Mặc dù tiến bộ khoa học đã làm thế giới dường như nhỏ lại nhưng những cách biệt văn
hóa sâu sắc giữa các dân tộc vẫn tồn tại. Đàm phán hợp đồng luôn là một công việc tế
nhị, đòi hỏi phải quyết tâm, khéo léo và đàm phán quốc tế luôn là một thách thức.
Henry sống tại Los Angeles và Hiroshi sống tại Tokyo. Cả hai đều có những sở thích cá
nhân giống nhau, nhưng khi cùng bàn bạc hợp tác kinh doanh thì những rào cản giữa họ
xuất hiện và hợp đồng bị đổ bể. Trong đàm phán khó khăn lớn nhất chính là nhận thức
khác biệt giữa hai người về quy trình đàm phán và hiểu lầm hành vi của đối tác. Về phía
Henry, để muốn nhanh chóng đạt được một thỏa thuận nên đẩy tốc độ cuộc đàm phán
lên nhanh. Do vậy, anh đưa ra những lý lẽ rất mạnh mẽ. Nhưng Henry không biết rằng
Hiroshi coi đó là hành vi thiếu tôn trọng, do vậy cuộc đàm phán bị thất bại.
Sau đây là một số lời khuyên hữu ích cho các thương gia khi tham gia tiến hành đàm
phán ký kết hợp đồng thương mại quốc tế
13 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 22/06/2022 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Để tránh hiểu lầm trong đàm phán quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để tránh hiểu lầm trong đàm phán quốc tế
Mặc dù tiến bộ khoa học đã làm thế giới dường như nhỏ lại nhưng những cách biệt văn
hóa sâu sắc giữa các dân tộc vẫn tồn tại. Đàm phán hợp đồng luôn là một công việc tế
nhị, đòi hỏi phải quyết tâm, khéo léo và đàm phán quốc tế luôn là một thách thức.
Henry sống tại Los Angeles và Hiroshi sống tại Tokyo. Cả hai đều có những sở thích cá
nhân giống nhau, nhưng khi cùng bàn bạc hợp tác kinh doanh thì những rào cản giữa họ
xuất hiện và hợp đồng bị đổ bể. Trong đàm phán khó khăn lớn nhất chính là nhận thức
khác biệt giữa hai người về quy trình đàm phán và hiểu lầm hành vi của đối tác. Về phía
Henry, để muốn nhanh chóng đạt được một thỏa thuận nên đẩy tốc độ cuộc đàm phán
lên nhanh. Do vậy, anh đưa ra những lý lẽ rất mạnh mẽ. Nhưng Henry không biết rằng
Hiroshi coi đó là hành vi thiếu tôn trọng, do vậy cuộc đàm phán bị thất bại.
Sau đây là một số lời khuyên hữu ích cho các thương gia khi tham gia tiến hành đàm
phán ký kết hợp đồng thương mại quốc tế.
Tìm hiểu sự mong muốn của đối tác
Cách thức ra quyết định cũng có thể khác nhau. Các giám đốc người Mỹ thường tự
quyết định trong khi người Nhật lại có khuynh hướng ra quyết định theo sự nhất trí tập
thể, một thông lệ làm cuộc đàm phán mất nhiều thời gian hơn. Theo ông Mitsugu
Iwashita - Giám đốc một trung tâm tư vấn kinh doanh của Nhật Bản thì người Mỹ rất
linh hoạt trong đàm phán, nhưng khi một Giám đốc Nhật Bản đã đưa ra quyết định thì
ông ta sẽ cảm thấy xấu hổ khi phải thay đổi. Hiểu được điều này sẽ giúp bạn biết được
phía đối tác ưu tiên những điều gì và giúp bạn thay đổi chiến lược cho phù hợp.
Tạo ra điểm chung và chọn cách đàm phán
Hãy tìm ra điểm gì đó chung giữa bạn và đối tác nước ngoài. Điều này có thể giúp bạn
xử lý được vấn đề "con người", tránh động chạm tới lòng tự trọng, giữ thể diện và
những điều tương tự. Đây là một chiến lược hay bởi những vấn đề này có thể bất ngờ
nảy sinh ngoài dự kiến.
Bạn cần lựa chọn một trong hai kiểu đàm phán cổ điển là: Cứng rắn hay mềm dẻo. Nhà
đàm phán cứng rắn là một người luôn đòi hỏi khắt khe và ít chịu thỏa hiệp. Anh ta có
thể thắng hoặc thua nhưng không bao giờ chịu thỏa thuận có điều kiện với đối tác. Nhà
đàm phán mềm dẻo có quan điểm rộng hơn, mục tiêu là đạt được càng nhiều thỏa thuận
càng tốt mà không phá vỡ hợp đồng. Anh ta cố gắng tìm ra điểm chung giữa hai bên và
tiến hành đàm phán từng bước một. Tất nhiên, các chuyên gia luôn cho rằng phương
pháp đàm phán mềm dẻo là phương pháp khôn ngoan và thực tế nó được áp dụng trong
phần lớn những cuộc đàm phán quốc tế.
Phương pháp mềm dẻo giúp tránh những sai lầm ngớ ngẩn nhưng nó cũng có một số
hạn chế. Tại nhiều nước, đàm phán được tiến hành theo lễ nghi, nhất là ở giai đoạn đầu
tiên. Do vậy, cần phải tìm hiểu những lễ nghi đàm phán của quốc gia đối tác, thậm chí
kể cả khi đối tác nước ngoài không yêu cầu phải lễ nghi.
Cần phải tìm hiểu những nét văn hóa kinh doanh của nước đối tác, nếu không bạn có thể
vô tình có những hành vi khiến đối tác lúng túng, hoặc chính bạn cũng không tin sự
ngay thật của họ và cho đó là hành vi nhử mình vào một hợp đồng có nhiều bất lợi.
Kiềm chế đàm phán
Giả sử bạn đã vượt qua giai đoạn đầu của cuộc đàm phán và đã đạt được thỏa thuận
chung với đối tác và tiếp tục đàm phán những chi tiết của hợp đồng. Đây là lúc cần sử
dụng kiến thức về hoạt động đàm phán của mỗi nước.
Ví dụ, người Italia thường muốn đẩy nhanh giai đoạn này bằng cách liên tục nhấn mạnh
các điều kiện của mình khiến đối tác mệt mỏi. Biết được điều này, nhà đàm phán nước
ngoài có thể tìm ra một chiến lược hay để tỏ ra không vội vã ký kết hợp đồng, như thay
đổi chủ đề đàm phán, cố tình nói lạc đề...
Cũng trong giai đoạn này, người Trung Quốc lại liên tục đưa hết đề nghị này tới đề nghị
khác nhằm kiểm tra giới hạn có thể của hợp đồng. Những hành vi đàm phán không
chính thức tương đối quan trọng với người Trung Quốc. Anh ta có thể nói rất ít khi trả
lời câu hỏi của bạn và muốn bạn thể hiện bạn hiểu gì từ hành vi và nội dung mà anh ta
vừa nói. Các thương gia phương Tây thường thấy rất khó xử trong trường hợp này. Do
vậy sự kiên nhẫn và suy diễn hành vi của đối tác Trung Quốc làm họ mất nhiều thời gian
khi đàm phán.
Đa phần người Châu Âu không phá bỏ cuộc thảo luận trừ khi bị xúc phạm thái quá,
nhưng người Châu á sẵn sàng từ bỏ hợp đồng nếu thấy không thoải mái về điều gì đó
trong quá trình đàm phán. Nếu điều này xảy ra, hãy rút lui và tìm cách xử lý vấn đề.
Mặc dù chú trọng tới văn hóa của nước đối tác, nhưng đừng quên họ cũng chỉ là những
cá nhân. Do vậy, cách tốt nhất là tìm hiểu tính cách và kiểu giao tiếp của mỗi cá nhân
đối tác càng nhiều càng tốt. Hãy chú trọng vào năng lực của mỗi cá nhân khi đàm phán
để có thể thuyết phục được từng người một.
Cách nghe và trả lời phỏng vấn
Một vài lưu ý về kỹ năng nghe và trả lời câu hỏi sau đây có thể sẽ hữu ích với bạn khi
tham gia một cuộc phỏng vấn tìm việc làm:
1. Nghe:
- Lắng nghe tích cực: Chú ý tập trung vào những điều người tuyển dụng đang nói, rút
ra những điều chính yếu và suy nghĩ bộ phận hợp thành nghe có thể được tóm tắt như
sau:
+ Nghe: biết lắng nghe, ghi chép chính xác.
+ Hiểu: Theo dõi, quan sát tinh tế người tuyển dụng để đọc ý nghĩ, nhận dạng tâm lý
của họ lúc phỏng vấn
+ Nhớ và suy nghĩ
+ Đánh giá, cân nhắc
+ Trả lời: Trình bày, lập luận khoa học, không nên “dông dài” mà đi vào trọng tâm vấn
đề
- Ảnh hưởng đối với người tuyển dụng đang nói: Sử dụng cử chỉ (ví dụ: gật đầu khi
đồng ý hay tạo sự phản hồi với những lời bình luận thích hợp)
- Ghi chú: Ghi lại những điều quan trọng, cẩn thận, đừng ghi quá nhiều, chỉ viết ý
chính, điều này chứng tỏ bạn quan tâm đến những gì người tuyển dụng trao đổi.
- Ngồi ở vị trí thoải mái, tránh bị sao nhãng.
Một số nguyên nhân sau có thể làm bạn thất bại trong khi nghe:
+ Nghĩ rằng câu hỏi không có lợi ích nên không cần quan tâm.
+ Chỉ tập trung chú trọng đến motọ điểm đề tài.
+ Đơn giản hoá vấn đề
+ Chỉ lo suy nghĩ phê phán hình thức trình bày hay các khuyết tật nhỏ của nhà tuyển
dụng
+ Mất đi sự chú ý do lơ đễnh, lo âu hay bị phân tán bởi các ảnh hưởng khác.
+ Gán quá nhiều vấn đề quan trọng trong một số câu, từ, không chú ý câu hỏi kế tiếp
của người tuyển dụng.
2. Trả lời câu hỏi:
Ngoài việc cung cấp thông tin, nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi để có một ý niệm về thái
độ của bạn, đánh giá khả năng phản ứng của bạn trước những vấn đề đó. Sự trình bày
dài dòng dễ làm nhà tuyển dụng nghĩ bạn thích lý sự. Hãy lắng nghe câu hỏi, trả lời
trực tiếp ngắn gọn, đầy đủ.
Trả lời có sức thuyết phục khi chứa đựng trong câu trả lời tiềm ẩn một con người có
chuyên môn cao, biết đánh giá công việc, có khả năng làm việc với áp lực cao, có trí
tuệ, văn hoá, khách quan với sự việc, có chí tiến thủ, hoà hợp với mọi người.
Tự tin đi tới...
Thế nào là một người phụ nữ tự tin? Câu hỏi này với những người phụ nữ khác nhau
sẽ có những câu trả lời khác nhau, theo những gì họ cảm và nghĩ. Có một điều chắc
chắn, phụ nữ tự tin luôn dễ dàng thành công trong cuộc sống.
Một phụ nữ tự tin luôn biết mình đến từ đâu và khiêm tốn với sự thật ấy. Nàng không
hổ thẹn, bối rối hay cảm thấy hối tiếc vì bất cứ việc gì. Nàng biết quá khứ của mình là
những gì mang nàng đến với tương lai. Nàng sải bước trong sự tự tin ấy vì nó chính là
điều khiến nàng trở thành người như hiện tại.
Một phụ nữ tự tin biết rằng không có sự hạn chế cho những khả năng của mình. Nàng
biết nàng có thể đi xa chừng nào nàng mong muốn. Không ai có thể chặn nàng được vì
nàng không so sánh bản thân với thành công của những phụ nữ khác.
Một phụ nữ tự tin luôn biết nơi mình sắp đến. Nàng không cần sự hướng dẫn của
những người khác.
Nàng đủ tự tin để biết rằng nếu vấp ngã, nàng sẽ duyên dáng đứng dậy và tiếp tục dẫn
bước.
Một phụ nữ tự tin khi nhận những lời khen tặng hay chỉ trích đều hết sức duyên dáng,
thanh nhã. Nàng tự biết nàng không cần đến một người đàn ông để hoàn chỉnh hay
khen tặng mình. Nàng biết nàng chính là sự bổ sung và là món quà quý báu với anh ta.
Một người phụ nữ tự tin không cần tình yêu để cảm thấy được yêu. Nàng chính là tình
yêu và là người ban tặng.
Một phụ nữ tự tin bước vào nơi nào và ngay lập tức làm chủ không gian ấy. Nàng làm
chủ sự chú ý xung quanh mà không cần tốn nhiều công sức. Tất cả đều đến hết sức tự
nhiên. Nàng lôi kéo sự thu hút của cánh đàn ông nhưng tỏ ra không cần anh ta. Nàng
có thể bị những người phụ nữ khác ghen tị nhưng nàng sẽ tiếp tục cuộc sống của mình
trong khi họ còn tốn nhiền thời gian để xì xào về nàng.
Có rất nhiều phụ nữ tự tin trong các lĩnh vực như giao tiếp, ứng xử xã hội, công việc,
gia đình và cả trong biểu diễn nữa. Thế còn bạn, bạn có là người tự tin? Và trong lĩnh
vực nào.
Làm thế nào để giữ mối liên hệ với khách hàng?
Với tư cách là người bán, chúng ta thường có xu hướng chú ý tới khách hàng trong các
giai đoạn trước khi việc mua bán được hoàn tất. Dù cho chúng ta hay khách hàng bận
đến thế nào cũng không nên bỏ qua việc giữ mối liên hệ với khách. Chúng ta đã hoàn
thành việc bán hàng, nhưng sau khi bán chúng ta phải bước sang giai đoạn tiếp tục tìm
kiếm những đơn đặt hàng mới từ phía khách hàng. Nếu bạn chỉ chú ý tới khách hàng
sau khi họ mua được 3, 4 ngày hoặc 3, 4 tuần thì có nghĩa là quá muộn.
Thái độ lịch sự của một chuyến viếng thăm làm cho khách hàng vui vẻ hơn là việc bạn
quan tâm với sự thăm dò. Cần phải chăm chú, có mặt bất cứ lúc nào để khách hàng có
thể vẫn nhớ tới bạn, nhớ tới những gì bạn làm, những gì bạn đã bán cho họ, sự chú ý
nhằm thiết lập mối quan hệ thực sự thân thiết để khi cần họ có thể nghĩ ngay tới bạn.
Đó có thể là một chuyến viếng thăm lịch sự, một cuộc gọi điện hoặc một tin nhắn. Sau
đây là một số cách duy trì mối liên hệ với khách hàng. Có thể bạn sẽ phải ngạc nhiên
về những kết quả mà chúng mang lại.
1.Gửi cho khách hàng thông tin về đợt khuyến mãi đặc biệt
2.Gửi mẫu catalogue mới nếu công ty bạn có sự thay đổi
3.Tặng các sản phẩm mới cho khách hàng
4.Tặng phiếu giảm giá
5.Tặng hàng biếu hoặc quà (bút bi, sách)
6.Gửi báo có quảng cáo về sản phẩm của công ty cho khách
7.Gửi bưu thiếp mời khách hàng thăm quan web site của công ty
8.Gửi báo của doanh nghiệp cho khách
9.Giới thiệu với họ một nhân viên mới
10.Giới thiệu nhóm nhân viên dịch vụ sau bán hàng bằng văn bản
11.Gửi cho khách số mới nhất của bản tin nội bộ
12.Gửi hàng mẫu, đề nghị khách dùng thử sản phẩm hoặc dịch vụ
15.Gửi lời cảm ơn nhân dịp công ty kỉ niệm 10 năm (20 năm) thành lập
16.Gửi thiếp chúc mừng sinh nhật
Một loạt những hoạt động trên sẽ giúp bạn khẳng định với khách hàng sự quan tâm
liên tục mà bạn dành cho họ, qua đó khách hàng sẽ cảm thấy mình vẫn còn mối liên hệ
với công ty mà họ mua sản phẩm trước đó. Đây là cách hữu hiệu nhất mà công ty có
thể dùng để xây dựng niềm tin và sự trung thành của người tiêu dùng.
Ứng xử trong ngày đầu đi làm
Khi bắt đầu đi làm, bạn nên quan sát và lắng nghe để tìm hiểu mọi người xung quanh...
Sau ngày tốt nghiệp, bạn chính thức bắt đầu những ngày đầu tiên trong thế giới công
sở. Hãy nhớ rằng, một sinh viên đi thực tập bao giờ cũng khác với một nhân viên thực
sự. Bạn nên ghi nhớ 4 nguyên tắc sau để có thể thích ứng nhanh chóng với môi trường
công sở.
Nguyên tắc 1: Lắng nghe và quan sát
Hãy quan sát và chú ý lắng nghe trước khi đưa ra bất kỳ đề nghị nào. Nguyên tắc này
đúng không chỉ trong môi trường làm việc và còn rất hữu dụng khi bạn ra khỏi công
sở. Hãy hình dung: bạn đang bước vào môi trường làm việc, nơi mọi thứ đã thành một
guồng máy chuyên nghiệp.
Khi một người mới toanh xuất hiện và đề xuất những thay đổi để công việc chạy tốt
hơn, chắc chắn bạn sẽ gặp một vài phản ứng. Tại sao ư? Một là bạn chưa hiểu tại sao
lâu nay họ lại làm như vậy. Hai là bạn chưa chiếm được lòng tin của các đồng nghiệp.
Và cuối cùng, về mặt bản tính tự nhiên, con người sợ sự thay đổi.
Bằng cách lắng nghe và quan sát, bạn sẽ học được rất nhiều. Bạn sẽ học cách để tìm
hiểu về môi trường mà bạn đang tham gia. Bạn tìm hiểu về những đồng nghiệp mà bạn
sẽ cùng làm việc. Bạn có thể bảo vệ bản thân khỏi mắc phải những lỗi ngớ ngẩn. Hãy
học từ kinh nghiệm của những đồng nghiệp của mình.
Nguyên tắc 2: Cảnh giác trước những "kẻ rắc rối" trong văn phòng
Hình như mỗi văn phòng đều có một kẻ rắc rối. Bạn có thể tạm hình dung về kiểu
người này: đó chính là người mà ngay ngày đầu bạn mới bước chân vào công sở đã nói
với bạn những câu đại loại: "Sếp luôn luôn thích những nhân viên mới. Nhưng em cứ
làm ở đây một thời gian mà xem...".
Kẻ rắc rối trong văn phòng cũng là người hay thích tạo nên những mối bất hòa, sau đó
giả vờ như không biết gì về nó. Bạn có thể nghe những gì mà "kẻ rắc rối" nói, tuy
nhiên, tuyệt đối không nên bàn luận gì. Những gì kẻ rắc rối nói có thể là sự thật, cũng
có thể đó chỉ là câu chuyện phóng đại. Và bạn phải biết rằng, những người hôm nay
nói với bạn về người khác thì ngày mai cũng có thể nói với người khác về bạn.
Nguyên tắc 3: Chú ý cách cư xử của mình
Mọi người có thể không nhớ bạn đã cư xử lịch sự như thế nào, nhưng chắc chắn rằng
họ sẽ nhớ những hành vi thô lỗ của bạn. Vì vậy, bạn phải thật sự giữ gìn ý tứ nơi công
sở. Chỉ một tiếng cười không đúng lúc, một tiếng hét vang quá lố... cũng khiến bạn dễ
dàng nhận lấy ác cảm từ người khác.
Một trong những điều cũng dễ bị ghép vào danh sách những việc mất lịch sự nơi công
sở: phát tán những câu chuyện cười... hơi thiếu tế nhị trên internet. Hãy cẩn thận, có
những câu chuyện cười không mấy thanh lịch, bạn chỉ có thể gửi cho bạn bè thân thiết
của mình. Còn nơi công sở, khi bạn chưa biết rõ sở thích và cá tính của mọi người thế
nào thì bạn không nên phát tán những câu chuyện cười mà tự bản thân bạn thấy cũng
không có gì tế nhị cho lắm.
Bạn cũng không nên dùng địa chỉ email công ty để gửi chuyện cười cho bạn bè. Cẩn
thận, vì biết đâu, câu chuyện ấy lại nhảy vào hộp thư của sếp (nếu đó là một câu
chuyện cười không mấy thâm thuý thì bạn biết hậu quả rồi đấy. Nặng thì tên bạn sẽ bị
sếp cho vào danh sách "chú ý bất thường". Nhẹ thì bạn sẽ mất một ngày ngượng nghịu
trước sếp. Bạn đâu có muốn rơi vào tình huống đó khi mới bắt đầu chân ướt chân ráo
đi làm, đúng không?
Nguyên tắc 4: Đừng góp thêm thông tin vào những tin đồn
Bạn có thể nghe những tin đồn về người này, người kia trong công sở, nhưng tuyệt đối
không bao giờ đưa ra ý kiến riêng của mình. Mỉm cười được xem là lựa chọn tốt nhất
trong trường hợp này (ngay cả khi bạn vừa nhận việc ở công ty hoặc lúc bạn đã trở
thành ma cũ).
Những câu chuyện ngoài lề có thể cho bạn một ít thông tin về các đồng nghiệp của
mình, nhưng đó là những thông tin chưa được kiểm chứng. Bạn chỉ nên nghe để biết
cách ứng xử với mọi người. Nếu hưởng ứng những thông tin dạng này, có thể, bạn lại
trở thành "kẻ rắc rối" trong mắt đồng nghiệp.
Việt Nam: Thị trường "tiêu dùng như Tây"
Chưa bao giờ người tiêu dùng VN được khuyến khích “mại dzô” như hiện nay. Điện
thoại cũ bất kỳ hiệu gì, đem đổi máy mới định giá 1 triệu đồng. Mua tủ lạnh lớn được
tặng tủ lạnh nhỏ hoặc máy giặt. Mua máy tính xách tay tặng Ipod...
Trên các trang quảng cáo số báo thứ hai 15-8-2005 có thể đọc thấy: “Bán một chiếc
Mercedes S500 và một chiếc BMW 325". Gọi điện thoại hỏi được trả lời chắc nịch:
"Mẹc giá 260.000 USD. Bê - em giá 56.000 USD. Chiếc Mẹc mới mua từ sau ASEAN
5 đó". Cộng cả hai chiếc mới "chỉ" trên 300.000 USD.
Tháng bảy năm nay, công ty nghiên cứu thị trường A, dựa vào một "phòng thương
mại" ngoại quốc tổ chức một hội thảo trên chủ đề "Đáp ứng đủ cho mọi khát vọng: đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng mới ở VN". 306 nhà kinh doanh, đầu tư ngoại quốc
đã tham dự hội thảo này. Kết luận được công bố (một phần) là: do thu nhập thực tế
ngày càng tăng, lại được tiếp cận với các lối sống mới, người tiêu dùng VN đang đòi
hỏi những cách sống mới, những cách tiêu tiền khác trước.
Một chủ tịch công ty nghiên cứu thị trường phát biểu: "Một lối sống hiện đại đã nổi
lên với điện thoại di động, xe gắn máy đắt tiền, thẻ tín dụng cùng bao tiện nghi
khác...".
Một nhà nghiên cứu thị trường khác: "Ba nhà bán lẻ khổng lồ đang lên kế hoạch bước
vào thị trường VN trong tương lai gần".
Trong khi đó, các công ty nghiên cứu thị trường quốc tế thay nhau tổ chức hội thảo,
công bố các số liệu mới và dự báo, rao bán các số liệu, phân tích thị trường tiêu thụ
VN. "Hàng" của họ cũng đang bán khá chạy. Báo cáo phân tích thị trường trị liệu vết
thương ở VN, đầy đủ chi tiết từ thủ tục đăng ký, bao bì, phân phối, qui trình, tập quán
điều trị... giá bán 800 USD. Phân tích thị trường nước ngọt VN năm 2002 kèm dự báo
năm năm, giá bán 1.056 euro. Thị trường nào cũng có hồ sơ riêng cả!
Tại sao lại béo bở?
Asia Times 6/7/2005 mô tả nguyên nhân cơn sốt tiêu dùng trong nền kinh tế VN như
sau: "Khác với nền kinh tế Trung Quốc vốn hướng đến đầu tư, nền kinh tế VN hướng
đến sự tiêu thụ của tư nhân, như hầu hết các nền kinh tế phương Tây khác (nôm na mà
nói: ăn xài như Tây). Năm 2004, tiêu thụ của tư nhân chiếm đến 67% GDP trong khi
tại Trung Quốc chỉ là 43%".
Thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua mới chỉ khoảng 2.700 USD, song do
dân số đông vào hàng thứ 14 thế giới, nhất là do phân bố thu nhập không đồng đều,
nên sức mua thật sự của thiểu số thu nhập cao này là rất lớn bên cạnh sự xuất hiện một
lớp trung lưu khá đông đảo. "Nước lên thuyền lên", hành vi tiêu dùng cũng đổi khác,
mang tính thời thượng hơn.
Nhà kinh tế học Jacques Attali, sau này là chủ tịch Ngân hàng Tái thiết Đông Âu
(BERD), trong giáo trình "Anti-Economie" (Phản - kinh tế học) ở Đại học Vincennes
1973, đãphân tích đại ý như sau: thời thượng bắt đầu từ một nhóm người đầu tiên sử
dụng một món hàng nào đó (dị biệt hóa) -> những người đó hãnh diện quá (như slogan
"cho thiên hạ biết mình là ai!") khiến số đông còn lại ganh tị bèn... gia nhập theo (hội
nhập) bằng cách nhao nhao mua món hàng đó -> khi đại đa số đã có món đó rồi sẽ có
một vài cá nhân xé lẻ xài một món khác để không "đụng hàng", lại bắt đầu một chu kỳ
dị biệt hóa mới.
Thời thượng chính là cái chu kỳ dị biệt -> hội nhập -> dị biệt... liên tục đó. Cứ thế,
không đầy ba tháng là một lô điện thoại di động mới (và các món khác) xuất hiện để
đáp ứng nhu cầu "không đụng hàng" đó! ở VN, các nhà marketing, quảng cáo đang
triệt để khai thác công thức trên, tóm lại là còn hai chữ "sành điệu". Nước uống, bia
bọt, điện thoại di động..., cái gì cũng phải "sành điệu"!
Đánh vào nhận thức
Một "sếp" marketing một công ty phân phối hàng tiêu dùng ở VN phát biểu: "Các nhà
sản xuất sử dụng marketing để chinh phục khối óc và trái tim của hàng triệu người tiêu
dùng, và chiến thắng trong cuộc chiến không súng đạn này. Cuộc chiến marketing
không đơn thuần là cuộc chiến của sản phẩm, mà là cuộc chiến về nhận thức. (Làm sao
để) người tiêu dùng khi chọn mua là chọn nhãn hiệu xuất hiện trong tiềm thức của
mình. Ví dụ, khi quyết định chọn một nhãn hiệu nước tinh khiết, nếu muốn chứng tỏ là
người sành điệu bạn sẽ phải nghĩ ngay đến... Hay khi nghĩ đến bột giặt, đại đa số
người tiêu dùng chỉ nghĩ đến nhãn hiệu...". Nhà marketing đó khi phát biểu như trên,
trong khuôn khổ bài báo đó, đã không quên quảng cáo cho các sản phẩm của hãng
mình qua các thí dụ "sành điệu"!
Các "nhân viên ưu tú" của các công ty đa quốc gia cứ thế mà ra sức bày trò để bán
hàng cho bằng được. Chiêu khuyến mãi "gửi bao bì hộp thuốc lĩnh thưởng" là chuyện
vặt! Chục năm trước, một tờ báo kinh tế trong số ra mắt "phạng" ngay một cái tít "Dân
VN khát bia!", và chứng minh bằng số lít bia tiêu thụ đầu người/hằng năm là thấp so
với thế giới. Giờ thì dân VN chắc hết "khát bia" mà sinh ra đái đường cả trong nghĩa
đen lẫn nghĩa bóng. Nhất là khi được bổ sung bằng nước ngọt!
Uống nước ngọt mà nay cũng hô hào "có gan bật nắp"!