Địa lý kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau

Việt nam nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, được coi là ngã ba đường nối liền giữa Á và Âu có lãnh thổ kéo dài trên 15 vĩ độ chia thành 7 vùng địa lí với 64 tỉnh thành Chính vì vậy mà Việt Nam có nhiều điều kiện để giao lưu và học hỏi tạo điều kiện thuận lợi phát triển đất nước.Và khu vực ĐBSCL là vùng tận cùng phía tây nam của tổ quốc, có bờ biển dài trên 736 km là vùng đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu, nơi sản xuất lương thực lớn nhất và cũng là vùng thuỷ sản lớn của nước ta. Cà Mau là một tỉnh thuộc châu thổ ĐBSCL cùng xu hướng chung của cả nước Cà Mau cũng đang gắng sức hoà chung nhịp độ phát triển của đất nước.

doc29 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4303 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Địa lý kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Việt nam nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, được coi là ngã ba đường nối liền giữa Á và Âu có lãnh thổ kéo dài trên 15 vĩ độ chia thành 7 vùng địa lí với 64 tỉnh thành Chính vì vậy mà Việt Nam có nhiều điều kiện để giao lưu và học hỏi tạo điều kiện thuận lợi phát triển đất nước.Và khu vực ĐBSCL là vùng tận cùng phía tây nam của tổ quốc, có bờ biển dài trên 736 km là vùng đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu, nơi sản xuất lương thực lớn nhất và cũng là vùng thuỷ sản lớn của nước ta. Cà Mau là một tỉnh thuộc châu thổ ĐBSCL cùng xu hướng chung của cả nước Cà Mau cũng đang gắng sức hoà chung nhịp độ phát triển của đất nước. I. Giới thiệu chung 1.Vị trí địa lí Cà Mau với lãnh thổ gồm hai phần : phần đất liền và vùng biển chủ quyền. Phần đất liền có diện tích 5211 km2 chiếm 1,58 % diện tích cả nước và 13,1 % diện tích ĐBSCL . Điểm cực nam nằm ở 8o30’ vĩ bắc (thuộc xã Viên An- Ngọc Hiển) Điểm cực bắc nằm ở 90 33’ vĩ bắc (thuộc xã Biển Bạch An-Thới Bình) Theo đường chim bay từ bắc vào nam dài 100 km. Điểm cực đông nằm ở 105024’ kinh đông(thuộc Tân Thuận-Đầm Dơi). Điểm cực tây :104043’ kinh đông (thuộc Đất Mũi-Ngọc Hiển). Từ tây sang đông dài 68 km. Vùng biển chủ quyền gần 100.000 km2 trong đó có nhiều đảo :Hòn Đá Bạc(Trần Văn Thời),Hòn Chuối,Hòn Bương(thuộc huyện Cái Nước) thuộc biển Tây, Hòn Khoai(thuộc huyện Ngọc Hiển) thuộc biển Đông. Hòn Khoai là một cụm đảo gồm bốn đảo:Đảo Đồi Mồi, Hòn Gò,và lớn nhất là Hòn Khoai,cụm đảo cách đất liền khoảng 18km với diện tích khoảng 5km2. Hình dạng Cà Mau giống chữ V,có ba mặt tiếp giáp với biển,phía Bắc tiếp giáp với Kiên Giang(63km),Đông Bắc:Bạc Liêu(75km), Đông và Đông Nam: Biển Đông,phía Tây giáp Vịnh Thái Lan. Bờ biển dài 254km. 2. Diện tích - dân số Diện tích toàn tỉnh Cà Mau là 5211km2 ,chiếm 1,58% diện tích toàn tỉnh và chiếm 13,1% diện tích của ĐBSCL,với địa hình toàn tỉnh thuần nhất là đồng bằng, có nhiều sông rạch . BẢNG THỐNG KÊ DIỆN TÍCH,DÂN SỐ TOÀN TỈNH(CUỐI 2004) STT  TÊN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH  DIỆN TÍCH(KM2)  DÂN SỐ(NGƯỜI)   1  THÀNH PHỐ CÀ MAU  254  195.392   2  HUYỆN THỚI BÌNH  628  138.763   3  H. U MINH  758  91.438   4  H.TRẦN VĂN THỜI  700  191.718   5  H.CÁI NƯỚC  395  141.131   6  H.PHÚ TÂN  446  113.435   7  H.ĐẦM DƠI  796  180.918   8  H.NĂM CĂN  513  68.769   9  H.NGỌC HIỂN  728  79.546    TỔNG  5.211  1.201.110   Cà Mau là tỉnh có dân số trung bình của cả nước.Theo điều tra năm 1999 dân số toàn tỉnh là 1.133.747 người đứng thứ 29 trong 61 tỉnh thành, và đứng thứ 10 trong khu vực ĐBSCL. 3. Các đơn vị hành chính Toàn tỉnh Cà Mau có 8 huyện và một thành phố trực thuộc tỉnh: 1.thành phố Cà Mau; 2. huyện Trần Văn Thời. 3.huyện Thới bình. 4.huyện Đầm Dơi. 5.huyện Năm Căn. 6. huyện Phú Tân. 7.huyện Ngọc Hiển. 8.huyện U Minh. Thành phố Cà Mau là trung tâm kinh tế, hành chính văn hoá của tỉnh,cách thành phố Hồ Chí minh 370km về hướng Tây Nam, Cần Thơ 180km.Vì vậy Cà Mau ít có cơ hội được hưởng sức lan toả của các trung tâm trên. 4. Bản đồ hành chính II. Lịch sử hình thành và phát triển của Cà Mau Xưa Cà Mau là vùng đất hoang vu, rừng rậm,mặt đất ẩm thấp,nước ngọt thiếu, ruộng nhiều phèn,nhiều muỗi vắt nên ít người sinh sống. Cuối thế kỉ XVII, Mạc Cửu là tướng nhà Minh(Trung Quốc)chạy nạn bởi triều Mãn Thanh đã dẫn một số người Trung Hoa đến vùng Hà Tiên sinh sống.Sau khi Mạc Cửu dâng toàn bộ phần đất này thần phục nhà Nguyễn, Nợ TKạc thiên Tử con trai Mạc Cửu đã vâng lệnh triều đình chúa Nguyễn lập ra đạo Long Xuyên (ở vùng đất Cà Mau hiện nay), tổ chức mang tích chất quân sự. Đến Gia Long thứ 7(1808),đạo long Xuyên được đổi ra thành huyện Long Xuyên, thuộc trấn Hà Tiên(lúc đó đất Nam bộ có ba dinh:dinhTrân Biên, dinh Phiên Trấn , Long Hồ và một trấn Hà Tiên). Năm Minh Mạng thứ 6(1825) nhà nguyễn đã đặt ra quan tri huyện để cai trị. Cùng sự phát triển của lịch sử, Nam bộ được chia làm sáu tỉnh(lục tỉnh Nam Kỳ):Gia Định, Biên Hoà, Định Tường,Vĩnh Long,An Giang,Hà Tiên.Riêng tỉnh Hà Tiên có ba phủ,7 huyện, Cà Mau thuọcc huyện Long Xuyên, phủ An Biên(Hà Tiên), tỉnh Hà Tiên. Khi thực dân Pháp vào nước ta thực hiện cuộc khai thác lấn thứ nhất,chúng đã chia Nam Kỳ thành 20 tỉnh. 18/2/1882,một phần đất Bạc Liêu thuộc tỉnh Sóc Trăng, một phần đất Cà Mau thuộc Rạch Giá được hợp thành tỉnh Bạc Liêu. 9/3/1956, theo sắc lệnh số 32/ VN, chính quyền Sài Gòn lấy quận Cà Mau, quận Quảng Xuyên và 4 xã của quận Giá Rai là Định Thàn,Hoà Thành, Tân Thành,Phong Thạnh Tây lập thành tỉnh Cà Mau 22/10/1956, chính quyền Sài Gòn ra săc lệnh 143/VN, đổi tên tỉnh Cà Mau thành tỉnh An Xuyên. Sau ngày miền Nam giải phóng,2/1976 chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà Miền Nam Việt Nam ra quyết định hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam .Hai tỉnh Cà Mau (An Xuyên) và Bạc Liêu thành tỉnh Minh Hải. 11/7/1977,Hội đồng chính phủ nước CHXHCNVN ra quyết định số 181-CP giải thể huyện Châu Thành. Các xã của huyện này được nhập vào các huyện Giá Rai,Trần Văn Thời và Tới Bình. 29/12/1978, Hội đồng chính phủ ra quyết định số 326-CP lập thêm 6 huyện mới:Phước Long, Cà Mau, U Minh, Phú Tân,Cái Nước, Năm Căn. Số huyện trong tỉnh tăng lên 12 huyện. Sau nhiều lần thay đổi địa giới và tên tỉnh,đến cuối 1996 Minh Hải lại tách ra thành hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau . Lúc này Cà Mau có diện tích là 5211km2 với dân số 1.133.747 người, gồm 1 thị xã và 6 huyện. 1999 chính phủ ban hành nghị quyết số 21 thành lập huyện Năm Căn và huyện Phú Tân trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Ngọc Hiển và Huyện Cái Nước. Cà Mau là vùng đất mới khai phá nên còn nhièu tiềm năng: tiềm năng của biển, của đất chúng ta cần có những định hướng phát triển tích cực phù hợp để thu lợi nhuận từ những tiềm năng này. III. Phân tích các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Địa hình Địa hình toàn tỉnh thuần nhất là đồng bằng,có nhiều sông rạch,đất đai phì nhiêu. Phần lớn lãnh thổ Cà Mau thuộc đồng bằng thấp khá bằng phẳng,có độ cao trung bình từ 0,5 -1,5m, hướng địa hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam,Đông Bắc xuống Tây Nam. 2. Khí hậu Mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gío mùa cận xích đạo, nhiệt độ trung bình là 26,5oC. Biên độ nhiệt độ trung bình trong một năm là 2,7oC. Khí hậu Cà Mau có hai mùa rõ rệt:mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình ở Cà Mau có 165 ngày mưa trong năm, với 2.360mm. Lượng mưa tập chung chủ yếu vào mùa mưa, chiếm hơn 90% lượng mưa của cả năm. Tháng có lượng mưa nhiều nhất trong năm thường là từ tháng 8 đến tháng 10. Lượng bức xạ trực tiếp cao với tổng nhiệt khoảng 9500-10.000oC. Độ ẩm trung bình năm là 85,6%, mùa khô độ ẩm thấp, thấp nhất là tháng 3, khoảng 80%. Cà Mau nằm ngoài ảnh hưởng của lũ lụt ở ĐBSCL. Vào mùa mưa,thỉnh thoảng có giông hay lốc xoáy lên đến cấp 7 – 8. Cà Mau ít bị ảnh hưởng của bão, cơn bão số 5 đổ bộ vào Cà Mau cuối năm 1997 là một hiện tượng đặc biệt sau gần 100 năm qua ở ĐBSCL. Chế độ thuỷ triều ở khu vực tỉnh Cà Mau chịu tác động trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều biển Đông và chế độ nhật triều không đều biển Tây. Biên độ triều biển Đông tương đối lớn ,khoảng 3,0-3,5m vào các ngày triều cường,và từ 180-220cm vào các ngày triều kém.Triều biển Tây yếu hơn, biên độ triều lớn nhất 1,0 m. Tại cửa sông Ông Đốc mực nước cao nhất +0,85m đến +0,95m, xuất hiện vào tháng 10, tháng 11, mực nước thấp nhất -0,4 đến 0,5m,xuất hiện vào tháng 4,tháng 5. 3.Tài nguyên đất Đất ở Cà Mau chia làm ba nhóm chính: Nhóm đất mặn có diện tích 208.500ha chiếm 40% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân và xen kẽ ở Trần Văn Thời, U Minh,Thới Bình, thành phố Cà Mau. Những nơi có độ mặn ít có khả năng sản xuất một đến hai vụ lúa trong mùa mưa, trồng cây lâu năm hoặc nuôi tôm vào mùa khô kết hợp trồng cấy một vụ lúa trong mùa mưa. Nhóm đất phèn có diện tích :271.926ha chiếm 52,18% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở các huyện Thới bình, U Minh, Trần Văn Thời và xen kẽ ở các huyện khác trong toàn tỉnh trong đó đất phèn hoạt động có 81.285ha chiếm 15,60%. Nhóm đất phèn nhiễm mặn phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển khoảng 30.387ha. Đối vơi diện tích đất phèn bị ngập mặn có thể trồng Rừng ngập mặn,nuôi trồng thuỷ sản nước mặn. Ngoài ra tỉnh còn có nhóm đất than bùn diện tích khoảng 8.698ha, phân bố ở các huyện U Minh, Trần VănThời, diện tích có tầng than bùn dày chủ yéu trong khu vực rừng tràm. Nhóm đất bãi bồi có diện tích :15.483ha, được hình thành dọc theo bờ biển diện tích 9.507ha chiếm 1,82% diện tích toàn tỉnh. Là môi trường rất thuận lợi cho việc sinh sản và cư trú của các loài thuỷ sản nước mặn đặc biệt là tôm. Phân bố ở các huyện Phú Tân, Ngọc Hiển. Tổng quĩ đất của Cà Mau : 520.175ha, với đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp:337.722ha chiếm 64,92%; lâm nghiệp:121.512ha chiếm 23,36%; đất chuyên dùng:18.784ha chiếm 6,97%. 4. Tài nguyên nước a.Sông Cà Mau có các con sông lớn:Tam Giang, Bảy Háp, Gành Hào,sông Đốc, sông Trẹm… với trữ lượng nước lớn, có giá trị đối với việc phát triển kinh tế xã hội :Tạo nguồn nước tưới, lượng phù sa được bồi đắp thêm để phát triển nông nghiệp và phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thuỷ đi lại khắp vùng ĐBSCL và thành phố Cà Mau. Tuy nhiên nó cũng gây ra những khó khăn cho tỉnh: gây lụt phá hoại mùa màng vào mùa nước lũ. b. Nước ngầm: Là nguồn tài nguyên nước sạch cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của con người. Nguồn nước ngầm phân chia ra thành 7 tầng chứa nước ngầm ở địa bàn Cà Mau. Nước ngầm từ tầng II-VI thuộc nhóm nước không bị nhiễm mặn. Việc khai thác nước ngầm cũng khá phức tạp và cần lưu ý.Nếu khai thác quá mức sẽ dẫn đến nước ngầm bị ngấm mặn và sẽ ảnh hưởng tới hệ sinh thái. c. Nước biển: Nguồn nước mặn là tài nguyên và cũng là thế mạnh của tỉnh Cà Mau để phát triển nuôi tôm, cá nước mặn,nước lợ và hệ sinh thái ven biển. 4.Tài nguyên biển: Bờ biển Cà Mau dài 254km chạy từ biển Đông sang vịnh Thái Lan, bờ biển thấp. Diện tích vùng biển Cà Mau rộng hơn 71.000km2, độ sâu trung bình :30-35m trong lòng biển có nhiều loài tôm cá, dưới thềm lục địa có trữ lượng khí đốt và dầu khí rất lớn, có khả năng khai thác trong nhiều năm.Biển có có giá trị lớn trong giao thông. hiện đã có cảng Năm Căn là cảng thương mại quan tọng trong hệ thống cảng ở ĐBSCL đang được đầu tư xây dựng, với vị trí nằm trong vòng cung của nhiều trung tâm phát triển của vùng Đông Nam á, Cảng Năm Căn có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng thương mại du lịch với các nước như: Inđônêxia,singapo,Malayxia… 5. Tài nguyên sinh vật Cà Mau là nơi có tài nguyên sinh vật phong phú và đặc trưng ở nước ta. a. Thực vật *. Thảm thực vật hoang dã:phong phú, đa dạng hơn so với ĐBSCL. Rừng ngập mặn tập trung chủ yếu ở vùng ven biển khu vực mũi Cà Mau thuộc Ngọc Hiển( nó có vai trò to lớn trong nền kinh tế cũng như môi trường tự nhiên của tỉnh). Loại rừng này co diện tích 100.000ha, có nhiều loài chủ yếu là đước và mắm. *. Thảm thực vật úng phèn Rừng tràm Là thảm rừng hỗn giao được hình thành trên địa bàn ngập úng trong mùa mưa. Thảm rừng hỗn giao này gồm một số loài cây có sản lượng ưu thế:tràm, năng, sậy… Rừng tràm có giá trị kinh tế to lớn không kém rừng ngập mặn. Trữ lượng gỗ trong quần hợp tràm, dớn,chuội ở tuổi 15 có thể đạt 3003/ha gấp 2 lần năng suất sinh học trong rừng ngập mặn. Rừng tràm còn là chiếc nôi của hàng trămloài động vật.Nó có giá trị kinh tế và có giá trị rất lớn đối với môi trường. b. Động vật: Động vật hoang dã có nhiều loài với số lượng cá thể đông, địa bàn cư trú đa dạng. Động vật trên cạn: Có thú, bò sát, hàng trăm loài khác, tập chung nhiều ở rừng tràm và rừng ngập mặn. Động vật dưới nước: Cà Mau là vùng giàu nguôn lợi thuỷ sản,với 251km đường biển, gần 100.000 km2 vùng biển chủ quyền, trữ lượng cá nổi ước tính khoảng 262ngàn tấn, cá đáy biển khoảng 450 ngàn tấn thuộc 661 loài, 319 giống,13 họ. Vùng biển Cà Mau có nhiều loài có trữ lượng lớn, có giá trị kinh tế cao:cá đường, tôm biển cá thu, cá gộc, cá hồng, cá dứa. Cà Mau có nhiều ngư trường đánh bắt cho năng suất cao ở cả hai biển Đông và Tây đều có những bãi cá nổi, cá đáy. Ngoài biển là ngư trường lớn, Cà Mau còn có thuỷ lực nội địa với diện tích hơn 15 ngàn ha. Trong vực nước chảy có các loài huỷ sản nước lợ: tép đất, cá trẽm, tôm càng, cá ngát…trong vực nước đọng có các loài cá đen:lóc, trê, rô, lươn… trữ lượng và năng suất cao. Động vật nuôi: có trâu,vịt heo, thuỷ sản…gần đây việc nuôi thuỷ sản nước lợ cho giá trị kinh tế cao. 6. Tài nguyên khoáng sản a. Dầu khí:Kết quả thăm dò phát hiện trong vùng biển Cà Mau có trữ lượng dầu khí khá lớn nhiều triển vọng kinh tế và phát triển công nghiệp dầu khí.Hiện nay trung ương đã đầu tư khu công nghiệp khi-điện-đạm Cà Mau b. Than bùn: ở rừng U Minh hạ có trữ lượng than bùn rất lớn nhưng do rừng bị cháy nhiều lần, hiện nay dự tính lượng than bùn chỉ còn khoảng gần 5.000ha. Than bùn U Minh có thể sửdụng làm chất đốt, phân hữu cơ vi sinh và các phế phẩm khác.Hiện mới khai thác được khoảng 2.900ha. c. Emelit cũng được phân bố ở dọc ven biển Cà Mau và nó cũng là một trong những khoáng sản ít nhiều có giá trị. IV. Đặc điểm về mặt nhân văn của tỉnh 1. Dân số - lao động a. Dân số. Dân số Cà Mau tính đến cuối năm 2004 là 1.201.110 người. Mật độ dân số trung bình của Cà Mau là 230 người/km2 thấp hơn so với MĐDSTB của cả nước,và bằng hơn một nửa MĐTB của ĐBSCL,so với các tỉnh của ĐBSCL, MĐDSSTB của Cà Mau vào loại thấp. Dân số của Cà Mau phân bố không đều giữa các huyện và thành phố, dân số tập chung chủ yếu ở thành phố Cà Mau,huyện Trần Văn Thời, huyện Đầm Dơi, huyện Thới Bìnhvà ít nhất là ở huyện Năm Căn (68 người). Trên địa bàn cư trú của tỉnh Cà Mau có hơn 20 dân tộc sinh sống nhưng đông nhất là người Kinh:97,16%;người Khơme chiếm 1,86% cònlại là người hoa và cấc dân tộc ít người khác như người Mường ,Tày,Thái,Chăm,Nùng….. b. Lao động. Đội ngũ lao động của tỉnh hiện nay còn lớn nhưng chất lượnglao động còn thấp.Số người trong độ tuổi lao động là 730.000 người chiếm 60% dân số, đa số họ là những lao động trẻ, cần cù. Lực lượng lao động hoạt động tong nền kinh tế là 610.000 người chiếm 50,83% dân số và chiếm 83,56% lao động tronmg độ tuổi. Chất lượng lao động của tỉnh xét theo học vấn và chuyên môn kĩ thuật còn thấp. Số lao động được đào tạo và có tay nghề, kĩ thuật khoảng 110.000 người chiếm 18% so với lực lượng lao động, trong đó sơ cấp học nghề có 30.000 người, trung học chuyên nghiệp có 5.000 người, cao đẳng, đại học, trên đại học có 6.500 người. Tỉ lệ lao động ở khu vực I là 74%,khu vực II là 11%, khu vực III là 15%.Lực lượng lao động đào tạo qua mỗi năm cũng trên 20.000 người nhưng chủ yếu là truyền nghề, những người được đào tào kĩ thuật hệ chính qui cũng có nhưng ít,chưa đáp ứng được yêu cầu phất triển kinh tế-xã hội của tỉnh và khu vực hiện nay. Một vấn đề xảy ra với tỉnh là khi đưa lao động đi làm việc ở các tỉnh, thành phố bạn hoặc nước ngoài, hầu hết là nhận việc làm chân tay,thu nhập thông qua đồng lương còn quá thấp. Vấn đề này cần có hướng giải quyết nhanh, phù hợp để nâng cao mức sống của người dân, cải thiện đời sống. Cà Mau là một tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống trên địa bàn nó đã tạo nên một Cà Mau đa văn hoá, giàu bản sắc và là điều kiện thúc đẩy phát triển u lịch văn hoá, nhân văn nhưng nó cũng gây ra bất đồng trong cộng đồng làm mất ổn định chính trị tình hình trong nước và nhà nước cũng phải đầu tư chi phí lớn về nguồn ngân sách để có thể nâng cao dân trí tạo thế cân bằng cho cả nước. 2. Cơ sở hạ tầng Mặc dù có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển nhưng Cà Mau vẫn là một tỉnh nghèo, hệ thống kết cấu hạ tầng còn thấp kemso với mức trung bình của cả nước. Hiện nay Cà Mau đã quan tâm đầu tưnhiều vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng: giao thông , thuỷ lợi, kiên cố hoá trường lớp học,bệnh viện,lưới điện, nước sạch, vệ sinh môi trường… Hệ thống giao thông vận tải Cà Mau là một tỉnh chủ yếu sản xuất nông phẩm tươi sống, vận tải không chỉ tham gia quá trình sản xuất mà còn quyết định chất lượng,giá trị sản phẩm, gắn liền với đời sống và quốc phòng. *. Hệ thống giao thông đường thuỷ Cà Mau có 1886 sông, kênh rạch với tổng độ dài gần 60.000km, trong đó hơn 700km có tải trọng từ 50 tấn trở lên, có hơn 88.000 phương tiện giaothông đường thuỷ gồm 6.414 chiếc vận tải hàng hoá,2.920 chiếc vận chuyển hành khách có trọng tải từ 10 người trở lên, 78.651 xuồng máy có trọng tải chở dưới 10 người, trong đó 94% phục vụ sinh hoạt gia đình, đối với canô có 450 chiếc, trong đó có 71 chiếc canô tải. các con sông lớn cung là những tuyến đường thuỷ quan trọng: tuyến đường thuỷ phía nam từ Cần Thơ về thành phố Cà Mau rồi về Năm Căn-Mũi Cà Mau, Cà Mau- Sông Đốc, Cà Mau- cửa Gành Hào. Giao thông đường thuỷ ở Cà Mau phát triển mạnh và là một đặc thù ông nước Cà Mau, từ Cà Mau có thể đi đến tất cả các trung tâm, huyện lị, thị trấn, xã,các cụm dân cư bằng đường thuỷ. Hiện nay Cà Mau đang xây dựng những bến cảng lớn làm dịch vụ hậu cần cho nghề cá, vừa thông thương đường biển để trực tiếp giao lưu với bên ngoài như cảng Năm Căn, cảng cá Cà Mau,cảng cá Hòn Khoai,cảng cá sông Đốc…Từ đây có thể đi thẳng ra nước ngoài, các tỉnh miền Trung, miền Bắc bằng đường biển rất thuận lợi. *Giao thông đường bộ . Giao thông đường bộ Cà Mau còn chưa phát triển, tổng chiều dài là 2.177km, chièu rộng bình quân 4m, trong đó có 100km đường nhựa và 291km đường bê tông-nhựa. Tuyến quốc lộ 1A trên địa phận Cà Mau là tuyến quan trọng nhất, dài gần 70kmchạy từ cửa ngõ phía Đông thành phố Cà Mau về tới huyện Năm Căn, từ đây có nhiều tuyến liên huyện và nhánh rẽ đi các huyện , xã, thị trẩn,trong tỉnh. Tuyến đường quốc lộ 63(thành phố Cà Mau –Kiên Giang) là tuyến đường quan trọng ở phía Bắc tỉnh Cà Mau. Nay trên địa bàn tỉnh có 475 ôtô vận tải hàng hoá, 747 ôtô vận tải hành khách và sinh hoạt, hơn 82.000 xe gắn máy các loại, trong đó chủ yếu phục vụ sinh hoạt gia đình. *Đường hàng không. Có sân bay Cà Mau ,hiện nay có tuyến bay Cà Mau –thành phố Hồ Chí Minh đang hoạt động nhằm phục vụ đi lại và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. *. Hệ thống điện nước. Hệ thống điện năng của tỉnh trong thời gian qua không ngừng phát triển, điện khí hoá nông thôn được quan tâm đầu tư. Điện lưới quốc gia đã đi tới các xã. Tỉ lệ số hộ được sử dụng điện tăng từ 7,2% năm 1995 lên 46% năm 2002 và 80% năm 2005.Tỉnh đã có nhà máy điện dự phòng với công suất 2.100kw.Khi tổ hợp công trình khí điện đạm Cà Mau hoàn thành sẽ có đủ khả năng cung cấp điện cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của tỉnh và các tỉnh của khu vực. *. Hệ thống cung cấp nước sạch. Cũng luôn được cải tạo và nâng cấp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Khả năng cung cấp nước tại khu vực thành phố Cà Mau nâng lên mức 12triệu m3/năm vào 2005-2006 và xây dựng trạm cung cấp nước độc lập cho khu điện khí đạm và khu đô thịmới Khanh An công suất giai đoạn I là 12.000m3/ ngày đêm. Ở các huyện lị nước sinh hoạt đã cung cấp với tổng công suất là 15.500m3/ngày đêm. Những năm uqa hệ thống cấp nước sinh hoạt thành thị và nông thôn đã được cải thiện, riêng nông thôn đã có 68% số hộ dân sử dụng nước sạch sinh hoạt . *. Về bưu chính,viễn thông. Cùng xu hướng chungc ủa cả nước Cà Mau cũng đã đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc trong nước cũng như quốc tế. Tổng đài kĩ thuật số đã được trang bị đến tất cả các huyện và trung tâm kinh tê ven biển đều đã được phue sóng điện thoại di dộng. Bưu điện Cà Mau đã có dủ các dịch vụ chuyển phát nhanh, điện hoa,điện thoại thẻ, truyền số liệu, internet. Mạng lưới bưu chính viễn thông phát hành báo chí của tỉnh đã có 50 bưu cục các loại, 18 điểm bưu điện văn hoá xã. Toàn tỉnh hiện có 914 km đường thư với 51 tuyến được nối liền với các tỉnh và huyện trong tỉnh. Mạng viễn thông được phát triển nâng cao ch
Tài liệu liên quan