Bài giảng Chính sách nhân sự phần 2

Sứ mệnh (mission) của doanh nghiệp nghĩa là “Lẽ sống của doanh nghiệp” Hay là “Doanh nghiệp tồn tại để làm gì”. Sứ mệnh là những gì tốt đẹp nhất mà doanh nghiệp cống hiến cho xã hội, cho cộng đồng thông qua họat động của mình. Sứ mệnh lớn hay nhỏ phụ thuộc vào mỗi doanh nghiệp, nhưng phải có sứ mệnh thì doanh nghiệp mới được cộng đồng chấp nhận. Được cộng đồng chấp nhận thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại.

ppt20 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chính sách nhân sự phần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính sách Nhân sự NGUỒN HÌNH THÀNH CSNS Chính sách nhân sự được hình thành từ đâu? Hay cơ sở để xây dựng nên chính sách nhân sự? Tầm nhìn/hòai bảo của doanh nghiệp. Sứ mệnh của doanh nghiệp. Chiến lược của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp. TẦM NHÌN/HOÀI BẢO CỦA DOANH NGHIỆP Tầm nhìn (vision) của doanh nghiệp nghĩa là “Trong tương lai doanh nghiệp sẽ là gì?” Tầm nhìn chính là mục tiêu cao nhất mà doanh nghiệp muốn đạt được vào một khỏan thời gian nào đó trong tương lai. Có tầm nhìn ngắn hạn và có tầm nhìn dài hạn, phụ thuộc vào từng doanh nghiệp, nhưng phải có tầm nhìn để định hướng họat động của doanh nghiệp. TẦM NHÌN/HOÀI BẢO CỦA DOANH NGHIỆP Nói cách khác tầm nhìn là cái mà doanh nghiệp muốn: Đạt được/Kiếm được SỨ MỆNH CỦA DOANH NGHIỆP Sứ mệnh (mission) của doanh nghiệp nghĩa là “Lẽ sống của doanh nghiệp” Hay là “Doanh nghiệp tồn tại để làm gì”. Sứ mệnh là những gì tốt đẹp nhất mà doanh nghiệp cống hiến cho xã hội, cho cộng đồng thông qua họat động của mình. Sứ mệnh lớn hay nhỏ phụ thuộc vào mỗi doanh nghiệp, nhưng phải có sứ mệnh thì doanh nghiệp mới được cộng đồng chấp nhận. Được cộng đồng chấp nhận thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại. SỨ MỆNH CỦA DOANH NGHIỆP Nói cách khác sứ mệnh là cái mà doanh nghiệp Mang đến cho cộng đồng TẦM NHÌN - SỨ MỆNH Tầm nhìn và sứ mệnh chính là hai mặt của một vấn đề: “có Kiếm thì có Mang” hoặc “có Mang thì có Kiếm” TẦM NHÌN VÀ CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ Để đạt được (kiếm được) cái mà doanh nghiệp mong muốn trong tương lai thì chính sách của doanh nghiệp từ hôm nay phải như thế nào? Chính sách của doanh nghiệp phải cùng hướng đến tầm nhìn của doanh nghiệp. Nói cách khác là chính sách phải được xây dựng nhằm từng bước đạt được tầm nhìn. TẦM NHÌN VÀ CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ Chính sách nhân sự được xây dựng và áp dụng để hướng họat động của nhân viên đạt được hòai bảo (tầm nhìn) của doanh nghiệp. Như vậy tầm nhìn của doanh nghiệp là cơ sở đầu tiên để hình thành nên Chính sách nhân sự. SỨ MỆNH VÀ CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ Để mang đến cho cộng đồng những giá trị tốt nhất thông qua họat động của mình, doanh nghiệp sẽ phải có những chính sách như thế nào? Chính sách của doanh nghiệp phải hướng đến cộng đồng và mong muốn đóng góp cho cộng đồng giá trị cao nhất mà doanh nghiệp có thể. Nói cách khác là doanh nghiệp phải xây dựng được những chính sách tốt nhất nhằm mang lại cho cộng đồng giá trị tương xứng với cái mà doanh nghiệp kiếm được. SỨ MỆNH VÀ CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ Chính sách nhân sự được xây dựng và áp dụng để hướng họat động của nhân viên cống hiến cho cộng đồng hay mang lại cho cộng đồng những giá trị sản phẩm, dịch vụ....cao nhất. Như vậy sứ mệnh của doanh nghiệp là cơ sở thứ hai để hình thành nên Chính sách nhân sự. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Văn hóa của doanh nghiệp là những đặt trưng (bản sắc, nét riêng, cá tính) cơ bản để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Văn hóa doanh nghiệp là những chuẩn mực hành vi mà tất cả mọi người trong doanh nghiệp phải tuân theo hoặc bị chi phối. Nghĩa là ở doanh nghiệp này, trong những trường hợp đó thì phải hành xử hay hành động như vậy. Nếu không sẽ không được mọi người xung quanh chấp nhận. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Mỗi một doanh nghiệp khác nhau sẽ có những “chuẩn mực hành vi” khác nhau do đó sẽ có văn hóa khác nhau. Những “chuẩn mực hành vi đó” được thể hiện qua chính sách nhân sự, quy định hoặc cũng có thể là không thành văn bản. Cấu thành văn hóa doanh nghiệp bao gồm 3 phần: * Phần bề ngòai * Phần giữa * Phần sâu nhất VĂN HÓA CỦA DOANH NGHIỆP Phần bề ngòai: “màu cờ sắc áo”: Logo của doanh nghiệp Cách bày trí văn phòng của doanh nghiệp Đồng phục của doanh nghiệp Khẩu hiệu của doanh nghiệp Tài liệu giao dịch của doanh nghiệp VĂN HÓA CỦA DOANH NGHIỆP Là tất cả những gì thể hiện ra bên ngòai mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan. Là nếp hành xử hàng ngày của nhân viên trong mọi tình huống, mọi vấn đề liên quan đến công việc của doanh nghiệp VĂN HÓA CỦA DOANH NGHIỆP Phần giữa: Những kỷ vật. Những biểu tượng. Những truyền thuyết, giai thọai về năm tháng gian khổ và hào hùng đã qua. Những tập tục, tập quán, nghi thức được mọi nhân viên chia sẻ. VĂN HÓA CỦA DOANH NGHIỆP Phần sâu nhất : Chính là những giá trị cốt lõi, là triết lý là lẻ sống của doanh nghiệp. Là đạo đức, là thiêng liêng của doanh nghiệp. Mà những người tin theo thì gắn bó hết mình nhưng người không tin thì không theo (không thiết tha với công việc hoặc sẽ rời bỏ doanh nghiệp). VĂN HÓA CỦA DOANH NGHIỆP Văn hóa doanh nghiệp tác động lớn nhất và sâu nhất tới chính sách nhân sự. Theo lối nói của dân gian là: Người làm sao, cọc rào làm vậy. Cha nào con nấy Mã tầm mã, ngưu tầm ngưu CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP Chiến lược của doanh nghiệp là đích đến vào một khỏan thời gian trong tương lai. Chiến lược là nhiệm vụ trong từng thời kỳ của doanh nghiệp nhằm đạt được tầm nhìn/hòai bảo của doanh nghiệp. Chiến lược dài hạn hay ngắn hạn là phụ thuộc vào từng doanh nghiệp, nhưng nếu doanh nghiệp không có chiến lược sẽ rất khó khăn trong công tác điều hành vì thiếu hướng đi. CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP Nhằm đạt được chiến lược của mình doanh nghiệp cần phải có chính sách nhân sự phù hợp. Như vậy chiến lược của doanh nghiệp là cơ sở liên quan trực tiếp đến Chính sách nhân sự.
Tài liệu liên quan