Đề tài Vật chất với tư cách là phạm trù trong triết học Mac – Lê nin

Vấn đề phạm trù là một trong những vấn đề cơ bản của bất kì một môn khoa học nào, đó là những khái niệm chung nhất và rộng nhất. Chủ nghĩa duy tâm coi phạm trù là những cấu tạo thuần tuý thuộc tư duy, tồn tại độc lập với thế giới khách quan. Khi định nghĩa các khái niệm, các phạm trù, các quy luật khoa học, triết học mac – xít xuất phát từ lí luận phản ánh biện chứng của chủ nghĩa duy vật cho rằng các sự vật và hiện tượng của hiện thực, các thuộc tính và quan hệ của chúng đều tồn tại ở bên ngoài và độc lập với quá trình nhận thức.

doc16 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vật chất với tư cách là phạm trù trong triết học Mac – Lê nin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài : Vật chất với tư cách là phạm trù trong triết học Mac – Lê nin LỜI NÓI ĐẦU Vấn đề phạm trù là một trong những vấn đề cơ bản của bất kì một môn khoa học nào, đó là những khái niệm chung nhất và rộng nhất. Chủ nghĩa duy tâm coi phạm trù là những cấu tạo thuần tuý thuộc tư duy, tồn tại độc lập với thế giới khách quan. Khi định nghĩa các khái niệm, các phạm trù, các quy luật khoa học, triết học mac – xít xuất phát từ lí luận phản ánh biện chứng của chủ nghĩa duy vật cho rằng các sự vật và hiện tượng của hiện thực, các thuộc tính và quan hệ của chúng đều tồn tại ở bên ngoài và độc lập với quá trình nhận thức. ‘‘ Vấn đề học thuyết về vật chất và cấu tạo của vật chất. Đó là một phương tiện tốt để chống lại các ‘‘nọc độc’’ cần gọi chủ nghĩa duy tâm và thuyết không thể biết là ‘‘nọc độc’’. (V.I Lê nin : Toàn tập) Phạm trù vật chất bao gồm tất cả các nét chung của mọi phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nó phản ánh bản chất của hiện thực. Phạm trù vật chất bao gồm tất cả các nét chung của mọi phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nó phản ánh bản chất vật chất của hiện thực. Phạm trù vật chất có ý nghĩa quan trọng vè nhận thức luận vì nó phản ánh nguồn gốc nhận thức, do đó xác định và chỉ đạo công việc nghiên cứu của tất cả các vấn đề khác của nhận thức. Phạm trù vật chất giữ một vị trí quan trọng so với các phạm trù khác của Triết học Mác – Lê nin, trước hết vì nó xác định rằng thế giới quan Mác – xít là thế giới quan duy vật, phép biện chứng Mác – xít là phép biện chứng duy vật và lí luận phát triển xã hội của chủ nghĩa Mác là lí luận duy vật. Trong khi phản ánh bản chất vật chất của thế giới bao gồm cả tự nhiên và khoa học, phạm trù vật chất gắn bó chặt chẽ với khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Muốn nêu bật được nội dung triết học sâu sắc của phạm trù vật chất cần nghiên cứu lịch sử phát triển của nước, phân tích rõ nó đã được phong phú thêm cùng với sự phát triển của triết học duy vật và khoa học tự nhiên, đồng thời nó được kết tinh lại trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm như thế nào. Việc nghiên cứu sự phát triển của phạm trù vật chất trong lịch sử triết học đã làm cho sự hiểu biết của chúng ta về lí luận nhận thức chủ nghĩa duy vật biện chứng thêm phong phú. Phải nói rằng định nghĩa của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất với tư cách là một phạm trù triết học là sự tổng kết, sự tóm tắt về mặt lí luận, sự đúc kết toàn bộ lịch sử triết học và khoa học tự nhiên, toàn bộ lịch sử đấu tranh của chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm, phép siêu hình và thuyết không thể biết. Lần đầu tiên triết học Mác – xít đã giải đáp một cách rõ ràng vấn đề khác nhau giữa vật chất với tính cách là một phạm trù triết học với các khái niệm phản ánh các thuộc tính nhất định và cấu tạo của vật chất, cũng như vấn đề liên hệ giữa khái niệm vật chất của triết học và các quan niệm cụ thể của khoa học tự nhiên về dạng riêng biệt của vật chất. NỘI DUNG I.Phạm trù vật chất trong thời kì cổ đại Quan điểm về vật chất trong triết học phương Đông cổ đại Điểm xuất phát và cơ sở của nhận thức là từ thực tiễn. Phạm trù triết học là kết quả hoạt động nhận thức và thực tiễn loài người. Trong quá trình lao động do quan sát nhiều lần, con người đã dần phát hiện những đặc tính mới của các sự vật xung quanh. Ấn Độ là một trong những nước đầu tiên mà triết học ra đời và bắt đầu phát triển, vào khoảng cuối thế kỉ II - đầu thế kỉ I trước công nguyên. Nhiều hệ thống triết học ấn độ trong thời gian này đã có các yếu tố duy vật và các khuynh hướng tìm ra một cách giải thích biện chứng các hiện tượng của tự nhiên, đồng thời truyền bá rộng rãi ý nghiệm về thuyết nguyên tử. Các quan điểm duy vật đầu tiên ấy đều gắn liền với việc thừa nhận một trong những dạng cụ thể của vật chất là cơ sở vật chất đầu tiên của thế giới như : Nước, lửa, không khí, ánh sáng. Các nhà duy vật khẳng định rằng thế giới vật chất phát sinh do sự kết hợp của các yếu tố vật chất do những quy luật vốn có của chúng. Quan niệm này còn mang tính chất trực quan, cảm tính khi cho rằng vật chất là tập hợp các yếu tố như : Lửa, nước, không khí, ánh sáng. Tuy nhiên nó cũng góp phần chống lại những quan điểm duy tâm, tôn giáo khi thừa nhận sự tồn tại của thần linh và các lực lượng siêu tự nhiên, đã sáng tạo ra thế giới vật chất. Cũng giống như ở Ấn độ, các quan điểm duy vật ở Trung quốc cổ đại đã hình thành cùng với sự phát triển của các tri thức khoa học tự nhiên. Các nhà bác học Trung quốc cổ đại đã đúc kết các thành tựu của nhận thức về tự nhiên và ra sức đi tìm cơ sở đầu tiên của tất cả các vật thể và các quá trình tự nhiên. Để đạt được mục đích đó họ xuất phát từ sự xem xét trực tiếp các hiện tượng của tự nhiên. Sự phát triển của chủ nghĩa duy vật chất phác ở Trung quốc cổ đại đã đạt tới một trình độ cao hơn ở Ấn độ. Ngay từ đầu thế kỉ XI và X Trước công nguyên các nhà tư tưởng của Trung quốc cổ đại đã cho rằng các nguyên tử vật chất : Nước, lửa, không khí và ánh sáng là những nguyên tố đầu tiên của thế giơi. Trong các nguyên thể vật chất ấy có hai mặt đối lập nhau : Khí dương và khí âm. Do sự tác động qua lại giữa các nguyên thể ấy, các vật thể được tạo ra và biến đổi. Thế kỉ VI đến thế kỉ IV trước công nguyên, trong lịch sử Trung quốc là thời kì đấu tranh của giai cấp gay gắt, chính trong thời kì này đã xuất hiện các trường phái triết học chủ yếu : Khổng Tử, Mặc Tử, Lão Tử.... Lão Tử đã cố chứng minh rằng vật chất là cơ sở tồn tại của thế giới, là nguồn gốc của tất cả mọi vật thể và hiện tượng, là bản chất của mọi đối tượng và quá trình. 2. Sự phát triển của các quan niệm về vật chất trong triết học Hy lạp cổ đại. Các quan điểm duy vật cổ đại về vật chất của các nhà tư tưởng phương Đông cổ đại đã được tiếp tục phát triển trong triết học Hy lạp cổ đại ra đời vào thế kỉ VI trước công nguyên. Aristot cho rằng : Vật chất là cái tạo thành tất cả mọi vật, cái đầu tiên từ đó tất cả mọi vật đều khai sinh. Theo Ta – let các vật thể riêng biệt đều là những biến thể, những sản phẩm của nước, một nguyên thể vật chất không biến đổi và không bị tiêu diệt. Thức ăn của mọi sinh vật đều ẩm ướt, hạt giống của tất cả mọi vật đều có bản chất ẩm ướt mà nguồn gốc của các vật thể ẩm ướt theo Ta-let chính là nước. Anaximen khẳng định nguyên thể đầu tiên ấy chính là không khí còn Hêraclit lại cho rằng đó là lửa. Xu hướng thống trị trong triết học duy vật thời bấy giờ là sự thừa nhận một nguyên thể vật chất dưới dạng những vật thể cảm tính cụ thể riêng biệt.Họ chỉ ra rằng trạng thái của vật chất và các đặc tính của nó đều biến đổi,nhưng bản thân nó thì không sinh ra và cũng không chết đi mà tồn tại vĩnh viễn, sự vận động của nó là một quá trình tự nhiên không phụ thuộc vào bất kì một lưc lượng siêu tự nhiên nào. Angghen đã nhận xét rằng : “ Chủ nghĩa duy vật biện chứng Hylạp cổ đại có tính thống nhất của những hiện tượng tự nhiên muôn hình muôn vẻ là một điều hiển nhiên và đi tìm tính thống nhất đó ở một cái gì hữu hình, rõ rệt ở một cái gì đặc biệt, chẳng hạn Talet đã đi tìm ở nước.” Những ngưòi sáng tạo ra thuyết nguyên tử của Hylạp cổ đại như Đêmôcrit cho rằng trong thế giới có cái tồn tại là nguyên tử. Nguyên tử là những hạt không thể phân chia,không thể thâm nhập,đồng nhất về bản chất nhưng khác nhau về hình thức .Sự hợp nhất và tách rời các nguyên tử theo trật tự khác nhau tạo nên tính muôn vẻ của vật chất. Một cống hiến quan trọng của Đêmôcrit là ông đặt vấn đề xem vật chất như một phạm trù triết học. Nhưng những người theo chủ nghĩa duy tâm như Platon thì cho rằng ý niệm là cái có trước và tồn tại vĩnh viễn, ý niệm sản sinh ra mọi hiện tượng tự nhiên, thế giới ý niệm có trước thế giới các sự vật cảm biết. Theo Platon thế giới ý niệm hoàn thiện và ưu việt hơn thế giới các sự vật cảm biết do chúng không vận động và biến đổi. Theo quan điểm của ông đối tượng của tri thức không phải là các vật thể của quá trình tự nhiên mà là những bản chất tinh thần, ông không quan tâm đến thế giới vật chất vì theo ông đó là thế giới của những hình ảnh tưởng tượng, những hình bóng. 3. Đánh giá những cống hiến của triết học cổ đại về quan niệm vật chất. Triết học cổ đại đã có những cống hiến quan trọng đối với việc phát triển học thuyết về vật chất. Các nhà duy vật cổ đại đã nêu nên những tác phẩm thiên tài về học thuyết vật chất với tính cách là phạm trù triết học và cấu tạo của vật chất. II. Quan điểm vật chất trong thời kì trung cổ và cận đại 1. Các quan điểm vật chất trong thời kì trung cổ Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm tiếp diễn trong thời kì trung cổ từ thế kỉ thứ V đến thể kỉ XIV ở cả phương Đông và Tây âu. Ở Tây âu diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy danh và chủ nghĩa duy thực. Các nhà duy danh coi các vật thể cá biệt tồn tại khách quan và được nhận biết bằng cảm giác có trước các ý niệm chung. Ngược lại, các nhà duy thực cho rằng các ý niệm chung có trước các vật thể. Các tư tưởng của phái duy danh đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhà triết học duy vật Anh như : Hop-xo và J.Lôc-cơ. Mac viết rằng : Chủ nghĩa duy danh là một trong những yếu tố chính ở các nhà duy vật Anh nói chung là sự biểu hiện đầu tiên của chủ nghĩa duy vật. 2.Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm về tính vật chất của thế giới. Các quan điểm duy vật về tự nhiên và vật chất đã được phát triển trong cuộc đấu tranh quyết liệt với hệ tư tưởng phong kiến. Trọng tâm của cuộc đấu tranh giữa khoa học và tôn giáo trong thời kì Phục Hưng là quan hệ giữa Trời và Đất. Theo quan điểm của triết học kinh viện trung cổ, Trái đất là trung tâm của vũ trụ, tuyệt đối không vận động, Trời là bản chất tồn tại của các lực lượng siêu nhiên. Việc sáng tạo ra học thuyết lấy Mặt trời làm trung tâm của thế giới, là cơ sở của thiên văn học, khoa học đã xoá bỏ ranh giới thần bí giữa Trái đất và các thiên thể. Khoa học chỉ ra rằng Trời không phải là nơi chứa các lực lượng siêu tự nhiên, nó cũng là vật chất và vận động theo quy luật bên trong vốn có của nó. Bruno đã chỉ ra rằng xét về phương diện vật chất và thực thể vật chất cũng như xét về những quy luật thống nhất đã chi phối Trời và Đất thì thế giới là thống nhất, nghĩa là tính thống nhất của thế giới ở tính vật chất của thế giới. Bruno coi vật chất là nguyên nhân và nguồn gốc của tất cả mọi hiện tượng tự nhiên, là nền tảng và cơ sở của hiện thực vì sự biến đổi của vật chất sinh ra tính nhiểu vẻ của hiện thực. 3.Vật chất là phạm trù của tồn tại khách quan. F.Bêcơn là người sáng lập ra ‘‘ Hình thức mới’’ của chủ nghĩa duy vật ở Anh. Ông đã nghiên cứu những quan điểm triết học của mình về vật chất trong cuộc đấu tranh với triết học kinh viện. Ông cho rằng đối tượng chân chính của nhận thức là vật chất, cấu tạo của vật chất và sự biến hoá của vật chất. Ông phê phán quan niệm của chủ nghĩa kinh viện, lấy các khái niệm trừu tượng làm điểm xuất phát. Đối với Bêcơn : Vật chất, tự nhiên tồn tại ở bên ngoài độc lập với ý thức và chỉ được nhận thức băng giác quan của chúng ta. Chỉ có thể hiểu được các quy luật của tự nhiên, cấu tạo của tự nhiên mới có thể nắm giữ được các lực lượng tự nhiên bắt nó phục vụ con người. Mac viết : ‘‘ở Bê cơn người sáng tạo đầu tiên ra chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy vật mạng trong mình nó những mầm mống của sự phát triển toàn diện, dù là còn dưới hình thức mộc mạc.’’ Bê cơn xuất phát từ chỗ cho rằng vật chất có tính chất hoạt động, nhiều hình vẻ và vận động là thuộc tính quan trọng của nó. Theo Bê cơn có cả thảy 19 hình thức vận động nhưng ông lại đưa tất cả về hình thức vận động chung : Vận động cơ giới. Đây là hạn chế trong quan điểm của ông về các hình thức vận động. Người sáng lập ra một trào lưu triết học khác đấu tranh chống lại học thuyết kinh viện là Đề cac tơ - nhà triết học, nhà bác học nổi tiếng của nước Pháp. Ông và những học trò của ông những người theo phái Đềcáctơ giải thích rằng thế giới chỉ xuất phát từ vật chất và vận động. Công lao vĩ đại nhất của Đề các là đã nêu lên nguyên tắc bảo toàn số lượng vận động đó là định luật bảo toàn năng lượng về mặt số lượng. Cố gắng của Đề các nhằm giải thích tất cả các hiện tượng của tự nhiên, xuất phát từ nguyên tắc thống nhất của vận động. Như thế ở Đề các tơ vật chất là sự tồn tại của tất cả mọi hiện tượng của hiện thực. Tuy nhiên Đề các tơ vẫn không thoát khỏi quan điểm siêu hình khi xem xét cấu tạo của vật chất cho rằng vật chất không tách rời với vận động cơ học. 4.Phạm trù vật chất trong triết học trong cổ điển Đức ( cuối XVIII – nửa đầu XIX) Trong triết học cổ điển Đức thì Hêghen là nhà triết học mang trong đầu nhiều nhiều tư tưởng có tính mâu thuẫn. Ông vừa là nhà duy vật nhưng cũng đồng thời là nhà duy tâm. Theo quan điểm của Hê ghen thì “một tinh thần tuyệt đối” nào đó tồn tại trước khi có tự nhiên và con người. Tinh thần là cái có trước và vĩnh viễn còn tự nhiên là cái có sau và do tinh thần sản sinh ra. Ông cho rằng toàn bộ tính nhiều vẻ của hiện tượng tự nhiên, xã hội chỉ là hiện thân của ý niệm tuyệt đối. Theo quan niệm của ông những thực tế đem lại cho chúng ta trong cảm giác không phải là hiện thực. Vật chất với tính cách là một phạm trù, ở Hê ghen được xem như một trình độ phát triển nhất định và sự tự ý thức của tinh thần tuyệt đối. ậ Hêghen các phạm trù : thực tại, tồn tại, vật thể, hiện thực khách quan đều được xem như những trình độ phát triển, trình độ nhận thức về những ý niệm tuyệt đối, những hình thức phát triển trừu tượng của tư duy thuần tuý. Ông viết rằng : “ Không có vật chất không vận động, điều đó cũng đúng như không có sự vận động nào không có vật chất” nhưng cần thấy rằng ở Hê ghen vật chất chỉ như một cái gì đó ở bên ngoài, có thể nhân thức được bằng tri giác, bằng cảm tính, còn vận động chỉ như là sự thay đổi vị trí giản đơn trong không gian, là sự lặp lại cái đã từng tồn tại. Đóng ghóp quan trọng của Hê ghen là đã phát biểu một loạt những dự đoán biện chứng có giá trị về mặt bản chất của thế giới khách quan sau này những dự đoán đó được chủ nghĩa duy vật tiếp tục phát triển thành hệ thống hoàn chỉnh. Đến thế kỉ XIX các quan điểm duy vật về vật chất đã được nhà triết học duy vật Phơ - bách phát triển. Phơ - bách bảo vệ chủ nghĩa duy vật, những quan điểm của ông về vật chất trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm, đặc biệt là chủ nghĩa duy tâm của Hê ghen. Phơ - bách khẳng định rằng : “Đặc trưng cơ bản của tồn tại khách quan, của tồn tại bên ngoài tư duy là tính cảm giác được”. Theo quan niệm của Phơ - bách thì các vật thể không những tồn tại ở bên ngoài, độc lập với tư duy mà nó còn là đối tượng tác động vào các giác quan của con người và được các giác quan phản ánh. Ông phê phán quan điểm của thuyết không thể biết ở chỗ cho rằng : “ vật tự nó là một cái trừu tượng, không có thực”. Nhưng trong khi khẳng định tính khách quan của tự nhiên, tính có thể nhận thức và tính nhiều màu vẻ của nó. Phơ - bách không nêu lên được một định nghĩa tổng hợp về phạm trù triết học vật chất. Ông đã đem đồng nhất vật chất với các dạng cụ thể của nó. Phơ - bách coi vật chất là cái đang vận động trong không gian và thời gian có thuộc tính căn bản là vận động. III. Phạm trù vật chất và vấn đề cơ bản của triết học 1. Định nghĩa vật chất với tính cách là phạm trù triết học Theo định nghĩa của Ănghen, chủ nghĩa duy vật là thế giới quan chung dựa trên cơ sở một quan niệm nhất định về quan hệ giữa vật chất và tinh thần. Vì vậy, Lê Nin đã coi sự phủ nhận vật chất là hiện thực khách quan như sự phủ nhận những cơ sở của thế giới quan Mác – xít. Phạm trù vật chất trong chủ nghĩa duy vật biện chứng không còn là khái niệm hẹp dùng để chỉ các chất, các nguyên tử, mà là khái niệm cựu kì rộng bao trùm toàn bộ thực tại khách quan. Khi định nghĩa vật chất là một phạm trù triết học, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã gác lại thuộc tính cụ thể sẵn có của các dạng cụ thể của vật chất, các mối liên hệ, quan hệ giữa các thuộc tính ấy với nhau mà nêu bật lên cái bản chất chủ yếu trong các thuộc tính ấy và tính khách quan của chúng. Bản chất của các phạm trù triết học là ở chỗ chúng phản ánh các mặt, các mối liên hệ phổ biến của các đối tượng và các quá trình của hiện thực. Công lao của C.Mác và F.Ănghen là chứng minh được rằng vấn đề quan hệ giữa ý thức với vật chất là vấn đề cơ bản của triết học, rằng giải quyết vấn đề này, xét cho cùng quyết định bản chất của mỗi hệ thống triết học, quyết định tính Đảng của người sáng lập ra hệ thống đó. Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác – Lê nin đã chứng minh rằng vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau. Vật chất tồn tại vĩnh viễn và như thế là có trước ý thức, ý thức do vật chất sản sinh ra. Ý thức là sản phẩm và kết quả phát triển của vật chất, là thuộc tính của vật chất. Vật chất là nguồn gốc và là nguyên nhân của các cảm giác, biểu tượng, tư tưởng....xem như tập hợp các hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nhờ thực hiện triệt để chủ nghĩa duy vật trong giải thích các hiện tượng của tự nhiên và xã hội nên C.Mác và F.Ănghen đã xây dựng được một cách toàn diện một trong những nguyên lý nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng là nguyên lý về tính vật chất và tính thống nhất của thế giới. Dựa vào các nguyên lý ấy và toàn bộ các tư tưởng phong phú của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đúc kết các thành tựu quan trọng nhất của khoa học sau này, khi Ănghen mất, trong những điều kiện mới, V.I Lê nin đã phát triển một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác và lần đầu tiên nêu lên trong lịch sử triết học duy vật định nghĩa sâu sắc về vật chất với tính cách là một phạm trù triết học. V.I Lênin chỉ ra rằng : Để định nghĩa phạm trù có tính vật chất không thể sử dụng những phương pháp quen thuộc trong lôgic học. Để định nghĩa vật chất phải xét nó trong quan hệ với ý thức, nghĩa là giải quyết một cách khoa học vấn đề cơ bản của triết học: Vấn đề quan hệ của ý thức với vật chất. V.I Lênin nêu lên một định nghĩa sâu sắc, triệt để và khoa học nhất về vật chất. Lênin định nghĩa rằng : “ Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, nghĩa là được cảm giác của chúng ta sao chép lại, chụp lại, phản ánh lại và tồn tại độc lập với các cảm giác ấy”. Định nghĩa mở rộng của Lê nin giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là có thể nhận thức được thế giới khách quan. Định nghĩa kinh điển này nêu ra những đặc điểm quan trọng nhất của vật chất : nó là cái có trước và có thể nhận thức được, được đem lại trong cảm giác. 2. Vật chất – vấn đề cơ bản của triết học Trong thế giới tồn tại rất nhiều những hiện tượng phong phú và đa dạng nhưng nếu khái quát lại thì có những hiện tượng thuộc về tự nhiên và những hiện tượng thuộc về tinh thần hay mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Có rất nhiều nhà triết học đi nghiên cứu về vấn đề này, giữa họ có những tranh cãi xung quanh vật chất- ý thức tạo nên hai trường phái triết học : Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Chúng ta đã biết những vấn đề cơ bản của triết học được Ănghen nêu ra một cách đầy đủ nhất trong “Lut vich Phơ - bách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”. Khi nêu ra vấn đề cơ bản của triết học Ănghen đã nêu ra cách giải quyết duy tâm của Hê ghen và chỉ ra rằng cách giải quyết theo chủ nghĩa duy tâm có nguyên nhân lịch sử do gắn liền với quan niệm chật hẹp của xã hội, quan niệm về tôn giáo. Ănghen đặc biệt chú trọng phê phán cách giải quyết của chủ nghĩa duy tâm khách quan về vấn đề cơ bản của triết học : “ Những người nào quả quyết rằng tinh thần có trước tự nhiên và do đó cuối cùng thừa nhận rằng thế giới đã được sáng tạo ra bằng cách này hay cách khác đều thuộc về phái duy tâm. Ngược lại những người nào cho rằng tự nhiên là yếu tố có trước, thì đều thuộc về các trường phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật.” Như vậy thì cách giải quyết duy vật về vấn đề cơ bản của triết học của Ănghen là nhằm chống lại tất cả các biến tướng của chủ nghĩa duy tâm đặc biệt là chủ nghĩa duy tâm khách quan. Lê nin cũng đặc biệt chú ý phê phán chủ nghĩa duy tâm chủ quan ở chỗ chủ nghĩa duy tâm cho rằng khách thể không tồn tại ở ngoài tâm trí, khách thể là những phức hợp cảm giác. IV. Tính vật chất và tính thống nhất của thế giới. 1. Tính vật chất của thế giới Trong “ Chống Đuyrinh” Ănghen viết : “ Tính thống nhấ