Ngày nay toàn cầu hoá kinh tế, khu vực hoá kinh tế là xu hướng tất yếu mà hầu hết các quốc gia đều tham gia vào quá trình này. Trong bối cảnh đó, thương mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Việt Nam có điểu kiện phát huy những lợi thế so sánh của đất nước, tận dụng tiềm năng về vốn, khoa học kỹ thuật công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến của nước ngoài nhằn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta nhậ định phải mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại với tất cả các quốc gia và khu vực trên thế giới trên cơ sở hợp tác bình đẳng cùng có lợi nhằm tranh thủ những cơ hội cũng như hạn chết các tiêu cực có thể có của quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá. Đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn và phủ hợp với thời đại, với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới trong thời gian qua.
Thực tế cho thấy việc thực hiện các biện pháp bảo hộ, đóng cửa hay hạn chế thương mại đều không phải là đối sách thích hợp với tiến trình này, ngược lại mở cửa thị trường trên cơ sở có sự điều tiết của Nhà nước và hệ thống pháp luật là điều kiện để phát triển kinh tế bền vững trong hiện tại và tương lai.
Việt Nam với xuất phát điểm là một nước còn nghèo nàn và lạc hậu, lực lượng sản xuất nhỏ bé, trình độ khoa học kỹ thuật, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh thấp Vỡ vậy, để thực hiện mục tiêu về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 như Đaị hội Đảng IX để ra thì việc giao nhận vận tải quốc tế, trong chuyên đề của em tập trung nghiên cứu về vận tải đường thủy, là một hoạt động tất yếu giúp lưu thông hàng hoá giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, tạo điều kiện cho các quá trình xuất và nhập khẩu hàng hoá quốc tế, góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ tiên tiến hiện đại cho sản xuất, phục vụ nhu cầu trong nước và quá trình tái sản xuất mở rộng.
Trên cơ sở hoạt động thực tiễn kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương – VIETRANS, với sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thuý Hồng và sự giúp đỡ của các cán bộ nhân viên phòng vận tải quốc tế của Công ty, em nhận thấy việc hoàn thiện công tác vạn tải đường Thuỷ tại công ty là cần thiết. Do đó em đã chọn đề tại “Vận tải đường Biển tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS): Thực trạng và giải phỏp”
68 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận tải đường Biển tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS): Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Ngày nay toàn cầu hoá kinh tế, khu vực hoá kinh tế là xu hướng tất yếu mà hầu hết các quốc gia đều tham gia vào quá trình này. Trong bối cảnh đó, thương mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Việt Nam có điểu kiện phát huy những lợi thế so sánh của đất nước, tận dụng tiềm năng về vốn, khoa học kỹ thuật công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến của nước ngoài nhằn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta nhậ định phải mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại với tất cả các quốc gia và khu vực trên thế giới trên cơ sở hợp tác bình đẳng cùng có lợi nhằm tranh thủ những cơ hội cũng như hạn chết các tiêu cực có thể có của quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá. Đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn và phủ hợp với thời đại, với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới trong thời gian qua.
Thực tế cho thấy việc thực hiện các biện pháp bảo hộ, đóng cửa hay hạn chế thương mại đều không phải là đối sách thích hợp với tiến trình này, ngược lại mở cửa thị trường trên cơ sở có sự điều tiết của Nhà nước và hệ thống pháp luật là điều kiện để phát triển kinh tế bền vững trong hiện tại và tương lai.
Việt Nam với xuất phát điểm là một nước còn nghèo nàn và lạc hậu, lực lượng sản xuất nhỏ bé, trình độ khoa học kỹ thuật, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh thấp…Vỡ vậy, để thực hiện mục tiêu về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 như Đaị hội Đảng IX để ra thì việc giao nhận vận tải quốc tế, trong chuyên đề của em tập trung nghiên cứu về vận tải đường thủy, là một hoạt động tất yếu giúp lưu thông hàng hoá giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, tạo điều kiện cho các quá trình xuất và nhập khẩu hàng hoá quốc tế, góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ tiên tiến hiện đại cho sản xuất, phục vụ nhu cầu trong nước và quá trình tái sản xuất mở rộng.
Trên cơ sở hoạt động thực tiễn kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương – VIETRANS, với sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thuý Hồng và sự giúp đỡ của các cán bộ nhân viên phòng vận tải quốc tế của Công ty, em nhận thấy việc hoàn thiện công tác vạn tải đường Thuỷ tại công ty là cần thiết. Do đó em đã chọn đề tại “Vận tải đường Biển tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS): Thực trạng và giải phỏp”
Mục đích nghiên cứu đề tài:
Tìm ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động vận tải quốc tế bằng đường biển của Công ty nói riêng và của Việt Nam nói chung, trong thời gian tới, mà mục tiêu dài hạn là đến năm 2015.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của để tài là hoạt động giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển của công ty trong giai đoạn 2001 – 2005, từ đó đề ra các giải pháp phát triển của công ty trong thời gian tới (2015).
Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Sử dụng tổng hợp các phương pháp khác nhau
Phương phát duy kinh tế Mác – Lờnin.
Phương pháp thống kê
Phương pháp phân tích
Phương pháp dự báo
Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương
Chương I: Một số vấn đề lý luận về vận tải đường biển
Chương II: Thực trạng vận tải đường biển tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương (Vietrans).
Chương III: Thực trạng vận tải đường biển tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS) từ nay tới 2015.
CHƯƠNG I:
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về chung về vận tải
Sự di chuyển về không gian và thời gian của công cụ sản xuất, sản phẩm lao động và bản thân con người là một nhu cầu tất yếu của xã hội.
Theo nghĩa rộng, vận tải là một quy trình kỹ thuật của bất kỳ sự di chuyển vị trí nào của con người và vật phẩm. Còn với ý nghĩa kinh tế, vận tải chỉ bao gồm những sự di chuyển của con người và vật phẩm thoả mãn đồng thời hai tính chất: Là hoạt động sản xuất vận tải và là một hoạt động kinh tế độc lập.
Vận tải là toàn bộ các hoạt động nhằm di chuyển đồ vật và con người trong không gian và thời gian để phục vụ cho hoạt động sản xuất tiờu dùng.
Vận tải là sự di chuyển đồ vật nhưng không phải mọi di chuyển đều là vận tải, khái niệm vận tải phải thoả mãn hai yếu tố:
- Đó là những di chuyển đồ vật, con người để phục vụ cho sản xuất tiêu dùng.
- Đó là hoạt động kinh tế có tính chuyên môn, độc lập nhất định và có tính chuyên nghiệp.
Vì thế, vận tải với tư cách là hoạt động kinh tế, là phạm trù kinh tế kỹ thuật chỉ khi nào vận tải trở thành hoạt động kinh tế độc lập.
Hoạt động vận tải gắn liền với đời sống kinh tế, với hoạt động sản xuất và tiêu dùng của vật chất, cùng với sự phát triển của sản xuất và trao đổi, vận tải cũng hình thành và phát triển . Nhờ đó con người đã khắc phục những khoảng cách về không gian và thời gian, làm cho các quá trình sử dụng của cải vật chất, khai thác thêm nhiều thuận lợi, có hiệu quả ngày càng tăng lờn. Chớnh vì vậy sự phát triển của sản xuất - kinh tế và đời sống cũng đồng thời là lịch sử ra đời và phát triển của vận tải .
Giống như mọi ngành sản xuất vật chất khác, quá trình lao động, sản xuất của ngành vận tải cũng bao gồm ba yếu tố cơ bản: Lao động của con người, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Đó cũng là những hoạt động có mục đích của con người để trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra của cải vật chất cho sự sinh tồn của mình.
Vận tải là một ngành sản xuất vật chất rất đặc trưng và độc lập như C. Mỏc đó khẳng định: " Ngoài ngành khai khoáng, ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến ra, còn một ngành sản xuất thư tư nữa. Ngành đó cũng trải qua ba giai đoạn sản xuất khác nhau là: Thủ công nghiệp, công trường thủ công và cơ khí. Đó là ngành vận tải , không kể là vận tải người hoặc vận tải hàng hoá".
1.1.2. Khái niệm vận tải biển
Vận tải đường biển là một ngành vận tải, do đó cũng là ngành sản xuất vật chất đặc biệt sản phẩm của ngành vận tải đường biển là tạo ra sự di chuyển hàng hoá và hành khách bằng các đường giao thông trên biển với các phương tiện riêng có của mình. Tầu thuỷ, thuyền bè nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. Có thể núi đó từ rất lâu - từ xa xưa loài người đã tạo ra được các đường giao thông trên biển, đã chế tạo ra được các phương tiện vận tải trên biển và sử dụng chúng một cách có hiệu quả.
Vận chuyển trên biển có thể chia ra làm 3 loại:
- Vận chuyển mang tính chất quân sự:
Tức là phục vụ chiến tranh, thôn tính hoặc tự vệ. Lịch sử đã chứng minh rằng vận tải biển phục vụ mục đích quân sự đã có tính mở đường cho vận tải biển.
- Vận chuyển mang tính chất khám phá, nghiên cứu khoa học:
Loại hình này cũng chỉ mang tính chất phát sinh. Mọi sự đi lại trên biển cũng chỉ là hình thức trung gian phục vụ cho mục đích kinh tế là tối cao. Mặc dù loại hình này ngày một rõ nét trong điều kiện hiện đại.
- Vận tải biển phục vụ cho mục đích kinh tế:
Đây mới chính là nhiệm vụ chính của vận tải biển. Lúc đầu chỉ mang tính chất giao thương cục bộ, giữa cỏc vựng gần gũi trong một nước và khu vực láng giềng có liền kề chung biển, dần dần được mở rộng ra các nơi xa xôi giữa các nước vùng ven biển đại dương, rồi nối liền các đại dương với nhau.
Vận tải đường biển với tư cách là hoạt động kinh tế độc lập từ khi mầm mống phôi thai chủ nghĩa Tư bản ở Tây âu với sự xuất hiện của các thương nhân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh... Đó là thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa trong lịch sử kinh tế gọi là thời kỳ chủ nghĩa trọng thương.
Vận tải biển thời kỳ này đã đóng vai trò rất quan trọng đối với thương mại quốc tế, mặc dù thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa là một nền ngoại thương cướp bóc.
Như vậy, xét về phương diện kinh tế vận tải biển là sự hoạt động kinh doanh bằng vận tải trên biển.
Vận tải biển quốc tế được phát triển thành một ngành kinh tế độc lập khi thương mại quốc tế ra đời. Như vậy thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự ra đời và phát triển của vận tải biển. Ngược lại vận tải biển lại tác động thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển .
Vận tải biển là một quá trình phát triển từ thô sơ đến hiện đại, ngày nay đã mang tính chất công nghệ, tổng hợp, xét cả phương diện kỹ thuật lẫn phương diện kinh tế.
Vận tải đường biển đã trở thành yếu tố quyết định nhất trong thương mại quốc tế, trở thành nội dung, đối tượng nghiên cứu của kinh tế và công nghệ vận tải thế giới.
Với sự phát triển của khoa học - công nghệ và tính ưu việt của đường biển nên vận tải biển ngày càng đóng vai trò rất quan trọng.
Tóm lại, vận tải đường biển liên quan đến mấy yếu tố:
- Đường vận chuyển trên biển lợi dụng sức đẩy tự nhiên của nước biển, dòng chẩy của biển để tạo ra các đường mòn trên biển.
- Phương tiện cơ bản để thực hiện: Thuyền bè, tầu các loại...
- Có các phương tiện hỗ trợ: Bến cảng, hệ thống sản xuất chế tạo thuyền, tầu và các công cụ đi biển, các công cụ chở hàng vv...
- Lao động: Thuỷ thủ chuyên nghiệp, lao động của thuỷ thủ là một hình thức chuyên môn rất cao.
1.2. Vị trí, vai trò và đặc điểm của vận tải biển
1.2.1. Vị trí
1.2.1.1. Vận tải đường biển có một vị trí quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá.
Từ những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của đường biển : năng lực chuyên chở, giá thành thấp...ta có thể thấy rất rõ vận tải đường biển giữ vị trí số một trong việc phục vụ chuyên chở hàng hoá buôn bán trên thế giới. Bởi trước hết vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế.
Buôn bán quốc tế và vận tải quốc tế là hai mắt xích có mối liên hệ hữu cơ không thể tách rời. Xuất nhập khẩu là tiền đề của vận tải ngoại thương, còn vận tải là khâu kết thúc của quá trình xuất nhập khẩu. Như vậy vận tải sẽ mở ra khả năng xuất nhập khẩu với người tiêu dùng ở hai hay nhiều nước khác nhau.
Vận tải đường biển bảo đảm việc chuyên chở khoảng 80% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu. Với khối lượng hàng hoá lớn như vậy, bất cứ sự biến động nào trong thị trường vận tải biển cũng ảnh hưởng lớn tới công tác xuất nhập khẩu. Vận tải biển với ưu thế là giá thành vận chuyển thấp, đặc biệt những đội tầu nào càng hạ thấp cước phí càng có sức cạnh tranh hàng hoỏ trờn thị trường quốc tế. Đây là một ưu thế rất quan trọng của vận tải biển bởi vì trong kinh doanh bên nào có được giá rẻ hơn sẽ dễ dàng bán được hàng hơn và nắm được những thuận lợi hơn khi bán.
Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoỏ cú khối lượng lớn, chuyên chở cự ly dài và không đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh chóng.
Khối lượng hàng hoá chuyên chở bằng đường biển quốc tế tăng nhanh liên tục với ưu thế của vận tải đường biển là vận chuyển được nhiều những mặt hàng cồng kềnh có khối lượng, trọng lượng lớn mà những ngành vận tải khác khó có thể làm được.
1.2.1.2. Vận tải biển cùng với các phương thức vận tải khác tạo thành một mạng lưới giao thông thông suốt trong vận tải hàng hoá.
a. Đối với buôn bán quốc tế.
Từ lâu, vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người, nhằm thay đổi vị trí của con người là hàng hoá từ nơi này đến nơi khác. Nhờ có vận tải con người đã chinh phục được khoảng cách không gian và đã tạo ra khả năng sử dụng rộng rãi giá trị sử dụng của hàng hoá và thoả mãn nhu cầu đi lại của con người. Do vậy, lịch sử phát triển của vận tải gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người.
Vai trò và vị trí của mỗi phương thức vận tải trong buôn bán quốc tế không giống nhau. Điều này phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của mỗi quan hệ buôn bán và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng phương thức vận tải . Để có thể đảm bảo tối đa hiệu quả của việc chuyên chở hàng hoá, cần phải nắm bắt những ưu nhược điểm của từng phương thức vận tải .
- Vận tải đường ô tô thích hợp với chuyên chở lô hàng nhỏ, trên cự ly ngắn, yêu cầu thời gian giao hàng nhanh, đặc biệt vận tải đường ô tô khá cơ động. Vận tải ô tô thích hợp với chuyên chở trực tiếp " từ kho đến kho " trên cự ly gần, đồng thời đóng vai trò hỗ trợ cho các phương thức vận tải khác.
- Vận tải hàng không đang dần dần được sử dụng rộng rãi trong buôn bán quốc tế và có một số ưu thế nhất định như tốc độ vận chuyển rất cao và an toàn. Vận tải hàng không thích hợp với chuyên chở các hàng khối lượng nhỏ, mau hỏng, hàng có giá trị cao, hàng thời vụ...Vận tải hàng không thích hợp với chuyên chở giữa các lục địa với nhau, trên cự li dài. Tuy nhiên, vận tải hàng không có nhược điểm là cước rất cao và đòi hỏi đầu tư lớn về sân bay, may bay, nhân lực. Đặc biệt, vận tải hàng không bị hạn chế khi chở hàng khối lượng lớn do năng lực chuyên chở thấp. Do đó, khối lượng hàng hoá trong buôn bán quốc tế vận chuyển bằng đường hàng không chỉ chiếm 1% mặc dù trị giá khá cao 20-30%.
- Vận tải đường sắt thích hợp với chuyên chở tất cả các loại hàng, đặc biệt hàng có khối lượng lớn. Vận tải đường sắt coi là kinh tế khi chuyên chở hàng hoỏ trờn cư ly trung bình và dài. Tuy nhiên, do những hạn chế về xây dựng nhà ga, đường ray và đặc biệt đường biển phải chạy trên đường ray nên số lượng tàu hoả vận hành cùng một lúc ít, do đó khối lượng hàng hoỏ tớnh trờn tổng thể vận chuyển không nhiều. Hơn nữa xây dựng tuyến đường sắt bị cản trở nhiều bởi yếu tố địa hình. Do những hạn chế này, vận tải đường sắt cũng chỉ đảm bảo phần nào khối lượng hàng hoá chuyên chở trong buôn bán quốc tế.
- Vận tải đường sông chỉ hạn chế ở những nơi sống lớn chảy qua biên giới các nước và có điều kiện khai thác chuyên chở như độ sâu, chiều rộng của sông, cảng sụng...Vận tải đường sông không được coi là phương thức vận tải chính chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế.
- Vận tải đường ống là phương tức vận tải đặc biệt, chỉ thích hợp với chuyên chở hàng lỏng như dầu mỡ, sản phẩm dầu mỡ, hơi đốt...Vận tải đường ống cũng có tính kinh tế cao, tuy nhiên chỉ trong trường hợp có nguồn hàng lớn.
- Cuối cùng là vận tải đường biển, đây là phương thức vận tải có đặc điểm tổng hợp, nó có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế. Đặc biệt vận tải biển thích hợp với chuyên chở trên cự li đường dài, khối lượng lớn...với hàng loạt các ưu điểm đã kể ở trên của vận tải đường biển , có thể thấy được rằng, đây là phương thức chuyên chở chủ yếu trong buôn bán quốc tế. Thực tế vận tải đường biển bảo đảm chuyên chở khoảng 80% tổng khối lượng hàng hoá trong buôn bán quốc tế và từ sau đại chiến thế giới lần thứ II đến nay, khối lượng hàng hoá chuyên chở bằng đường biển quốc tế tăng với tốc độ rất nhanh cứ sau 10 năm lại tăng lên gấp đôi.
Như vậy, vận tải đường biển là ngành vận tải chủ chốt cùng với các phương tức vận tải khác tạo thành mạng lưới giao thông thông suốt trong buôn bán quốc tế.
b. Đối với vận chuyển hàng hoá trong nước.
Ở nước ta, ra đời cùng với các phương tiện vận tải đường bộ, đường sông và đường sắt, nhưng vận tải đường biển đã góp phần quan trọng trong vận chuyển hàng hoá trong nước cũng như vận chuyển hàng hoá giữa nước ta với các nước trên thế giới (hàng hoá XNK).
Tất cả các phương thức vận tải : Đường sắt, đường biển , đường hàng không, đường sông, đường ô tô, đường ống... tạo thành hệ thống vận tải thống nhất trong một nước, một nhóm nước và trên toàn thế giới. Các phương thức vận tải có mối quan hệ mật thiết với nhau đồng thời lại có mối quan hệ rất chặt chẽ với các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống vận tải thống nhất là phối hợp hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu chuyên chở của toàn xã hội , sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành vận tải, hạ giá thành và giảm cước phí vận tải trong toàn xã hội ...trong đó vận tải đường biển chiếm một vị trí quan trọng.
1.2.1.3. Vận tải đường biển góp phần thúc đảy mối liên hệ với nước ngoài.
Đi ngược dòng lịch sử ta thấy, một đất nước, một quốc gia dù hùng mạnh đến đâu muốn phát triển hơn, văn minh hơn, giầu có hơn càng đòi hỏi phải giao lưu rộng rãi với bên ngoài, phải mở cửa rộng rãi để trao đổi, thông thương với các quốc gia khác. Sự giao lưu, trao đổi thông thương ấy được thể hiện qua sự đi lại của con người, trao đổi buôn bán hàng hoá của các quốc gia khác nhau. Mỗi giao lưu, trao đổi ấy gọi là mối liên hệ với nước ngoài, và nó được nối với nhau nhiều cầu nối mà trong đó ngành vận tải là một cầu nối. Sự di chuyển con người hàng hoá giữa các nước, các quốc gia với nhau được thực hiện qua các phương tiện vận chuyển: ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay, thuyền bố...Và từ xa xưa, con người đã biết vận dụng các phương tiện vận tải thô xơ: xe bò kéo, xe ngựa, thuyền bố...để vận chuyển hàng hoá và con người. Cho đến thời đại văn minh ngày nay, thì nhu cầu vận chuyển , di chuyển hàng hoá và con người lại càng là một nhu cầu không thể thiếu được. Sự giao lưu giữa các quốc gia đã trở thành toàn cầu hoỏ: Khụng một quốc gia nào không có sự giao lưu, trao đổi với nước ngoài. Chính vì vậy vai trò là phương tiện vận chuyển, thực hiện mối giao lưu, liên hệ với nước ngoài của vận tải ngày càng chiếm giữ vị trí số một. Bởi 3/4 trái đất chúng ta đang sống là biển cả, mà vận tải đường biển với ưu thế tuyệt đối về năng lực vận chuyển , về giá thành sản phẩm ( cước phí thấp ), càng khẳng định giá trị to lớn của nó trong giao lưu và buôn bán quốc tế.
Đối với nước ta vận tải đường biển rất quan trọng không chỉ là vận chuyển ở trong nước, giữ vai trò rất lớn trong lưu thông hàng hoá giữa các miền, vì chúng ta có thuận lợi là biển Đông ôm lấy dải đất liền tạo ra đường biển dài hơn 3.200 km chạy suốt từ Bắc đến Nam, mà vận tải đường biển giữ vai trò rất lớn, là phương tiện rất quan trọng và ngày càng có ý nghĩa chủ chốt trong giao dịch, buôn bán quốc tế. Chúng ta có chung biên giới với Trung Quốc và một số nước ASEAN. điều đó có nghĩa là chúng ta có nhờ thông qua vận tải đường biển dễ dàng thiết lập được mối quan hệ buôn bán với nước ngoài, trước hết là với Trung Quốc và ASEAN, với cùng Viễn Đông của Nga.
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, vận tải đường biển với những ưu việt của nó càng có điều kiện phát huy hết khả năng, năng lực sở trường để vươn xa hơn nữa đến cỏc vựng xa xôi của khắp các châu lục trên thế giới. Châu Phi, châu Mỹ, châu Âu, chõu Á..cỏi " nhịp " cầu liên hệ " càng lớn thì hiệu quả của " mối liên hệ nước goài " càng cao, càng góp phần làm xích lại gần nhau giữa các quốc gia không những về kinh tế mà còn về trình độ văn minh, văn hoá...
1.2.2. Vai trò
1.2.2.1. Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế và là một yếu tố không tách rời buôn bán quốc tế.
Hiện nay theo số liệu của UNCTAD, tổng khối lượng hàng hoá chuyên chở trong buôn bán quốc tế đạt tới con số hơn 7 tỷ tấn/ năm. Trong đó khoảng 80% được thực hiện thông qua vận tải đường biển . Như vạy vận tải đường biển có tác dụng rất lớn thúc đẩy buôn bán quốc tế. Quy mô trao đổi phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng yếu tố giao thông là trước tiên. Chúng ta thấy rằng ở đâu là đầu mối giao thông thì ở đó dễ dàng hình thành nên chợ, nờn cỏc cửa hàng trao đổi, buôn bán, hay nói cách khác là ở đâu thuận lợi về giao thông thì ở đó dễ dàng trở thành các trung tâm thương mại. Vì thế vận tải đường biển phát triển thì cũng đồng nghĩa với mở rộng quy mô buôn bán quốc tế. Khối lượng hàng hoá chuyển giao giữa hai nước phụ thuộc vào nhiều điều kiện: Tiềm năng kinh tế mỗi nước, sự chuyên môn hoá hợp tác trong sản xuất, phân công lao động quốc tế, tình hình chính trị. Tuy nhiên, yếu tố giao thông mà ở đây là vận tải đường biển sẽ chi phối rất lớn, nó cho phép phát huy hoặc hạn chế các tiềm năng kinh tế giữa hai nước có quan hệ trao đổi. Khoảng cách vận tải giữa hai nước có trao đổi với nhau càng ngắn thì chi phí vận tải càng giảm. Bởi vì trong buôn bán quốc tế, chi phí vận tải chiếm trung bình khoảng 10-15% giá FOB hoặc 8-9% giá CIF của hàng hoá buôn bán quốc tế. Do tiến bộ khoa học - công nghệ và năng xuất lao động trong vận tải biển quốc tế tăng lên, nên giá cước có xu hướng ngày một giảm. Điều đó càng thúc đẩy hơn nữa trao đổi buôn bán thông qua vận tải đường biển.
Chính vì vậy mà vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng trong chiến lược " khuyến khích xuất khẩu " một trong những chính sách góp phần thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển . Bởi vì các quốc gia muốn vươn mình ra thế giới, muốn chiếm lĩnh thị trường quốc tế thì phải xuất khẩu càng nhiều hàng hoá của mình, thông qua hàng hoá của mình để thể hiện ti