1. Tổng quan về thực trạng
phương pháp tiếp cận quy hoạch
đô thị
Theo thống kê, đến tháng 12/2018, Việt
Nam có khoảng 800 đô thị, trong đó hầu
hết đã được lập quy hoạch chung, các đô
thị lớn được lập và điều chỉnh quy hoạch
3-5 lần. Hệ thống đồ án quy hoạch đô thị,
loại hình quy hoạch, quy mô lập quy hoạch,
đối tượng lập quy hoạch đô thị tại Việt Nam
rất đa dạng, phong phú, được lập bởi nhiều
đơn vị tư vấn trong và ngoài nước khác nhau
dẫn tới sản phẩm của quy hoạch đô thị khá
khác biệt của các đồ án. Nếu coi đồ án quy
hoạch là sản phẩm của nghiên cứu khoa
học và sáng tạo nghệ thuật thì mỗi đồ án
có phương pháp tiếp cận khác nhau, không
thống nhất giữa các đồ án khác nhau.
Phương pháp luận quy hoạch thay đổi theo
các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, gắn
với hội nhập quốc tế, chúng ta có các hợp
tác nghiên cứu lập quy hoạch đô thị, từ đó
trong các đồ án quy hoạch đã áp dụng các
phương pháp luận mới của các nước tiên
tiến trên thế giới, các phương pháp luận
của quốc tế đã được điều chỉnh theo từng
đồ án để phù hợp với bối cảnh kinh tế xã
hội và quy định pháp luật tại Việt Nam. Về
tổng thể phương pháp luận quy hoạch đô
thị hiện tại và có tính phổ biến là phương
pháp quy hoạch tổng thể.
Phương pháp quy hoạch tổng thể tương
đối phù hợp với thể chế, phương thức điều
hành nền kinh tế, tổ chức hệ thống hành
chính theo tầng bậc của nước ta trong giai
đoạn vừa qua. Trong giai đoạn hiện nay,
khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần
phải chọn vấn đề định hướng phù hợp trong
quy hoạch đô thị để hướng tới mục tiêu phát
triển xã hội và những vấn đề cần phải linh
hoạt theo quy luật của thị trường.
6 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất đổi mới phương pháp tiếp cận quy hoạch đô thị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SË 99 . 201968
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
ĐỀ TÀI ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM
& TÁC GIẢ
QUY HOẠCH
ß“ xu†t
1. Tổng quan về thực trạng
phương pháp tiếp cận quy hoạch
đô thị
Theo thống kê, đến tháng 12/2018, Việt
Nam có khoảng 800 đô thị, trong đó hầu
hết đã được lập quy hoạch chung, các đô
thị lớn được lập và điều chỉnh quy hoạch
3-5 lần. Hệ thống đồ án quy hoạch đô thị,
loại hình quy hoạch, quy mô lập quy hoạch,
đối tượng lập quy hoạch đô thị tại Việt Nam
rất đa dạng, phong phú, được lập bởi nhiều
đơn vị tư vấn trong và ngoài nước khác nhau
dẫn tới sản phẩm của quy hoạch đô thị khá
khác biệt của các đồ án. Nếu coi đồ án quy
hoạch là sản phẩm của nghiên cứu khoa
học và sáng tạo nghệ thuật thì mỗi đồ án
có phương pháp tiếp cận khác nhau, không
thống nhất giữa các đồ án khác nhau.
Phương pháp luận quy hoạch thay đổi theo
các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, gắn
với hội nhập quốc tế, chúng ta có các hợp
tác nghiên cứu lập quy hoạch đô thị, từ đó
trong các đồ án quy hoạch đã áp dụng các
phương pháp luận mới của các nước tiên
tiến trên thế giới, các phương pháp luận
của quốc tế đã được điều chỉnh theo từng
đồ án để phù hợp với bối cảnh kinh tế xã
hội và quy định pháp luật tại Việt Nam. Về
tổng thể phương pháp luận quy hoạch đô
thị hiện tại và có tính phổ biến là phương
pháp quy hoạch tổng thể.
Phương pháp quy hoạch tổng thể tương
đối phù hợp với thể chế, phương thức điều
hành nền kinh tế, tổ chức hệ thống hành
chính theo tầng bậc của nước ta trong giai
đoạn vừa qua. Trong giai đoạn hiện nay,
khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần
phải chọn vấn đề định hướng phù hợp trong
quy hoạch đô thị để hướng tới mục tiêu phát
triển xã hội và những vấn đề cần phải linh
hoạt theo quy luật của thị trường.
Quy trình lập quy hoạch đô thị hiện tại chủ
yếu thực hiện theo 4 bước gồm: Đánh giá
hiện trạng – Dự báo phát triển – Đề xuất
giải pháp quy hoạch – Đề xuất sản phẩm
quy hoạch (sản phẩm quy hoạch được quy
định thống nhất trong Luật Quy hoạch đô
thị và Luật Xây dựng gồm bản vẽ, thuyết
minh). Tác động đến sản phẩm quy hoạch
còn có quy trình thẩm định phê duyệt, quy
trình tham gia của các bên liên quan tới
hoạt động quy hoạch.
Ths.KTs. Lê HOAønG PHươnG
GĐ TT. Kiến trúc, Quy hoạch Hà Nội - VIUP
69SË 99 . 2019
Cùng với quá trình thay đổi phương pháp lập
quy hoạch, theo quy định pháp luật đã tách
ra các nội dung công việc để hình thành các
loại hình công việc mới mà trước đây là một
phần của công tác lập quy hoạch như:
n Chương trình phát triển đô thị: Được tách
ra từ phân kỳ thực hiện quy hoạch để xác
định cụ thể các chương trình dự án, nguồn
lực thực hiện quy hoạch theo từng giai đoạn,
gắn với trách nhiệm của các bên liên quan.
n Thiết kế đô thị riêng: Tách nội dung
nghiên cứu về không gian, kiến trúc cảnh
quan để đưa ra các chỉ dẫn thiết kế cụ
thể tạo nên đặc trưng, chất lượng mỹ quan
của từng khu phố hoặc tuyến phố. Nội
dung này trong thực tiễn triển khai còn
nhiều lúng túng
n Quy định, quy chế quản lý quy hoạch
kiến trúc: Điều lệ quản lý trong đồ án quy
hoạch trước đây được nâng cấp thành Quy
định quản lý theo đồ án quy hoạch (hoạch
hoạch bằng chữ để bổ trợ cho hệ thống bản
vẽ trong công tác quản lý phát triển đô thị)
và nhiều đô thị lập riêng thành Quy chế
quản lý quy hoạch kiến trúc.
Trong thực tế triển khai tại một số đô thị còn
có các loại hình như: quy hoạch tổng mặt
bằng, chứng chỉ quy hoạch, giấy phép quy
hoạch, thỏa thuận quy hoạch, hồ sơ xin chủ
trương lập mới hoặc điều chỉnh quy hoạch,
lập hồ sơ chỉ giới đường đỏ là các sản
phẩm khác nhau của công tác quy hoạch,
nhiều công tác còn được thực hiện cầu kỳ
hơn cả đồ án quy hoạch mới, nhưng tính
pháp lý và quy trình triển khai không có,
theo quy định cục bộ của từng đô thị, từng
địa phương.
Hạn chế của phương pháp lập quy hoạch
tổng thể được tổ chức theo tầng bậc hiện
nay cho thấy quy trình và thời lập quy hoạch
kéo dài, mâu thuẫn giữa các loại hình quy
hoạch, nội dung quy hoạch không phù hợp
với thực tiễn, dự báo quy hoạch thường bị
sai, không có đủ nguồn lực để thực hiện
quy hoạch, đặc biệt là công tác quản lý phát
triển đô thị không theo quy hoạch được
duyệt. Với những tồn tại đó, nhiều phương
pháp tiếp cận mới đã được nghiên cứu, đề
xuất, áp dụng, nhưng thiếu sự đồng bộ với
hệ thống pháp luật Việt Nam đã dẫn tới
không khả thi trong thực tiễn quản lý.
2. Cơ sở đề xuất đổi mới phương
pháp tiếp cận quy hoạch đô thị
2.1. Phương pháp tiếp cận tổng hợp,
đa ngành
Áp dụng tổng hợp các phương pháp lập
quy hoạch để nâng cao chất lượng của quá
trình lập quy hoạch, khắc phục hạn chế
trong từng bước lập quy hoạch, thực hiện
quy hoạch hiện nay. Trên cơ sở thay đổi
phương pháp lập quy hoạch sẽ điều chỉnh
sản phẩm quy hoạch, kết quả quy hoạch và
điều chỉnh quá trình thực hiện quy hoạch.
n Phương pháp quy hoạch tổng thể/tầng
bậc/cấu trúc
n Phương pháp quy hoạch chiến lược, cấu
trúc chiến lược
n Phương pháp quy hoạch tích hợp, lồng
ghép đa ngành
n Phương pháp quy hoạch với sự tham gia
của cộng đồng
n Quy hoạch hành động
n Các phương pháp lồng ghép khác.
2.2. Rút gọn thời gian lập quy hoạch
Đề xuất điều chỉnh công tác quy hoạch đô thị
làm 2 loại hình theo mô hình lồng ghép gồm:
Quy hoạch hoạch chung: lồng ghép quy
hoạch phân khu và quy hoạch chiến lược
đa ngành tích hợp. Đối với đô thị đặc biệt có
thể tách thành 2 bước quy hoạch chung và
quy hoạch phân khu; đối với đô thị loại 2-5
chỉ thực hiện 1 bước quy hoạch chung ở tỷ
lệ bản đồ 1/2.000-1/5.000.
Quy hoạch chi tiết – gọi chung là Thiết kế
đô thị: lồng ghép quy hoạch hành động,
thiết kế đô thị để đưa ra các chỉ dẫn thiết
kế quy hoạch cụ thể cho các khu vực phát
triển đô thị, cải tạo đô thị, làm cơ sở xây
dựng các dự án đầu tư.
Nội dung quy hoạch chiến lược và linh hoạt
Thay đổi các nội dung quy định cứng nhắc
trên cơ sở các giải pháp chiến lược và các
quy định linh hoạt để phù hợp với sự thay
đổi phát triển của xã hội đô thị hiện nay và
trong tương lai.
Quy hoạch theo tầm nhìn dài hạn, có các
giải pháp chiến lược thực hiện quy hoạch
theo từng giai đoạn, đảm bảo tính khả thi
trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của
từng đô thị. Xác định các giải pháp chiến
lược để sớm hình thành đô thị theo quy
hoạch được duyệt.
Vấn đề của quy hoạch được nghiên cứu mở
rộng, giải pháp quy hoạch không gian vật
thể được nghiên cứu lựa chọn trên nền tảng
các nghiên cứu phân tích về kinh tế đô thị,
về văn hóa xã hội, dự báo chính xác các
kịch bản phát triển, định hướng bảo vệ môi
trường và mục tiêu phát triển xã hội để lựa
chọn giải pháp và đưa ra những quy định
phù hợp.
Quy hoπch & t∏c gi∂
SË 99 . 201970
2.3. Đổi mới trong quy trình các bước lập
quy hoạch
Quy trình các bước linh hoạt theo từng đô
thị: Thực hiện phương pháp lồng ghép, căn
cứ vào vấn đề cần giải quyết của từng đô
thị, yêu cầu của mỗi đô thị để xây dựng
quy trình các bước lập quy hoạch để giải
quyết vấn đề đặt ra. Quy trình các bước mở
và bổ sung để tạo điều kiện tham gia đầy
đủ của các bên liên quan như: tham vấn
chuyên gia, lấy ý kiến cộng đồng. Quy trình
quy hoạch có sự tham gia sẽ giúp cho việc
lựa chọn giải pháp quy hoạch phù hợp với
cộng đồng, nâng cao khả năng giám sát
quy hoạch.
Quy trình lập và thực hiện quy hoạch phù
hợp với bối cảnh xã hội và thể chế, chính
quyền đô thị theo từng giai đoạn
Đổi mới phương pháp luận quy hoạch đô thị
cần phải dựa trên hệ thống pháp luật hiện
hành, tính khả thi và đồng bộ với hệ thống
pháp luật có liên quan, hệ thống thể chế
hiện có để đảm bảo khả thi trong áp dụng
quy hoạch và là cơ sở quan trọng để thực
hiên quy hoạch.
3. Đề xuất đổi mới mô hình quy hoạch
đô thị
a. Các yêu cầu đối với đổi mới Mô hình quy
hoạch đô thị:
n Cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, vai
trò, vị trí, thứ tự tầng bậc và mối quan hệ
giữa QHĐT và các quy hoạch ngành.
n Phù hợp với nền kinh tế thị trường, đáp
ứng được số đông cư dân đô thị, đặc biệt
là tại các đô thị nghèo và các đô thị tồn tại
nhiều hình thức phi chính quy.
n Tạo ra những sản phẩm quy hoạch bền
vững, xem xét đầy đủ các vấn đề như cạnh
tranh đô thi, kinh tế, tài chính đô thị, môi
trường đô thị, bảo tồn và tái thiết đô thị, biến
đổi khí hậu, công bằng xã hội
n Xóa bỏ cách tiếp cận còn nặng từ trên
xuống, mang tính áp đặt, phải tương thích
với quá trình thay đổi thể chế và cải cách
hệ thống quản trị của chính quyền đô thị.
n Hướng tới giảm chi phí ngân sách nhà
nước cho công tác lập quy hoạch đô thị, rút
ngắn quy trình, thời gian lập và thẩm định
phê duyệt, cải thiện công tác quản lý nhà
nước theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, tạo điều
kiện cho chủ đầu tư sớm thực hiện các dự án
đầu tư, trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả quản
lý vĩ mô và hoạch định chính sách.
b. Mục đích đổi mới Mô hình quy hoạch đô
thị: Tìm ra một Mô hình Quy hoạch đô thị
đủ điều kiện và phương tiện để tạo lập hình
ảnh đô thị lành mạnh và hạnh phúc riêng
của Việt Nam, trong tương lai hướng tới phát
triển đô thị bền vững cho Việt Nam.
c. Các nguyên tắc đổi mới Mô hình quy
hoạch đô thị
n Nguyên tắc 1: Vận dụng phương thức quy
hoạch đô thị theo nhận thức mới về “Quy
hoạch đô thị là một quá trình”
n Nguyên tắc 2: Xác định vị trí của đô thị
trong các mối quan hệ hài hòa: Đô thị-
Vùng; Đô thị - Thiên nhiên; Đô thị - Nông
thôn; Quá khứ- Hiện tại và tương lai; Dân
tộc và hiện đại; Kinh tế - Xã hội - Khoa học
kỹ thuật và môi trường.
n Nguyên tắc 3: Xác định tầm nhìn và chiến
lược phát triển bền vững, thực thi chiến lược
cho một tầm nhìn đến năm 2050.
n Nguyên tắc 4: Quy mô đô thị tối ưu phụ
thuộc vào điều kiện cụ thể. Mỗi vùng, địa
điểm xây dựng có các “ngưỡng”: phát triển
của từng thời kỳ hoặc giai đoạn lịch sử, đảm
bảo sự cân bằng đô thị với môi trường.
n Nguyên tắc 5: Chọn đất và lựa chọn hình
thái không gian theo điều kiện tự nhiên, địa
thế, các chức năng của đô thị.
n Nguyên tắc 6: Cơ cấu quy hoạch đô thị
theo mô hình tiến hóa, mềm dẻo; tích hợp
và đa tâm.
n Nguyên tắc 7: Xây dựng kết cấu hạ tầng
quá độ, đồng bộ và bền vững
n Nguyên tắc 8: Tăng cường sự tham dự
của dân cư
n Nguyên tắc 9: Xây dựng và phát triển đô
thị là một quá trình phải được kiểm soát
chặt chẽ.
n Nguyên tắc 10: Xây dựng thiết chế quan
trắc, dự báo, phòng ngừa và ngăn chặn các
thảm họa do biến đổi khí hậu, thiên tai và
sự cố công nghệ có thể xảy ra để người dân
đô thị có thể sống an toàn và yên tâm hơn.
d. Đề xuất mô hình Quy hoạch đô thị đổi mới
cho Việt Nam
Về cơ bản Mô hình Quy hoạch đô thị tại
Việt Nam đã ổn định và được quy định cụ
thể trong các điều tại các văn bản Quy
phạm pháp luật về Quy hoạch đô thị. Việc
đề xuất Mô hình Quy hoạch đô thị đổi mới
cho Việt Nam không nhất thiết phải nghiên
cứu xây dựng Mô hình mới hoàn toàn với
nội hàm thay đổi toàn bộ các thành tố tạo
dựng lên mô hình. Do đó, đề xuất Mô hình
Quy hoạch đô thị đổi mới cho Việt Nam sẽ
là đổi mới nội hàm của các thành tố gồm:
Phương pháp tiếp cận, Quy trình, Nội dung,
Sản phẩm.
4. Đề xuất đổi mới phương pháp
tiếp cận quy hoạch đô thị
a. Nguyên tắc chung đổi mới công tác lập
quy hoạch đô thị
Từ thực tiễn phát triển đến bài học kinh
nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy
không có phương pháp quy hoạch nào
đúng cho tất cả các cấp bậc của quy hoạch
và cho tất cả các đô thị. Phương pháp quy
hoạch cần dựa trên bối cảnh phát triển kinh
71SË 99 . 2019
tế xã hội chung của đất nước, nền tảng thể
chế và bộ máy tổ chức để có đề xuất vận
hành phù hợp. Nguyên tắc chung cho công
tác đổi mới lập quy hoạch đô thị như sau:
n Đổi mới công tác quy hoạch hướng tới
kiến tạo, tinh giản thủ tục hành chính,
hướng tới 1 bản quy hoạch duy nhất cho
một đô thị;
n Khai thác các ưu điểm của các phương
pháp quy hoạch khác nhau để khắc phục
các tồn tại của công tác lập quy hoạch đô
thị hiện nay;
n Khắc phục trực tiếp các tồn tại của công
tác quy hoạch đô thị hiện nay, để phục vụ
cho công tác quản lý phát triển đô thị;
n Mô hình đô thị hóa đồng bộ, hiện đại, văn
hóa, sinh thái, tạo lập đặc trưng và bản sắc
đô thị, bảo tồn các giá trị hiện có của từng
đô thị;
n Quy hoạch thông minh, chuẩn bị nền
tảng cho ứng dụng công nghệ thông tin
hướng tới mô hình đô thị thông minh. Sử
dụng công nghệ thông tin để xây dựng cơ
sở dữ liệu, nghiên cứu giải pháp quy hoạch,
xây dựng đô thị theo quy hoạch và hỗ trợ
hoạt động phát triển đô thị.
b. Đổi mới phương pháp tiếp cận
Áp dụng tổng hợp các phương pháp lập
quy hoạch để nâng cao chất lượng của quá
trình lập quy hoạch, khắc phục hạn chế
trong từng bước lập quy hoạch, thực hiện
quy hoạch hiện nay. Trên cơ sở thay đổi
phương pháp lập quy hoạch sẽ điều chỉnh
sản phẩm quy hoạch, kết quả quy hoạch và
điều chỉnh quá trình thực hiện quy hoạch.
n Phương pháp quy hoạch tổng thể/tầng
bậc/cấu trúc;
n Phương pháp quy hoạch chiến lược, cấu
trúc chiến lược;
n Phương pháp quy hoạch tích hợp, lồng
ghép đa ngành;
n Phương pháp quy hoạch với sự tham gia;
n Phương pháp quy hoạch hành động;
n Các phương pháp lồng ghép khác.
Phương pháp tiếp cận mới cần được định
hướng mở, tạo sự linh hoạt để quản lý
những vấn đề về tổng thể, về quy chuẩn, về
an ninh quốc phòng, đảm bảo yêu cầu công
bằng xã hội được quản lý chhung bằng hệ
thống quy định pháp luật về quy hoạch đô
thị thông qua sản phẩm quy hoạch, những
vấn đề khác sẽ được mở, tạo linh hoạt cho
từng đô thị và từng vấn đề được nghiên cứu.
Quy hoạch đô thị được hiểu là quá trình lặp
lại gồm các bước: Lập quy hoạch – Xây
dựng theo quy hoạch – Quản lý theo quy
hoạch – Điều chỉnh quy hoạch. Với quá
trình này sẽ đảm bảo quy hoạch được thực
hiện liên tục, quan tâm nhiều tới giải pháp
để thực hiện quy hoạch.
Các phương pháp lập quy hoạch cần được
đưa vào quy định pháp luật, các văn bản
hướng dẫn làm cơ sở cho các cơ quan liên
quan phối hợp thực hiện trong quá trình
triển khai lập quy hoạch và quản lý phát
triển đô thị theo quy hoạch được duyệt.
Căn cứ vào cấp độ quy hoạch, quy mô đô
thị và tính chất của khu vực quy hoạch để
lựa chọn phương pháp tiếp cận chủ đạo
nhằm xác định các vấn đề cần giải quyết
và lựa chọn giải pháp quy hoạch phù hợp
với yêu cầu phát triển.
Các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của
đất nước, của từng đô thị có yêu cầu khác
nhau về việc phát triển không gian vật thể,
xây dựng cơ sở hạ tầng tương ứng, từ đó
lựa chọn phương pháp tiếp cận phù hợp để
đưa ra sản phẩm quy hoạch đáp ứng yêu
cầu phát triển của đô thị theo từng giai đoạn
khác nhau.
Để khắc phục tình trạng nhiều bước làm
quy hoạch, làm chậm đưa giải pháp quy
hoạch vào thực tế, làm chậm tiến trình đầu
tư xây dựng đô thị so với nhịp độ phát triển
kinh tế xã hội.
Việc lồng ghép các công đoạn của công tác
lập quy hoạch chung và quy hoạch phân
khu để đưa ra các giải pháp quy hoạch
tương đối cụ thể phục vụ quản lý hoạt động
xây dựng, lồng ghép chương trình phát
triển đô thị vào quy hoạch chung để xác
được kế hoạch phát triển đô thị và nguồn
lực thực hiện. Nội dung cụ thể hóa được
lựa chọn theo từng đô thị như sử dụng đất,
giao thông, tầng cao, chỉ giới Căn cứ vào
quá trình phát triển đô thị có thể đưa thêm
các hệ thống chỉ dẫn mới trên nền tảng quy
hoạch đã được phê duyệt như: cây xanh,
giao thông công cộng, không gian mở,
trang thiết bị đô thị.
Rút gọn các bước làm quy hoạch phải gắn
với thực hiện lập quy hoạch đô thị được thực
hiện cẩn thận, bài bản, đảm bảo các chiến
lược đưa ra phù hợp với thực tiễn áp dụng
dài hạn, tạo nên bộ luật cho đô thị, hạn chế
tối đa việc điều chỉnh, thay đổi hoàn toàn
nội dung lập quy hoạch. Thời gian nghiên
cứu lập đồ án quy hoạch chung có thể lâu,
nhưng giảm bước lập quy hoạch sẽ rút
ngắn được thời gian triển khai từ quy hoạch
chung đến thực tế.
Rút ngắn thời gian lập quy hoạch còn được
thực hiện thông qua quy trình được quy
định rõ ràng, quy định cụ thể trách nhiệm
của các bên liên quan trong công tác lập
quy hoạch, thực hiện quy hoạch và giám
sát quy hoạch, tạo sự phối hợp nhịp nhàng,
không bị kéo dài do các thủ tục hành chính.
n Phương pháp lập QHĐT phải đảm bảo
Quy hoπch & t∏c gi∂
SË 99 . 201972
được tính thiết thực trong việc tham gia của
tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư đối với
QHĐT.
n Phương pháp lập QHĐT theo hướng
tiếp cận đa ngành, đảm bảo được sự tích
hợp các đồ án quy hoạch ngành vào đồ
án QHĐT bằng việc xây dựng bộ công cụ
chuyển hóa nội dung của quy hoạch ngành
vào QHĐT.
n Xây dựng được bộ công cụ đánh giá
hiện trạng mang tích logic khoa học với kết
quả mang tính định lượng cao. Xây dựng
phương pháp dự báo phát triển mang tính
toàn diện, đầy đủ các công cụ nghiên cứu
phân tích.
n Phương pháp lập quy hoạch theo hướng
“Quy hoạch linh hoạt”, “Quy hoạch hành
động”, “Quy hoạch mềm” nhằm làm rõ
những nội dung cần phải thực hiện, lộ trình
thực hiện, ứng phó hiệu quả với các biến
động về kinh tế-xã hội. Đặc biệt phải đảm
bảo tính chiến lược cho QHC, tránh tình
trạng khi triển khai QHPK lại bất cập và