Theo nhà nghiên cứu Lê Trung Hoa “Địa danh là những tấm bia lịch sử - văn hóa”, là kết quả
của quá trình lao động, nhận thức của các tộc người trước tự nhiên. Địa danh không chỉ đơn thuần là
tên gọi của những tên đường, tên sông, tên suối, mà còn ẩn chứa những dấu tích của các tộc người
đã đến cùng khai phá, cộng cư, giao lưu, trong thời gian lịch sử lâu dài. Trong bài viết này, chúng
tôi sẽ giới thiệu một số địa danh tỉnh Sóc Trăng dưới điểm nhìn dân tộc học. Trong đó, yếu tố địa danh
không chỉ góp phần phản ánh sự hình thành dân cư trên địa bàn mà còn thể hiện những vấn đề về tín
ngưỡng, tôn giáo, tâm lí, Kết quả nghiên cứu yếu tố địa danh tỉnh Sóc Trăng dưới góc nhìn dân tộc
học cho ta biết được lịch sử tồn sinh các tộc người (Kinh, Hoa, Khmer, Chăm, ) và những địa danh
đã mang trong mình những giá trị về mặt dân tộc, lịch sử, văn hóa cho đến ngày nay
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa danh tỉnh Sóc Trăng dưới góc nhìn dân tộc học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XUÂN CANH TÝ 2020
TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP
ĐỊA DANH TỈNH SÓC TRĂNG DƯỚI GÓC NHÌN DÂN TỘC HỌC
ThS. NGUYỄN MINH CA (*)
TÓM TẮT
Theo nhà nghiên cứu Lê Trung Hoa “Địa danh là những tấm bia lịch sử - văn hóa”, là kết quả
của quá trình lao động, nhận thức của các tộc người trước tự nhiên. Địa danh không chỉ đơn thuần là
tên gọi của những tên đường, tên sông, tên suối, mà còn ẩn chứa những dấu tích của các tộc người
đã đến cùng khai phá, cộng cư, giao lưu, trong thời gian lịch sử lâu dài. Trong bài viết này, chúng
tôi sẽ giới thiệu một số địa danh tỉnh Sóc Trăng dưới điểm nhìn dân tộc học. Trong đó, yếu tố địa danh
không chỉ góp phần phản ánh sự hình thành dân cư trên địa bàn mà còn thể hiện những vấn đề về tín
ngưỡng, tôn giáo, tâm lí, Kết quả nghiên cứu yếu tố địa danh tỉnh Sóc Trăng dưới góc nhìn dân tộc
học cho ta biết được lịch sử tồn sinh các tộc người (Kinh, Hoa, Khmer, Chăm,) và những địa danh
đã mang trong mình những giá trị về mặt dân tộc, lịch sử, văn hóa cho đến ngày nay.
Từ khóa: Địa danh, tỉnh Sóc Trăng, dân tộc học
SUMMARY
According to researcher Le Trung Hoa, "Places are historical - cultural steles" as a result of
labor process and awareness of the ethnic groups before nature. The place name is not merely the
name of the street names, the names of rivers, streams, ... but also contains traces of the peoples who
have come together to devastate, coexist, exchange, ... in historical time. In this article, we will
introduce some places in Soc Trang province under the ethnographic point of view. In particular, place
name factors not only contribute to reflecting the formation of the population in the area but also
reflect issues of religion, religion, psychology, ... Research results of place factors in Soc Trang
province with ethnographic point of view, we know the history of survival of the ethnic groups (Kinh,
Chinese, Khmer, Cham, ...) and places that have brought about the values of ethnicity, history, and
culture. until today.
Key words: Places, Soc Trang province, ethnography
1. Địa danh Sóc Trăng góp phần phản ánh sự hình thành dân cư trên địa bàn
Nhiều địa danh tỉnh Sóc Trăng tồn tại cho đến ngày nay cho chúng ta biết được ít nhiều thông tin
về sự tồn tại của nhiều tộc người đã đến đây khai phá, hình thành nên những tên làng, tên xóm.
Vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, Sóc Trăng vẫn còn là một vùng đất hoang vu và dân cư
thưa thớt. Người Khmer là thành phần quan trọng nhất trong dân số của vùng này. Khi nói về vùng đất
Sóc Trăng, Sơn Nam có đoạn viết: “Vùng Ba Thắc (Sóc Trăng, Kế Sách): Vua Gia Long khi còn ở đất
Gia Định thì cho người Miên ở địa phương lập đồn điền mỗi năm nạp lúa sưu thuế Vua Minh Mạng
cho người Miên hưởng chế độ tự trị rộng rãi với quan phủ coi việc nội an, mãi đến khi người Pháp
đánh nước ta, quan phủ vẫn là người Miên” (dẫn theo Thái Văn Kiểm, 1960, tr107). Điều này lí giải vì
sao Sóc Trăng có sự tồn tại của rất nhiều ngôi chùa Khmer cũng như những tập quán sinh hoạt đặc
trưng của người Khmer vẫn còn đậm nét và phổ biến. Người Khmer theo đạo Phật, phái Tiểu thừa.
Trong năm thường có những lễ hội lớn: Chôi Chnăm Thmây (mừng năm mới - chịu tuổi), Đôlta (cúng
ông bà - những người trong họ hàng đã khuất), Óoc Ăm Bok (đút cốm dẹp - cúng trăng), lễ phước biển
(chrorumbec) ở thị xã Vĩnh Châu,
Người Hoa cũng đã có mặt rất sớm trên vùng đất trù phú này. Trước hết, họ là những di thần,
tráng đinh vì chán nản triều đình Mãn Thanh mà sang nước ta. Lúc đầu, họ định cư ở Đồng Nai. Sau
(*) Trường Đại học Tây Đô
62
XUÂN CANH TÝ 2020
TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP
đó, họ tiến dần xuống vùng Sóc Trăng bằng đường thủy theo sông Tiền, sông Hậu và trên biển. Ngoài
ra, họ còn có thể là những thương nhân. Trong các thế kỷ XVII, XVIII, thương gia người Hoa đã đi lại,
buôn bán trên khắp vùng biển Đông Nam Á. Trong quá trình định cư, họ cũng mang theo truyền thống
tín ngưỡng - tôn giáo vào vùng đất này. Người Hoa có phong tục thờ cúng tổ tiên và thờ Thánh - Thần,
trong từng gia đình đều thờ Thiên, Địa, ở ngoài sân; thờ thần tài, thần cửa ở ngoài cửa; thờ tổ tiên,
thờ Phật, thờ Quan Thánh, thờ ông Bổn bên trong nhà; thờ táo quân dưới bếp, Những ngày lễ chính
của người Hoa là lễ tết Nguyên Đán, lễ tết Nguyên Tiêu, Đoan Ngọ, Vu Lan, Trung Thu.
Bên cạnh những người Hoa sinh sống bằng nghề buôn bán, một bộ phận khác đã được chính
quyền nhà Nguyễn khuyến khích cùng với người Khmer, người Việt khai phá đất hoang để trồng trọt,
canh tác. Liên tục trong hàng trăm năm (từ khoảng giữa thế kỷ XVIII đến khoảng giữa thế kỷ XIX),
công cuộc định cư khai phá của người Khmer, người Việt, người Hoa trên vùng đất Sóc Trăng đã làm
biến đổi diện mạo của vùng đất vốn rất hoang vắng xưa kia.
Dần dần, hình thái cộng cư và xen cư giữa các dân tộc này ngày càng mở rộng. Dẫu thiên nhiên
ưu đãi nhưng nhìn chung, buổi đầu khai phá, định cư, lập nghiệp, vẫn là một quá trình gian khó, luôn
cần đến sự hợp tác, liên kết giữa những người chung sống bên nhau, hình thành một tâm lí cộng đồng
như một nhu cầu tất yếu của sự phát triển.
Qua khảo sát 2261 địa danh, chúng tôi thấy rằng địa danh thuần Việt chiếm số lượng khá lớn
(752/2261 địa danh, chiếm 33,26%), ví dụ như: kinh Lung Đen (huyện Kế Sách), rạch Lung Lớn
(huyện Mỹ Xuyên), ấp Cây Sộp, rạch Cây Bàng (huyện Kế Sách), cầu Kinh 10 (huyện Kế Sách), khu
văn hóa Hồ Nước Ngọt (Thành phố Sóc Trăng), kinh Đền Cô Tư (thị xã Vĩnh Châu), ấp Xóm Đồng 1,
ấp Xóm Đồng 2 (huyện Kế Sách),; địa danh có nguồn gốc Hán Việt nhiều hơn cả, có 773 địa danh,
chiếm 34,19%, ví dụ như: ấp Phụng Hiệp (huyện Châu Thành), cầu Tân Lập (thị xã Vĩnh Châu), xã
Xuân Hòa (huyện Kế Sách), ấp Phụng An (huyện Long Phú), ấp Đắc Thời, ấp Đắc Lực (huyện Châu
Thành), ấp Hiệp Hòa, cầu Hiệp Hòa (huyện Mỹ Xuyên), ấp An Hiệp (huyện Châu Thành), ấp Tân
Thành (huyện Mỹ Tú), ấp Phú Thành (huyện Mỹ Xuyên), xã Phú Tân (huyện Châu Thành), cầu Nhị
Thọ (huyện Mỹ Xuyên), cầu Tam Hòa (huyện Mỹ Xuyên), xã An Lạc Thôn, xã Thới An Hội (huyện
Kế Sách),; địa danh Khmer có 79 địa danh, chiếm 3,5%, có thể dẫn ra một số địa danh: ấp Bưng Cà
Pốt (huyện Mỹ Xuyên), ấp Trà Quýt A, ấp Trà Quýt B (huyện Châu Thành), ấp Giồng Dú (thị xã Vĩnh
Châu), xã Tài Văn (huyện Mỹ Xuyên), huyện Kế Sách, sông Bãi Xàu (huyện Mỹ Tú), đường Sóc Vồ
(thành phố Sóc Trăng),; địa danh có nguồn gốc nước ngoài (chủ yếu có nguồn gốc từ tiếng Pháp)
chiếm số lượng nhỏ (11 địa danh, 0,48%). Ví dụ như sông Maspero, đường Camette, đường Sà Lan
(thành phố Sóc Trăng), cầu Saintard (huyện Long Phú),
Vào thời Pháp thuộc, đa số tên đường thời ấy mang tên người Pháp như: đường Yersin, đường
Pasteur, đường Calmette, đường Champeau, đường Richaud, đường Taberd,
Cuối năm 1955, đầu năm 1956, chính quyền Sài Gòn đã ra nghị định về việc đổi, đặt lại tên
đường phố ở các đô thị miền Nam, trong đó có đoạn: “Tất cả các đường phố ở miền Việt Nam cộng
hòa (miền Nam) không được đặt tên người nước ngoài, trừ đô thành Sài Gòn chỉ để lại 4 đường
Alexandre de Rohodes, Yersin, Pasteur và Calmette”
Và như vậy, từ năm 1954 trở đi, tất cả tên đường mang tên Pháp đều bị thay bằng tên người
Việt, trừ ba đường Yersin, Pasteur và Calmette (hiện nay ở Sóc Trăng cũng không còn đường Yersin):
63
XUÂN CANH TÝ 2020
TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP
như đường Richaud được đổi thành đường Phan Đình Phùng. Đối với các đường còn lại, hiện tại chúng
tôi chưa tìm được tài liệu ghi nhận về điều này.
Ngoài ra còn có một số địa danh vốn là từ mượn Mã Lai (như huyện Cù Lao Dung, thị trấn Cù
Lao Dung, trong đó “pulaw” có nghĩa là cồn, đảo) và Indonesia (như cầu Chà Và (Java) – thành phố
Sóc Trăng).
Qua số liệu, có thể thấy được cách đặt địa danh ở Sóc Trăng ảnh hưởng khá nhiều từ các yếu tố
gốc Hán Việt. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể thấy do hai yếu tố: thứ nhất, do tâm lý đặt tên
địa danh mang ước vọng của người dân khi đến vùng đất mới, mơ ước về sự an bình, thịnh vượng,
“Xu hướng này phát triển mạnh mẽ dưới thời phong kiến. Một mặt, ở thời kỳ này, chữ Hán đóng vai trò
quan trọng; mặt khác, nếu như những địa danh Nôm bình dị, mộc mạc thì những địa danh Hán Việt lại
thể hiện tính triết lý cao siêu, phản ánh được tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của người dân địa phương
và mang tính hệ thống cao. Đó là lý do khiến người ta ưu tiên sử dụng những từ ngữ Hán Việt để đặt
địa danh. Tên làng xã của Sóc Trăng xưa đa số đều là tên Hán Việt. Năm 1836, dưới thời vua Minh
Mạng, phủ Ba Xuyên có Mỹ Phước thôn, Đại Hữu thôn, An Lạc thôn, An Thạnh Nhất thôn, An Thạnh
Nhì thôn, Tân Thạnh thôn. Trong thời kỳ Pháp chiếm đóng, họ vẫn dùng từ Hán Việt gọi tên cho các
tổng như: Định Hòa, Định Khánh, Định Tường, Định Chí, Định Mỹ, Định Phước,” (Nguyễn Thúy
Diễm, 2012, tr110), thứ hai, tỉ lệ người Hoa ở Sóc Trăng cũng khá lớn so với các tộc người Việt,
Khmer, (theo số liệu của Tổng cục thống kê nhà nước (2009), người Hoa ở Sóc Trăng có 64.910 người,
chỉ sau TP. Hồ Chí Minh 414.045 người và Đồng Nai 95.162 người) nên có những ảnh hưởng nhất
định về văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn ngữ, của tỉnh Sóc Trăng.
Trong quá trình cộng cư, các dân tộc anh em đã cùng khai phá, sinh hoạt, giao lưu, với nhau
tạo hiện tượng giao thoa về văn hóa, ngôn ngữ, trong đó có địa danh (dạng này có 617 địa danh, chiếm
27,29%). Hiện tượng này, theo công trình Nghiên cứu địa danh tỉnh Sóc Trăng, tác giả Nguyễn Thúy
Diễm xếp vào loại địa danh hỗn hợp, tức là loại thành tố thuần Việt kết hợp với một thành tố Hán Việt
hoặc thành tố thuộc ngôn ngữ có nguồn gốc khác đã được Việt hóa. Các thành tố thuộc các ngôn ngữ
gốc khác kết hợp lại với nhau cũng là địa danh hỗn hợp. Loại này gồm có mấy kiểu kết hợp sau đây:
(1). Hán Việt + Khmer: cầu Tam Sóc (huyện Mỹ Tú), ấp Tam Sóc (huyện Mý Tú),
(2). Khmer + Thuần Việt: rạch Bưng Côi (huyện Mỹ Tú), rạch Bưng Kiến Vàng (huyện Kế
Sách), rạch Bưng Tum (Thị xã Vĩnh Châu), cầu Rạch Giữa (huyện Cù Lao Dung),
(3). Khmer + Hán Việt: cầu Rạch Trúc (huyện Thạnh Trị),
(4). Mã Lai + Hán Việt: huyện Cù Lao Dung,
(5). Thuần Việt + Pháp: cầu Kinh Xáng (quốc lộ 60),
(6). Nga + Việt: đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (thành phố Sóc Trăng).
Ngoài ra, có 29 địa danh chưa xác định rõ nguồn gốc, chiếm 1,28%, ví dụ như cầu Lền Kía (thành
phố Sóc Trăng), ấp Tàn Dù (huyện Thạnh Trị), ấp Lền Buối (thị xã Vĩnh Châu),
2. Địa danh Sóc Trăng phản ánh vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo
Về tín ngưỡng, bốn con vật Long, Lân, Quy, Phụng vốn là những con vật linh thiêng trong thần
thoại Trung Quốc với những đặc tính xuất chúng. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng từ quan niệm này của
người Hoa. Ở Sóc Trăng, Long, Quy và Phụng xuất hiện nhiều trong địa danh. Long (rồng) thường
được mượn danh dùng cho các bậc đế vương, tượng trưng cho uy quyền. Quy (rùa) đại diện cho tướng
quý, sống thọ. Phụng (phượng hoàng) đại diện cho hạnh phúc lứa đôi. Qua khảo sát có 51 địa danh
64
XUÂN CANH TÝ 2020
TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP
mang yếu tố Long điển hình: huyện Long Phú, rạch Bưng Long, ấp Bưng Long, sông Long Phú (huyện
Long Phú), rạch Long Ẩn, ấp Tăng Long (huyện Cù Lao Dung), ấp Long A, ấp Long Hòa, ấp Long
Thành, ấp Long Thạnh (huyện Ngã Năm),; 04 địa danh mang yếu tố Quy: ấp Tân Quy A, ấp Tân
Quy B, chợ Tân Quy A (huyện Long Phú), ấp Tân Quy (thị xã Vĩnh Châu); 09 yếu tố Phụng: ấp Phụng
An (huyện Kế Sách), xã Song Phụng, ấp Phụng An, ấp Phụng Tường 1, ấp Phụng Tường 2, ấp Phụng
Sơn (huyện Long Phú), ấp Phụng Hiệp (huyện Châu Thành), quốc lộ Quản Lộ Phụng Hiệp, khu du lịch
Cồn Số 3 Song Phụng (huyện Cù Lao Dung).
Về tôn giáo, người dân Sóc Trăng chủ yếu theo đạo Phật và đạo Thiên chúa. Sinh hoạt tôn giáo
của họ được thể hiện qua những thành tố như Chùa, Đình, Nhà Thờ, Miễu: Qua khảo sát, có 18 địa
danh có thành tố Chùa: giồng Chùa, ấp Giồng Chùa (huyện Trần Đề), cầu Chùa, cầu Chùa Mới, ấp Cầu
Chùa, kinh Cầu Chùa (huyện Kế Sách), kinh Chùa (huyện Mỹ Xuyên), rạch Chùa Ông, ấp Chùa Ông
(huyện Long Phú), ấp Giồng Chùa A, ấp Giồng Chùa B (huyện Châu Thành), ấp Giồng Chùa (huyện
Thạnh Trị), đường Rạch Chùa (đường tỉnh 939), cầu Chùa Tà Ân, cầu Chùa, cầu Chùa Tà Ân 2 (huyện
Mỹ Tú), cầu Đường Chùa (huyện Ngã Năm), chợ Chùa Mới (thị xã Vĩnh Châu); có 05 địa danh mang
thành tố Đình: kinh Đình Trụ, rạch Đình Trụ (huyện Cù Lao Dung), cầu Đình 1, cầu Đình 2 (huyện Mỹ
Xuyên), đường Rạch Đình Trụ (đường tỉnh 933B); 05 địa danh chứa thành tố Nhà Thờ: cầu Nhà Thờ
Lớn, bến đò Nhà Thờ Bô Na (huyện Mỹ Tú), bến đò Vàm Nhà Thờ - Ngan Rô (huyện Cù Lao Dung);
rạch Cống Nhà Thờ (huyện Thạnh Trị), cầu Nhà Thờ (đường tỉnh 940); và 02 địa danh chứa thành tố
Miễu: cầu Miễu (huyện Mỹ Xuyên), rạch Miễu (huyện Kế Sách).
3. Địa danh Sóc Trăng phản ánh vấn đề về tâm lí
Bắt đầu cuộc sống ở vùng đất mới, lưu dân luôn mong muốn có được một cuộc sống tươi đẹp hơn.
Yếu tố Hán Việt Mỹ (đẹp) gợi lên cuộc sống tươi đẹp cho người dân địa phương, Mỹ Tú, Mỹ Phước,
Mỹ Xuyên, Mỹ Hưng, Mỹ Thanh, Mỹ Bình, Mỹ Lộc 1, Mỹ Lộc 2, Mỹ Đông 1, Mỹ Đông 2,
3.1. Ước vọng đổi đời
Khi đã an cư lạc nghiệp, người dân luôn mơ ước có một cuộc sống mới mẻ, tốt đẹp hơn. Ước
muốn đổi đời trong yếu tố địa danh của Sóc Trăng là hiện tượng thường gặp ở địa danh vùng Đồng
bằng sông Cửu Long. Quá trình khai phá ra vùng đất mới gặp rất nhiều khó khăn gian khổ (rừng thiêng
nước độc), yếu tố tạo ra cái mới (Tân) luôn mang một ước vọng lâu đời của rất nhiều thế hệ trên vùng
đất này. Bổ sung cho nét nghĩa trên, yếu tố Tân còn được sử dụng cho việc ra đời cho những địa danh
hành chính sau này, ví dụ các xã, ấp của huyện Long Phú sau này có tên: Tân Hưng, Tân Thạnh, ấp
Tân Lập, ấp Tân Quy A, ấp Tân Quy B, Qua khảo sát, có 129 thành tố Tân ở địa danh tỉnh Sóc
Trăng. Con số 129 địa danh có thành tố Tân, ngoài việc thể hiện ước vọng của người dân còn cho ta
thấy được một số địa danh mới được hình thành chủ yếu thể hiện ở địa danh hành chính (điều này cũng
xảy ra tương tự các tỉnh vùng Tây Nam Bộ). Có thể kể đến một số địa danh điển hình: kênh Mỹ Tân,
kênh Tân Chánh (huyện Ngã Năm), kênh Tân Hội, kênh Tân Thạnh (huyện Long Phú), cầu Tân Hưng,
cầu Tân Lập, kênh Tân Lập (thị xã Vĩnh Châu), cầu Tân Hưng (tỉnh lộ 93), cầu Tân Biên, cầu Tân
Định, cầu Tân Lợi, kênh Tân Biên (huyện Thạnh Trị), cầu Tân Thạnh (thành phố Sóc Trăng), xã Phú
Tân, xã Mỹ Tân (huyện Châu Thành), ấp Tân Mỹ, ấp Tân Thành, ấp Tân Phước A1, ấp Tân Phước A2,
ấp Tân Phước B, ấp Tân Hòa A, ấp Tân Hòa B, ấp Tân Hòa C, kênh Tân Lập, cầu Tân Phước (huyện
Mỹ Tú), ấp Tân Bình, ấp Tân Trung, ấp Tân Chánh A, ấp Tân Chánh B, ấp Tân Lập A, ấp Tân Lập B,
ấp Tân Phú, ấp Tân Quới A, ấp Tân Quới B, ấp Tân Thành A, ấp Tân Thành B, ấp Tân Thạnh A, ấp
65
XUÂN CANH TÝ 2020
TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP
Tân Thạnh B, ấp Tân Trung, ấp Mỹ Tân, xã Long Tân, xã Tân Long, xã Tân Chánh (huyện Ngã
Năm),
3.2. Tâm lí kiêng kỵ
Tâm lí kiêng kỵ là một trong những biểu hiện văn hóa ứng xử của con người trong cuộc sống.
Trong địa danh Sóc Trăng có hai hiện tượng kiêng kỵ, một là kiêng gọi tên các con vật linh thiêng và
hai là kiêng húy hoàng tộc cùng các gia tộc quan lại trong xã hội đương thời. Khi đất Sóc Trăng còn
hoang sơ, con người đến khai phá gặp nhiều thú dữ đe dọa, đặc biệt là cọp. Một mặt, con người tiêu
diệt chúng, mặt khác lại “sợ” chúng, vì vậy, họ xem những con vật ấy là những con vật linh thiêng, có
tính thần thánh, ma quái. Người dân tin rằng, dùng một tên khác để gọi những con vật hung dữ như vậy
sẽ giúp cuộc sống của họ tốt hơn, tránh những điều rủi ro. Điển hình là cù lao Ông Hổ (hay cù lao Hổ
Châu). Đây là một cách gọi khác của địa danh cù lao Dung. Sự kiêng kỵ này còn thể hiện ở việc kiêng
húy hoàng tộc và các gia tộc quan lại để tránh phạm húy đến các bậc bề trên. Chẳng hạn nói phúc
(Nguyễn Phúc Ánh) thành phước trong các địa danh như ấp Long Phước, xã Mỹ Phước (huyện Mỹ
Tú), xã Vĩnh Phước (thị xã Vĩnh Châu),... Điều này ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa về ý thức “tôn
quân”.
3.2. Sở thích dùng số thứ tự
Về mặt tâm lí, như đã trình bày, ở Nam Bộ nói chung và ở Sóc Trăng nói riêng, người ta thường có
thói quen dùng từ Hán Việt để đặt địa danh nhằm thể hiện những ước mơ về một cuộc sống bình an,
giàu có: ấp An Phú (huyện Cù Lao Dung), ấp An Hòa, ấp Trường Phú (huyện Kế Sách), xã Thạnh Phú
(huyện Mỹ Xuyên), Bên cạnh đó, còn có cách đặt tên theo kiểu dùng số thứ tự hay tên người, tên cây
cỏ, cầm thú sống trên địa bàn, như ấp 1, ấp 2, rạch Ông Sáu, rạch Ông Tám (huyện Cù Lao Dung),
kênh 8A (thành phố Sóc Trăng),... Theo thống kê địa danh tên người và kèm theo số thứ tự, có 12 địa
danh mang thành tố Hai: kênh Bà Hai (thị xã Vĩnh Châu), kênh Hai Năm (huyện Long Phú), kênh Hai
Trường (huyện Mỹ Xuyên), kênh Thầy Hai (huyện Thạnh Trị), đường Hai Vọng (đường tỉnh 932), cầu
Hai Dụng (huyện Long Phú), cầu Hai Gấm (huyện Thạnh Trị), cầu Hai Sơn (huyện Long Phú), cầu Hai
Việt (huyện Kế Sách); 46 địa danh tỉnh sóc trăng mang thành tố Ba: kênh Ba Cui (huyện Ngã Năm),
kênh Ba Long (huyện Kế Sách), rạch Ba Kẹt (huyện Mỹ Tú), rạch Ba Yên (huyện Kế sách), cầu Ba
Xuyến (huyện Cù Lao Dung), cầu Ba Rinh (quốc lộ 1A), đường Ba Bọng (tỉnh lộ 937), đường Ông Ba
Xi (tỉnh lộ 937), đường Ông Ba Hủ, đường Ba Rinh (tỉnh lộ 939), cầu Ba Bê, cầu Ba Hòa, cầu Ba Tẻo
(huyện Thạnh Trị), cầu Ba Cò, cầu Ba Được (huyện Kế Sách), cầu Ba Miểu, cầu Ba Tín (huyện Kế
Sách), cầu Ba Trí (huyện Mỹ Tú), chợ Kinh Ba (huyện Kế sách), chợ Ba Á (huyện Trần Đề), chợ Ngã
Ba Biển (thị xã Vĩnh Châu), rạch Vàm Trắng – Kinh Ba, rạch Vàm Hồ - Kinh Ba (huyện Cù Lao
Dung),... 14 địa danh có thành tố Tư: kênh Tư Liễn (huyện Kế Sách), đường Tư Thành (tỉnh lộ 939),
cầu kinh Tư Liễn, cầu kinh Tư Sỏ (huyện Kế Sách), cầu kinh Tư Bí (huyện Ngã Năm), cầu kinh Tư Đê,
cầu kinh Tư Lài (huyện Mỹ Tú), cầu kinh Tư Liêm, cầu kinh Tư Lùn, cầu kinh Tư Ngộ, cầu kinh Tư
Sĩ, cầu kinh Tư Xiêm (huyện Thạnh Trị), cầu kinh Tư Sĩ (huyện Kế Sách), cầu kinh Tư Thành (huyện
Mỹ Tú); 14 địa danh có thành tố Năm: kênh Bà Năm Hương (huyện Mỹ Tú), rạch Năm Tiền (huyện Cù
Lao Dung), ấp Năm Căn (thị xã Vĩnh Châu), kênh Năm Lợi, kênh Năm Trưởng, kênh Năm Định, kênh
Năm Quanh (huyện Thạnh Trị), kinh Năm, kinh Năm Lộc, kinh Năm Ân, kinh Năm Đen, kinh Năm
Nhòng, kinh Năm Tời (huyện Kế Sách), kinh Năm Thới (huyện Châu Thành); 12 địa danh có thành tố
Sáu: cửa sông Sáu Bé (huyện Kế sách), cửa sông Sáu Phèn (huyện Thạnh Trị), cửa sông Sáu Tịnh, ấp
66
XUÂN CANH TÝ 2020
TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP
Sáu Thử (huyện Cù lao Dung), 7 địa danh có thành tố Bảy: kênh Tuần Bảy (huyện Ngã Năm), rạch Xã
Bảy (huyện Cù Lao Dung – Long Phú), cầu Bảy Xào (thành phố Sóc Trăng), cầu Bảy Bảo (huyện Kế
Sách), cầu Bảy Giằng (huyện Thanh Trị), đường Trần Văn Bảy (thành phố Sóc Trăng), sông Phú Hữu
– Bảy Sào (thành phố Sóc Trăng), 14 địa danh có thành tố Tám: cầu Tám Bông, cầu Tám Lương
(huyện Mỹ Tú), cầu Tám Bính (huyện Kế Sách), cầu Tám Nhớt (huyện Thạnh Trị), bến đò Vàm Ông
Tám Định (huyện Cù Lao Dung) 7 địa danh có thành tố Chín: kênh Rạch Chín Dư (huyện Kế Sách),
kênh Chín Thước (huyện Mỹ Tú), kênh Ngã Tư Chín Dư (huyện Kế Sách), đường Chín Nghĩa (đường
tỉnh 938), cầu Chín Đạo, cầu Chính Nghĩa (huyện Mỹ Tú), bến đò Chín Dư (huện Kế Sách), 6 địa danh
có thành tố Mười: ấp Mười Chiến (huyện Long Phú), đường Mười Sén (đường tỉnh 932), đường Kênh
Mười Sự (đường tỉnh 937B), cầu Bà Mười (huyện Ngã Năm), cầu Kinh Mười (huyện Kế Sách), cầu
Mười Đức (huyện Thạnh Trị), cầu Mười Hội (huyện Kế Sách), cầu Nhà Mười Thứ (huyện Thạnh Trị).
4. Kết luận
Việc tìm hiểu và lí giải những địa danh đã hình thành từ hàng trăm năm không phải là công việc dễ
dàng của các nhà khoa học, đặc biệt là những người trẻ. Tuy khó nhọc nhưng đó là việc làm đáng đầu
tư công sức. Đâu đó trong những cái tên làng, xóm, kênh, rạnh, luôn chứa đựng những thông tin của
lịch sử, văn hóa của một cộng đồng dân tộc