Có thể nói rằng, chưa bao giờ vấn đề giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ em lại được đặc biệt quan tâm như hiện nay. Trên phạm vi toàn thế giới, vấn đề trẻ em trở nên cấp thiết giữa lúc những cuộc chiến tranh bạo lực, xung đột vũ trang, vấn đề môi trường sinh thái, thiên tai, dịch bệnh, nghèo đói, ma tuý. đe doạ đến sự phát triển bình thường của trẻ em.
Ở Việt Nam, trẻ em luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt. Người Việt có truyền thống “kính già, yêu trẻ”, cũng tâm niệm rằng “trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, do vậy luôn làm “tất cả vì con em chúng ta”. Khi kinh tế-xã hội phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao, chúng ta càng có điều kiện quan tâm hơn đến việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục cho trẻ.
Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam quan niệm rằng: chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Trong sự nghiệp đó, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là vai trò giám sát xã hội phát hiện và tuyên truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến, các ý tưởng và hành vi tốt đẹp vì trẻ em.
Để không ngừng nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của báo chí trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, việc nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết, trao đổi, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp giữa những người làm báo và những người quan tâm là hết sức cần thiết. Nhiều cuộc hội thảo báo chí lớn nhỏ về đề tài trẻ em đã được tổ chức, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà báo. Các tạp chí lý luận chuyên ngành cung ít nhiều đề cập đến vấn đề kỹ năng và kinh nghiệm của nhà báo viết cho trẻ em.
Trong khuôn khổ một niên luận khoa học dành cho sinh viên, người viết mong muốn được trao đổi và chia sẻ những hiểu biết và phát hiện của mình qua nghiên cứu về đề tài báo chí viết cho trẻ em, cũng như qua việc khảo sát một số tác phẩm báo chí tiêu biểu. Người viết rất mong nhận được sự góp ý cụ thể và chân thành của quý thầy cô và các bạn về nội dung và hình thức của bản niên luận. Những ý kiến và bổ sung của các bạn xin gửi về địa chỉ: .Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội, 336 Nguyễn Trãi- Thanh Xuân- Hà Nội hoặc email: .
18 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2273 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Về phương pháp giáo dục trẻ em trong nhà trường, gia đình và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Có thể nói rằng, chưa bao giờ vấn đề giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ em lại được đặc biệt quan tâm như hiện nay. Trên phạm vi toàn thế giới, vấn đề trẻ em trở nên cấp thiết giữa lúc những cuộc chiến tranh bạo lực, xung đột vũ trang, vấn đề môi trường sinh thái, thiên tai, dịch bệnh, nghèo đói, ma tuý... đe doạ đến sự phát triển bình thường của trẻ em.
Ở Việt Nam, trẻ em luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt. Người Việt có truyền thống “kính già, yêu trẻ”, cũng tâm niệm rằng “trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, do vậy luôn làm “tất cả vì con em chúng ta”. Khi kinh tế-xã hội phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao, chúng ta càng có điều kiện quan tâm hơn đến việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục cho trẻ.
Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam quan niệm rằng: chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Trong sự nghiệp đó, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là vai trò giám sát xã hội phát hiện và tuyên truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến, các ý tưởng và hành vi tốt đẹp vì trẻ em.
Để không ngừng nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của báo chí trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, việc nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết, trao đổi, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp giữa những người làm báo và những người quan tâm là hết sức cần thiết. Nhiều cuộc hội thảo báo chí lớn nhỏ về đề tài trẻ em đã được tổ chức, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà báo. Các tạp chí lý luận chuyên ngành cung ít nhiều đề cập đến vấn đề kỹ năng và kinh nghiệm của nhà báo viết cho trẻ em.
Trong khuôn khổ một niên luận khoa học dành cho sinh viên, người viết mong muốn được trao đổi và chia sẻ những hiểu biết và phát hiện của mình qua nghiên cứu về đề tài báo chí viết cho trẻ em, cũng như qua việc khảo sát một số tác phẩm báo chí tiêu biểu. Người viết rất mong nhận được sự góp ý cụ thể và chân thành của quý thầy cô và các bạn về nội dung và hình thức của bản niên luận. Những ý kiến và bổ sung của các bạn xin gửi về địa chỉ: …..Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội, 336 Nguyễn Trãi- Thanh Xuân- Hà Nội hoặc email:….
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn đã rất nhiệt tình giúp đỡ cho sự hoàn thành của bản niên luận, cùng toàn thể các thầy cô trong khoa Báo chí đã nhiệt tình truyền dạy kỹ năng và kiến thức cho em trong suốt thời gian qua.
Hà Nội,
NỘI DUNG
1. Báo chí với trẻ em
Với phương châm “Vì con em chúng ta”, “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, có thể nói rằng, toàn xã hội đang nỗ lực phấn đấu để đáp ứng những nhu cầu trong đời sống vật chất và tinh thần của trẻ em. Ngay trong lĩnh vực truyền thông, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, báo chí phục vụ trẻ em ngày càng phát triển. Trên 300 triệu bài báo, tạp chí và hàng ngàn chương trình phát thanh, truyền hình dành cho trẻ em được sản xuất hàng năm, phản ánh những vấn đề bức xúc trong đời sống của trẻ và sự quan tâm chăm sóc bảo vệ trẻ em của toàn xã hội.
Các báo và tạp chí trung ương bao gồm: nhóm các ấn phẩm của Báo Nhi đồng, Báo Thiếu niên tiền phong, Hoa học trò, tạp chí Tuổi xanh, chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi (Đài THVN), chương trình phát thanh thiếu nhi (Đài Tiếng nói Việt Nam), Hãng phim hoạt hình, Nhà xuất bản Kim Đồng...
Ngoài ra, còn có 3 kênh truyền thông dành riêng cho việc vận động toàn xã hội chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Đó là Tạp chí Vì trẻ thơ, Chương trình phát thanh “Vì trẻ em Việt Nam” (Đài Tiếng nói Việt Nam) và chương trình truyền hình “Vì trẻ em” phát trên sóng VTV1 của Đài THVN.
Nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã có báo dành riêng cho các em như Khăn quàng đỏ, Rùa vàng, Mực tím (thành phố Hồ Chí Minh), Sức sống Măng Non, Măng Non, Búp trên cành...
Nhiều đài phát thanh, truyền hình địa phương đã xây dựng các chương trình dành riêng cho trẻ em. Một số tờ báo Đảng ở các tỉnh, thành phố đã có trang báo dành riêng cho trẻ em như Báo Hà Nội mới, Báo Hà Tây, ... Báo Thanh Niên có trang “Vườn tuổi thơ” dành cho các em.
...Lòng yêu trẻ em, mong muốn được làm nên những món ăn tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển nhân cách thế hệ trẻ là những tình cảm đáng được trân trọng và khích lệ. Chúng ta hi vọng và tin tưởng điều đó ở các nhà báo của chúng ta.
2. Các nhóm đề tài thường gặp
Viết cho trẻ em là một chủ đề đặc biệt phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều đề tài khác nhau. Tuy nhiên có thể đề cập tới những nhóm đề tài cụ thể sau:
a, Nhóm các vấn đề điển hình tiên tiến:
Điển hình tiên tiến bao gồm các nhà mở, nhà tình thương, các trường học đặc biệt, các nhà hảo tâm; các UBBV&CSTE các cấp (huyện, tỉnh, thành phố), các tổ chức đoàn thể xã hội khác...Đây là những điển hình tiên tiến trong công tác chăm sóc, bảo vệ và giấo dục trẻ em. Báo chí tiếp cận nhóm đối tượng này và mô tả những hoạt động của nó. qua đó, nêu lên những kinh nghiệm, bài học, cách thức tốt nhất trong việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em. cũng do đó trẻ em tin tưởng hơn vaò bản thân và sự quan tâm, chăm sóc của xã hội.
b, Nhóm đề tài mô hình mới, nhân tố mới:
Báo chí phát hiện và biểu dương những mô hình độc đáo, những nhân tố mới trong công tác giáo dục, bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Một thầy giáo đã về hưu mở lớp học tình thương cho trẻ em nghèo, một nhóm sinh viên tình nguyện mở các lớp dạy văn hoá cho trẻ em đường phố... đều là những hình ảnh đẹp cần được đưa lên trang báo. Cái hay của nhóm đề tài này là giới thiệu được tới đông đảo bạn đọc là trẻ em và những người quan tâm, từ đó cổ vũ và nhân rộng.
c, Nhóm vấn đề trẻ em hoàn cảnh đặc biệt:
Tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng sức lao động, trẻ thất học, trẻ vi phạm pháp luật, trẻ bị tật nguyền, suy dinh dưỡng, trẻ bị nhiễm HIV/AIDS... là những vấn đề mẫn cảm, gây nhức nhối trong xã hội. Báo chí viết về đề tài này phải phản ánh được thực trạng cũng như hướng tới những giải pháp tích cực nhằm góp tiếng nói chung vận động từng cá nhân, từng gia đình, các cơ quan chức năng và nhiều tổ chức xã hội khác cùng tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề trên.
d, Nhóm đề tài về phương pháp giáo dục trẻ em trong nhà trường, gia đình và xã hội:
Báo chí cùng với nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội cung cấp kiến thức và các kỹ năng cuộc sống cho trẻ em, giúp trẻ em và mọi công dân trong xã hội có ý thức về quyền trẻ em. Đồng thời, báo chí còn làm nhiệm vụ tư vấn, cung cấp những thông tin, bài học và phương pháp giáo dục trẻ trong gia dình, nhà trường..vv..
Ngoài ra, còn có quan niệm chia các đề tài thành 2 nhóm chính:
* Nhóm các bài viết nặng về phát hiện và ca ngợi nhằm nhân rộng các yếu tố tích cực trong trẻ em và phong trào bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong cộng đồng.
* Nhóm phê phán cái thiếu, cái tiêu cực, những thói hư tật xấu của trẻ em và công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
Việc chọn đề tài, phát hiện vấn đề và thể hiện thành tác phẩm báo chí dành cho trẻ em với đề tài thích hợp tuỳ thuộc vào mục tiêu tác động và đối tượng cụ thể của từng sản phẩm báo chí, từng thời điểm tuyên truyền cụ thể; tuỳ thuộc vào tài năng và tâm huyết của người viết báo.
3. Chi tiết, ngôn ngữ, bố cục tác phẩm
3.1 Chi tiết
Chi tiết là yếu tố quan trọng của tác phẩm báo chí, thể hiện chính xác và thuyết phục chủ đề của bài viết. Những chi tiết bất ngờ được kết nối liên tục với nhau đem lại cảm giác thích thú, cuốn hút cho người đọc. Vì thế, việc sử dụng chi tiết trong tác phẩm. Báo chí như một kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp là điều cần quan tâm.
Chúng ta đều biết trẻ em có khả năng bắt chước rất mạnh mẽ, đồng thời cũng không có khả năng phân tích, chọn lọc thông tin như người lớn. Do vậy, lựa chọn chi tiết nào cho trẻ em cũng như vẽ nét bút nào lên tờ giấy trắng.
Khi đưa ra những chi tiết mới lạ, hấp dẫn, mô tả một hành động đáng để nêu gương cho trẻ, người làm báo đã nêu ra một “tấm gương mới”, “ một lời chỉ dẫn cụ thể” cho trẻ em. Từ đó, trẻ có hành động bắt chước tích cực, hình thành những ý nghĩ tốt đẹp, những hành động cao cả, hướng thiện, có tác động tốt đến nhân cách trẻ em.
Tuy nhiên, cũng cần tính đến trường hợp trẻ em hiện nay không chỉ tiếp cận với những sản phẩm báo chi dành cho thiếu nhi mà còn tiếp cận với cả báo chí dành cho người lớn. những thông tin không lựa chọn, nhất là những chi tiết về bạo lực, tình dục...có thể gây tác động xấu đến trẻ em. Nếu những chi tiết như vậy bị lạm dụng và xuất hiện tràn lan, mô tả quá ấn tượng, quá kỹ lưỡng sẽ dẫn đến hành động vô thức ở trẻ. Có thể chỉ trong thời gian ngắn trẻ bột phát những hành động xấu, những quan niệm xấu mà người lớn khó nhận biết và giáo dục kịp thời.
3.2 Ngôn ngữ và thể loại
Ngôn ngữ là phương tiện chuyển tải nội dung thông tin quan trọng và hiệu quả nhất của một tác phẩm báo chí. Khi bắt tay vào xử lý tư liệu để hoàn thành một tác phẩm báo chí, phóng viên bao giờ cũng lưu ý đến ngôn ngữ thể hiện. Ngôn ngữ thể hiện tác phẩm báo chí dành cho trẻ em cũng có đặc trưng riêng.
Nhà báo Phạm Thành Long –Tổng biên tập Báo Thiếu niên tiền phong viết: “Viết cho thiếu nhi phải có giọng điệu khác với người lớn, đặc biệt là không rao giảng, lý thuyết suông. Các nhà báo khi viết cho trẻ em cần nghĩ theo cách nghĩ của các em, nói lời nói của các em, đi sâu khai thác khía cạnh tâm lý, ngôn ngữ của các em. Cần tăng sự hóm hỉnh, ngôn ngữ đời thường một cách có chọn lọc”.
Ngôn ngữ thể hiện tác phẩm báo chí dành cho trẻ emluôn gắn với từng loại hình báo chí, từng thể loại báo chí và đặc biệt là phụ thuộc vào đặc điểm nhận thức, tình cảm và khả năng cảm thụ ngôn ngữ của từng lứa tuổi cụ thể, từng nhóm đặc thù trong thế giới trẻ thơ.
Với trẻ em ở độ tuổi mầm non, ngôn ngữ nói đang hình thành và hoàn thiện dần, việc sử dụng tiếng Việt, đặc biệt là ngôn ngữ nói trong các chương trình phát thanh, truyền hình một cách trong sáng cụ thể đi kèm với tranh minh hoạ, hình ảnh, tiếng động là hết sức cần thiết. Điều đó tạo ra tác động tích cực và lành mạnh trong đời sống tinh thần của trẻ, đồng thời củng cố và hoàn thiện hơn vốn từ tiếng Việt và khả năng sử dụng ngôn ngữ nói cho các em...Báo chí cũng cần quan tâm đến vấn đề này ở trẻ chậm khôn ở các độ tuổi cao hơn, trẻ em miền núi, vùng sâu, vùng xa, do khó khăn hơn trong giáo dục và giao tiếp bằng tiếng Việt.
Ở nhóm tuổi mầm non, hình thức thể hiện tác phẩm báo chí chủ yếu là các bài viết dưới dạng kể chuyện như: chuyện cổ tích mang ý nghĩa giáo dục, các tấm gương tốt trong cuộc sống, các truyện tranh; các chương trình ca nhạc, phim hoạt hình, đặc biệt là các trò chơi cho trẻ. Thông qua đó, trẻ em bước đầu hình thành cảm xúc thẩm mỹ, có được một số hiểu biết nhất định về xã hội. Đây là những tiền đề quan trọng tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận một cach dễ dàng với những yêu câù và chuẩn mực xã hội.
Trẻ em ở lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, sự tham gia của các thể loại báo in đã chiếm một vị chí quan trọng. Các em đặc biệt thích các thể loại như: phóng sự điều tra, toạ đàm, trò chơi( phát thanh - truyền hình), tiểu phẩm, vui cười... Các dạng như: thư tâm sự, tư vấn, kể chuyện được sử dụng trên báo chí dành cho trẻ em có tác dụng tích cực vì nó phù hợp với đặc điểm tâm lý của nhóm tuổi này. Thông qua đó, nhà báo cũng có được cơ hội lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các em do vậy mà điều chỉnh nội dung, phương thức tác động phù hợp. Ngoài ra, loại bài nêu gương người tốt việc tốt có tác dụng giáo dục cao cũng cần được chú trọng khai thác trong các sản phẩm báo chí cho trẻ em. Chương trình dành cho thiếu nhi của Đài tiếng nói Việt Nam hiện nay xuất hiện khá phổ biến các bài ký chân dung người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến... Việc đó đã góp phần tạo nên thế mạnh của chương trình.
Ở lứa tuổi thiếu niên, các bài viết theo thể chính luận, các câu triết lý, các danh ngôn về cuộc sống được các em tìm đến và ưa thích. Có thể thấy rằng, ngôn ngữ triết lý, tự sự, bình luận và hài hước là rất phù hợp và dễ có tác động tích cực với nhóm tuổi này. Việc hình thành lý tưởng, đạo đức, niềm tin của trẻ sẽ đi theo hướng tích cực nếu có được sự quan tâm hướng dẫn thực sự của báo chí.
Nói tóm lại, có thể nêu ra tiểu kết:
* Ngôn ngữ được sử dụng phải gắn bó với đời sống của trẻ và với từng thể loại bài viết.
* cách diễn đạt trong sáng, giản dị, dễ hiểu, có tính cảm xúc cao, đặc biệt là sự hóm hỉnh, hài hước thể hiện lòng lạc quan, yêu cuộc sống... là cách viết thu hút và thích hợp cho trẻ.
3.3 Bố cục tác phẩm:
Bố cục một tác phẩm báo chí cũng giống như cái tứ của một bài thơ. Bố cục hay, lạ, có nhiều điểm bất ngờ càng tạo sức thu hút và hứng thú cho người đọc.
Một bài viết có bố cục như vậy sẽ có sức hút với người đọc trước hết ở đầu đề và phần dẫn.Đầu đề (còn gọi là tít báo) cần gợi sự tò mò và lôi cuốn người đọc.
Ngoài cách đặt đầu đề và cách lôi cuốn bạn đọc ngay ở đầu bài, một bài viết cho trẻ em cũng cần có những đầu đề phụ hấp dẫn để người đọc tiện theo dõi.
Trong mỗi bài viết, nhất là các bài nêu gương người tốt, các phong sự điều tra, ảnh kèm bài cũng đóng vai trò quan trọng. ảnh góp phần làm cho tác phẩm hấp dẫn hơn cả về nội dung và hình thức, thể hiện hiệu quả ý đồ của tác giả.
Bố cục tác phẩm chặt chẽ, đơn giản, mang lại nhiều thuận lợi cho người đọc.Với người đọc là trẻ em, điều này càng đúng. Không nên quá tham nhiều vấn đề trong một bài viết mà gây khó khăn cho trẻ em. Nên nêu vấn đề một cách dễ hiểu, phân tích một cách hình ảnh, lôgic hiện trạng và nguyên nhân dẫn đến hiện trạng đó. Thông qua đó, trẻ em có được những hiểu biết mới, những cách nhìn mới về thế giới xung quanh và bản thân mình. Các em sẽ tự biết rút ra cho mình những bài học về hành vi ứng xử, mục tiêu tu dưỡng, những suy nghĩ, tình cảm trong cuộc sông và hướng tới tương lai.
Một bài viết cho trẻ em chưa nhất thiết phải nêu giải pháp. Nhà báo Kim Cúc- Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh viết: “Nhà báo phát hiện vấn đề, nhà báo nêu ra và phân tích nó, nguyên nhân của nó để trẻ em hiểu và suy nghĩ, hành động tích cực. Như vậy đã là điều rất quý”.
Bố cục tác phẩm chính là kết cấu câu chuyện nói với các em. Mỗi lứa tuổi, mỗi hoàn cảnh, mỗi vấn đề giao tiếp là cơ sở để có các kết cấu khác nhau. Vì vậy, bố cục càng linh hoạt và bất ngờ bao nhiêu, tác phẩm báo chí càng có sức hấp dẫn và có sức tác động bấy nhiêu.
4. Tồn tại và giải pháp
4.1 Tồn tại và giải pháp
Có thể thấy rằng, phương châm “Tất cả vì con em chúng ta”, “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” đã thể hiện quyết tâm và nỗ lực chung của toàn xã hội đối với sự nghiệp trồng người.
Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của trẻ em thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng vẫn còn nhiều điều đáng nói.
Chẳng hạn, không ít trẻ em hiện nay vẫn chưa có sách báo để đọc, chưa thường xuyên được xem các chương trình phát thanh, truyền hình dành cho mình. Đó thường là các trẻ em nghèo, hoặc ở vùng sâu, vùng xa, không có điều kiện tiếp cận. Hoặc cũng có trường hợp trẻ em phải chịu nhiều áp lực học hành, học nhiều quá, nặng quá mà không có thời gian chơi, đọc sách báo, nghe - xem các chương trình cho thiếu nhi. Lỗi cuối cùng là do năng lực đáp ứng của các cơ quan báo chí còn hạn chế.
Giải pháp cho vấn đề này, ngoài việc giáo dục nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò của truyền thông đại chúng trong việc hình thành nhân cách của trẻ em thì Nhà nước và các tổ chức xã hội đóng vai trò quyết định trong việc hình thành hệ thống chính sách đồng bộ, đủ sức “cung ứng” sản phẩm truyền thông đại chúng cho trẻ em một cách đầy đủ và chất lượng.
Một điều dễ nhận thấy hiện nay là chất lượng các ấn phẩm và chương trình tuy có cải thiện nhưng vẫn còn bất cập. Nội dung còn đơn điệu, nghèo ấn phẩm xấu. Trong khi đó, một ấn phẩm báo chí cho trẻ em yêu nàn, hình thức cầu trước tiến là phải được in ấn chất lượng cao, giấy đẹp, nhiều màu...
Có một thực tế là, do phải đối mặt với cơ chế thị trường nên các cơ quan báo chí phải tính toán sao cho các em đủ tiền mua báo mà mình cũng không bị lỗ. Vì thế, trong số các ấn phẩm báo chí cho trẻ em hôm nay, dường như rất ít được đầu tư cho phần hình thức ngoài Nhi Đồng, Hoạ Mi v.v... Điều này có vẻ trái ngược với những vấn đề lí luận của báo chí.
Đó là chưa kể một số sách truyện cho trẻ em còn nhiều điều đáng bàn cả về nội dung lẫn hình thức. Nội dung nhiều sách chạy theo truyện kiếm hiệp, thám hiểm, đề cao anh hùng cá nhân... Hình thức thì giấy xấu nhất, in kém nhất... để kinh doanh có lãi nhất. Đây là hướng tấn công “độc hại” cả tinh thần và thể chất của trẻ em. Nhiều trẻ em vì qua ham loại truyện này mà để rơi vào tình trạng tính khí thất thường, ưa đánh đấm bạo lực hoặc uỷ mị, sướt mướt. Một số khác dễ bị cận thi hoặc giảm thị lực.
Để nâng cao chất lượng báo chí cho trẻ em, chúng ta mong đợi nhiều vào tâm huyết của người viết. Muốn vậy cần giải quyết tốt hơn nữa chế độ nhuận bút báo chí cho trẻ em để nõ thực sự kích thích tâm lực của độ ngũ phóng viên. Các nhà sản xuất không thể bình chân nhu cầu và quyền lợi của trẻ em.
Thứ ba, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên làm việc với trẻ em còn chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí chưa được chú ý. Có người còn coi các tác phẩm báo chí viết cho trẻ em là “nhỏ”, “đơn giản”, trong khi lao động sống của một phóng viên cho một tác phẩm báo chí về trẻ em thường.
Có một câu chuyện không vui thế này. Có một quan chức cấp tỉnh, đã bố trí lịch tiếp nhà báo, khi nghe nói đây là đoàn báo chí về trẻ em, lập tức tìm cách trì hoãn và từ chối. Rõ ràng, đội ngũ phóng viên viết về đề tài trẻ em còn chưa được quan tâm và tạo điều kiện thích đáng, chưa tương xứng với quan điểm của Đảng và sự mong đợi của xã hội hiện nay. Thứ tư, phương pháp tiếp cận trẻ em trên các phương tiện truyền thông đại chúng chưa chuyển kịp từ tiếp cận theo nhu cầu - kiểu quan tâm chăm sóc chứng nào hay chứng ấy - sang phương pháp tiếp cận theo quyền. Các em có quyền được chăm sóc chu đáo của xã hội, có quyền được bày tỏ ý kiến... Trẻ em là chủ thể của sáng tạo. quan tâm đến trẻ em chính là quan tâm đầu tư cho chính tương lai của mình, của đất nước mình. Hơn nữa, đây là nhóm công chúng lớn nhất trong các nhóm tính theo lứa tuổi.
Viết cho trẻ em hoàn toàn không đơn giản, không dễ chút nào. Nhiều người cho rằng phải “cưa sừng làm nghé”, nhưng cưa sừng rồi mà vẫn không thành nghé, không viết được.
Rõ ràng, nhà báo với đề tài trẻ em còn đặt ra nhiều vấn đề tỏng kỹ năng tác nghiệp. Song yêu cầu lớn nhất vẫn là lòng yêu nghề, yêu người, yêu trẻ nhiệt thành hơn cả yêu chính bản thân mình.
4.2. Kiến nghị
Báo chí với đề tài trẻ em nên chú ý những vấn đề cụ thể sau đây:
- Báo chí cần thực hiện tốt hơn nữa chức năng giám sát của mình đối với việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em. Đây là điều phù hợp và thể hiện đạo lý dân tộc Việt Nam, song không phải lúc nào, nơi nào cũng được thể hiện đầy đủ.
- Hãy viết cho trẻ em một cách trân trọng trên tinh thần vì trẻ em và dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất.
Việc phản ánh đời sống trẻ em như thế nào là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Có tờ báo chỉ viết những cái tốt, mặt tích cực để hướng vào việc giáo dục và bảo vệ các em khỏi những suy nghĩ và hành vi không tốt. Có cơ quan báo chí lại chỉ nhấn mạnh mặt chưa tốt, chưa hay như trẻ em lang thang, trẻ em làm trái pháp luật... để phe phán, răn đe... Rõ ràng chúng ta cần một cái nhìn tinh tế, tỉnh táo và toàn diện hơn về diện mạo trẻ em trên báo chí.
Việc tiếp nhận sản phẩm truyền thông đại chúng của trẻ em như thế nào trong xu thế toàn cầu hoá, trong điều kiện kinh tế thị trương? Bảo vệ nhân phẩm trẻ em như thế nào khi các em bị lạm dụng? Có tờ báo đưa tin trẻ em bị lạm dụng tình dục, lại thông tin nhiều dữ liệu mà theo đó, dư luận xã hội biết được, đoán được hoặc tìm được địa chỉ người bị hại. Như vậy là trẻ em lại bị xâm hại lần thứ hai, nguy hiểm hơn.
Mặt khác, việc bảo vệ các em và để báo chí thực sự là phương tiện và môi trường giáo dục trẻ em thì vấn đề không chỉ đặt ra với các nhà báo viết về và viết cho trẻ em. Điều này đặt ra c