có đủ cơ sở và điều kiện để thực hiện công cuộc giải phóng con người một cách triệt để và thiết thực. Tức là thực hiện được đầy đủ các quyền của con người, trong đó có “quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” của tất cả mọi người. Cũng chính vì vậy mà con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và độc lập phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội trở thành nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh, và là mục tiêu chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam suốt hai phần ba thế kỷ và mãi mãi về sau. Vừa ra đời, Đảng tuyên bố : "Chủ trương tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". Lời tuyên bố ấy cũng đồng nghĩa với lời bác bỏ thẳng thừng chế độ phong kiến và chế độ tư bản chủ nghĩa; và nhìn rộng hơn, cũng bác bỏ bất cứ một thứ chủ nghĩa nào khác, bất cứ một con đường nào khác. Một cách tự nhiên là, ngay sau lời tuyên bố ấy của Đảng, chủ nghĩa xã hội không chỉ là mục tiêu lựa chọn mà đã thực sự thúc đẩy lịch sử dân tộc Việt Nam chuyển mình, là con đường dân tộc Việt Nam đã và đang đi từ đó dọc thế kỷ XX, và tiếp tục đi cho tới đích cuối cùng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ; chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc có một xã hội tốt lành gắn liền với tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no; bảo đảm việc làm cho mọi người, tất cả vì niềm vui, hòa bình, hạnh phúc của con người. Xuất phát từ hoàn cảnh của Việt Nam, đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, hậu quả của bọn thực dân, phong kiến để lại rất nặng nề nên Hồ Chí Minh cho rằng: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được học hành, ốm đau có thuốc, già không lao động thì được nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xoá bỏ… tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội.”. Bản chất của chủ nghĩa xã hội là thực hiện triệt để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Chủ nghĩa xã hội sẽ xóa bỏ căn nguyên kinh tế sâu xa của tình trạng người bóc lột người do chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sinh ra. Nhờ đó, nó xóa bỏ cơ sở kinh tế sinh ra ách áp bức con người về chính trị và sự nô dịch con người về tinh thần, ý thức và tư tưởng.   Chủ nghĩa xã hội thực hiện độc lập dân tộc để mở đường đưa dân tộc tới sự phát triển phồn vinh về kinh tế, sự phát triển phong phú đa dạng về văn hóa, tinh thần, sự thực hiện đầy đủ nhất quyền lực của nhân dân. Chỉ với chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc mới đạt tới chân giá trị của nó ở chỗ nó hướng tới phục vụ lợi ích và quyền lực của mọi người lao động, làm cho mọi thành viên của cộng đồng dân tộc trở thành người chủ thực sự có cuộc sống vật chất ngày càng đầy đủ và cuộc sống tinh thần ngày càng phong phú. Chính điều đó làm cho nền tảng của sự độc lập tự chủ càng thêm vững chắc, khả năng bảo vệ nền độc lập dân tộc càng đầy đủ và mạnh mẽ.   Sự phát triển thực chất và bền vững của độc lập dân tộc được đo bằng những khả năng và điều kiện bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi tình cảnh nô lệ, phụ thuộc, bị áp bức bóc lột và nô dịch. Nó cũng bảo đảm cho dân tộc vượt qua tình trạng đói nghèo, lạc hậu và tụt hậu trong tương quan với các dân tộc khác trong thế giới và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn để đạt tới sự bình đẳng trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cộng đồng dân tộc này với cộng đồng dân tộc khác.   Toàn bộ khả năng và điều kiện bảo đảm đó chỉ có thể được tìm thấy và giải quyết bằng con đường phát triển chủ nghĩa xã hội. Người khẳng định: “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm”. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trở thành hệ giá trị phát triển của Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng, trong thời đại ngày nay. Đó cũng chính là cái lôgíc phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam, 71 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, làm nên cốt cách Việt Nam, bản lĩnh Việt Nam và vị thế Việt Nam trước thế giới.   Giải quyết vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc. Hồ Chí Minh đã giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp, nhưng đồng thời đặt vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc. Giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân là điều kiện để giải phóng giai cấp. Vì thế, lợi ích giai cấp phải phục tùng lợi ích dân tộc. Tháng 5- 1941, Người cùng với Trung ương
Tài liệu liên quan