Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối đang được xã hội quan tâm và trở thành hiểm họa đối với bất kì ai khi tham gia giao thông . Nó được các phương tiện thông tin đại chúng đề cập đến qua từng ngày, từng giờ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của mỗi người dân. Mỗi ngày trôi qua có hơn ba mươi người chết và bị thương. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. Không những thế, tai nạn giao thông ngày càng gia tăng nghiêm trọng mà không hề suy giảm đặc biệt là giao thông đường bộ và nó đã trở thành một vấn nạn lớn cho toàn xã hội. Tai nạn giao thông ngày càng gia tăng nghiêm trọng khiến cho mỗi chúng ta không khỏi giật mình, nó đã thực sự trở nên đáng báo động hơn bao giờ hết cho tất cả mọi người tham gia giao thông.
10 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng tồn tại xã hội và kiến trúc thượng tầng trong chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét vấn đề “tai nạn giao thông đường bộ ở nước ta ngày càng gia tăng nghiêm trọng", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ
HÀ NỘI
KHOA TRIẾT & KHXH
ĐỀ TÀI :
VẬN DỤNG TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG TRONG CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ ĐỂ XEM XÉT VẤN ĐỀ “TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở NƯỚC TA NGÀY CÀNG GIA TĂNG NGHIÊM TRỌNG”
Hà Nội, tháng 12 năm 2010
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối đang được xã hội quan tâm và trở thành hiểm họa đối với bất kì ai khi tham gia giao thông . Nó được các phương tiện thông tin đại chúng đề cập đến qua từng ngày, từng giờ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của mỗi người dân. Mỗi ngày trôi qua có hơn ba mươi người chết và bị thương. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. Không những thế, tai nạn giao thông ngày càng gia tăng nghiêm trọng mà không hề suy giảm đặc biệt là giao thông đường bộ và nó đã trở thành một vấn nạn lớn cho toàn xã hội. Tai nạn giao thông ngày càng gia tăng nghiêm trọng khiến cho mỗi chúng ta không khỏi giật mình, nó đã thực sự trở nên đáng báo động hơn bao giờ hết cho tất cả mọi người tham gia giao thông.
Dưới góc nhìn triết học của chủ nghĩa duy vật lịch sử, vấn nạn tai nạn giao thông đường bộ ngày càng gia tăng nghiêm trọng này được giải thích dưới hai yếu tố là tồn tại xã hội (TTXH) và kiến trúc thượng tầng (KTTT). Phân tích từ hai yếu tố này sẽ giải quyết và làm rõ được nguyên nhân của việc tai nạn giao thông đường bộ ngày càng gia tăng ở nước ta hiện nay.
Mục đích của bài tiểu luận này là đưa ra một cái nhìn của riêng em để giải thích nguyên nhân của vấn nạn giao thông đã nêu ở trên dưới góc độ triết học. Bên cạnh đó, cũng nhờ vào bài tiểu luận này, em có thể nâng cao hiểu biết, kiến thức của mình về triết học Mác – Lê nin để hiểu hơn về những vấn đề xã hội, đồng thời em cũng mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ thầy cô.
Bài tiểu luận gồm có 4 phần đó là: Phần mở đầu,thực trạng giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay, giải thích vấn nạn tai nạn giao thông đường bộ ngày càng gia tăng nghiêm trọng qua tồn tại xã hội (TTXH) và kiến trúc thượng tầng (KTTT), đưa ra ý kiến bình luận của bản thân.
PHẦN II
THỰC TRẠNG TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở nước ta ngày càng diễn ra phức tạp hơn. Nó được thể hiện qua những bản báo cáo mà cụ thể là thông qua những con số Theo thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia, năm 2009 cả nước đã xảy ra 12.492 vụ tai nạn giao thông, làm chết 11.516 người, bị thương 7.914 người đặc biệt xảy ra 141 vụ TNGT đường bộ đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 439 người, bị thương 456 người. Đáng chú ý, xảy ra 30 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng do xe khách gây ra, làm chết 121 người, bị thương 288 người, trong đó 80% là xe khách tư nhân, xe của các hợp tác xã, doanh nghiệp vận tải nhỏ không có thương hiệu. Tính từ tháng 1/2010 đến hết tháng 10/2010 đường bộ xảy ra 39.432 vụ, làm chết hơn 9.000 người và bị thương 37.362 người. Thống kê cho thấy, có tới 31,6% các vụ tai nạn xảy ra trên các tuyến quốc lộ; 20,2% ở tỉnh lộ; 29,5% tại các các đường đô thị và 11% tại đường giao thông nông thôn.
Trên đây là những con số kinh hoàng về thực trạng giao thông đường bộ ở nước ta trong những năm gần đây.Tình hình này có xu hướng ngày càng gia tăng trên khắp các con đường có phương tiện giao thông tham gia. Có một thực tế mà chúng ta cần phải nhìn thẳng, đó là tính phức tạp của tai nạn giao thông, nó sẽ trở nên khó kiểm soát nếu như giao thông vẫn diễn ra như hiện nay. Việt Nam được xếp vào những nước có tỉ lệ của tai nạn giao thông cao nhất Châu Á, điều này càng khẳng định mức độ nghiêm trọng của giao thông Việt Nam trong đó tai nạn giao thông đường bộ là chủ yếu. Như vậy, một câu hỏi được đật ra là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ ngày càng ra tăng là do đâu? Dựa vào TTXH và KTTT, chúng ta sẽ làm rõ vấn đề này dưới góc độ của triết học Mác – Lê nin.
PHẦN III
GIẢI THÍCH NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN NẠN TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NGÀY CÀNG GIA TĂNG QUA TTXH VÀ KTTT
I, Giải thích từ tồn tại xã hội:
Tồn tại xã hội là toàn bộ những yếu tố vật chất mà xã hội dựa vào để tồn tại và phát triển. Nó tồn tại khách quan ngoài ý thức xã hội và quyết định ý thức xã hội. Nó bao gồm phương thức sản xuất, dân cư, hoàn cảnh địa lý.
a, Giải thích từ yếu tố PTSX ( công nghiệp hóa, đô thị hóa)
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao và nhu cầu hòa nhập thế giới của nước ta được đặt ra nhằm sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Chính vì vậy mà quá trình công nghiệp hóa ( CNH) và đô thị hóa ( ĐTH) diễn ra. Quá trình CNH là ” Đất nước ta chuyển đổi cơ bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý kinh tế, quản lý xã hội từ dựa vào lao động thủ công là chính sang dựa vào lao động kết hợp cùng với phương tiện, phương pháp công nghệ, kỹ thuật, tiên tiến hiện đại để tạo ra năng suất lao động cao”. Do đó, việc phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi có sự tham gia của phần lớn các phương tiện giao thông và các phương tiện hiện đại phục vụ cho nhu cầu và công việc của con người. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hóa và dân số đô thị tăng nhanh chóng, đã tăng sức ép rất lớn đến CSHT đô thị nói chung và hạ tầng GTVT đô thị nói riêng. Những vấn đề tác động của đô thị hóa với giao thông đô thị được thể hiện trên 2 mặt tích cực và hạn chế sau: Mặt tích cực là góp phần làm tăng nhanh khối lượng vận chuyển và nhu cầu đi lại, thúc đẩy và tạo động lực quan trọng cho việc phát triển các ngành giao thông, nhu cầu đi lại và vận chuyển ngày càng cao. Mặt tiêu cực là quá trình đô thị hóa khiến cho các loại phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh, vấn đề ùn tắc giao thông và tai nạn, mất ATGT đã và đang trở thành `vấn đề hết sức bức xúc tại các đô thị, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã làm tăng lưu lượng giao thông, tác động lớn tới bộ mặt xã hội. Chúng là một trong số những yếu tố thuộc PTSX của TTXH dẫn đến tình trạng giao thông đường bộ tăng nhanh như hiện nay.
b, Giải thích từ yếu tố dân số
Dân số - số lượng dân cư – mức độ tăng dân cư, mật độ dân cư, việc phân bố dân cư – là điều kiện thường xuyên, tất yếu của sự phát triển của xã hội. Tính đến thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2009, dân số Việt Nam là 85.789.573 người, tăng 9,5 triệu người so với 10 năm trước đây. Hiện Việt Nam đang thuộc nhóm nước có quy mô, mật độ và tốc độ tăng dân số ở mức cao với mức tăng khoảng 1 triệu người/năm (Theo TTXVN.) Dân số tăng nhanh kéo theo sự bùng nổ dân số dẫn đến mật độ dân số tăng, từ đó nhu cầu đi lại của người dân ngày càng cao, tạo sức ép cho việc giải quyết vấn đề giao thông. Mật độ người tham gia giao thông tăng góp phần làm gia tăng tình trạng tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay. Bản thân vấn đề dân số diễn ra theo quy luật tự nhiên, nhưng nó lại điều chỉnh bởi quy luật xã hội, chịu sự tác động tích cực của chế độ xã hội, của phương thức sản xuất. Vì vậy việc tăng dân số phải được giữ trong một giới hạn nhất định. Dân số chính là lực lượng lao động, khi tham gia giao thông với số lượng lớn sẽ dẫn đến ùn tắc trên các tuyến đường, tai nạn giao thông xảy ra là tất yếu.
Mặc dù dân số không giữ vai trò quyết định sự phát triển của xã hội nhưng cũng là một phần của tồn tại xã hội tác động, ảnh hưởng đến bộ mặt xã hội điển hình là tai nạn giao thông khiến tình trạng này gia tăng nghiêm trọng như hiện nay.
c, Giải thích từ yếu tố hoàn cảnh địa lý
Hoàn cảnh địa lý ( điều kiện tự nhiên) là bộ phận của giới tự
nhiên mà xã hội con người trực tiếp dựa vào để tồn tại và phát triển. Điều kiện tự nhiên bao gồm đất đai, rừng núi, sông biển, khí hậu, khoáng sản, động thực vật, ánh sáng, độ ẩm, không khí….Hoàn cảnh địa lý là phần tự nhiên trong phạm vi của hệ thống sinh thái nhân loại, tác động qua lại với xã hội con người.Các yếu tố trên góp phần trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc gây ra tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông đường bộ có thể xuất phát từ những yếu tố thời tiết bất lợi như mưa bão, sương mù hay sạt lở đất, lũ lụt khiến mực nước sông hồ lên cao, động vật qua đường gây cản trở và khó khăn, nhiều khi gây ra tai nạn đáng tiếc.Hầu như những tác động này xảy ra một cách ngẫu nhiên, không lường trước được, đặt người tham gia giao thông phải có sự cẩn thận và chú ý. Chính vì vậy mà hoàn cảnh địa lý là yếu tố thường xuyên, tất yếu của sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Hoàn cảnh địa lý cũng là một yếu tố thuộc tồn tại xã hội đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến vấn đề giao thông đường bộ ở nước ta.
d, Giải thích từ yếu tố cơ sở hạ tầng giao thông
Trong triết học, cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định trong đó có một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó.Còn cơ sở hạ tầng giao thông ở nước ta chính là đường xá, đèn tín hiệu, biển báo, cầu cống… Khi tham gia giao thông đường bộ, cơ sở hạ tầng giao thông đóng một vai trò quan trọng cho việc đảm bảo an toàn giao thông.Chất lượng của nhiều công trình giao thông đường bộ không được đảm bảo có thể là do thời gian xây dựng quá lâu dẫn đến xuống cấp, đường xá bị sụt lún, có nhiều “ ổ gà” gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Nhiều con đường và cầu cống bị xuống cấp nhanh chóng do việc thi công xây dựng không được đảm bảo. Khi số lượng phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh,cầu đường cũ không được mở rộng cũng tạo ra sự ùn tắc , tai nạn.Bên cạnh đó, con người cũng tác động vào chính cơ sở hạ tầng giao thông một cách trực tiếp khiến chúng bị xuống cấp, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của con người. Nhiều nơi, các biển báo giao thông không hoạt động hoặc cac biển báo bị hỏng hóc dẫn đến tình trạng người dân không biết phải dừng lại và đi như thế nào và kết quả là xảy ra những vụ tai nạn đáng tiếc. Ở nước ta hiện nay, vẫn có rất nhiều công trình giao thông xây dựng chưa hợp lý và còn bị bỏ dở, chưa hoàn thành và không thể đi vào sử dụng.Chính vấn đề này đã gây ra sự lộn xộn, cản trở việc tham gia giao thông, đặc biệt là xảy ra tai nạn nghiêm trọng.Ngoài ra, cơ sở hạ tầng không đồng bộ cũng dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ.Nhà nước còn chưa đầu tư hợp lý cho các cơ sở hạ tầng giao thông khiến cho nhiều bất cập xảy ra, cơ sở hạ tầng không đáp ứng được nhu cầu của chính nhưng người tham gia giao thông. Ở Việt Nam, phương tiện tham gia giao thông chủ yếu là xe máy nhưng nhiều khi những phương tiện này không đảm bảo an toàn. Nhiều chiếc xe đã bị hỏng hóc do cũ hoặc có những trục trặc trong quá trình vận chuyển, điều này gây ra nguy hiểm cho người tham gia giao thông vì không một ai có thể lường trước được những rủi ro trên đường đi từ phương tiện giao thông của mình nếu như không kiểm tra trước đó.
Tóm lại, yếu tố cơ sở hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến an toàn giao thông. Nó là nguyên nhân chính của nhiều vụ tai nạn giao thông đường bộ ở nước ta trong thời gian qua.
II, Giải thích từ kiến trúc thượng tầng
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật và trạng thái tâm lý cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội,các đoàn thể xã hội…hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
Trong vấn nạn giao thông đường bộ ngày càng gia tăng nghiêm trọng, ta sẽ xét đến ý thức xã hội, trình độ văn hóa của người tham gia giao thông và sự quản lý của nhà nước . Đó là những yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng được đưa ra để giải quyết vấn đề đã nêu ra.
A, Giải thích từ ý thức xã hội
Trước tiên ta sẽ cùng xem xét lại ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm tình cảm, tập quán, truyền thống, quan điểm, tư tưởng, lý luận…phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định. Những hình thái cơ bản của ý thức xã hội bao gồm ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức khoa học, ý thức nghệ thuật, ý thức tôn giáo. Bên cạnh ý thức xã hội, mỗi con người lại có ý thức cá nhân, nó là đời sống tinh thần của những con người riêng biệt cụ thể, phản ánh những điều kiện vật chất trong đời sống riêng của những con người cụ thể đó.
Người tham gia giao thông có tập quán là cứ tốt cho mình là làm, họ cứ đi trên đường mà không hề quan tâm đến người khác miễn sao nhanh và tốt cho họ. Ý thức đạo đức của người tham gia giao thông đường bộ ở Việt nam còn kém. Những quan điểm đó đã có từ lâu đời và ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người dân Việt Nam. Chính từ quan điểm đó mà nhiều vụ tai nạn đã xảy ra, ý thức xã hội đó lạc hậu so với tồn tại xã hội trong thời đại phát triển như hiện nay. Nó phản ánh thực trạng tai nạn giao thông đường bộ tăng nhanh trong những năm gần đây và có thể vẫn gia tăng trong thời gian tới.
B, Giải thích từ trình độ văn hóa giao thông:
Một nguyên nhân nữa dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ chính là trình độ văn hóa giao thông của người dân.Trình độ văn hóa giao thông bao gồm những hiểu biết về nhu cầu, lợi ích của văn hoá giao thông, hiểu biết về luật giao thông; ý thức tôn trọng và thực hiện pháp luật về giao thông; kỹ năng thực hiện pháp luật GT để đảm bảo ATGT; hiểu biết về tác dụng của VHGT; khả năng tuyên truyền, cảm hoá và giúp đỡ mọi người cùng hiểu và thực VHGT; kỹ năng thực hiện và tham gia thực hiện VHGT Người dân Việt Nam còn chưa có nhận thức đúng đắn về an toàn giao thông, hiểu biết về luật giao thông còn kém. Người ta có thể chờ đợi vài giây, vài phút để tránh đường, chứ chờ đợi hàng giờ đồng hồ thì bắt đầu thấy khó chịu, bực mình. Thời gian đối với nhiều người không phải là vàng, nhưng cũng không phải là để đứng giữa đường, hít khói bụi, ồn ào. Việc chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ của dân ta còn quá yếu kém, vẫn còn nhiều người ngang nhiên vượt đèn đỏ hay chen lấn, xô đẩy. Nhiều người không nhận thức được rằng chính cái kém hiểu biết của mình đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản. Điều đáng nói là trách nhiệm về chính mạng sống của mình lại bị nhiều người làm ngơ, tình trạng này ngày càng trở nên phổ biến cho dù có nhất nhiều vụ tai nạn thảm khốc diễn ra như một lời cảnh báo. Xuất phát từ việc giáo dục nhận thức còn hạn chế khi còn ngồi trên ghế nhà trường của bộ phận không nhỏ người Việt Nam, nó dần trở thành lối mòn trong suy nghĩ khó thay đổi, nó biểu hiện qua hành động thiếu văn hóa khi tham gia giao thông. Rất nhiều trường hợp chỉ vì thiếu ý thức mà cãi vã hay phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn và tắc nghẽn.
Ta có thể bắt gặp nhiều hình ảnh thực tế khi tham gia giao thông. Nhiều người sang đường tùy tiện, rất nguy hiểm, không đội mũ bảo hiểm hay chở quá số người quy định. Một câu hỏi được đặt ra là tình trạng đó sẽ còn tiếp diễn đến bao giờ? Như Hê – ghen nói:” cái tất yếu chỉ là sự mù quáng chừng nào người ta chưa hiểu ra nó”. Mọi người khi tham gia giao thông không thể chỉ vì lợi ích của riêng bản thân mà coi rằng đó là cái tất yếu phải làm.Tóm lại là trình độ văn hóa giao thông của người dân Việt Nam còn hạn chế, nó là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ ngày càng gia tăng nghiêm trọng.
C, Giải thích từ trình độ quản lý xã hội của nhà nước
Bên cạnh những nguyên nhân đã nêu ở trên thì trình độ quản lý xã hội của nhà nước cũng đóng một vai trò quan trọng. Sự quản lý của nhà nước được thể hiện qua luật giao thông đường bộ, lực lượng cảnh sát giao thông. Luật giao thông đường bộ còn chưa nghiêm khắc đối với những người vi phạm luật giao thông nên họ có thói quen tái phạm trong những lần tiếp theo.Nhiều người vẫn còn coi thường luật giao thông vì ngay chính bản thân họ không trách nhiệm với bản thân mình. Lực lượng cảnh sát giao thông còn phân bố chưa được đồng đều, đôi khi làm việc còn chưa nghiêm túc. Nhiều cảnh sát vẫn còn buông lỏng, làm ngơ cho những trường hợp thực hiện trái luật đã đề ra.Nhiều tuyến phố còn không được lực lượng cảnh sát giám sát và thực hiện công việc phân luồng giao thông đi lại sao cho hợp lý, tránh ách tắc và tai nạn giao thông. Việc phối hợp giữa cảnh sát giao thông và thanh niên tình nguyện còn chưa được đẩy mạnh. Nhà nước đã đưa ra những biện pháp nhằm giảm thiêu tai nạn giao thông tuy nhiên còn chưa thỏa đáng với tình hình giao thông phức tạp như hiện nay.
Như ta đã biết, bộ phận có quyền lực mạnh nhất trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối kháng giai cấp là nhà nước – công cụ thống trị xã hội về mặt chính trị và pháp lý. Văn bản pháp luật mà nhà nước đưa ra đôi khi lại bị coi thường từ chính những con người tham gia giao thông hàng nuyêngày, hàng giờ.Việc thắt chặt quản lý của nhà nước cũng như lực lượng cảnh sát còn chưa đồng bộ ở các tuyến giao thông. Họ chỉ chú trọng ở những nút giao thông quan trọng mà buông lỏng những tuyến đường khác khiến cho gioa thông vẫn xảy ra thường xuyên. Việc xử lý vi phạm còn chưa đủ để răn đe những người cố tình làm trái pháp luật, khiến cho bộ mặt giao giao thông Việt Nam ngày càng trở nên phức tạp.
PHẦN III: BÌNH LUẬN
Bất kì một cuộc chiến tranh hay thiên tai nào xảy ra rồi cũng có ngày kết thúc, thế nhưng tai nạn giao thông đường bộ trong điều kiện sinh hoạt và sự phát triển của con người ngày nay thì đã trở thành một mối hiểm họa thường trực khó có ngày chấm dứt. Nó đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng từ mọi lứa tuổi, gây ra những mất mát đau thương cả về vật chất lẫn tinh thần. Điều đáng lo ngại nhất là tình trạng này vẫn diễn ra và ngày càng gia tăng nghiêm trọng . Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn nạn này bao gồm từ tồn tại xã hội và kiến trúc thượng tầng. Trong đó TTXH bao gồm phương thức sản xuất, dân số và điều kiện địa lý, KTTT bao gồm ý thức xã hội, trình độ văn hóa giao thông và sự quản lý xã hội của nhà nước. Đó là những yếu tố được xem xét dưới góc độ triết học chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Thông qua những nguyên nhân trên và hậu quả của tai nạn giao thông đường bộ, phâng bình luận này em xin được đưa ra một số giai pháp nhằm giảm thiểu tai nạn gioa thông đường bộ hiện nay
1, Từ TTXH
A, Từ PTSX
Đất nước ta đang đi lên theo hướng CNH – HĐH, chính vì vậy mà chúng ta cần phải thực hiện CNH một cách hợp lý phù hợp với những điều kiện xã hội như hiện nay. Bên cạnh đó, việc đô thị hóa cần có sự quy hoạch dân cư sao cho hợp lý giữa các vùng miền tránh việc mật độ dân cư tập trung quá cao ở một vài địa điểm. Xử lý những bất cập trong quá trình thực hiện CNH và ĐTH sẽ làm cho phân luồng giao thông hợp lý, làm giảm tỉ lệ tai nạn giao thông đường bộ.
B, Từ Dân cư
Việc tăng dân số phụ thuộc vào số tử và số sinh nên nhà nước cần chủ trương ban hành những quy định mới trong kế hoạch hóa gia đình nhằm hạn chế việc bùng nổ dân số như hiện nay. Nhờ đó, người tham gia giao thông sẽ giảm đi, tránh ách tắc giao thông trong những giờ cao điểm, tai nạn giao thông đường bộ sẽ được giảm tải, mức an toàn giao thông sẽ được tăng lên đáng kể.
C, Từ hoàn cảnh địa lý
Những yếu tố tự nhiên thường xảy ra mà không ai có thể lường trước được, chính vì vậy mà mọi người chỉ có thể cảnh giác và cẩn thận khi tham gia giao thông để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
2, Từ KTTT
A, Từ ý thức xã hội
Mọi người dân cần xóa bỏ đi những