Trong những thập niên qua, Bình Dương là tỉnh đã vận dụng đúng đắn và sáng tạo chủ trương đường lối chính sách của đảng vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế , xã hội của tỉnh. Bằng cá chính sách “triêu hiền đãi sỹ”, “sử dụng nhân tài”, “trải thảm đỏ thu hút vốn đầu tư nước ngoài ’’ Kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Dương trong những năm qua đã phát triển mạnh mẽ từ một tỉnh chủ yếu sản xuất nông nghiệp thuần nông nay đã phát triển mạnh mẽ về công nghiệp và tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá. Trong những năm qua, tỉnh Bình Dương đã phát huy những mặt mạnh và tiềm năng vốn có của mình để đạt đươc những thành tựu vững chắc về kinh tế và xã hội.
45 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 9147 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Địa lý kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Khái quát chung về tỉnh
Trong những thập niên qua, Bình Dương là tỉnh đã vận dụng đúng đắn và sáng tạo chủ trương đường lối chính sách của đảng vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế , xã hội của tỉnh. Bằng cá chính sách “triêu hiền đãi sỹ”, “sử dụng nhân tài”, “trải thảm đỏ thu hút vốn đầu tư nước ngoài ’’… Kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Dương trong những năm qua đã phát triển mạnh mẽ từ một tỉnh chủ yếu sản xuất nông nghiệp thuần nông nay đã phát triển mạnh mẽ về công nghiệp và tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá. Trong những năm qua, tỉnh Bình Dương đã phát huy những mặt mạnh và tiềm năng vốn có của mình để đạt đươc những thành tựu vững chắc về kinh tế và xã hội.
1. Vị trí địa lý
Là một tỉnh thuộc Đông Nam Bộ, Bình Dương nằm hoàn toàn trong nội địa, không giáp biển và cũng không có đường biên giới giáp với các nước láng giềng. Lãnh thổ của tỉnh nằm trong phạm vi toạ độ địa lí từ 110 52’ đến 120 18’ vỹ độ bắc và từ 1060 45’ đến 1070 67’30’’ kinh độ Đông. PhíaBắc Bình Dương giáp Bình Phước, phía Nam và Tây Nam liến kề với thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai và phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh .
Nằm lọt vào trung tâm Đông Nam Bộ, lại thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế – xã hội. Trên địa bàn tỉnh có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia đã được nâng cấp và chạy qua như quốc lộ 1A,12,14, đương sắt Bắc Nam, tuyến đường xuyên Á, đường giao lưu với các tỉnh trong vùng cũng như với các vùng khác. Bình Dương là đầu mối giao lưu với các tỉnh miền Ttrung, Tây Nguyên với trung tâm kinh tế lớn của vùng Đông Nam Bộ là thành phồ Hồ Chí Minh .
Bình Dương nằm cận kề với thành phố Hồ Chí Minh – một trung tâm hàng đầu về kinh tế, văn hoá, có nền công ngiêp, dịch vụ và khoa học kỹ thuật phát triển đầu mối giao lưu lớn của quốc gia và quốc tế, với đầy đủ các loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không. Vị trí địa lí đó về mặt kinh tế, có thể coi la một lơi thế của tỉnh Bình Dương. Về an ninh, quốc phòng, Bình Dương được coi là cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, trước đây là vùng có chiến sự ác liệt và kéo dài trong một suốt cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Bình Dương là tỉnh có quy mô nhỏ về dân số và lãnh thổ và dân số. Diện tích của tỉnh là 2696 km2 (chiếm 0,83% diện tich cả nước – xếp thứ 42/ 61 về diện tích tự nhiên), chỉ lớn hơn diện tích của Bà Rịa Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Tổng đân số của tỉnh là 1030722 người ( 2005 ). Chiếm hơn 1% đân số cả nước, so với các tỉnh trong vùng đân số Bình Dương cao hơn Ninh Thuận, Bình Thuận.
Về tổ chức hành chính đến năm 2006, Bình Dương có 01 thị xã và 6 huyện và 6 thị trấn và 70 xã:
STT
Huyện thị
Diện tích ( km2 )
Dân số ( người )
1
2
3
4
5
6
7
Thị xã Thủ Dầu Một
Huyện Dầu Tiếng
Huyện Bến Cát
Huyện Phú Giáo
Huyện Tân Uyên
Huyện Thuận An
Huyện Dĩ An
87,88
719,84
588,37
541,54
613,44
84,26
60,3
171.331
98.229
135.084
70.031
153.518
224.470
178.059
Bình Dương có lợi thế về vị trí địa lý, thiên nhiên ưu đãi, con người cần cù, năng động… Nhưng nhân tố “ thiên thời địa lợi nhân hoà” đó tạo cho Bình Dương nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
Từ những năm 1950 trở về trước, Thủ Dầu Một là vùng trọng điểm của hai cuộc chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 25/ 3/ 1976, hai tỉnh Thủ Dầu Một và Bình Phước được sát nhập thành tỉnh Sông Bé. Trước thập khỷ 90 Sông Bé là tỉnh nghèo của Đông Nam Bộ với nền kinh tế chủ yếu thuấn nông .Cho đến đầu những năm 1990, Sông Bé bắt đầu thay đổi rõ rệt bằng việc đẩy nhanh tốc độ công nghiêp hoá hiện đai hoá với sự ra đời của khu công nghiệp Sóng Thần 9/ 1995. Ngày 1-1-1997, Bình Dương được tách ra thành một tỉnh riêng. Từ đó đến nay, Bình Dương đã trở thành một trong những tỉnh, thành phố có tốc độ tang trưởng kinh tế-xã hội cao nhất cả nước.
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Địa hình
Địa hình tương đối băng phẳng, nền địa chất vững chắc, ổn định, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ dốc không quá 3 -150. Đặc bịêt là có một vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng như núi Châu Thới ( Dĩ An) cao 82 m và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông (284,6m), núi LaTha (198m) và núi Cậu (155m). Nhìn chung, với độ cao phổ biến từ 30 -60 m dịa hình ở đây khá thuận lợi đối với việc hình thành các vùng cây công nghiệp đài ngày (cao su, hồ tiêu, điều), cây ăn quả, thuận lợi cho cơ giới hoá và chăn nuôi gia súc tập trung.
Vùng địa hình chuyển tiếp từ vùng đồi núi thấp xuống đồng bằng, địa hình tương đối băng phẳng, độ đốc từ 3 - 120, cao trung bình từ 10 - 30m, thuộc địa phận phía Nam của các huyện Bến Cát, Phú Giáo. Vùng này có khả năng phát triển cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày, chăn nuôi gia súc lớn nhỏ , có điều kiện thâm canh và cơ giới hoá .
Vùng thung lũng bãi bồi nằm kế tiếp sau đó, thuộc lưu vực các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé. Đây là vùng đất thấp, được bồi đắp phù sa mới khá phì nhiêu bằng phẳng, có độ đốc cao trung bình từ 6 -10m. Vùng này thuộc địa phận các huyện Di An, Thuận An và thị xã Thủ Dầu và một phần huyện Tân uyên. Điều kiện địa hình và đất đai ở đây thích hợp cho việc trồng các cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, rau màu thực phẩm. Đây còn là vùng trồng cây ăn quả với những miệt vườn nổi tiếng, nhất là vùng cây trái lái thiêu ( huyện Thuận An) được người dân cả nưới biết đến. Trong vùng còn có những địa danh hấp dẫn du lịch như núi châu Thời cao 82m, hồ bình An, suối lồ ô, thuộc huyện Di An.
Vậy, với địa hình cao trung bình từ 6 - 60m, từ một vài vùng thung lũng dọc sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, đất đai ở bình dương ít bị lũ lụt, ngập úng, về cơ bản thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp cũng như thuận lợi thủy lợi hoá, cơ giới hoá trong san xuất nông nghiệp.
2. Khí hậu
Mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Về chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,5oc. Sự chênh lệch về nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất trong năm chỉ giao động từ 3 - 50c. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 290c (tháng 4), tháng thấp nhất là 240c (tháng 1). Khí hậu Bình Dương mang tính chất cận xích đạo, nên hàng năm nhận được nhiệt độ cao, tổng nhiệt độ hàng năm khoảng 9.500 – 10.0000c, số giờ có nắng trung bình 2.400h, có năm lên tới 2.700h.
Về chế độ mưa: Bình Dương có lượng mưa trung bình hàng năm khá lớn, từ 1.800 – 2.000mm với số ngày không có mưa trung bình hàng năm khá lớn, từ 1800 - 2000 mm với số ngày có mưa là 120 ngày giống như dăc diểm chung của khí hậu Đông Nam Bộ , khí hậu Bình Dương có sự phân mùa rõ rệt giữa mùa mưa và muà khô lượng mưa tâp trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng V - X, tháng mưa nhiều nhất là tháng IX, trung bình 335mm, năm cao nhất đến 500mm ( tháng 9), trong khi đó, mùa khô kéo dài từ tháng XII năm trước đến đầu tháng 1V năm sau, tháng mưa ít nhất là tháng I, trung bình dưới 50 mm, trong nhiều năm tháng này không có mưa.
Chế độ ẩm không khí khá cao, trung bình 80 – 90% và biến đổi theo mùa. Độ ẩm dưới mang lại do gió mùa tây nam trong mùa mưa. Do đó độ ẩm thấp nhất thường xẩy ra vào mùa khô và cao nhất vào mùa mưa. Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến đổi.
Chế độ gió tương đối ổn định, Bình Dương lại lằm trong nội địa hầu như không chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiêt đới. Về mùa khô gió chủ yếu là hướng Đông - Đông Bắc. Về mùa mưa gió chủ yếu là gió Tây Nam - Tây. Tốc độ gió bình quân khoảng 0,7m/ s, tốc độ lớn nhất quan trắc được là km/ s thường là gió Tây-Tây Nam.
Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, độ ẩm cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiêp ngắn và dài ngày, cây ăn quả, rau màu thực phẩm và cho các hoạt động kinh tế khác. Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hoà, ít thiên tai như bão lụt… Tuy nhiên, giữa sự phân hoá giữa mùa mưa và mùa khô tương đối sâu sắc, vấn đề thuỷ lợi cần được quan tâm, nhất là giải quyết nước tưới cho các vùng trồng cây công nghiệp vào mùa khô.
3. Tài nguyên đất
Từ lịch sử cấu tạo địa chất, thay đổi độ cao của các dạng địa hình và sự bồi tụ của phù sa sông suối, Bình Dương có cơ cấu đất khá phong phú, thích hợp trồng nhiều loại cây công nghiệp và xây dựng dân dụng và công nghiệp. Trên địa bàn tỉnh có 6 nhóm đất chính:
Nhóm đất phèn: có khoảng 3.304 ha ( chiếm 1,22% diện tích tự nhiên ), được hình thành ở vùng thung lũng dọc sông Sài Gòn và sông Đồng Nai.
Nhóm đất phù sa với diện tích 15.725 ha, chiếm 5,79% đất tự nhiên của tỉnh, thuộc lưu vực sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé. Loại đất này thành phần cơ giới nhẹ, thịt trung bình. Đây là vùng đất tốt thích hợp với việc canh tác lúa hoặc luân canh lúa mầu.
Nhóm đất xám là nhóm đất có diện tích lớn nhất với 142.445 ha, chiếm 52,41% phát sinh trên phù sa cổ, có thành phần cơ giới nhẹ tỉ lệ cát cao, dễ thoát nước. Đây là nhóm đất có khả năng phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả lớn nhất của tỉnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đất đỏ vàng có diện tích 65.243 ha, chiếm 24%, khả năng giữ nước kém, hình thành trên địa hình đồi, dễ bị rửa trôi theo cả chiều ngang và chiều dọc.
Đất dốc tụ với 32848 ha, chiếm 12,09%, có thành phần cơ giới nặng tỉ lệ sét cao 44 - 51%.
Đất xói mòn trơ sỏi đá có 91 ha chiếm 0,03%, phân bố chủ yếu ở vùng đồi, trên những đỉnh có độ đốc lớn, không còn lớp phủ rừng.
Phần còn lại là mặt nước sông hồ chiếm 12.135 ha, chiếm 4,46% diện tích toàn tỉnh.
Về hoá tính, nhìn chung loại đất của Bình Dương đa số là nghèo chất dinh dưỡng (N,P,K). Tuy nhiên trong các loại đất thì đất phù sa và đất phèn có tiềm năng (có tỉ lệ mùn cao từ 2,1-8,5%, lượng đạm từ 0,17 - 0,28%, lân 0,098 - 0,120%, kali 0,98 - 1,65%). Còn trên đất xám và đất đỏ vàng thì nghèo lân kali (0,06 - 0,08%). Tuy vậy, cùng với các điều kiện về địa hình, đất đai ở Bình Dương thích hợp cho cây công nghiệp đài ngày, cây ăn quả và các loại cây trông khác. Ngoài ra, nền đất ổn định cũng là điều kiện tốt cho việc xây dựng các công trình công nghiệp và cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị.
Về cơ cấu sử dụng vốn đất: với các điều kiện khác khá triệt để vào các mục đích kinh tế và đời sống xã hội.
Trong cơ cấu sử dụng vốn đất của tỉnh, đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất. Bình Dương cũng là tỉnh có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất Đông Nam Bộ, cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của vùng. Tỷ lệ đất chuyên dùng của tỉnh cũng cao hơn nhiều so với mức trung bình của vùng và ngày càng gia tăng trong những năm gần đây do việc mở rộng các đô thị , hình thành các khu công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tổ quốc.
Bình Dương là tỉnh có diện tích đất chưa sử dụng thấp nhất nước ta. Đó là lợi thế của Bình Dương, song cũng là hạn chế trong việc mở rộng diện tích đất đai một cách hợp lí, có hiệu quả, tránh lãng phí và cần đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao.
4. Về tài nguyên nước
Bình Dương là tỉnh có nguồn nước dồi dào với ba sông chính thuộc hệ thống sông Sài gòn - Đồng Nai chảy qua địa phận tỉnh. Đó là sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé. Ngoài ba sông này còn có nhiều sông nhỏ khác trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu về nước tưới cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh.
Đồng Nai là con sông lớn với dòng chảy chính là 635km và diện tích lưu vực là 44.100km2, bắt nguồn từ cao nguyên Lang Biang sau chỗ hợp lưu của hai con sông Đa Đưng và Đa Nhim , ở độ cao 1.700m chảy qua địa phận tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Sông Đồng Nai có tổng trữ lượng dòng chảy bình quân trong nhiều năm là 16,7 tỷ m3/ năm. Tổng lượng cát, bùn mang theo là 3,36 triệu tấn / năm. Đây là một trong những nguồn cung cấp cát cho nhu cầu xây dựng đang gia tăng trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, trong đó có Bình Dương .
Đoạn sông Đồng Nai chảy qua địa phận thuộc tỉnh Tân Uyên dài 90km, độ dốc 4,6%. Lưu lượng trung bình ở đoạn này là 485m3/ s. Trên địa bàn tỉnh, sông Đồng Nai có giá trị lớn về giao thông vận tải, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với huyện Tân Uyên, một vùng trồng cây công nghiệp và ăn trái quan trọng của tỉnh. Ngoài ra, đó cũng là nguồn nước quan trọng phục vụ nhu cầu của các khu công nghiệp, đô thị và cho hoạt động du lịch của tỉnh .
Sông Sài Gòn dài 256km, diện tích lưu vực là 5.560km2, bắt nguồn từ Campuchia, chảy vào Việt Nam qua vùng đồi núi phía Tây Bắc huyện Lộc Ninh (Bình Phước) ở độ cao 200 - 250m. Đoạn sông chảy qua địa bàn tỉnh có chiều dài 143km, qua các huyện Dầu Tiếng, Bến Cát, thị xã Thủ Dầu Một rồi qua Thuận An (Từ Dầu Tiếng xuống Lái Thiêu). Ở thượng lưu sông hẹp, nhưng tới Dầu Tiếng mở rộng 100m và đến thị xã Thủ Dầu Một là 200m. Độ dốc của sông nhỏ chỉ khoảng 0,7%, lưu lượng bình quân 85m3/s , nên sông Sài Gòn có giá trị về vận tải ngoài các gía trị cho nông nghiệp, thuỷ sản và du lịch. Một trong những chi lưu của sông Sài Gòn trong địa phận tỉnh chảy qua huyện Dầu Tiếng và huyện Bến Cát là sông Thị Tính.
Sông Bé dài 350km, bắt nguồn từ vùng núi phía tây của khu vực Nam Tây Nguyên ơ độ cao 650-900m. Với diện tích lưu vực là 7650km2, Sông Bé chẩy qua địa phận tỉnh Bình Phước trước khi chảy vào Bình Dương. Đó là phần hạ lưu chảy qua huyện Phú Giáo với chiều dài 80km rồi đổ vào sông Đồng Nai, sông Bé cùng một số phụ lưu nhu suối Giai có giá trị về thuỷ lợi và là nguồn bổ sung nước ngầm cho vùng phía bắc của tỉnh. Tuy nhiên, chế độ thuỷ văn của sông phụ thuộc vào chế độ mưa theo mùa nên lưu lương dòng chảy không đều. Mùa khô thì kiệt nước, mùa mưa nước chảy siết do lòng sông hẹp. Vì vậy sông Bé ít có giá trị về giao thông vận tải.
Ngoài ba sông chính và các sông nhỏ là chi lưu của các sông lớn, ở Bình Dương còn có các kênh rạch nhu rạch Bà Lô, rạch Bà Hiệp… tạo nên một mạng lưới thuỷ văn phong phú. Mật độ kênh rạch trong tỉnh từ 0,4 - 0,8km/ km2, lưu lượng không lớn, dòng chảy nước mặt chỉ tập trung ở các sông suối lớn, còn kênh rạch ở vùng cao có mực nước thấp, thương khô kiệt vào mùa khô, ảnh hưởng tới việc cung cấp nước tưới cho việc sản xuất nông nghiệp.
Tóm lại, tiềm năng nước mặt trong tỉnh khá dồi dào. Hệ thống sông suối cung cấp một khối lương nước lớn cho hoạt động kinh tế và đời sống nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên do ảnh hưởng của chế độ mưa và chế độ gió mùa nên dòng chảy mặt cũng phân hoá theo mùa: mùa lũ và mùa kiệt. Đây là vấn đề bất lợi cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh.
Bình Dương có nguồn nước ngầm tương đối phong phú ở độ sâu từ 50 - 200m, được tồn tại dưới hai dạng là lỗ hổng và khe nứt. Dựa trên tiêu chí về độ phong phú, nguồn nước ngầm của Bình Dương được chia thành ba khu vực:
Khu vực giàu nước ngâm thuộc phía tây huyện Bến Cát đến sông Sài Gòn, có những điểm ở Thanh Tuyên mực nước có thể đạt 250l/ s, khả năng tàng trữ và lưu chuyển nước tốt, tầng chứa nước dầy từ 15 - 20m.
Khu vực nước ngầm trung bình ở huyện Thuận An, phía Nam huyện Tân Uyên. Bề dày từ 10 - 12m, các giếng dào có lưu lượng 0,05 - 0,6l/ s.
Khu vực nghèo nước ngầm thuộc lãnh thổ phía Đông và Đông Bắc thị xã Thủ Dầu Một, và một số nơi thuộc thung lũng sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và phía nam huyện Bến Cát. Lưu lượng giếng đào là 0,05 - 0,4l/ s.
5. Tài nguyên khoáng sản
Bình Dương có nguồn tài nguyên khóang sản tương đối đa dạng nhất là khóang sản phi kim có nguồn gốc mắcma, trầm tích và phong hoá đặc thù. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp truyền thống và thế mạnh của tỉnh, nhu gốm sứ và vật liêu xây dựng và khai khóang. Kết quả thăm dò địa chát ở 82 vùng mỏ lớn nhỏ, cho thấy Bình Dương có 9 loại khoáng sản chính như: sét, cát, đá xây dựng, than bùn…
Than bùn: thuộc nhóm nhiên liệu cháy, phân bố dọc theo thung lũng các sông Sài Gòn, Đồng Nai, trữ lượng không lớn, chất lượng thấp, có thể chế biến làm phân bón tốt hơn là dùng làm chất đốt. Có 7 vùng mỏ, riêng vùng mỏ Tân Ba có trữ lượng 0,705triệu m3 .
Caolin có 23 vùng mỏ với trữ lượng dự báo từ 300 - 320 triệu tấn, trong đó có 15 vùng đang được khai thác làm nguyên liệu cho ngành sản xuất Gốm sứ và làm chất phụ gia công nghiệp cho các cơ sở sản xuất. Caolin Bình Dương có chất lượng trung bình do hàm kượng sắt cao, hàm lượng nhôm thấp .
Sét: có 23 vùng mỏ với tổng tài nguyên trên 1 tỷ m3, sét có nguồn gốc từ trầm tích và phong hoá phong phú và phân bố nhiều nơi trong tỉnh. Phần lớn các mỏ sét có chất lượng tốt và dùng sản xuất gạch ngói thông thường và sản xuất gạch trang trí, gạch lát sàn, chất độn cho nhiếu ngành sản xuất khác …..
Đá xây dựng: đã dược thăm dò và khai thác ở Dĩ An, Phu Giáo, trong hệ tầng Dray Linh…
Nguồn vật liệu cát xây dựng có trữ lượng 35 triệu m3. Phân bố dọc sông Đồng Nai, sông Thị Tính, sông Sài Gòn… Ngoài ra trong tỉnh còn một số loại khoáng sản khác như cuội, cát sỏi …
Các loại khoáng sản trên là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp truyền thống và thế mạnh của tỉnh như gốm sứ, vật liệu xây dựng, khai khoáng.
6. Về tài nguyên rừng
Nằm ở trung tâm Đông Nam Bộ, rừng của Bình Dương thuộc hệ sinh thái rừng rậm nội chi tuyến giáp mùa ẩm, nửa rụng lá hay rụng lá. Trong rừng có nhiều loại gỗ quí như trắc, cẩm lai, gỗ mun… Các kiểu rừng ở đây đáng chú ý nhất là rừng cây họ đậu có khả năng chịu hạn, thích hợp với khí hậu có một mùa khô rõ rệt. T rong tỉnh còn có các kiểu rừng tre nứa, dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất giấy và các công dụng khác. Thống kê năm 2002, diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là 14.495ha, chiếm 5,38% diện tích rừng tự nhiên của tỉnh trong đó có 5.935 ha là rừng tự nhiên, 8.560 ha là rừng trồng. Rừng tự nhiên chủ yếu là rừng non tái sinh phân bố rải rác khắp tỉnh. Khu vực có diện tích rừng lớn nhất là huyện Dầu Tiếng với 3905 ha. Như vậy diện tích và độ che phủ của rùng ở Bình Dương chua đáp ứng được vai trò bảo vệ môi trường, phòng hộ và cung cấp lâm sản cho nhu cầu của tỉnh cũng nhu vùng kinh tế trọng điển phía nam. Cũng như tình trạng chung của các tỉnh ở Đông Nam Bộ phần lớn lớp thực vật rừng đã bị thay thế bằng những rừng trồng quy mô lớn đến mức trở thành một thành phần của tự nhiên. Đó là những rừng cao su, cà phê và những vùng trồng cây ăn quả bạt ngàn. Những vườn cây trái xum xuê vừa mang lai giá trị kinh tế từ các sản phẩm nổi tiếng ( xoài, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm…), lại vừa tạo nên những cảnh quan đẹp hấp dẫn khách du lịch. Đặc biệt là tuyến dọc sông Sài Gòn bắt đầu từ vườn cây trái Lái Thiêu kéo dài lên thị xã Thủ Dầu Một đến vùng lòng hồ Dầu Tiếng là một trong những tuyến du lịch miệt vườn nổi tiếng của Bình Dương. Trong những năm qua do tích cực trồng rừng tỉ lệ che phủ của rừng đạt 44,5% diện tích rừng Bình Dương không lớn nhưng có vai trò quan trọng về kinh tế phòng hộ và giữ cân bằng môi trường sinh thái của tỉnh và của vành dai xanh của vùng kinh tế trọng điển phía Nam.
Động vật trong rừng tập trung chủ yếu ở các khu vực rưng tự nhiên phía Bắc, gắn với hệ động vật nội chí tuyến rụng lá đó là các loài động vật ăn cỏ và lá cây, loài thú ăn thịt. Hiện nay do tình trạng phá rừng và săn bắt động vật quý như hươu nai, sóc, thỏ… những loài động vật này là tài nguyên quý giá của tỉnh và cần được bảo vệ.
III. Tài nguyên nhân văn
1. Dân số
So với các tỉnh khác của vùng Đông Nam Bộ, Bình Dương là tỉnh có dân số trung bình. Theo thống kê dân số của Bình Dương năm 2005 là 1.030.722 người, chiếm 6,3% dân số của cả vùng Đông Nam Bộ, cao hơn dân số của Bình Phước. Động lực gia tăng dân số của Bình Dương chủ yếu là gia tăng tự nhiên, hiện ở mức tương đối thấp và ngày càng có xu hướng giảm, phù hợp với xu hướng chung của cả nước. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh giảm từ 1,75 ( 1996 ), xuống còn 1,28% ( 2002 ) và thấp hơn cả nước ( 1,32% ). Tỉ xuất sinh giảm giảm đáng kể trong những năm gần đây, đó là kết quả của việc thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng cuộc s