1. Theo liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được mục tiêu :
a. Bảo vệ tài sản của đơn vị.
b. Bảo đảm độ tin cậy của thông tin.
c. Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý.
d. Bảo đảm hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý
e. Tất cả các mục tiêu trên.
ĐÁP ÁN : E
25 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 5870 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề và đáp án Trắc nghiệm môn Kiểm Toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộI. Câu hỏi trắc nghiệm1. Theo liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được mục tiêu :a. Bảo vệ tài sản của đơn vị.b. Bảo đảm độ tin cậy của thông tin.c. Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý.d. Bảo đảm hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lýe. Tất cả các mục tiêu trên.ĐÁP ÁN : E2. Loại hình kiểm toán đánh giá thường xuyên về tính hiệu quả của việc thiết kế và vận hành các chính sách :a. Kiểm toán nội bộ.b. Kiểm toán độc lập.c. Kiểm toán Nhà nước.d. Cả A và B.ĐÁP ÁN : A3. Bộ phận kiểm toán nội bộ là bộ phận :a. Trực thuộc một cấp cao nhất để không giới hạn phạm vi hoạt động của nó.b. Phải trực thuộc một cấp cao đủ để không giới hạn phạm vi hoạt động của nó.c. Phải được giao một quyền hạn lớn và hoạt động hoàn toàn độc lập với phòng kế toán và các bộ phận hoạt động được kiểm tra.d. Phải được giao một quyền hạn tương đối rộng rãi và hoạt động tương đối độc lập với phòng kế toán và các bộ phận hoạt động được kiểm tra.e. Cả câu B và DĐÁP ÁN : E.4, Thủ tục kiểm soát do các nhà quản lí xây dựng dựa trên các nguyên tắca. Nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc phân công phân nhiệm và làm việc cá nhânb. Nguyên tắc phân công phân nghiệm và nguyên tắc tự kiểm trac. Nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm và nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn.d. Không câu nào đúngĐÁP ÁN : C5. Những người nằm trong ủy ban kiểm soát :a. Thành viên HĐQT.b. Thành viên Ban Giám Đốc.c. Các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực kiểm soát.d. Thành viên HĐQT kiêm nhiệm các chức vụ quản lý.ĐÁP ÁN : A6. Việc đánh giá xem liệu các BCTC có thể kiểm toán được hay không nằm trong khâu nào trong trình tự đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ :a. Thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả chi tiết hệ thống kiểm soát nội bộ trên giấy tờ làm việc.b. Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho các khoản mục trên BCTC.c. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát.d. Lập bảng đánh giá kiểm soát nội bộ.ĐÁP ÁN : A7. Phương pháp tiếp cận để thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát bao gồm :a. Tiếp cận theo khoản mục.b. Tiếp cận theo chu trình nghiệp vụ.c. Tiếp cận theo các khoản mục phát sinh.d. Tiếp cận theo kinh nghiệm.e. Câu A, B đúng.ĐÁP ÁN : E8. Trong thử nghiệm kiểm soát, nếu các thủ tục để lại dấu vết trên tài liệu thì nên áp dụng phương pháp :a. Phép thử “Walk through”.b. Phỏng vấn nhân viên đơn vị về các thủ tục kiểm soát.c. Thực hiện lại các thủ tục kiểm soát.d. Tất cả đều sai.ĐÁP ÁN : C.9. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ trong việc đảm bảo độ tin cậy của các thông tin:a. Thông tin cung cấp kịp thời về thời gian.b. Thông tin đảm bảo độ chính xác và tin cậy của thực trạng hoạt động.c. Thông tin đảm bảo tính khách quan và đầy đủ.d. Cả 3 phương án trên.ĐÁP ÁN : D.10. Bộ phận kiểm toán nội bộ cung cấp một sự quan sát, đánh giá thường xuyên về :a. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp.b. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.c. Tính hiệu quả và hiệu năng của công tác kiểm soát nội bộ.d. Toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả tính hiệu quả của việc thiết kế và vận hành các chính sách thủ tục về kiểm soát nội bộ.ĐÁP ÁN : D.11. Trong kiểm toán BCTC, việc đánh giá rủi ro kiểm soát, nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức tối đa thì:a. Kiểm toán viên phải dựa vào kiểm soát nội bộ để giảm bớt các thử nghiệm trên các số dư và nghiệp vụ.b. Phải tăng cường các thử nghiệm cơ bản để phát hiện những hành vi gian lận và sai sót.c. Không phải thực hiện thử nghiệm kiểm soát( Thử nghiệm tuân thủ)d. B và Ce. A và C.ĐÁP ÁN : D.12.Mục đích của thử nghiệm kiểm soát là :a. Tìm ra gian lận và sai sót của kế toán viên.b. Thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của các quy chế và thủ tục kiểm soát để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ.c. Thu thập bằng chứng về kết quả tuân thủ các quy chế và thủ tục kiểm soát nội bộ.d. Phát hiện và bày tỏ ý kiến về sự hữu hiệu của các quy chế và thủ tục kiểm soát.ĐÁP ÁN : BII. Câu hỏi Đúng/ Sai và giải thích1. Bốn mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ (bảo vệ tài sản của đơn vị, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý, bảo đảm hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý) luôn là thể thống nhất và hòa hợp.TRẢ LỜI: SAIGT : 4 mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ đôi khi mâu thuẫn với nhau như tính hiệu quả của hoạt động với mục đích bảo vệ tài sản, sổ sách hay cung cấp thông tin đầy đủ và tin cậy.2. Doanh nghiệp TNHH Nhà nước 1 thành viên để đảm bảo tiết kiệm chi phí quản lý đã giảm thiểu tối đa bộ máy quản lý bằng cách kế toán kiêm nhiệm làm thủ quỹ của công ty.TRẢ LỜI: SAIGT : vì theo nguyên tắc bất kiêm nhiệm quy định: sự cách li thích hợp về trách nhiệm trong các nhiệm vụ có liên quan nhằm ngăn ngừa các sai phạm và hành vi lạm dụng quyền hành.3. Ủy ban kiểm soát của các công ty chỉ bao gồm các thành viên HĐQT kiêm nhiệm các chức vụ quản lý.TRẢ LỜI: SAIGT : vì ủy ban kiểm soát bao gồm những người trong bộ máy lãnh đạo cao nhất của đơn vị bao gồm những thành viên của hội đồng quản trị nhưng không kiêm nhiệm các chức vụ quản lý và những chuyên gia am hiểu về lĩnh vực kiểm soát.4. Khi tiến hành các cuộc kiểm toán của đơn vị kiểm toán độc lập thì kiểm toán viên phải tìm hiểu rõ hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán.TRẢ LỜI: ĐÚNGGT : vì phải hiểu rõ hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán thì kiểm toán viên mới ước lượng được rủi ro kiểm toán của cuộc kiểm toán.5. Các đặc thù về quản lý đề cập đến các quan điểm khác nhau trong điều hành hoạt động doanh nghiệp của nhà quản lý. Các quan điểm đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách, chế độ, các quy định và các tổ chức kiểm soát trong doanh nghiệp.TRẢ LỜI: ĐÚNGGT : Bởi vì chính các nhà quản lý đặc biệt là các nhà quản lý cấp cao nhất sẽ phê chuẩn các quyết định, chính sách và thủ tục kiểm soát sẽ áp dụng tại doanh nghiệp.6. Cơ cấu tổ chức được xây dựng hợp lý trong doanh nghiệp sẽ góp phần tạo ra môi trường kiểm soát tốt.TRẢ LỜI: ĐÚNGGT : Cơ cấu tổ chức hợp lý đảm bảo 1 hệ thống xuyên suốt từ trên xuống dưới trong việc ban hành các quyết định, triển khai các quyết định đó cũng như kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quyết định đó trong toàn bộ doanh nghiệp. Do đó sẽ góp phần tạo môi trường kiểm soát tốt.7. Trong kiểm toán BCTC, kiểm toán viên phải đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát chỉ để xác minh tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ.TRẢ LỜI: SAIGT : Không chỉ vậy mà còn làm cơ sở cho việc xác minh phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ của đơn vị.8. Một hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế hoàn hảo sẽ ngăn ngừa, phát hiện được các sai phạm.TRẢ LỜI: SAIGT : Mỗi hệ thống kiểm soát nội bộ dù được thiết kế hoàn hảo đến đâu cũng không thể ngăn ngừa hay phát hiện mọi sai phạm có thể xảy ra. Đó là những hạn chế cố hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ.9. Bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc 1 cấp cao và có quyền hạn tương đối rộng rãi, hoạt động độc lập với phòng kế toán và các bộ phận hoạt động được kiểm tra.TRẢ LỜI: ĐÚNGGT : Vì bộ phận kiểm toán nội bộ phải trực thuộc 1 cấp cao để không giới hạn phạm vi hoạt động của nó, đồng thời hoạt động độc lập với phòng kế toán và các bộ phận hoạt động được kiểm tra nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan.10. Bước nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù trong quá trình kiểm toán viên đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát cho từng mục tiêu kiểm soát cần thiết phải xem xét mọi quá trình kiểm soát.TRẢ LỜI: SAIGT : Không cần phải xem xét mọi quá trình kiểm soát mà chỉ nhận diện và phân tích các quá trình kiểm soát dự kiến có ảnh hưởng lớn nhất đến việc thỏa mãn mục tiêu kiểm soát.11. Kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập trong đơn vị.TRẢ LỜI: ĐÚNGGT : Kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập được thiết lập trong đơn vị tiến hành công việc kiểm tra và đánh giá các hoạt động phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ đơn vị.12. Kiểm toán nội bộ không có ý nghĩa đối với doanh nghiệp.TRẢ LỜI: SAIGT : Bộ phận kiểm toán nội bộ cung cấp một sự quan sát, đánh giá thường xuyên về toàn bộ hoạt độngcủa doanh nghiệp, bao gồm cả tính hiệu quả của việc thiết kế và vận hành các chính sách và thủ tục về kiểm soát nội bộ. Bộ phận này hoạt động hữu hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp có được thông tin kịp thời và xác thực vể các hoạt động của doanh nghiệp, chất lượng của hoạt động kiểm soát nhằm kịp thời điều chỉnh, bổ sung các quy chế kiểm soát thích hợp và hiệu quả.Chương 7: Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chínhI. Câu hỏi trắc nghiệm:1. Trong trường hợp phạm vi kiểm toán bị giới hạn thì ý kiến đưa ra của kiểm toán viên có thể là: a. Ý kiến không chấp nhận b. Ý kiến từ chối c. Ý kiến chấp nhận từng phần d. Cả 3 ý kiến trên 2. Kết cấu và hình thức của một báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính được trình bày theo: a. Quy định của Bộ Tài chính b. Quy định của chuẩn mực kiểm toán c. Tùy theo quy mô của cuộc kiểm toán d. Tất cả ý kiến trên đều sai 3. Ngôn ngữ trình bày trên báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính của công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam là: a. Tiếng Việt Nam b. Tiếng Anh c. Bất cứ thứ tiếng nào đã được thỏa thuận trên hợp đồng kiểm toán d. Cả a và c 4. Trong trường hợp phạm vi công việc kiểm toán bị giới hạn, thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục thì ý kiến của kiểm toán viên đưa ra là: a. Ý kiến chấp nhận toàn phần b. Ý kiến chấp nhận một phần c. Ý kiến từ chối d. Ý kiến trái ngược 5. Sau khi đơn vị được kiểm toán phát hành báo cáo tài chính, kiểm toán viên phát hiện những sự kiện ảnh hưởng trọng yếu tới báo cáo tài chính, thảo luận với thủ trưởng đơn vị, có ý kiến không đồng ý. Kiểm toán viên phải thông báo đến ai về những hành động mà kiểm toán viên thực hiện để ngăn ngừa khả năng sử dụng một báo cáo tài chính đã phát hành có chứa sai phạm trọng yếu chưa được phát hiện: a. Kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán b. Cơ quan chức năng c. Người có trách nhiệm cao nhất tại đơn vị d. Công an kinh tế 6. Người nhận báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là: a. Hội đồng quản trị b. Giám đốc c. Cổ đông đơn vị được kiểm toán d. Các nhà đầu tư e. Gồm a,b,c 7. Thuật ngữ “ngoại trừ”được sử dụng trong: a. Ý kiến chấp nhận toàn phần b. Ý kiến chấp nhận từng phần c. Ý kiến từ chối d. Ý kiến không chấp nhận 8. Kiểm toán viên phải mô tả rõ ràng trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính những lý do dẫn đến ý kiến: a. Ý kiến chấp nhận toàn phần b. Ý kiến chấp nhận từng phần c. Ý kiến từ chối d. Ý kiến không chấp nhận e. c và d f. Gồm b,c,d 9. Theo IPAC của IFAC thì báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính được trình bày như thế nào: a. Bằng miệng hoặc bằng văn bản b. Bằng miệng c. Bằng văn bản và tuân thủ các quy định về nội dung và hình thức. 10. Trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính phải có chữ ký của: a. Kiểm toán viên chịu trách nhiệm kiểm toán b. Giám đốc (hay người được ủy quyền) của công ty kiểm toán chịu trách nhiệm phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính c. Giám đốc của đơn vị được kiểm toán d. Cả a và b II. Câu hỏi Đúng/Sai và giải thích:1. Ý kiến tùy thuộc của kiểm toán viên thường liên quan đến các sự kiện xảy ra ở quá khứ. 2. Ý kiến của kiểm toán viên đưa ra trên báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là sự đảm bảo tuyệt đối rằng không có bất kỳ sự sai sót nào trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán. 3. Thư quản lý nhất thiết phải đính kèm báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính. 4. Sau khi báo cáo tài chính được công bố phát hiện ra những sự kiện ảnh hưởng trọng yếu đối với báo cáo tài chính vào thời điểm ký báo cáo tài chính, kiểm toán viên sẽ không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào. 5. Yếu tố tùy thuộc là yếu tố trọng yếu có ảnh hưởng nghiêm trọng tới báo cáo tài chính. 6. Số hiệu báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là số hiệu phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính của công ty kiểm toán theo từng cuộc kiểm toán. 7. Kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần trong trường hợp báo cáo tài chính được kiểm toán có những sai sót nhưng đã được kiểm toán viên phát hiện và đơn vị đã điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên. 8. Trong trường hợp có từ hai công ty kiểm toán cùng thực hiện cuộc kiểm toán thì báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính phải được ký bởi giám đốc hoặc người ủy quyền của cả hai công ty kiểm toán theo đúng thủ tục. 9. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính phải được trình bày bằng văn bản. 10.Khi phạm vi công việc kiểm toán bị giới hạn thì kiểm toán viên chỉ có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần. ĐÁP ÁNI. Câu hỏi trắc nghiệm1. D 2. B 3. D 4. C 5. C 6. E 7. B 8. F 9. C 10.D II. Câu hỏi Đúng/Sai và giải thích:1. Sai: liên quan đến có thể xảy ra trong tương lai, nằm ngoài khả năng kiểm soát của đơn vị và kiểm toán viên. 2. Sai: vì chỉ đảm bảo báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên khía cạnh trọng yếu, có thể có những sai sót nhưng là không trọng yếu. 3. Sai: không nhất thiết phải đính kèm. 4. Sai: về mặt hình thức thì kiểm toán viên không phải chịu trách nhiệm nhưng thực chất kiểm toán viên vẫn phải cân nhắc việc phát hành lại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và điều này cần được thảo luận với thủ trưởng đơn vị. 5. Sai: yếu tố tùy thuộc là yếu tố trọng yếu nhưng không chắc chắn, thường liên quan đến những sự kiện xảy ra trong tương lai nằm ngoài tầm kiểm soát của đơn vị và kiểm toán viên nên không biết mức độ nghiêm trọng của nó đối với báo cáo tài chính. 6. Sai. Theo từng năm (GT/167) 7. Đúng: GT/174 8. Đúng. 9. Đúng: trong trường hợp đơn giản, khi kiểm toán báo cáo tài chính cho 1 cá nhân nào đó và họ không cần có kết quả kiểm toán bằng văn bản. 10.Sai: có thể đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiến từ chối hoặc ý kiến không chấp nhận. Chương 5 – Xây dựng kế hoạch kiểm toánA. Câu hỏi trắc nghiệmCâu 1: Các bước kiểm toán không thích hợp là một nhân tố ảnh hưởng đến:A. RR cố hữuB. RR kiểm soátC. RR phát hiệnD. Không phải 3 đáp án trênCâu 2: Sai phạm về giá trị tài sản trong bảng cân đối kế toán được quy định là không trọng yếu khiA. Dưới 1%B. Dưới 5%C. Từ 5-15%D. Từ 15-20%Câu 3: Khi nào thì công ty kiểm toán trở thành chủ thể kiểm toán của khách hàngA. Khi công ty kiểm toán có sự liên lạc với khách hàngB. Khi công ty kiểm toán lập xong kế hoạch kiểm toán cho khách hàngC. Khi công ty kiểm toán kí hợp đồng với khách hàngD. Khi công ty kiểm toán bắt đầu tiến hành công việc kiểm toán cho khách hàngCâu 4: Thủ tục phân tích ngang được kiểm toán viên sử dụng trong việc lập kế hoạch kiểm toán tổng quát loại trừ:A. So sánh số liệu thực tế với số liệu dự toán hoặc số liệu ước tính của kiểm toán viênB. Phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỉ lệ tương quan của các chỉ tiêu và khoản mục khác nhau của báo cáo tài chínhC. So sánh dữ kiện của công ty khách hàng với dữ kiện của ngànhD. So sánh số liệu kì này với số liệu kì trước hoặc giữa các kì với nhauCâu 5: Nhận diện lý do kiểm toán của công ty khách hàng là:A. Xác định người sử dụng báo cáo tài chính B. Mục đích sử dụng báo cáo tài chínhC. A và B D. Không phải 3 đáp án trênCâu 6: Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán gồm:A. Nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàngB. Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh khách hàngC. Các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toàn, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trướcD. Tham quan nhà xưởngCâu 7: “Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi một hoặc nhiều người đã được đào tạo đầy đủ thành thạo như một kiểm toán viên” là nội dung của:A. Chuẩn mực kiểm toán (CMKT) quốc tế số 310 (ISA 310) B. CMKT Việt Nam số 300C. CMKT Việt Nam số 400D. CMKT chung đầu tiên của hệ thống CMKT được chấp nhận phổ biến (GAAS)Câu 8: Nhận diện các bên liên quan là một khâu trong:A. Thu thập thông tin cơ sởB. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàngC. Thực hiện thủ tục phân tíchD. Đánh giá trọng yếu và rủi roCâu 9: Trong quá trình thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng thì tài liệu nào được coi là quan trọng nhất trong một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính:A. Giấy phép thành lập và điều lệ công tyB. Các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trướcC. Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và ban giám đốcD. Các hợp đồng và cam kết quan trọngCâu 10: Khi thu thập thông tin cơ sở, KTV phải:A. Nghiên cứu giấy phép hành nghề và diều lệ công tyB. Tìm hiểu ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng.C. Thu thập thông tin về các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra kiểm tra cả năm hiện hành hay trong vài năm trước.D. Thu thập thông tin về hội đồng quản trị của công ty, cổ phiếu, trái phiếu của công ty…Đáp Án1. C 2. B 3. C 4. B 5. C 6. A 7. D 8. A 9. B 10. BB. Câu hỏi đúng – saiCâu 1: Chiến lược kiểm toán là những định hướng cơ bản cho một cuộc kiểm toán dựa trên những hiểu biết của kế toán viên về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và trọng trong cuộc kiểm toánCâu 2: Phân tích dọc là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các trị số của cùng một chỉ tiêu báo cáo tài chínhCâu 3: Ở tất cả các cuộc kiểm toán thì đều phải đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toánCâu 4: Để giảm bớt chi phí thì các công ty kiểm toán thường có một chương trình kiểm toán chung cho tất cả khách hàngCâu 5: Ước lượng ban đầu của kiểm toán viên về tính trọng yếu và số lượng bằng chứng phải thu thập có mối quan hệ tỉ lệ nghịchCâu 6: Trong quá trình lựa chọn đội ngũ nhân viên, công ty kiểm toán cần thay đổi KTV trong các cuộc kiểm toán cho một khách hàng trong nhiều năm để có cái nhìn khách quan và trung thực đối với khách hàngCâu 7: Việc lập kế hoạch kiểm toán chỉ nhằm chuẩn bị những điều kiện cơ bản trong công tác kiểm toánCâu 8: Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên nên xác định các bên liên quan tới khách hàng và nhận định sơ bộ về mối quan hệ nàyCâu 9: Xem xét tính liêm chính của Ban giám đốc công ty khách hàng không phải là vấn đề được ưu tiên trong việc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán của giai đoạn chuẩn bị kế hoạch kiểm toánCâu 10: Rủi ro kiểm toán là những rủi ro mà kiểm toán viên có thể gặp phải khi đưa ra những nhận xét không xác đáng về thông tin tài chính và đó là những sai sót nghiêm trọng1. S -> … hiểu biết của kiểm toán viên …2. S -> Vì đó là việc phân tích ngang3. Đ -> Vì qua đó có thể lập được một kế hoạch kiểm toán hợp lý, tính trước được rủi ro và chi phí4. S -> Vì mỗi khách hàng có những đặc điểm khác nhau về hình thức sở hữu, ngành nghề kinh doanh, mục đích sử dụng kết quả kiểm toán, … nên công ty kiểm toán phải có những chương trình khác nhau cho mỗi cuộc kiểm toán5. Đ -> Vì giả sử ước lượng mức trọng yếu càng thấp thì tức là độ chính xác của các số liệu trên bác cáo tài chính càng cao, nên số lượng bằng chứng thu thập càng nhiều6. S -> Vì công ty kiểm toán cần tránh thay đổi kiểm toán viên trong các cuộc kiểm toán cho một khách hàng trong nhiều năm (do kiểm toán viên sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm cũng như có được hiểu biết sâu sắc về ngành nghề kinh doanh của khách hàng đang được kiểm toán)7. S -> Vì lập KH kiểm toán ko chỉ xuất phát từ yêu cầu chính của cuộc kiểm toán nhằm chuẩn bị những điều kiện cơ bản trong công tác kiểm toán, cho cuộc kiểm toán mà còn là nguyên tắc cơ bản trong công tác kiểm toán đã được quy định thành chuẩn mực và đòi hỏi các kiểm toán viên phải tuân thủ theo đầy đủ nhằm đảm bảo tiến hành công tác kiểm toán có hiệu quả và chất lượng8. Đ -> Vì nó giúp KTV bước đầu dự đoán được các vấn đề có thể phát sinh giữa các bên liên quan để 9. S -> Nó đóng vai trò rất quan trọng vì Ban quản trị có thể phản ánh sai các nghiệp vụ hoặc giấu diếm các thông tin dẫn tới sai sót trọng yếu