Vấn đề việc làm luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong các quyết sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia để hướng tới sự phát triển bền vững. Có việc làm vừa giúp bản thân người lao động có thu nhập, vừa tạo điều kiện để phát triển nhân cách và lành mạnh hóa các quan hệ xã hội.
Ở Việt Nam, với đặc điểm dân số đông, trẻ, nên có nguồn lao động phong phú, dồi dào. Đặc điểm đó là thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của chúng ta, song đồng thời nó cũng luôn tạo ra sức ép về việc làm cho toàn xã hội. Vì vậy, quan tâm giải quyết việc làm, ổn định việc làm cho người lao động luôn là một trong những giải pháp về phát triển xã hội và là chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng ta đã đề ra.
Đặc biệt, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, lao động Việt Nam có nhiều cơ hội để tìm kiếm việc làm. Người lao động có thể vươn lên nắm bắt tri thức và tự do làm giàu bằng tri thức của mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những thách thức đặt ra cho người lao động Việt Nam: đó là yêu cầu về chất lượng nguồn lao động. Người lao động không biết nghề, hoặc biết không đến nơi đến chốn thì rất khó tìm được việc làm. Mặt khác, kinh nghiệm các nước cho thấy, khi hội nhập WTO, ngành dễ bị tổn thương nhất là nông nghiệp, nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất là nông dân. Chính vì vậy, quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn vẫn luôn là vấn đề mang tính cấp bách.
Ở Hà Tĩnh hiện nay, số người thất nghiệp còn đông, nhất là ở khu vực nông thôn. Năm 2004, tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của lực lượng lao động ở khu vực nông thôn là 76,33%. Năm 2005, Đại hội tỉnh Đảng bộ Hà Tĩnh khóa XVI đã nhận định: "tỷ lệ người lao động thiếu việc làm còn cao so với mức bình quân chung của cả nước". Do vậy, vấn đề tạo việc làm và ổn định việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Chính vì vậy, vấn đề " Việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh " được lựa chọn để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, với hy vọng đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh, đáp ứng phần nào nhu cầu đòi hỏi của địa phương và trên phạm vi cả nước.
118 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề việc làm luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong các quyết sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia để hướng tới sự phát triển bền vững. Có việc làm vừa giúp bản thân người lao động có thu nhập, vừa tạo điều kiện để phát triển nhân cách và lành mạnh hóa các quan hệ xã hội.
ở Việt Nam, với đặc điểm dân số đông, trẻ, nên có nguồn lao động phong phú, dồi dào. Đặc điểm đó là thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của chúng ta, song đồng thời nó cũng luôn tạo ra sức ép về việc làm cho toàn xã hội. Vì vậy, quan tâm giải quyết việc làm, ổn định việc làm cho người lao động luôn là một trong những giải pháp về phát triển xã hội và là chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng ta đã đề ra.
Đặc biệt, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, lao động Việt Nam có nhiều cơ hội để tìm kiếm việc làm. Người lao động có thể vươn lên nắm bắt tri thức và tự do làm giàu bằng tri thức của mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những thách thức đặt ra cho người lao động Việt Nam: đó là yêu cầu về chất lượng nguồn lao động. Người lao động không biết nghề, hoặc biết không đến nơi đến chốn thì rất khó tìm được việc làm. Mặt khác, kinh nghiệm các nước cho thấy, khi hội nhập WTO, ngành dễ bị tổn thương nhất là nông nghiệp, nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất là nông dân. Chính vì vậy, quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn vẫn luôn là vấn đề mang tính cấp bách.
ở Hà Tĩnh hiện nay, số người thất nghiệp còn đông, nhất là ở khu vực nông thôn. Năm 2004, tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của lực lượng lao động ở khu vực nông thôn là 76,33%. Năm 2005, Đại hội tỉnh Đảng bộ Hà Tĩnh khóa XVI đã nhận định: "tỷ lệ người lao động thiếu việc làm còn cao so với mức bình quân chung của cả nước". Do vậy, vấn đề tạo việc làm và ổn định việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Chính vì vậy, vấn đề " Việc làm cho người lao động ở nụng thụn Hà Tĩnh " được lựa chọn để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, với hy vọng đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh, đáp ứng phần nào nhu cầu đòi hỏi của địa phương và trên phạm vi cả nước.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề việc làm nói chung và việc làm cho lao động nông thôn nói riêng từ trước đến nay đã được nhiều người quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau. ở nước ta, từ những năm 90 của thế kỷ trước đến nay có nhiều tác giả đã có những công trình bài viết xung quanh vấn đề này, tiêu biểu như:
- ảnh hưởng của nền kinh tế tri thức với vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam, GS.TS Đỗ Thế Tùng,Tạp chí Lao động và công đoàn số 6, 2002.
- Chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, TS. Nguyễn Hữu Dũng - TS. Trần Hữu Trung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
- Vấn đề việc làm cho lao động nông thôn, Vũ Đình Thắng, Tạp chí Kinh tế phát triển, số 13, 2002.
- Thực trạng lao động - việc làm ở nông thôn và một số giải pháp cho giai đoạn phát triển 2001-2005, Bùi Văn Quán, Tạp chí Lao động và xã hội, số CĐ3, 2001.
- Dạy nghề cho lao động nông thôn hiện nay, Đỗ Minh Cương, Nông thôn mới, số 91, 2003.
- Làm thế nào để đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, Đặng Đình Hải - Nguyễn Ngọc Thụy, Tạp chí Lao động và xã hội, số 259, tháng 3-2005.
- Giải quyết việc làm sử dụng hợp lý nguồn nhân lực ở nông thôn hiện nay, Vũ Văn Phúc, Châu á - Thái Bình Dương, số 42, 2005.
- Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Lê Văn Bảnh, Tạp chí Lao động và xã hội, số 218, 2003.
Ngoài ra cũng có một số đề tài luận văn thạc sĩ viết về vấn đề việc làm ở các tỉnh như Lạng Sơn, Kiên Giang, Bắc Ninh và việc làm cho lao động nữ ở Hà Tĩnh… Song cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu vấn đề việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Góp phần làm rõ vấn đề việc làm và thực tiễn giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Hà Tĩnh; phân tích thực trạng và trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ vấn đề việc làm; việc làm của người lao động nông thôn; sự cần thiết phải giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; những nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn để làm cơ sở đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh từ 2001 - 2005.
- Nêu những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn ở Hà Tĩnh từ 2001-2005; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh từ nay đến 2010.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các văn kiện Đại hội Đảng và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương các khóa và các văn kiện Đại hội tỉnh đảng bộ Hà Tĩnh các khóa xung quanh vấn đề này. Ngoài ra, luận văn có kế thừa và sử dụng có chọn lọc một số đề xuất và số liệu thống kê của một số công trình có liên quan của các tác giả trong và ngoài nước.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong quá trình nghiên cứu; đồng thời luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: hệ thống, tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích, khái quát để làm sáng tỏ vấn đề.
6. Những đóng góp khoa học của luận văn
- Làm rõ vấn đề việc làm nói chung và việc làm của người lao động nông thôn nói riêng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh từ 2001 đến nay.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh.
- Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy môn Kinh tế chính trị.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương, 7 tiết.
Chương 1
Việc làm và thực tiễn giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn
1.1. Vấn đề việc làm trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.1.1. Khái niệm về việc làm và giải quyết việc làm
1.1.1.1. Khái niệm về việc làm
Hoạt động lao động sản xuất là hoạt động gắn liền với con người và xã hội loài người. Từ xa xưa con người đã biết làm lụng, tìm kiếm trong thế giới xung quanh những sản phẩm để phục vụ nhu cầu cho bản thân mình. Khi xã hội phát triển, những hoạt động lao động sản xuất nói chung ấy, được phân chia thành những ngành nghề cụ thể khác nhau và người lao động được làm việc trong những lĩnh vực phù hợp với khả năng của mình. Mỗi người tham gia lao động sản xuất với một việc làm cụ thể nhằm tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và đóng góp cho xã hội.
Việc làm trước hết là biểu hiện của hoạt động lao động sản xuất ở mỗi người lao động. Nếu lao động là hoạt động của xã hội nói chung, phản ánh bản chất của con người nói chung thì việc làm là hoạt động lao động cụ thể của mỗi người lao động tham gia vào quá trình lao động xã hội chung đó.
Giống như lao động, việc làm cũng phản ánh mối quan hệ giữa người lao động với giới tự nhiên. Bởi vì để làm việc người lao động cũng phải sử dụng sức thần kinh cơ bắp của mình cùng với công cụ lao động, tác động một cách có ý thức, có mục đích lên đối tượng lao động, biến những vật thể tự nhiên thành của cải phục vụ nhu cầu con người. Chính vì vậy, việc làm cũng chịu tác động bởi những qui luật và điều kiện tự nhiên.
Mặt khác, khi nói đến việc làm là nói đến những yếu tố người lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Người lao động với kỹ năng chuyên môn của mình, kết hợp với tư liệu sản xuất, hoạt động trong một lĩnh vực nhất định của cơ cấu kinh tế xã hội, chính là việc làm của anh ta. Người lao động có việc làm là người giữ một vị trí trong cơ cấu chung đó. Vì vậy, việc làm cũng chịu tác động của các qui luật kinh tế, xã hội.
Như vậy, việc làm cũng như lao động của con người nói chung thể hiện mối quan hệ giữa người lao động với giới tự nhiên, giữa những người lao động với nhau và với xã hội. Khái niệm việc làm và khái niệm lao động có quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc làm là cái vỏ xã hội, là cái khung pháp lý trong đó lao động diễn ra. Lao động là phạm trù vĩnh viễn của xã hội loài người, thì việc làm không phải như vậy. Xét trên tổng thể có những nơi, những lúc có hiện tượng người lao động không có việc làm trong khi hoạt động lao động sản xuất của con người không bao giờ ngừng lại. Việc làm nói lên mối quan hệ của con người với chỗ làm việc cụ thể, là những giới hạn xã hội cần thiết mà trong đó một quá trình lao động cụ thể được diễn ra. Nói đến việc làm là nói đến công việc của người lao động với những ngành nghề, công việc cụ thể; là những hoạt động cụ thể của người lao động, đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu cá nhân của người lao động.
Tóm lại, có thể nói lao động là cái chung và việc làm là cái riêng. Việc làm là phạm trù tổng hợp, liên kết các quá trình kinh tế xã hội. Trên khía cạnh xã hội, việc làm phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người trong những giới hạn nhất định, trong đó quá trình lao động được diễn ra, là cơ sở để các mối quan hệ xã hội tồn tại trong mối liên hệ đan xen, liên kết với nhau phát triển theo hướng lành mạnh. Trên khía cạnh kinh tế việc làm thể hiện mối tương quan giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, giữa yếu tố con người và yếu tố vật chất trong lao động sản xuất.
Vấn đề việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội phức tạp. Đó là công việc của mỗi cá nhân nhưng lại gắn liền với xã hội. Có việc làm, không những người lao động có thu nhập nuôi sống bản thân mà còn tạo ra một lượng của cải cho xã hội. Mác đã nói: “Với những điều kiện khác không thay đổi thì khối lượng và giá trị của sản phẩm tăng lên theo tỷ lệ thuận với số lượng lao động được sử dụng” [32, tr.75].
Việc làm là một vần đề có ý nghĩa kinh tế xã hội và chính trị quan trọng của một quốc gia. Hiện nay đảm bảo an toàn việc làm là một trong những yếu tố cơ bản của sự phát triển bền vững. Thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và xu thế chủ động hội nhập kinh tế thế giới ở nước ta hiện nay đang tạo ra những cơ hội và thách thức về lao động, việc làm cho người lao động. Chính vì vậy nhận thức đúng đắn về việc làm là vấn đề quan trọng tạo cơ sở lý luận để đưa ra những giải pháp tích cực giải quyết việc làm, phát huy nguồn lực lao động của xã hội.
Trước đây, trong cơ chế cũ việc làm của người lao động thường do nhà nước giải quyết với chế độ “biên chế” suốt đời. Người lao động có việc làm được xã hội tôn trọng và thừa nhận là những người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp của nhà nước, các đơn vị kinh tế quốc doanh, với quan niệm Nhà nước bố trí việc làm cho người lao động. Chính vì vậy, xã hội không thừa nhận hiện tượng thất nghiệp, thiếu việc làm hay việc làm không đầy đủ. Quan điểm đó tạo ra tâm lý ỷ lại vào nhà nước ở người lao động khi họ cần việc làm.
Khi chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, quan niệm trên về việc làm đã thay đổi. Quan điểm mới về việc làm được thể hiện ở Luật lao động của Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam sửa đổi bổ sung năm 2002. Điều 13, chương 2 (việc làm) của Luật qui định: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm ”.
Từ qui định trên chúng ta có thể đưa ra khái niệm về việc làm: Việc làm là những hoạt động lao động sản xuất trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội mang lại thu nhập cho người lao động mà không bị pháp luật ngăn cấm.
Quan niệm trên về việc làm hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội ở Việt Nam hiện nay. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, người lao động có thể làm bất cứ việc gì, ở bất cứ đâu, miễn là không vi phạm pháp luật để mang lại thu nhập và thu nhập cao hơn cho bản thân. Quan niệm trên đã mở ra một hướng mới cho vấn đề giải quyết việc làm, mở ra một thị trường việc làm phong phú và đa dạng, thu hút nhiều lao động, thực hiện mục tiêu giải phóng triệt để sức lao động và tiềm năng toàn xã hội.
Nghiên cứu việc làm cho người lao động trong một quốc gia, địa phương và trong một thời kỳ nhất định người ta còn quan tâm đến các vấn đề việc làm đầy đủ và thiếu việc làm.
Việc làm đầy đủ có thể hiểu là sự thỏa mãn nhu cầu về việc làm của người lao động. Mọi người lao động có nhu cầu việc làm đều có thể tìm được việc làm một cách nhanh chóng. Tuy nhiên mức độ đảm bảo việc làm cho người lao động còn tùy thuộc vào trình độ kinh tế - xã hội và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước.
Ví dụ: ở Đan Mạch thời gian trung bình mà một người phải đổi để được giới thiệu một việc làm mới là 14 tuần, ở Đức là 15 tuần.
Đối với nước ta, đảm bảo việc làm đầy đủ cho người lao động đang là một khó khăn và khả năng tạo mở việc làm của nền kinh tế chưa lớn. Chúng ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nguồn lao động chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ kỹ thuật, tay nghề của công nghiệp hóa. Chình vì vậy thiếu việc làm đầy đủ cả vô hình và hữu hình là hiện tượng phổ biến trong xã hội.
Thiếu việc làm vô hình là sự phân bổ không hợp lý giữa sức lao động và các yếu tố khác của sản xuất. Công việc chưa phát huy hết khả năng của người lao động. Trong trường hợp này, người lao động vẫn có việc làm nhưng anh ta phải làm những việc ở những nơi mà năng suất lao động thấp hơn mức trung bình, thu nhập từ việc làm mang lại thấp hơn mức trung bình.
Thiếu việc làm hữu hình là tình trạng người lao động không có đủ khối lượng việc làm trong ngày công lao động và phải đi tìm việc khác hay nhận việc làm bổ sung. Tình trạng này diễn ra phổ biến ở nông thôn nhất là trong những ngày tháng nông nhàn.
Như vậy, thiếu việc làm là tình trạng người lao động không có đủ việc làm theo thời gian qui định trong tuần, trong tháng hoặc là làm những công việc có thu nhập quá thấp không đảm bảo cuộc sống nên có nhu cầu làm việc thêm để tăng thu nhập.
Mục tiêu giải quyết việc làm là phải tạo ra việc làm đầy đủ cho người lao động và cao hơn nữa, phải tạo ra việc làm được tự do lựa chọn để thực hiện giải phóng triệt để sức lao động.
Việc làm được tự do lựa chọn là sự đáp ứng tối ưu nhất nhu cầu về việc làm cho người lao động. Nó không những đưa lại thu nhập cao cho người lao động mà còn đưa lại năng suất lao động cao cho xã hội. Việc làm được tự do lựa chọn là sự kết hợp tối ưu sức lao động với các yếu tố khác của sản xuất. Người lao động có thể lựa chọn công việc phù hợp với nhu cầu vật chất cũng như năng lực sở trường để vừa đảm bảo thu nhập vừa có điều kiện phát triển phong phú đời sống tinh thần.
Tóm lại, giải quyết việc làm không chỉ dừng lại việc làm đầy đủ cho mọi người lao động mà phải không ngừng nâng cao chất lượng việc làm, việc làm có giá trị cao, việc làm được tự do lựa chọn và việc làm mang tính nhân văn để lao động không chỉ là phương tiện để sinh sống mà còn là nhu cầu đầu tiên của mỗi người.
1.1.1.2. Khái quát về thất nghiệp
Thực hiện việc làm đầy đủ, tiến tới việc làm được lựa chọn cho người lao động là một quá trình phát triển lâu dài. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tất yếu tồn tại vấn đề thất nghiệp.
Thất nghiệp là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tách rời sức lao động với tư liệu sản xuất. Trong đó người lao động có khả năng lao động nhưng không có việc làm nên không có thu nhập. Thất nghiệp phản ánh trạng thái căng thẳng của người lao động và gia đình anh ta trước nguy cơ mất nguồn nuôi dưỡng chủ yếu.
Thất nghiệp có nhiều loại. Có thể thất nghiệp là do người lao động tự nguyện bỏ việc, có thời gian tìm việc làm mới, phù hợp với khả năng và sở thích của mình. Trong nền kinh tế có đầy đủ việc làm vẫn luôn có sự di chuyển đó của lao động cho nên đó là sự thất nghiệp tạm thời.
Loại thứ hai là thất nghiệp do cơ cấu. Đây là tình trạng không phù hợp giữa ngành nghề chuyên môn và nghiệp vụ của dân cư lao động với qui trình công nghệ sản xuất, với công cụ và phương tiện lao động cũng như các phương pháp và đối tượng gia công, dẫn đến mức cầu đối với một loại lao động nào đó tăng lên trong khi mức cầu đối với một loại lao động khác giảm đi trong khi mức cung không được điều chỉnh nhanh chóng. Mác nói:
…Trong tất cả các lĩnh vực sự tăng lên của bộ phận khả biến của tư bản do đó sự tăng thêm số công nhân đã có việc làm, bao giờ cũng gắn liền với những biến động mạnh mẽ và với việc sản xuất ra số nhân khẩu thừa tạm thời, không kể là việc này mang hình thức nổi bật là gạt bỏ những công nhân đã có việc làm hay là mang hình thức ít rõ rệt hơn nhưng không kém phần hiệu lực là thu nạp một cách khó khăn số nhân khẩu công nhân phụ thêm vào những rãnh thoát thông thường của nó [30, tr.159].
Đó là sự mất cân đối trong các nghề nghiệp hoặc trong những vùng do một số lĩnh vực phát triển hơn so với một số lĩnh vực khác.
Thất nghiệp chu kỳ là thất nghiệp gắn với sự suy giảm theo từng thời kỳ của nền kinh tế. Thông thường khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ thu hút nhiều lao động nhưng khi nền kinh tế suy yếu, khủng hoảng thì đội quân thất nghiệp sẽ tăng lên và tăng với qui mô lớn hơn trước. Tuy nhiên điều đó còn phụ thuộc vào sự đóng góp của các nguồn lực vào tăng trưởng kinh tế.
Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động, có sức lao động chưa có việc làm, đang có nhu cầu làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
Vấn đề thất nghiệp không chỉ là mối quan tâm của các thành viên trong xã hội mà còn là mối quan tâm của mọi chính phủ. Tỷ lệ thất nghiệp là một trong các chỉ tiêu đánh giá tình trạng của một nền kinh tế. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp là một hiện tượng khách quan. Người ta chỉ có thể giảm tỷ lệ thất nghiệp tới mức thất nghiệp tự nhiên chứ không xóa bỏ được nó.
1.1.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động
Trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi con người vừa là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Chính vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động luôn là một trong những chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng ta đề ra.
Mục tiêu của chính sách lao động việc làm của Đảng là hướng vào giải phóng sức sản xuất, giải phóng và phát huy mọi tiềm năng sức lao động, khơi dậy tiềm năng của mỗi người và của cả cộng đồng dân tộc, coi trọng giá trị sức lao động, mở rộng cơ hội cho mọi người cùng phát triển.
Đại hội toàn quốc của Đảng lần thứ VI (năm 1986) Đánh dấu bước chuyển biến trong nhận thức và quan niệm về vấn đề việc làm của Đảng. Đại hội xác định: “Nhà nước cố gắng tạo thêm việc làm và có chính sách để người lao động tự tạo ra việc làm” [19, tr.87-88]. Đây là khâu đột phá có tính cách mạng trong lĩnh vực việc làm ở nước ta: Nhà nước không bao cấp toàn bộ về việc làm mà chuyển dần sang Nhà nước kết hợp với người lao động, gia đình và xã hội tạo việc làm cho người lao động.
Để quán triệt quan điểm đó, Đảng và nhà nước ta đã ban hành hệ thống các chính sách và cơ chế quản lý cho sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; Tạo nhiều việc làm mới, đáp ứng một bước yêu cầu việc làm và phát triển đời sống của người lao động. Quyết định số 136/HĐBT ngày 9/10/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) là mốc có tính lịch sử nhằm giải quyết việc làm cho gần 1 triệu lao động dôi dư do sắp xếp lại tổ chức sản xuất khu vực nhà nước, chuyển