Đề tài Vấn đề vai trò của người phụ nữ trong gia đình đô thị hiện nay

Gia đình là một tế bào của xã hội. Một gia đình hạnh phúc, ấm no sẽ là nền tảng tốt cho sự phát triển của toàn xã hội. Có thể nói trong gia đình thì người phụ nữ luôn có một vai trò quan trọng. Từ việc nội trợ, chăm lo giáo dục con cái tất cả đều cần đến bàn tay của người phụ nữ. Ngày xưa vai trò của người phụ nữ chỉ là nội trợ, nuôi dạy con cái mà không tham gia vào các hoạt động xã hội bởi đã có người chồng là “trụ cột gia đình” lo. Còn ngày nay khi mà đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá thì họ đã được khuyến khích tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.

doc37 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3510 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề vai trò của người phụ nữ trong gia đình đô thị hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU PHẦN I 1. Lý do chọn đề tài 2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 2.1. Ý nghĩa lý luận 2.2. Ý nghĩa thực tiễn 3. Mục tiêu nghiên cứu 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 4.2. Khách thể nghiên cứu 4.3. Phạm vi nghiên cứu 5. Giả thuyết nghiên cứu 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận 6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 7. Các khái niệm 7.1. Về vai trò 7.2. Về gia đình 7.3. Đô thị 8. Khung lý thuyết PHẦN II: NỘI DUNG I. Vài nét về địa bàn nghiên cứu II. Nội dung và kết quả nghiên cứu 1. Người phụ nữ vẫn giữ vai trò chính trong việc nội trợ, chăm sóc con cái 2. Người phụ nữ đã có thể tham gia bàn bạc, quyết định các việc chi tiêu trong gia đình cùng người chồng. 3. Người phụ nữ ngày càng có xu hướng tích cực tham gia các hoạt động bên ngoài xã hội để nâng cao vai trò của mình III. Kết luận và khuyến nghị 1. Kết luận 2. Khuyến nghị PHẦN I - MỞ ĐẦU 1- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI . Gia đình là một tế bào của xã hội. Một gia đình hạnh phúc, ấm no sẽ là nền tảng tốt cho sự phát triển của toàn xã hội. Có thể nói trong gia đình thì người phụ nữ luôn có một vai trò quan trọng. Từ việc nội trợ, chăm lo giáo dục con cái… tất cả đều cần đến bàn tay của người phụ nữ. Ngày xưa vai trò của người phụ nữ chỉ là nội trợ, nuôi dạy con cái mà không tham gia vào các hoạt động xã hội bởi đã có người chồng là “trụ cột gia đình” lo. Còn ngày nay khi mà đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá thì họ đã được khuyến khích tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Người phụ nữ ngày nay không chỉ lo nội trợ, giáo dục con cái mà còn lao động sản xuất, có mặt trong các hoạt động xã hội. Chính vì vậy mà vai trò của người phụ nữ ngày càng được nâng cao cả ở trong gia đình và bên ngoài xã hội. Họ không chỉ tham gia các hoạt động của xã hội để ngày càng trở nên bình đẳng với nam giới không ngừng nâng cao vị thế xã hội của mình. Trong thời kỳ đất nước chiến tranh có biết bao cô gái thanh niên xung phong đã hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, và còn biết bao người vợ mất chồng, những bà mẹ mất con… Nhắc lại quá khứ để chúng ta thấy rằng người phụ nữ có vai trò quan trọng trong đời sống như thế đó. Họ sẵn sàng hy sinh tuổi trẻ, chịu đựng nỗi đau mất chồng, mất con vì tự do của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy mà phụ nữ Việt Nam đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao : “Non sông gấm vóc Việt Nam, do phụ nữ, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ”(1) (2) (3) Gia đình và người phụ nữ. và “nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ ở cả hai miền Nam - Bắc đã hy sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh hùng của nước ta”(2). Trong kháng chiến chống Mỹ, Người đã phong tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng “Phụ nữ Việt Nam dũng cảm, đảmđang, chống Mỹ, cứu nước”. Tuyên ngôn độc lập mở ra một kỷ nguyên mới cho toàn dân tộc Việt Nam, cho phụ nữ Việt Nam. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã bước sang một trong mới với đầy triển vọng và thành tựu. “Lực lượng phụ nữ là một lực lượng rất trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào những cuộc đấu tranh cách mạng thì cách mạng không thể thắng lợi được”. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam được chính thức thành lập ngày 20 tháng 10 năm 1946, nối tiếp sự nghiệp củả các hội phụ nữ tiền thân với nhiều tên gọi thích hợp của từng thời kỳ kể từ năm 1930. Tiếp bước quá khứ, phụ nữ ngày nay đang từng bước thể hiện vai trò của mình trong các lĩnh vực của đời sống. Nữ công nhân viên chức nhà nước là lực lượng nòng cốt của phong trào phụ nữ Việt Nam. Họ có mặt ở mọi ngành, trên mọi lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội, chiếm 47%(3) lao động trong khu vực Nhà nước, chiếm 51,5%(3) lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các ngành lao động nữ chiếm số đông như giáo dục, y tế, thương mại, công nghiệp nhẹ… tỉ lệ là khoảng 60 - 70%(3). Một số lĩnh vực mới phát triển như du lịch, dịch vụ, tài chính, ngân hàng… lao động nữ trên 50%(3). Trongcác hoạt động nghiên cứu khoa học, ngoại giao, quản lý Nhà nước, tỉ lệ nữ cũng có chiều hướng tăng lên, chiếm khoảng 30%(3). Phụ nữ nông dân chiếm khoảng 70% lao động nữ cả nước, là lực lượng có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đa số đã tiếp cận và thích nghi với cơ chế mới, biết ứng dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Những năm gần đây, một số nữ nông dân đã trở thành nhà doanh nghiệp trong khu vực sản xuất nông nghiệp ở nông thộ. Họ là những người đi đầu của phong trào nữ nông dân trong việc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đội ngũ trí thức tuy số lượng chữ lớn nhưng có vai trò rất quan trọng và đang phát triển về số lượng. Tính đến cuối năm 1996 trong đội ngũ nữ khoa học đã có 237 người được phong Giáo sự, Phó giáo sư, 28 tiến sĩ và 1026 PTS. Có 3 tập thể và 19 cá nhân dược nhận giải thưởng Kovalevskaia. Trong đội ngũ sáng tạo văn hoá nghệ thuật, có một lực lượng nhà văn, nhà thơ, nhà báo, hoạ sĩ, nhạc sĩ, diễn viên các loại hình nghệ thuật… Nhiều tác phẩm của nữ được giải thưởng, nhiều nữ nghệ sĩ đạt danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú. Đặc biệt là trong các ngành dệt, may mặc thì phụ nữ làm chủ doanh nghiệp chiếm tới 80%(3) đã đóng góp đáng kểvào việc tạo ra hàng chục ngàn chỗ làm việc cho phụ nữ, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, đứng vững trên thị trường đang cạnh tranh gay gắt. Nhiều phụ nữ đã đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Số nữ Đại biểu Quốc hội khoá X (1997) chiếm tỉ lệ 30,13%(3). Tất cả những điều này cho thấy rằng Đảng và Nhà nước ta đã khuyến khích phụ nữ, có những chính sách để nâng cao vai trò của người phụ nữ khi họ tham gia vào mọi hoạt động của xã hội. Đề tài “Vai trò của người phụ nữ trong gia đình đô thị hiện nay” nhằm tìm hiểu vị trí, vài trò của người phụ nữ trong các công việc gia đình hay các hoạt động bên ngoài xã hội, để từ đó có những biện pháp, có những chính sách phù hợp cho người phụ nữ phát huy được phẩm chất, tài năng của mình, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội bình đẳng văn minh. Tác giả hy vọng đề tài này sẽ kịp thời đáp ứng nhu cầu nhận thức về vai trò người phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. 2- Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN. 2.1- Ý nghĩa lý luận. “Vai trò của người phụ nữ trong gia đình đô thị hiện nay” là một trong những vấn đề quan trọng của toàn xã hội. Người phụ nữ luôn được ví như là “hậu phương vững chắc” cho người chồng, còn những đứa con thì không thể thiếu được bàn tay chăm sóc của người mẹ. Trước đây quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã kìm hãm vai trò của người phụ nữ. Họ luôn luôn phải chịu thiệt thòi về nhiều mặt trong cuộc sống. Nhà nào cũng phải cố đẻ cho bằng được một cậu con trai mà trước hết là để “Nối dõi tông đường”, sau là để trở thành trụ cột kinh tế trong gia đình. Chính vì quan niệm ấy mà người phụ nữ trước đây chỉ quanh quẩn với công việc bếp núc, hầu hạ chồng con. Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, tầm quan trọng của người phụ nữ trong gia đình cũng dần dần thay đổi. Họ vừa có thể làm tốt công việc nhà lại vừa tham gia được các hoạt động bên ngoài xã hội. Đề tài “Vai trò của người phụ nữ trong giađình đô thị hiện nay” nhằm trình bày một phương thức tiếp cận dựa trên cơ sở triển khai, vận dụng các khái niệm vai trò, gia đình, giới để góp phần làm sáng tỏ việc nghiên cứu vai trò của họ trong bối cảnh xã hội đang có sự chuyển đổi từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, định hướng xã hội chủ nghĩa. 2.2- Ý nghĩa thực tiễn. Cùng với sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước thì vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng có những chuyển biến rõ rệt. Nếu như trước đây người phụ nữ chỉ có biết nội trợ, nuôi dạy con cái, hầu hạ chồng thì ngày nay phụ nữ đã tích cực tham gia vào các hoạt động của xã hội. Nghiên cứu “Vai trò của người phụ nữ trong gia đình đô thị hiện nay” nhằm góp phần hiểu rõ thực trạng, vị trí, vai trò của họ trong quá trình biến đổi xã hội. Cũng từ đó đề tài đưa ra những chính sách phù hợp nhằm nâng cao vai trò và vị trí của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. 3. MUC TIÊU NGHIÊN CỨU . -Tìm hiểu vai trò của người phụ nữ trong gia đình với những công việc cụ thể như nội trợ, chi tiêu, chăm sóc chồng con. -Tìm hiểu sự phân công giữa vợ và chồng trong các công việc chung của gia đình. -Sự tham gia của người phụ nữ vào các hoạt động xã hội để nâng cao vị trí, vai trò của mình. 4. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 4.1- Đối tượng nghiên cứu. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình đô thị hiện nay. 4.2- Khách thể nghiên cứu. Những người phụ nữ và các thành viên trong gia đình. 4.3- Phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu các hộ gia đình một cách ngẫu nhiên thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. 5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU. -Người phụ nữ vẫn giữ vai trò chính trong các công việc nội trợ, chăm sóc con cái. -Người phụ nữ đã có thể tham gia bàn bạc và quyết định việc chi tiêu trong gia đình cùng người chồng. -Phụ nữ ngày càng có xu hướng tích cực tham gia các hoạt động xã hội để nâng cao vai trò của mình. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 6.1- Phương pháp luận. 6.1.1- Lý thuyết về xã hội hoá. Các nhà khoa học đều thống nhất tại một điệm : Xã hội hoá là một quá trình, có nghĩa là xã hội hoá có bắt đầu, có diễn biến và có kết thúc. Nhà xã hội học người Mĩ Neil Smelser đã viết : “Xã hội hoá là quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình”. Còn Fichter (nhà xã hội học người Mĩ) lại cho rằng : “Xã hội hoá là một quá trình tương tác giữa người này với người khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động và thích nghi với những khuôn mẫu hành động đó”. Nhà khoa học người Nga G. Andreeva cho rằng : “Xã hội hoá là quá trình hai mặt. Một mặt cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội, vào hệ thống các quan hệ xã hội. Mặt khác cá nhân tái sản xuất một cách chủ động hệ thống các mối quan hệ xã hội thông qua chính việc họ tham gia vào các hoạt động xã hội và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội”. Ở đây, trong đề tài này người phụ nữ hoà nhập trong các môi trường xã hội hoá. Họ không những hoàn thiện mình mà còn góp phần xây dựng các chuẩn mực, giá trị trong gia đình và ngoài xã hội. 6.1.2- Quan điểm về giới. Quan điểm giới khẳng định và đánh giá cao vai trò của người phụ nữ. Quan điểm này cho rằng để đạt đến bình đẳng nam nữ cần thay đổi cơ chế phân công lao động hiện đang quá nhấn mạnh đến mức khác biệt về giống giữa phụ nữ và nam giới. Vào những năm 1970 người ta đã tìm cách đưa các vấn đề của phụ nữ vào các chính sách phát triển nhưng nhìn chung, các nhà nghiên cứu cũng như các nhà làm chính sách đã không thấy hết được vai trò kinh tế to lớn của phụ nữ. Nhà kinh tế người Đan Mạch là Ester Boserup với cuốn “Vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế” (1970) được coi là người đầu tiên đặt lại vấn đề về cách nhìn nhận vai trò của người phụ nữ. Điểm hạn chế của cách tiếp cận này là coi phụ nữ như một nhóm đặc thù và những giải pháp được đưa ra cũng là những giải pháp đặc thù. Trong đề tài này quan điểm tiếp cận giới đòi hỏi việc thu nhập các chỉ số, chỉ báo về mặt định lượng và định tính của nam nữ, cùng với số liệu tình hình chung hai giới. Từ đó sẽ có căn cứ khoa học để phân tích, so sánh, đánh giá cụ thể, chính xác tình hình nam nữ, chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng, phương hướng và biện pháp cụ thể để tạo ra sự tiến bộ cho hai người trong quá trình phát triển của một quốc gia, một xã hội. 6.1.3- Quá trình đô thị hoá Các nhà khoa học thuộc nhiều bộ môn đã nghiên cứu quá trình đô thị hoá và đưa ra không ít định nghĩa cùng với những đánh giá về quy mô, tầm quan trọng và dự báo tương lại của quá trình này. Trong số đó có một định nghĩa về quá trình đô thị hoá khá phổ biến và đã từng được biết đến trong một thời gian dài. Cơ sở của nó là cách tiếp cận nhân khẩu học và địa lý kinh tế. Theo định nghĩa này, quá trình đô thị hoá chính là “sự di cư từ nông thôn vào thành thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong những vùng lãnh thổ địa lý hạn chế được gọi là các đô thị”. Đó cũng là quá trình gia tăng tỉ lệ dân cư đô thị trong tổng số dân của một quốc gia. Dấu hiệu này nhiều khi được xem là dấu hiệu duy nhất để đánh giá trình độ đô thị hoá của một quốc gia hay một khu vực. Để bổ sung, còn có thêm các chỉ báo về số lượng, kiểu loại, quy mô của mạng lưới các đô thị hiện có. Trong đề tài “Vai trò của người phụ nữ trong gia đình đô thị hiện nay” thì các gia đình được phỏng vấn đa số là gia đình hạt nhân. Điều này phù hợp với xu thế mới khi mà các gia đình tự có xu hướng tách rời gia đình cha mẹ đẻ tạo lập một cuộc sống riêng. Đó chính là những biến đổi về chất lượng trong đời sống đô thị và quá trình đô thị hoá. Và như vậy cùng với quá trình đô thị hoá này thì vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng dần dần biến đổi cho phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước. Chính họ sẽ là những người phụ nữ hiện đại “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, tự nâng cao vai trò, vị trí của mình không chỉ trong gia dình mà cả ngoài xã hội. 6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi : Triển khai nghiên cứu 100 hộ gia đình ngẫu nhiên thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội nhằm thu thập thông tin theo yêu cầu và mục đích của cuộc nghiên cứu . Phương pháp phỏng vấn sâu : Tiến hành phỏng vấn 5 người phụ nữ để tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề, khía cạnh mà ta thấy cần thiết trong cuộc nghiên cứu. Phương pháp quan sát : Kết hợp với các phương pháp khác, trong quá trình nghiên cứu tại địa phương ta có thể quan sát được thái độ, cử chỉ, lời nói, hành động của các khách thể mà ta thấy cần thiết cho cuộc nghiên cứu này. Phương pháp phân tích tài liệu : Dựa vào các tạp chí, những bài báo, khoá luận, số liệu… để giúp cho ta phân tích, đánh giá được vai trò của người phụ nữ trong gia đình đô thị hiện nay. 7. CÁC KHÁI NIỆM. 7.1- Khái niệm về vai trò Theo ý nghĩa chung nhất thì “Vai trò là một tập hợp các mong đợi, các quyền và những nghĩa vụ được gán cho một địa vị cụ thể mà địa vị là một sự xác định vị trí xã hội trong mộ cơ cấu xã hội”. Nhà xã hội học người Mĩ là Broom cho rẳng “Vai trò là cái mà cá nhân phải làm” tức là nó xác định các hành vi của con người được xem là phù hợp hay không phù hợp với một địa vị mà người ta chiếm giữ. Có hai loại vai trò là vai trò hình thức và vai trò cá nhân. Vai trò hình thức là vai trò xã hội do quyền lực của vị thế xã hội tạo ra. Mô hình hành vi của vị thế chỉ giới hạn ở phạm vi quyền lực của vị thế đó. Vai trò cá nhân là vai trò xã hội do uy tín cá nhân tạo ra. Uy tín cá nhân phụ thuộc vào năng lực hành vi xã hội của mỗi cá nhân nó chứa đựng những tri thức, kỹ năng lao động, đạo đức, tình cảm, sự đoàn kết thương yêu lẫn nhau. 7.2- Khái niệm về gia đình. Anguste Comte (nhà Xã hội học người Pháp) coi gia đình là một nhóm xã hội cơ bản và quan trọng nhất mang tính lịch sử trong quá trình tiến triển của xã hội. Karl Marx (nhà xã hội học người Đức) cho rằng gia đình là mối liên hệ, thông qua đó và nhờ đó mà thực hiện việc tái sản xuất con người và cơ cấu của việc tái sản xuất con người. Hai nhà xã hội học người Mĩ là Burgess và Locke cho rằng “Gia đình là một nhóm người đoàn kết với nhau bằng những mối liên hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nhận con nuôi tạo thành một hộ đơn giản tác động lẫn nhau trong vai trò tương ứng của họ, là người chồng, người mẹ, người vợ, anh em và chị em tạo ra một nền văn hoá chung”. Tác giả người Liên Xô Khar chep lại nói “Gia đình là một hệ thống cụ thể lịch sử của các quan hệ qua lại giữa vợ chòng, cha mẹ, con cái, là một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên gắn bó với nhau bởi các quan hệ anh em thân thuộc, bởi cộng đồng sinh hoạt, trách nhiệm, đạo đức và sự cần thiết xã hội của nó được ấn định bởi nhu cầu của xã hội trong việc tái tạo dân số về tinh thần và sức khoẻ”. Một số nhà khoa học nghiên cứu về gia đình ở Việt Nam cho rằng : “Gia đình là một thiết chế xã hội (xét trên quan điểm có sự thừa nhận, phê chuẩn của xã hội đối với các quan hệ hôn nhân gia đình) đồng thời cũng là một nhóm nhỏ xã hội, có sự tổ chức nhất định về mặt lịch sử, các thành viên của nhóm gia đình liên hệ với nhau bởi trách nhiệm qua lại về đạo đức. Gia đình : Là khái niệm được sử dụng để chỉ một nhóm xã hội hoàn thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân (quan hệ tính giao vào quan hệ tình cảm) và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại). Gia đình có thể hiểu như một đơn vị xã hội vi mô, nó chịu sự chi phối của xã hội song có tính ổn đinh, độc lập tương đối. Nó có quy luật phát triển riêng với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù. Những thành viên gia đình được gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi kinh tế, văn hoá, tình cảm một cách hợp pháp, được nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Các khái niệm về gia đình rất đa dạng, dưới góc độ xã hội học gia đình có thể được hiểu như sau : Gia đình là một cộng đồng được thiết chế hoá và hình thành trên cơ sở hôn nhân, trách nhiệm pháp luật và đạo đức giữa vợ chòng con cái và các thành viên ruột thịt cùng chung sống với nhau trong khoảng thời gian không hạn định. 7.3. Khái niệm đô thị. Đô thị là một điểm dân cư hiện đại, là nơi tập trung những dân cư có những hoạt động phi nông nghiệp (chiếm 80%), thực hiện các chức năng sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ, là nơi tập trung chức năng quản lý hành chính của một địa phương. Đó còn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học của một vùng lĩnh thổ nhất định. 8. KHUNG LÝ THUYẾT Biến đổi tình hình kinh tế - chính trị - xã hội Cộng đồng Giađình Vai trò của người phụ nữ Hoạt động xã hội Chăm sóc, nuôi dạy con cái Nội trợ PHẦN II - NỘI DUNG I. VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Hà Nội là thủ đô của cả nước, với vị trí là trung tâm văn hoá, chính trị xã hội. Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Trung ương Đảng, Nhà nước, các đoàn thể xã hội, các đại sứ quán của trên 150 nước, các tổ chức quốc tế… Hiện nay Hà Nội có 7 quận nội thành : Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Tây Hồ, Cầu Giấy; có 4 huyện ngoại thành : Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Sóc Sơn chia thành các quận trung tâm, các quận ven và thị trấn trung tâm huyện. Mật độ dân số trung bình toàn tp là 2835 người/km2. *Nguồn lao động : Mật độ số dân thành thị ở Hà Nội đứng thứ hai sau thành phố Hồ Chí Minh. Số dân thành thị chiếm gần 60% dân số toàn thành phó. Lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật lớn mạnh nhất nước, nơi đây tập trung các cơ quan khoa học đầu ngành với trên 200 viện khoa học, gần 600 trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm quốc gia, có 26 trường đại học và 5 trường cao đẳng với trên 8000 cán bộ giảng dạy nghiên cứu, mỗi năm đào tạo cho đất nước khoảng gần một vạn cán bộ có trình độ đại học. *Kinh tế : Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường Hà Nội có tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục và đều đặn trong thời kỳ từ năm 1991 đến nay. Trong những năm gần đây, Hà Nội được ưu tiên và tập trung đầu tư trên tất cả mọi lĩnh vực cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Với chính sách đô thị hoá, mở rộng Hà Nội gắn với sự phát triển công nghiệp mở mang các ngành dịch vụ, xây dựng các cơ sở hạ tầng. Sự tăng trưởng kinh tế Hà Nội trong những năm gần đây đạt ở mức độ cao so với cả nước. Thời kỳ 1991 - 1996 GDP tăng bình quân 11,7%, GDP bình quân đầu người là 680 USD/năm. Giá trị sản lượng công nghiệp tăng 14,2% năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp tăng lên 32%, nông nghiệp còn 5,1% và dịch vụ thương mại du lịch tăng 6,9%. Quận Hai Bà Trưng là một trong những quận tập trung nhiều người di cư từ nông thôn ra thành phố. Diện tích của Quận là 12,8km2, dân số 306,2 nghìn người, mật độ 23921 người/km2.Hiện nay quận có nhiều công trình mới xây dựng đã và đang hình thành trên trục đường Giải phóng (quốc lộ 1). Một “làng” đại học phía Nam thành phố đã hình thành bên cạnh Bộ Giáo dục và đào tạo n
Tài liệu liên quan