Đề tài Việc bảo vệ môi trường và Rachel Carson, một nhà sinh vật biển

ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (International Organization For Standardization), được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin. ISO có trụ sở ở Genera (Thuỵ Sĩ) và là Tổ chức Quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn Quốc gia của 111 nước. Tuỳ theo từng nước, mức độ tham gia xây dựng các tiêu chuẩn ISO có khác nhau, ở một số nước, Tổ chức tiêu chuẩn hoá là các cơ quan chính thức hay bán chính thức của Chính phủ. Tại Việt Nam, Tổ chức tiêu chuẩn hoá là Tổng cục tiêu chuẩn đo lường Chất lượng, thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường. Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên toàn cầu trở nên dễ dàng, tiện dụng hơn và đạt được hiệu quả. Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện. Tuy nhiên, thường các nước chấp nhận tiêu chuẩn ISO và coi nó có tính chất bắt buộc. Hiện nay, ISO có khoảng trên 180 Uỷ ban kỹ thuật chuyên dự thảo các tiêu chuẩn trong từng lĩnh vực. Các nước thành viên của ISO lập ra các nhóm tư vấn kỹ thuật nhằm cung cấp tư liệu đầu vào cho các Uỷ ban kỹ thuật và đó là một phần của quá trình xây dựng tiêu chuẩn. ISO tiếp nhận tư liệu của đầu vào từ các Chính phủ các ngành và các bên liên quan trước khi ban hành một tiêu chuẩn. Sau khi tiêu chuẩn dự thảo được các thành viên chấp thuận, nó được công bố và tiêu chuẩn Quốc tế. Sau đó mỗi nước lại có thể chấp nhận một phiên bản của tiêu chuẩn đó làm tiêu chuẩn quốc gia của mình.

doc63 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1558 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Việc bảo vệ môi trường và Rachel Carson, một nhà sinh vật biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc bảo vệ môi trường và Rachel Carson, một nhà sinh vật biển I. Sự cần thiết của việc áp dụng ISO 14000: 1. Giới thiệu về ISO - Tổ chức quốc tế tiêu chuẩn hoá 1.1. ISO là gì? ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (International Organization For Standardization), được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin. ISO có trụ sở ở Genera (Thuỵ Sĩ) và là Tổ chức Quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn Quốc gia của 111 nước. Tuỳ theo từng nước, mức độ tham gia xây dựng các tiêu chuẩn ISO có khác nhau, ở một số nước, Tổ chức tiêu chuẩn hoá là các cơ quan chính thức hay bán chính thức của Chính phủ. Tại Việt Nam, Tổ chức tiêu chuẩn hoá là Tổng cục tiêu chuẩn đo lường Chất lượng, thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường. Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên toàn cầu trở nên dễ dàng, tiện dụng hơn và đạt được hiệu quả. Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện. Tuy nhiên, thường các nước chấp nhận tiêu chuẩn ISO và coi nó có tính chất bắt buộc. Hiện nay, ISO có khoảng trên 180 Uỷ ban kỹ thuật chuyên dự thảo các tiêu chuẩn trong từng lĩnh vực. Các nước thành viên của ISO lập ra các nhóm tư vấn kỹ thuật nhằm cung cấp tư liệu đầu vào cho các Uỷ ban kỹ thuật và đó là một phần của quá trình xây dựng tiêu chuẩn. ISO tiếp nhận tư liệu của đầu vào từ các Chính phủ các ngành và các bên liên quan trước khi ban hành một tiêu chuẩn. Sau khi tiêu chuẩn dự thảo được các thành viên chấp thuận, nó được công bố và tiêu chuẩn Quốc tế. Sau đó mỗi nước lại có thể chấp nhận một phiên bản của tiêu chuẩn đó làm tiêu chuẩn quốc gia của mình. 1.2. Tính chất của ISO: 1.2.1. Tính thống nhất: Tổ chức ISO đưa ra những thủ tục về xây dựng tiêu chuẩn, những thủ tục này được đưa ra công khai và rõ ràng cho tất cả các bên tham gia vào tổ chức ISO ở khắp nơi trên thế giới. Hệ thống ISO có khả năng giải quyết những vấn đề khác nhau. Tiêu chuẩn ISO là nơi thể hiện một sự nhất trí cao nhất có thể có được giữa các bên tham gia vào tổ chức đối với những vấn đề liên quan đến kỹ thuật cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ và những ý kiến của mọi người. 1.2.2. Uy tín: ISO được khắp nơi trên thế giới biết đến. Sở dĩ có được uy tín như vậy, một phần là do tính trung lập của tổ chức. ISO có được vị trí cao trong các tổ chức quốc tế (các tổ chức đại diện của liên hợp quốc, Tổ chức thương mại quốc tế, phòng thương mại quốc tế...). Trong nhiều ngành, ví dụ như cơ khí, dệt, công nghệ thông tin... tiêu chuẩn ISO được áp dụng một cách rộng rãi và được đánh giá rất cao. 1.2.3. Phạm vi tiêu chuẩn hoá rộng: ISO xử lý một loạt các hoạt động của con người cũng như bí quyết trong sản xuất kinh doanh, từ cái nhỏ nhất như những đặc điểm tính năng và kích thước đến các vấn đề lớn như hệ quản lý môi trường trong công ty - ISO cũng hợp tác với những tổ chức quốc tế như đại diện của Liên Hiệp Quốc, thông qua những thoả thuận làm việc với IEC (Uỷ ban Điện tử - kỹ thuật thế giới) và ITU (Hiệp hội viễn thông thế giới). 1.2.4. Quản lý phân quyền: ISO là một tổ chức có qui mô lớn. Trong đó có sự tham gia của khoảng 130 nước, hơn 800 ủy ban và tiểu ban kỹ thuật, ngoài ra, các tiểu ban và uỷ ban này còn được sự trợ giúp của nhóm làm việc. Tất cả các tiểu ban và uỷ ban này đều chịu sự điều hành chung của Ban Quản lý công nghệ. Chủ tịch uỷ ban chịu trách nhiệm chỉ đạo để dẫn đến việc thống nhất về mặt kỹ thuật cần thiết. Bộ phận thư ký của các uỷ ban, nơi làm các công tác về hành chính và các giấy tờ thủ tục sao cho phù hợp với qui định của tổ chức ISO, do các thành viên của ISO lập ra. Cơ cấu quản lý phân quyền hỗ trợ để đảm bảo rằng các quyết định đưa ra, trước đó, đã được thực hiện rất chu đáo và đáng tin cậy. Những quyết định đó được đưa ra với các thủ tục đơn giản và mức chi phí tối thiểu. 1.2.5 Cơ cấu hạ tầng quốc gia: Hệ thống ISO không thể thực hiện chức năng của mình mà không có một cơ sở hạ tầng quốc gia vững chắc của thành viên ISO. Hạ tầng cơ sở quốc tế tạo ra hàng nghìn tiêu chuẩn quốc tế thống nhất trong đề xuất tham gia vào ISO hàng năm, lựa chọn và hướng dẫn hàng chục nghìn cá nhân đang phục vụ trong các tổ chức mang tính quốc gia để bảo vệ quan điểm của quốc gia mình trước các uỷ ban của ISO. Các quốc gia thành viên của ISO là tổ chức đại diện cao nhất về tiêu chuẩn của mỗi nước đó và họ có đủ khả năng để xử lý những ý kiến đóng góp từ các quốc gia yêu cầu hệ thống ISO làm việc hiệu quả hơn. 1.2.6. Sự hỗ trợ mang tính khu vực: Rất nhiều thành viên của ISO cùng lúc cũng là thành viên của các tổ chức khu vực có chương trình hợp tác với ISO trong việc tiêu chuẩn hoá và những liên quan đến tiêu chuẩn. Những thành viên này đảm bảo mối quan hệ hợp tác với ISO với tư cách là thành viên đầy đủ đống thời họ cũng tham gia vào việc hoạch định và thống nhất những tiêu chuẩn quốc gia và khu vực sao cho phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế. 2. Hệ thống quản lý môi trường: 2.1. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000: 2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển: Hét trong những nhà hoạt động xã hội đã đề cập đến việc bảo vệ môi trường và Rachel Carson, một nhà sinh vật biển. Cuốn sách "Mùa xuân yên tĩnh" năm 1962 của bà đã rất nổi tiếng trong việc khuyến khích mọi người quan tâm đến sinh thái. Trong những năm 60 và 70, con người đã nhận thấy vấn đề môi trường thế giới đang nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh -môi trường tự nhiên đang ở mức báo động- vì vậy vào năm 1969, Quốc hội Mỹ đã thông qua luật bảo vệ môi trường. Năm 1971, hội nghị môi trường thế giới đã được triệu tập tại Stockhom. Tại đây, hai kết quả quan trọng dã được thông báo: Thứ nhất là chương trình môi trường (UNEP) của Mỹ đã được thiếp lập; Thứ hai là hội đồng thế giới môi trường và phát triển (WCED) đã được thiết lập. Năm 1987, WCED đã xuất bản 1 báo cáo kêu gọi các ngành công nghiệp xây dựng hệ thống quản lý môi trường. Năm 1992, hội nghị về môi trường và phát triển của Mỹ (hay còn gọi là hội nghị thượng đỉnh Trái đất) ở Rio de Janeiro, đó là kết quả của báo cáo của WCED. Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế. ISO được đề nghị tham gia. Trong suốt năm 1991, ISO cùng với hội đồng quốc tế về kỹ thuật mạng thiết lập nên nhóm tư vấn chiến lược về môi trường (SAGE) với sự tham dự của 25 nước SAGE cho rằng việc nhóm ISO xây dựng tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế và các công cụ thực hiện và đánh giá là rất thích hợp. ISO cam kết thiết lập tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế tại hội nghị thượng đỉnh tại Rio de Janiero năm 1992. Ngay trong năm này, ISO thành lập Uỷ ban kỹ thuật 207 (TC 207) là cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống quản lý môi trường quốc tế và các công cụ cần thiết để thực hiện hệ thống này. Công việc của TC 207 được chia trong 6 tiểu ban và 1 nhóm làm việc đặt biệt. Canada là ban thư ký của uỷ ban kỹ thuật TC 207 và 6 quốc gia khác đứng đầu 6 tiểu bang. 2.1.2. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000: Ban kỹ thuật 207 (TC207) do tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế - ISO thành lập để xây dựng các tiêu chuẩn ISO 14000. Cũng giống như tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000, tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường tập trung vào hệ thống quản lý hơn là các hoạt động kỹ thuật. ISO muốn tìm kiếm tiêu chuẩn mới tương tự về cơ cấu và triết lý để những nơi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 có thể xây dựng hệ thống quản lý chất lượng song song với tiêu chuẩn ISO 14000. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 bao gồm các tiêu chuẩn liên quan với hệ thống quản lý môi trường (như ISO 14001, 14024...) và những tiêu chuẩn liên quan với các công cụ quản lý môi trường. Sơ đồ: Hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000 ISO 14000. Bé tiªu chuÈn vÒ qu¶n lý m«i tr­êng HÖ thèng qu¶n lý m«i tr­êng KiÓm tra ®¸nh gi¸ m«i tr­êng §¸nh gi¸ kÕt qu¶ ho¹t ®éng m«i tr­êng KhÝa c¹nh m«i tr­êng trong tiªu chuÈn vÒ s¶n phÈm Ghi nh·n sinh th¸i §¸nh gi¸ chu tr×nh sèng cña s¶n phÈm 2.1.3. Các bước áp dụng ISO 14000: Bước 1: Chuẩn bị và lập kế hoạch tiến hành dự án + Thành lập ban chỉ đạo dự án. Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo về môi trường. + Trang bị cho Ban chỉ đạo các kiến thức cơ bản về môi trường và quản lý môi trường. + Thực hiện đánh giá ban đầu về môi trường. + Lập kế hoạch hành động. + Xây dựng chính sách môi trường và cam kết của lãnh đạo này với toàn thể cán bộ, nhân viên trong công ty. + Phân tích và xem xét những khía cạnh môi trường và những ảnh hưởng của chúng, so sánh với các điều khoản luật hiện hành và những yêu cầu khác có liên quan. + Đặt ra những mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình quản lý môi trường. Bước 2: Xây dựng và lập văn bản hệ thống quản lý môi trường: + Trang bị kiến thức chi tiết về các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14000 cho nhóm thực hiện dự án và các cán bộ lãnh đạo. + Xây dựng chương trình quản lý môi trường. + Lập kế hoạch cụ thể và phân công cán bộ chuyên trách từng phần công việc cụ thể cho xây dựng hệ thống. + Tổ chức đào tạo về hệ thống tài liệu và kỹ năng viết văn bản. + Xem xét và cung cấp đầu vào cho những qui trình văn bản nhằm bao quát các khía cạnh môi trường, các ảnh hưởng và các nhân tố của hệ thống quản lý môi trường. + Xây dựng sổ tay quản lý môi trường. Bước 3: Thực hiện và theo dõi hệ thống quản lý môi trường. + Đảm bảo về nhận thức và thông tin liên lạc cho mọi thành viên trong tổ chức để thực hiện hệ thống quản lý môi trường một cách hiệu quả. + Sử dụng các kỹ thuật năng suất xanh như các công cụ hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường. + Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường, thực hiện các hành động cần thiết nhằm đảo bảo sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn, các chương trình về môi trường, các qui trình và sở tay quản lý môi trường. Bước 4: Đánh giá và xem xét. + Trang bị kiến thức về đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường cho lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt của công ty. + Thiết lập hệ thống đánh giá nội bộ và hệ thống xem xét của lãnh đạo. + Thực hiện chương trình đánh giá hệ thống quản lý môi trường nội bộ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14000. + Báo cáo kết quả của đợt đánh giá trên lên lãnh đạo để xem xét, thực hiện các hành động khắc phục. Bước 5: Đánh giá - xem xét và chứng nhận hệ thống. + Tổ chức tiến hành đánh giá trước chứng nhận để đảm bảo chất lượng của hệ thống. + Lựa chọn cơ quan chứng nhận phù hợp và xin đăng ký chứng nhận. + Chuẩn bị cho cơ quan chứng nhận tiến hành đánh giá hệ thống văn bản và đánh giá thực trạng của tổ chức. + Xem xét kết quả đánh giá ban đầu của cơ quan chứng nhận và thi hành các biện pháp khắc phục đối với những điểm không phù hợp. + Nhận chứng chỉ từ cơ quan chứng nhận. Bước 6: Duy trì chứng chỉ + Thực hiện các hành động khắc phục + Thực hiện đánh giá giám sát + Tổ chức các kỳ hợp xem xét của lãnh đạo. + Không ngừng cải tiến. 2.1.4. Phạm vi của ISO 14000: Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế - ISO đã qui định phạm vi của ISO 14000 " Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường, tạo thuận lợi cho một tổ chức đề ra chính sách và mục tiêu, có tính đến các yêu cầu pháp luật và thông tin về các tác động môi trường đáng kể. Tiêu chuẩn này không nêu lên các chuẩn cứ về kết quả hoạt động môi trường cụ thể". Tiêu chuẩn ISO 14000 không có tính chất bắt buộc, mà được xây dựng dựa trên sự tự nguyện của mỗi công ty. Điều này cũng đã được khẳng định trong chiến lược phát triển của ISO. Vì vậy, ISO 14000 có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn: + Thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường. + Tự đảm bảo sự phù hợp của mình với chính sách môi trường đã công bố. + Chứng minh sự phù hợp đó cho các tổ chức khác. + Được chứng nhận phù hợp cho hệ thống quản lý môi trường của mình do một tổ chức bên ngoài cấp. + Tự xác định và tuyên bố phù hợp với Tiêu chuẩn. 2.1.5. Mục đích của ISO 14000: Mục đích tổng thể của tiêu chuẩn quốc tế này là hỗ trợ trong việc bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm đáp ứng với yêu cầu của kinh tế - xã hội. Mục đích cơ bản của ISO 14000 là hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh các ảnh hưởng của môi trường phát triển từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức. Hơn nữa, tổ chức thực hiện ISO 14000 có thể đảm bảo rằng các hoạt động môi trường của mình đáp ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng với các yêu cầu luật pháp. ISO 14000 cố gắng đạt được mục đích này bằng cách cung cấp cho tổ chức "các yếu tố của một hệ thống quản lý môi trường có hiệu quả". 2.2. Hệ thống quản lý môi trường - ISO 14001: 2.2.1. Khái niệm: ISO đã đưa ra định nghĩa về hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) như sau: "là một phần của hệ thống quản lý chung bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động lập kế hoạch, trách nhiệm, qui tắc, thủ tục, quá trình và nguồn lực để xây dựng và thực hiện, xem xét và duy trì chính sách môi trường". Theo định nghĩa này, việc thiết lập và áp dụng theo chính sách môi trường là yếu tố tiên quyết của hệ thống quản lý môi trường. Vì vậy HTQLMT là một phần của hệ thống quản lý chung của tổ chức có đề cập đến các khía cạnh môi trường của các hoạt động của tổ chức đó. 2.2.2. Các yêu cầu của HTQLMT: Để đảm bảo việc áp dụng HTQLMT đạt hiệu quả cao. Thì việc tuân thủ đúng các yêu cầu đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công. Các yêu cầu bao gồm: 2.2.2.1. Cam kết của lãnh đạo: Cam kết của lãnh đạo phải được thể hiện từ giai đoạn bắt đầu thực hiện và trong suốt quá trình duy trì thực hiện HTQLMT. Nếu thiếu sự cam kết của lãnh đạo trong việc thiết lập các mục tiêu của ISO 14001 thì sẽ không có cơ hội để hoà hợp và thực hiện thành công HTQLMT. 2.2.2. 2. Tuân thủ chính sách môi trường: Chính sách môi trường do lãnh đạo lập ra hoặc lập ra dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo, đây là tài liệu hiệu dẫn để lập ra các đường lối chung, các khuynh hướng môi trường, các nguyên tắc hành động đối với tổ chức. Chính vì vậy, các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng bộ tiêu chuẩn này cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách này. 2.2.2.3. Lập kế hoạch môi trường: Công tác lập kế hoạch môi trường bao gồm việc xác định các hoạt động có thể tác động đến môi trường, đồng thời tổ chức cũng phải xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ. Cuối cùng các doanh nghiệp cần tổ chức lập kế hoạch để thực hiện các mục đó. 2.2.2.4. Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm: Trong HTQLMT cần thực hiện việc phân công vai trò trách nhiệm đối với từng cấp liên quan. Theo đó, tÊt cả mọi nhân viên trong doanh nghiệp đều phải hiểu rõ cơ cấu và trách nhiệm của bản thân. 2.2.2.5. Đào tạo nhận thức và năng lực: Lãnh đạo phải có trách nhiệm đảm bảo cho tất cả mọi nhân viên đều có kiến thức về khía cạnh môi trường, chính sách môi trường và cam kết của lãnh đạo. Thực hiện các khoá đào tạo và kết quả đánh giá được thiết lập trong HTQLMT. 2.2.2.6. Thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài: Tổ chức phải thiết lập các kênh thông tin liên lạc một bộ và bên ngoài đúng lúc và có hiệu quả. 2.2.2.7. Kiểm soát các tài liệu và hoạt động môi trường liên quan: Để thực hiện được, tổ chức phải có hệ thống kiểm soát tài liệu nhằm đảm bảo các thủ tục được ban hành và áp dụng đúng; và các thay đổi đều phải tuân theo thủ tục được phê duyệt. 2.2.2.8. Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp: Được thực hiện và được chứng minh qua các khoá đào tạo tập huấn và thực hành cụ thể trong HTQLMT. 2.2.2.9. Kiểm tra - đánh giá - hành động khắc phục phòng ngừa: HTQLMT phải chuyển đổi các ý kiến phản hồi từ lần kiểm tra, giám sát và đo lường các kết quả hoạt động môi trường thành các hành động khắc phục và phòng ngừa. Đây là bước quan trọng trong chu trình lập kế hoạch - thực hiện - kiểm tra - khắc phục (PDCA) của HTQLMT. 2.2.2.10. Xem xét của lãnh đạo: HTQLMT phải được lãnh đạo xem xét định kỳ về tính phù hợp, đầy đủ, hiệu quả nhằm tạo cơ hội cải tiến liên tục. 2.2.2.11. Cải tiến liên tục: Cần xây dựng hệ thống để xác định các cơ hội cải tiến HTQLMT. Cải tiến liên tục xuất hiện khi loại bỏ được nguyên nhân gốc rễ của sự không phù hợp, tuy nhiên cải tiến liên tục cũng có thể là kết quả của việc thiết lập các quá trình mới thay thế quá trình cũ, thay đổi công nghệ hoặc chiến lược mới. 2.2.3. Lợi Ých của việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: Khảo sát các tổ chức ISO về lợi Ých của việc áp dụng ISO 14001 tại các doanh nghiệp ở Châu Âu và Châu Á đều đưa ra kết luận rằng, việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 đã mang lại cho các doanh nghiệp những lợi Ých to lớn, không chỉ trong việc bảo vệ, cải thiện môi trường, mà còn đem lại những khoản lợi nhuận lớn. Đồng thời cũng là công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu của mình trên thị trường. Điều đó được thể hiện ở các mặt: + Về mặt thị trường: - Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng. - Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động môi trường. - Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường và cộng đồng xung quanh. + Về mặt kinh tế: - Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào, - Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng. - Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ. - Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý. - Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên. - Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường. - Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường. - Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khỏe được đảm bảo trong môi trường làm việc an toàn. - Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp. - Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra. + Về mặt quản lý rủi ro: - Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra, - Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm, - Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường. - Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận: - Được sự đảm bảo của bên thứ ba, - Vượt quá rào cản kỹ thuật trong thương mại, -Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá. 2.3. ISO 14024 - Nhãn sinh thái: 2.3.1. Khái niệm: Theo tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đưa ra định nghĩa: "Nhãn sinh thái là sự khẳng định, biểu thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dưới dạng một bản công bố, biểu tượng và biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gãi, trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí kỹ thuật, quảng cáo hoặc các hình thức khác". Nhãn sinh thái cho thấy mức độ giảm thiểu tác động xấu của sản phẩm đến môi trường trong tất cả giai đoạn hoặc trong mét giai đoạn vòng đời của sản phẩm về bản chất, Nhãn sinh thái là một thông điệp truyền tải tính ưu việt đối với môi trường của sản phẩm. Về hình thức, nhãn sinh thái có thể dưới dạng một bản công bố, biểu tượng hoặc biểu đồ gắn trên sản phẩm hoặc bao gãi. Mục đích chung của nhãn sinh thái nhằm khuyến khích nhu cầu tiêu thụ và cung cấp các loại sản phẩm, dịch vụ Ýt gây tác động xấu đến môi trường, do đó có vai trò quan trọng trong thúc đẩy cải thiện môi trường. 2.3.2. Các yêu cầu cơ bản về nhãn sinh thái: Để đảm bảo vai trò truyền tải thông tin đến không chỉ người tiêu dùng hiện đại, người tiêu dùng tiềm Èn mà cả người sử dụng nhãn về vấn đề bảo vệ môi trường. Nhãn sinh thái cần bảo đảm các yêu cầu sau: 2.3.2.1. Nhãn sinh thái phải được phản ánh chinh xác, trung thực và có thể xác minh được. Nhãn sinh thái cần phải bảo đảm phản ánh chính xác, trung thực khía cạnh lợi Ých môi trường của sản phẩm, không áp đặt những khía cạnh môi trường không tồn tại hoặc quá cường điệu lợi Ých môi trường nhằm tao sự tín nhiệm, tin tưởng của người tiêu dùng. Đồng thời nhãn sinh thái phải có thể xác minh được bằng những phương pháp khoa học, phương tiện hiện đại về những khía cạnh, lợi Ých môi trường của sản phẩm đã được công bố. 2.3.2.2. Nhãn sinh thái không được gây ra sự hiểu nhầm hoặc khó hiểu. Nhãn sinh thái phải đơn giản, dễ hiểu, những điểm về nội dung khi được công bố phải rõ ràng, biểu tượng, biểu đồ không được quá phức tạp. 2.3.2.3. Nhãn sinh thái có thê so sánh. Ngoài mét số nhãn sinh thái được xây dựng dựa trên những tiêu ch
Tài liệu liên quan