TCCS - Dùng tiền ngân sách, trái phiếu và vốn ODA kích cầu là một phần trong gói giải pháp của
Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và duy trì tăng trưởng trong bối cảnh nhiều nền kinh
tế lớn trên thế giới lâm vào suy thoái. Đã có nhiều kiến nghị đề xuất các giải pháp kích cầu theo
những góc độ khác nhau. Làm thế nào để sử dụng những giải pháp kích cầu đạt hiệu quả kinh tế -xã hội cao nhất đang là bài toán rất khó, cần được nghiên cứu nhiều mặt để có lời giải tối ưu
nhất.
5 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Về một số giải pháp kích cầu hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về một số giải pháp kích cầu hiện nay
10:43' 5/5/2009
TCCS - Dùng tiền ngân sách, trái phiếu và vốn ODA kích cầu là một phần trong gói giải pháp của
Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và duy trì tăng trưởng trong bối cảnh nhiều nền kinh
tế lớn trên thế giới lâm vào suy thoái. Đã có nhiều kiến nghị đề xuất các giải pháp kích cầu theo
những góc độ khác nhau. Làm thế nào để sử dụng những giải pháp kích cầu đạt hiệu quả kinh tế -
xã hội cao nhất đang là bài toán rất khó, cần được nghiên cứu nhiều mặt để có lời giải tối ưu
nhất.
1 - Một số tiêu chí đối với sự lựa chọn đối tác kích cầu
Thứ nhất, hiệu quả kinh tế - xã hội là thước đo đầu tiên trong phân bổ gói kích cầu. Biểu hiện của tiêu
chuẩn hiệu quả, một mặt, tăng của cải vật chất hữu ích cho xã hội, tăng GDP cho nền kinh tế quốc dân,
tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho doanh nghiệp và nhất là cho người
dân; mặt khác, có tác dụng lan tỏa nhanh, thúc đẩy các cân đối vĩ mô, giảm nhập siêu, giảm bội chi ngân
sách, tạo tiền đề cho cải cách thể chế, xóa bỏ độc quyền của một số doanh nghiệp, thực hiện công bằng
xã hội, tái cơ cấu nền kinh tế phù hợp với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần.
Thứ hai, kích cầu phải có trọng tâm, trọng điểm, không rải mành mành theo lối bình quân chủ nghĩa,
phân tán, manh mún.., nhưng cũng không để xảy ra tình trạng “nước chảy chỗ trũng” hoặc tái diễn tình
trạng “xin - cho”, “chạy” dự án để được ưu tiên vốn hoặc lãi suất kích cầu. Theo yêu cầu này, các lĩnh
vực trọng tâm cần ưu tiên kích cầu là những lĩnh vực có độ lan tỏa nhanh và lĩnh vực sử dụng nhiều lao
động, ngành và vùng nghèo, yếu thế, luôn gặp khó khăn vì thiếu vốn nhưng nhiều tiềm năng phát triển.
Với tiêu chí này, trọng tâm ưu tiên kích cầu hiện nay là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực
kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách
(Trường đại học Kinh tế thuộc Đại học quốc gia Hà Nội), 3 lĩnh vực có độ lan tỏa nhanh là: chế biến
lương thực, thực phẩm, chế biến hàng hóa tiêu dùng và chế biến nguyên liệu phục vụ sản xuất, xuất
khẩu.
Thứ ba, kích cầu phải phát huy tác dụng nhanh. Gói kích cầu mang tính ngắn hạn nên tiêu chí thời gian
phát huy tác dụng rất quan trọng. Nếu thời gian để triển khai các dự án kích cầu càng dài thì ý nghĩa và
tác dụng của kích cầu càng giảm.
Thứ tư, hiệu quả của gói kích cầu của Chính phủ phải đến được từng người dân, không phân biệt giàu
nghèo, nhưng trước hết là các đối tượng bị tổn thương nhiều trong khủng hoảng kinh tế, tầng lớp dân
nghèo, yếu thế ở khu vực nông thôn, lao động thất nghiệp.
Thứ năm, kích cầu được triển khai đồng bộ trên cả 2 góc độ sản xuất và tiêu dùng. Sản xuất và dịch vụ
làm tăng cung sản phẩm, còn tiêu dùng của người dân và Nhà nước tăng cầu hàng hóa và dịch vụ. ở
Việt Nam, vai trò của sản xuất và tiêu dùng trong cơ cấu GDP rất quan trọng, nên muốn tăng trưởng kinh
tế bền vững nhất thiết phải quan tâm đến cả 2 mặt sản xuất và tiêu dùng.
2 - Một số giải pháp kích cầu hiện nay ở nước ta
Trên thực tế, bất cứ một giải pháp kích cầu tầm vĩ mô nào cũng xoay quanh 2 trục sản xuất và tiêu dùng,
đều có những ưu điểm và nhược điểm, thậm chí trong nhiều trường hợp người ta không thể chọn lựa cái
tốt nhất mà bắt buộc phải chọn lựa giải pháp ít xấu hơn. Dưới đây, chúng tôi xin đề xuất một số suy nghĩ
bước đầu về giải pháp thuộc 2 nhóm kích cầu sản xuất và kích cầu tiêu dùng nhằm giải quyết “đầu vào”
và “đầu ra” của sản phẩm hàng hóa gắn với lao động, việc làm và thu nhập của dân cư trong thời kỳ suy
giảm kinh tế toàn cầu.
Về nhóm kích cầu sản xuất
Một là: Tập trung mọi nguồn lực tài chính đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
phát triển sản xuất, mở rộng dịch vụ theo hướng tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất
khẩu. Nguồn lực quan trọng nhất là vốn để đầu tư cho các ngành kinh tế, các doanh nghiệp, các hộ sản
xuất, kinh doanh dịch vụ chất lượng cao, giá thành hạ. Do vậy, kích cầu bằng giải pháp đầu tư trực tiếp
và gián tiếp thông qua hỗ trợ lãi suất ngân hàng là giải pháp quan trọng hàng đầu của Nhà nước. Trong
kích cầu đầu tư, nguồn tiền sẽ được trích từ ngân sách nhà nước về xây dựng cơ bản hằng năm, trái
phiếu Chính phủ và vốn ODA. Khuyến khích các thành phần kinh tế, doanh nghiệp tham gia, tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tư vào các lĩnh vực như xây dựng kết cấu hạ
tầng, giao thông vận tải, điện, xi-măng...
Hai là: Triển khai sớm chủ trương hỗ trợ lãi suất 4%/ năm
của Chính phủ đối với các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng
thương mại.
Hỗ trợ lãi suất vốn vay trong chương trình kích cầu nên ưu
tiên cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ để có thể tạo thêm
nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động đang thất nghiệp hoặc
lao động dư thừa ở khu vực nông thôn vốn đang thiếu việc
làm nghiêm trọng do tác động trực tiếp của suy thoái kinh tế toàn cầu.
Để làm được mỗi ki-lô-met đường, vốn đầu tư có thể lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tỉ đồng.
Chính vì quy mô lớn như vậy nên nhiều chuyên gia kinh tế đã cho rằng, đẩy mạnh việc đầu tư phát triển
đường giao thông nói riêng, hay kết cấu hạ tầng nói chung là giải pháp kích cầu hiệu quả vào lúc này.
Hiện nay, có tới 80% nguyên vật liệu để làm đường đều được sử dụng trong nước. Đồng thời, hàng
nghìn lao động và nhiều ngành hàng dịch vụ khác cũng sẽ được huy động.
Các doanh nghiệp toàn quyền quyết định vốn vay để sản xuất, kinh doanh sao cho hiệu quả nhất (tức
cũng có lợi cho nền kinh tế). Nhà nước chỉ hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay nằm trong danh mục được
hỗ trợ (hoặc nằm ngoài danh mục không được hỗ trợ) trong ý nghĩa là giúp cho các doanh nghiệp giảm
bớt gánh nặng chi phí tài chính với mục tiêu khuyến khích họ tiếp tục duy trì sản xuất, kinh doanh.
Ba là: Tập trung cao độ cho những ngành và lĩnh vực yếu thế nhưng còn nhiều tiềm năng phát triển toàn
diện, tăng trưởng cao, hấp thụ vốn nhanh, trước hết là nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Tăng cường và ưu tiên kích cầu cho nông nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn. Đầu tư cho nông nghiệp,
nông thôn cũng là một hướng cần ưu tiên cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp thông qua hỗ trợ lãi suất
tín dụng. Khu vực nông thôn, nông nghiệp, thủy sản chiếm hơn 70% dân số và lao động xã hội. Đây cũng
là khu vực ít chịu tác động trực tiếp của cuôc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nên nếu được ưu tiên đầu tư
thỏa đáng sẽ có bước phát triển mới, không chỉ tăng nhanh nông sản hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong
nước, xuất khẩu, tăng giá trị GDP bù đắp phần nào cho sự giảm sút từ công nghiệp và dịch vụ, mà còn
tạo thêm chỗ làm mới để thu hút lao động thất nghiệp (khoảng 600 nghìn người) từ thành phố, từ các khu
công nghiệp trở về nông thôn làm việc.
Các công trình cần ưu tiên là: xây dựng nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn như đường giao thông,
điện, các công trình thủy lợi lớn, hệ thống kênh mương, công trình chống úng, ngập, hệ thống đê sông,
đê biển, hỗ trợ ngư dân mua sắm tàu thuyền đánh bắt thủy sản xa bờ, nuôi trồng thủy sản xuất khẩu, hỗ
trợ nâng cấp các trạm, trại thực nghiệm, trợ cấp các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, nhập khẩu phân
bón vật tư nông nghiệp, thức ăn cho chăn nuôi để tăng nhanh chất lượng và giảm giá thành nông sản
hàng hóa nói chung, nông sản xuất khẩu nói riêng. Thực tế tình hình năm 2008 và 2 tháng đầu năm 2009
cho thấy, tập trung cho nông nghiệp cả về vốn và cơ chế, chính sách là giải pháp kinh tế có hiệu quả cao
để nước ta đứng vững trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Năm 2008, trong khi GDP của công
nghiệp và dịch vụ giảm mạnh so năm 2007 thì GDP của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn tăng
3,8% so với 3,4% của năm 2007. Sản xuất trồng trọt cả năm được mùa khá toàn diện, nhất là sản xuất
lúa. Sản lượng lúa cả năm đạt 38,6 triệu tấn, tăng 2,5 triệu tấn so với năm 2007. Nếu tính cả 4,5 triệu tấn
Kích cầu phải có trọng tâm trọng điểm,
không rải mành mành theo lối bình quân
chủ nghĩa, phân tán, manh mún... nhưng
cũng không để xảy ra tình trạng "nước
chảy chỗ trũng", hoặc tái diễn tình trạng
"xin - cho", "chạy" theo dự án để được ưu
tiên vốn hoặc lãi suất kích cầu.
ngô, sản lượng lương thực có hạt cả năm ước đạt 43,63 triệu tấn tăng 3,1 triệu tấn (7,5%) so năm 2007
và đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Lương thực bình quân nhân khẩu năm 2008 đạt 491 kg, tăng
4,6% so năm 2007 (469,5kg) dù dân số tăng thêm 1,2 triệu người. Kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản
năm 2008 vẫn đạt trên 15,5 tỉ USD.
Bối cảnh năm 2009 tuy có nhiều yếu tố tác động khó lường,
song triển vọng sản xuất nông nghiệp Việt Nam tiếp tục phát
triển và tăng trưởng ổn định. Dự báo tốc độ tăng trưởng giá
trị sản xuất nông nghiệp vẫn đạt trên 5,5%. Sản lượng lương
thực sẽ đạt cao hơn năm 2008 do giá lương thực, thực
phẩm thế giới vẫn đứng ở mức cao, nhu cầu gạo thế giới
vẫn tăng bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu lan rộng. Khủng hoảng kinh tế có thể kéo theo khủng
hoảng về cung - cầu lương thực, thực phẩm, tăng hộ nghèo, dân cư sẽ giảm tiêu dùng hàng xa xỉ, tăng
cầu lương thực, thực phẩm thiết yếu. Bằng chứng là 2 tháng đầu năm nay, lượng gạo xuất khẩu của Việt
Nam đã đạt gần 1 triệu tấn, tăng 103,6% về lượng và tăng 13,2% về kim ngạch so năm 2007. Với xu
hướng này, cả năm Việt Nam có thể xuất khẩu trên 5 triệu tấn gạo. Đối với một nước nông nghiệp như
nước ta, để hạn chế tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, duy trì tăng trưởng kinh tế, phát triển
bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, nông dân theo tinh
thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn là cơ hội để nông nghiệp
tăng tốc, nông dân có điều kiện tăng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Kết quả bước đầu của sản xuất
nông nghiệp 2 tháng đầu năm 2009 cho thấy, tuy công nghiệp và dịch vụ suy giảm, nhưng tốc độ tăng
trưởng của nông nghiệp vẫn ổn định. Vụ lúa đông - xuân ở đồng bằng sông Cửu Long được mùa và
được cả giá... Sản lượng lương thực cả năm có khả năng đạt trên 44,2 triệu tấn, tăng hơn 1 triệu tấn so
năm 2008.
Để biến triển vọng thành hiện thực, một trong những giải pháp quan trọng là tăng cường đầu tư vốn,
khoa học - công nghệ và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản thông qua gói kích cầu của Chính phủ.
Mọi giải pháp kích cầu trong nông thôn đều phải nhằm mục đích chủ yếu: phát triển nông nghiệp hàng
hóa sạch, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo việc làm mới và tăng thu nhập và cải thiện đời sống nông dân
theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa X của Đảng.
Bốn là: Tăng cường sự phối hợp của các bộ, ngành Trung
ương, các địa phương trong chỉ đạo, triển khai các biện
pháp kích cầu của Chính phủ cho sản xuất, dịch vụ. Các giải
pháp trước mắt là: Các bộ, ngành quan liên quan rà soát lại
toàn bộ các văn bản pháp luật hiện hành về đầu tư, sửa đổi
những bất cập làm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án đầu tư
kích cầu. Đối với các công trình, dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cần tiếp tục giải ngân
số vốn còn lại của năm 2008. Đối với các dự án, công trình quan trọng, cấp bách nhưng chưa bố trí được
nguồn vốn, trong đó có dự án tái định cư các khu kinh tế, các bộ, ngành, địa phương, các chủ đầu tư
khẩn trương hoàn thành các thủ tục đầu tư để xử lý nguồn vốn, kể cả việc tạm ứng ngân sách nhà nước
để thực hiện. Nghiên cứu, ban hành các văn bản pháp quy mới nhằm tiếp tục thu hút và đẩy nhanh tiến
độ giải ngân các nguồn vốn FDI và ODA, nhất là các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, các dự án đầu tư
sản xuất sản phẩm công nghệ cao có giá trị xuất khẩu lớn, những dự án giải quyết việc làm, các dự án
công trình có quy mô lớn... tiếp cận nguồn vốn giải phóng mặt bằng lãi suất kích cầu của Chính phủ...
Về nhóm kích cầu tiêu dùng
Kinh nghiệm các nước cho thấy, kích cầu tiêu dùng là một trong 2 nhóm giải pháp quan trọng để hạn chế
tác động của suy thoái kinh tế. Nhóm giải pháp đó được thực hiện bằng nhiều giải pháp cụ thể đem lại lợi
ích tức thời cho người dân cũng như tạo “đầu ra” cho sản xuất, dịch vụ. ở các nước phát triển, kích cầu
tiêu dùng được thực hiện bằng các giải pháp: miễn giảm thuế cho người nghèo, cho người nghèo vay
mua nhà trả góp với lãi suất ưu đãi, bồi hoàn thuế thu nhập cá nhân, giảm giá hàng tiêu dùng.. ở các
nước đang phát triển, các giải pháp kích cầu tiêu dùng cũng rất đa dạng và thiết thực đối với mọi tầng
Mọi giải pháp kích cầu trong nông thôn
phải nhằm mục đích chủ yếu: phát triển
nông nghiệp hàng hóa sạch, bảo vệ môi
trường sinh thái, tạo việc làm mới, tăng
thu nhập và nâng cao đời sống nông dân.
Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu
hàng hóa dịch vụ đến những thị trường
còn tiềm năng, những mặt hàng Việt Nam
có thế mạnh như nông sản với giá cả
hợp lý.
lớp dân cư trong xã hội. Trợ giá dân cư mua hàng hóa gia dụng, giảm giá hàng hóa, dịch vụ, du lịch, vui
chơi, giải trí, mở rộng hệ thống bán lẻ hàng hóa.
Năm 2009, Chính phủ Trung Quốc chi 20 tỉ nhân dân tệ (2,9 tỉ USD) hỗ trợ nông dân mua hàng điện tử
gia dụng. Đây là một phần của kế hoạch kích cầu trong nước với mục tiêu đạt mức doanh thu 150 tỉ NDT
(22 tỉ USD) từ bán hàng điện tử gia dụng ở khu vực nông thôn. Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh
hưởng tới khả năng xuất khẩu khiến Trung Quốc phải hướng trọng tâm tiêu thụ hàng hóa vào thị trường
trong nước, đặc biệt là khu vực nông thôn. Để đạt được mục tiêu chuyển hướng này, thời gian qua,
Chính phủ Trung Quốc đã quyết định trợ giá cho nông dân và nâng cấp hệ thống bán lẻ ở vùng nông
thôn. Trong năm 2009, Trung Quốc có kế hoạch lập thêm 150.000 cửa hàng bán lẻ, xây dựng 1.000
trung tâm phân phối hàng hóa và 200 khu chợ bán buôn nhằm hoàn thiện hệ thống bán hàng tại khu vực
nông thôn, tạo điều kiện cho người nông dân mua được các sản phẩm đạt chất lượng và đúng giá. Hiện
tại, Trung Quốc đó có 260.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống bán
hàng ở khu vực nông thôn, Trung Quốc ước tính sẽ tạo được trên 1 triệu việc làm mới cho người lao
động.
Ở Việt Nam, tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và tạo điều kiện
thuận lợi để thúc đẩy phát triển theo xu hướng nhanh và bền vững. Tuy nhiên, trong khi sức cầu tiêu
dùng của dân cư đang ở mức rất thấp bởi tâm lý lo ngại về suy thoái kinh tế diễn ra khắp mọi nơi, càng
dẫn đến việc người dân găm giữ các tài sản có giá, tiết kiệm chi tiêu. Hệ quả là, dù hàng hóa có rẻ đến
mấy, doanh số và sản lượng bán ra của nhiều doanh nghiệp thương mại vẫn không tăng. Tổng mức lưu
chuyển hàng hóa năm 2008 chỉ tăng 6,5% (đã trừ yếu tố trượt giá do lạm phát), 2 tháng đầu năm 2009
cũng tăng rất chậm. Thực tế và khả năng chấp nhận chi trả của người dân cũng thấp và sức mua này
vẫn còn một khoảng cách khá xa so với tiềm năng thị trường. Vì vậy, kích cầu tiêu dùng hiện nay ở nước
ta có thể và cần thiết phải có các giải pháp thích hợp:
Một là: Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành liên quan cần thực hiện các biện pháp phát triển
mạng lưới phân phối, mở rộng hệ thống bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là ở khu vực vùng sâu, vùng
xa để tạo điều kiện thuận lợi cung cấp các mặt hàng vật tư tiêu dùng thiết yếu. Tiếp tục điều hành giá
theo cơ chế thị trường đối với các mặt hàng điện, than, nước sạch, cước vận chuyển xe buýt.. nhưng
bảo đảm nguyên tắc tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và doanh
nghiệp. Xây dựng đề án phát triển hệ thống phân phối các mặt hàng thiết yếu, trong đó tập trung các mặt
hàng lương thực, xăng dầu, phân bón, sắt thép, xi-măng và thuốc chữa bệnh; chống gian lận, đầu cơ,
gây mất ổn định thị trường. Tăng cường các biện pháp quản lý thị trường, giá cả, chất lượng hàng hóa...;
xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là kinh doanh trái
phép, trốn thuế, liên kết độc quyền... Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức các đợt hạ giá bán hàng
hóa và dịch vụ du lịch, vận tải hành khách, hàng hóa để kích thích tiêu dùng, liên tục trong năm, không
phân biệt ngày lễ hay ngày thường.
Hai là: Để kích cầu tiêu dùng một cách thiết thực đối với toàn xã hội, nên chăng cần nghiên cứu lùi thời
hạn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, tạm thời miễn thuế VAT đối với một số hàng hóa và dịch vụ
sản xuất trong nước. Giải pháp này tuy có ảnh hưởng nhất định đến giảm nguồn thu ngân sách nhà
nước, song lại có tác dụng tích cực đối với yêu cầu kích thích sản xuất và tăng sức mua của dân cư, kích
cầu tiêu dùng nhanh và hiệu quả. Việc hỗ trợ lãi suất 4%/năm của Chính phủ đang triển khai có thể giúp
kéo được phần nào giá thành sản phẩm của nhiều hàng hóa, dịch vụ xuống thấp. Song, sức mua của
người dân lại phụ thuộc lớn vào thu nhập thực tế của họ, ngân sách gia đình nên miễn giảm thuế cũng là
một giải pháp tương tự như tăng tiền lương tối thiểu có tác dụng kích thích tiêu dùng trong bối cảnh chưa
thực hiện cải cách tiền lương.
Ba là: Nghiên cứu kích cầu tiêu dùng khu vực nhà nước. Chính phủ cũng nên là một đối tượng tiêu dùng
để kích cầu tiêu dùng. Tiêu dùng của xã hội luôn gắn chặt với tiêu dùng của Chính phủ. Bởi vậy, trong
giai đoạn khó khăn, chi tiêu của Chính phủ càng cần thiết, có thể sẽ tạo ra công ăn việc làm, kéo theo
nhiều ngành hàng dịch vụ phát triển theo, nhiều công trình hạ tầng được xây dựng. Tựu trung là đẩy
mạnh được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cho nhiều lĩnh vực, điển hình là xi-măng, sắt thép, vận tải, lương
cho người lao động... Chính phủ cần tăng thẩm quyền quyết định đầu tư trong việc thực thi quyền chỉ
định thầu, hoặc đấu thầu đối với từng loại công trình: giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, giao thông nông
thôn, chương trình xóa đói, giảm nghèo, an ninh quốc phòng...
Bốn là: Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ đến những thị trường còn tiềm năng,
những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như nông sản với giá cả hợp lý trong giai đoạn hiện nay. Song
song với kích cầu tiêu dùng trong nước, cần mở rộng thị trường xuất khẩu ra thị trường các nước ít chịu
ảnh hưởng của suy thoái kinh tế như Trung Quốc, các nước châu á, châu Phi, Trung Đông... Trung Quốc
là thị trường lớn, lại có trên 1.000 km đường biên giới chung với Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu năm
2008 hơn 1.000 tỉ USD, trong đó có 4.536 triệu USD từ Việt Nam (xuất khẩu sang Việt Nam là 15,65 tỉ
USD). Năm 2009, Trung Quốc đặt kế hoạch đạt tăng trưởng kinh tế 8%, gói kích cầu gần 600 tỉ USD. Vì
vậy, theo dự báo tác động của khủng hoảng kinh tế đối với Trung Quốc không nghiêm trọng như các
nước Âu - Mỹ. Năm 2008 nhiều mặt hàng Việt Nam đã chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc, như cao su
hơn 1 tỉ USD, than đá 742 triệu USD, dầu thô 603 triệu USD, máy vi tinh và linh kiện 274 triệu USD. Nhu
cầu các mặt hàng này hiện vẫn còn rất cần với Trung Quốc và Việt Nam lại có nhiều tiềm năng. Các mặt
hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là hàng công nghiệp mà Việt Nam có khả năng sản xuất với giá
cạnh tranh. Do đó phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc theo hướng tăng kim ngạch
xuất khẩu, giảm nhập khẩu bằng sản xuất và tiêu dùng hàng công nghiệp trong nước để giảm nhập siêu
(năm 2008 Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc trên 11,1 tỉ USD) là giải pháp quan trọng để góp phần ổn
định kinh tế vĩ mô như tiêu chí kích cầu của Chính phủ. Mở rộng thị trường xuất khẩu gạo sang Phi-lip-
pin, In-đô-nê-xi-a cũng là giải pháp có tính khả thi vì nhu cầu lương thực của những nước này năm 2009
dự báo sẽ tăng so 2008. Giải pháp để mở rộng thị trường xuất khẩu, giảm nhập khẩu là các ngành,
doanh nghiệp sản xuất trong nước cần nhanh chóng đổi mới mẫu mã, quy trình công nghệ, ứng dụng
rộng rãi tiến bộ khoa học - kỹ thuật để tăng chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, giảm chi phí trung
gian, từ đó tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Năm là: Sớm triển khai chương trình của Chính phủ về “Xây